Trong một bối cảnh mà nhiều vấn đề thuộc về giá trị nhân bản của con người đã được mở rộng biên độ, khi nhân loại không chỉ thừa nhận giới thứ hai mà còn thừa nhận cả giới thứ ba, thì các tác giả nữ cũng như nhân vật của mình hoàn toàn có cơ hội vượt thoát những định kiến từ lâu đã in bóng lên cuộc đời họ. Họ sẵn sàng dấn thân vào những vấn đề nhạy cảm như tính dục, đồng giới cũng như thẳng thắn thể hiện lối nghĩ mới về những miền hiện thực mang màu sắc truyền thống như gia đình, con cái, đức hạnh, trinh tiết, v.v…
Trong một bối cảnh mà nhiều vấn đề thuộc về giá trị nhân bản của con người đã được mở rộng biên độ, khi nhân loại không chỉ thừa nhận giới thứ hai mà còn thừa nhận cả giới thứ ba, thì các tác giả nữ cũng như nhân vật của mình hoàn toàn có cơ hội vượt thoát những định kiến từ lâu đã in bóng lên cuộc đời họ. Họ sẵn sàng dấn thân vào những vấn đề nhạy cảm như tính dục, đồng giới cũng như thẳng thắn thể hiện lối nghĩ mới về những miền hiện thực mang màu sắc truyền thống như gia đình, con cái, đức hạnh, trinh tiết, v.v… Theo mạch cảm hứng đó, sự phản kháng trở thành một phẩm tính chung của nhiều nhân vật, góp phần sinh tạo nên kiểu nhân vật “nổi loạn” (đặc biệt là nhân vật nữ) trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại. “Nổi loạn” ở đây được hiểu là hành trình nhân vật tự đấu tranh, vượt thoát mọi giới hạn để được sống đúng với cái “nhân vị đàn bà” của mình. Đây thực chất là sự phản ứng lại những định chế của xã hội trong việc kìm hãm tự do cá nhân của con người, mà sâu xa hơn là sự phản kháng vừa âm thầm vừa quyết liệt về một xã hội vốn hằn sâu tư tưởng nam quyền.
Từ “nổi loạn” trong nhận thức…
Simone de Beauvoir nói: “Người chỉ là người thực sự nếu biết phản kháng. Danh dự, giá trị làm người ở chỗ biết phản kháng, chống lại một thân phận đã bị gán cho một cách phi lí”(1). Trên tinh thần chung đó, triết gia hiện sinh và là người xác lập lí thuyết nữ quyền người Pháp này đã khẳng định: “Người ta sinh ra không là đàn bà, người ta trở thành đàn bà”. Điều này có thể được diễn giải rằng, đàn bà không sinh ra với những điểm bị cho là “yếu kém” mà chính định kiến và sự áp đặt của chế độ nam quyền đã biến họ trở thành thể thứ yếu, phụ thuộc. Theo đó, người phụ nữ hẳn nhiên không phải là một phần lệ thuộc vào người đàn ông như huyền tích của Kinh Thánh mà là những nhân vị độc lập có đời sống riêng của mình.
Một trong những tín hiệu đầu tiên của ý thức xác lập bản sắc - nhân vị đàn bà chính là ở sự tự thức nhận về cái tẻ nhạt của cuộc sống thường nhật. Khát vọng cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cái vùng khí quyển nhờ nhờ, không hương sắc đó chính là động cơ mạnh mẽ nhất cho hành trình dấn thân của người phụ nữ. Khát vọng đó tượng hình trong câu hỏi xoáy mãi vào tâm can Vi (Cuối mùa bạch yến - Đỗ Bích Thúy): “Đời Vi chẳng lẽ giống cái cối này, cứ đứng mãi một chỗ, làm mãi một việc, ngày một già đi, khô héo đi, chẳng lẽ chỉ như thế thôi sao?”, hay My (Thiếu phụ chưa chồng - Nguyễn Thị Thu Huệ): “Chẳng lẽ cái đời tôi chỉ cần có ăn với ngủ là xong thôi à? Sẩm tối là nhà nào biết nhà ấy, cứ thanh bình mà sống nếu như ngày hôm ấy không bị sổng con gà hay mất con chó. Rồi đẻ. Đẻ một lũ mặt mũi ngờ nghệch như ở trong hang, trong hốc”…
Một khi nhu cầu tự giải phóng của người phụ nữ khởi phát cũng tức là họ đã ý thức sâu sắc việc giải phóng tình trạng lệ thuộc của cái tôi thứ yếu bên cạnh cái tôi chủ yếu là nam giới. Vốn dĩ vẫn thua thiệt người đàn ông về nhiều phương diện, đặc biệt là quyền được biểu thị những ham muốn riêng tư, người phụ nữ không mấy khi dám vượt qua những rào cản tâm lí, đạo đức để sống thực với chính mình. Thông hiểu điều này, người cầm bút đã dành cho nhân vật của mình cơ hội thụ hưởng cảm giác một cách trọn vẹn trong giấc mơ. Nghĩa là, trong giấc mơ, những quan niệm về trinh tiết, nghĩa vụ, sự chung thủy... đều có thể bị bôi xóa. Trong Người đàn bà và những giấc mơ (Y Ban), giấc mơ chính là không gian đồng lõa với cuộc ngoại tình trong tư tưởng của người vợ. Mỗi lần người chồng về muộn, người vợ lại tự ru mình vào những giấc mơ ngoại tình, tận hưởng niềm vui với người đàn ông lí tưởng của mình: “Trong mơ, lần đầu tiên nàng mơ thấy ngủ với một người đàn ông khác và đạt tới cảm giác mạnh”. Nhờ dư âm của những giấc mơ kiểu như thế mà người đàn bà đạt được trạng thái cân bằng và duy trì đời sống vợ chồng ái ân lạt lẽo.
Ở một khía cạnh khác, các nhân vật nữ trong truyện ngắn đương đại còn đấu tranh để thoát ra khỏi tình trạng bị sở hữu, bị chiếm hữu, thậm chí là “bị dùng” như kiểu nhân vật người vợ trongCon chó và vụ li hôn (Dạ Ngân), hay nhân vật cô gái trẻ trong Gió mưa gửi lại (Thùy Linh): “Cháu đã quen với cuộc sống có rất ít sự níu kéo. Cháu không muốn bị chiếm hữu, cháu cần được tự do trần trụi”.
Muốn không bị rêu bám thì hòn đá phải lăn. Một khi đã nhận ra cảnh ngộ của mình cũng tức là đã tỉnh ngộ. Chừng nào con người biết ý thức về bi kịch của mình thì chừng đó họ còn có cơ hội để cải đổi. Bản thân thứ cảm xúc sinh ra từ quá trình tự thức nhận này cũng đã mang những giá trị kích khởi mãnh liệt. Sống là thay đổi, là để lấp đầy như cách lựa chọn của Hoan trong Giờ xanh(Phan Hồn Nhiên): “Tôi muốn thử một đợt sống thật khác. Nếu không bây giờ, sẽ chẳng bao giờ”.
… đến “nổi loạn” bằng hành động
Sự kết hợp giữa tư tưởng hiện sinh và lí thuyết nữ quyền trong nhiều truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại là một xu hướng phù hợp với xu thế đi tìm sự cân bằng, bình đẳng giữa hai giới của xã hội hiện đại. Đó thực chất là sự quy chiếu những quan điểm hiện sinh vào một đối tượng bé mọn nhất, đáng thương nhất trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của nhân loại: người phụ nữ. Thân phận của họ gắn liền với nỗi khổ đau, mặc cảm lệ thuộc, mặc cảm bị chiếm đoạt, mặc cảm bị áp bức... Họ chỉ là những “công dân loại hai” như lời của nữ luật sư trong Trời vẫn nắng suốt đêm (Hồ Anh Thái): “Chị kể câu chuyện của những thiếu nữ nhà quê, ngay từ bé đã bị cắt âm vật theo tập quán tôn giáo. Phụ nữ là công dân loại hai. Phụ nữ là ô uế và trạng thái cực cảm của họ là nỗi ô nhục cần phải xóa bỏ. Vậy. Phụ nữ chỉ là đồ vật trong gia đình, là cái máy đẻ cho chồng. Họ không có quyền đạt đến cực cảm”. Sự lồng ghép góc nhìn hiện sinh với những tư tưởng của nữ quyền luận là phương thức tạo hình nhiều cá tính góc cạnh, độc đáo. Không chỉ đòi quyền tự do luyến ái, họ còn công khai đòi được khẳng định quyền tự chủ trong đời sống cá nhân, sự ngang bằng về nghĩa vụ và quyền lợi trong tương quan với nam giới. Họ - giờ đây - không còn là những “công dân hạng hai” chỉ biết câm lặng và chịu đựng. Chân trời ở trước mắt và họ cho mình quyền tự định đoạt số phận của chính mình. Nhân vật Thoa trong Đường trần (Thùy Dương) trăn trở: “Có đêm hắn xong việc, ngủ khìn khịt còn tao vật vã trắng đêm, cứ muốn quy hoạch lại đời mình mà sao thấy khó quá, thấy rối bời và mông lung quá… Nhưng mà tao cũng phải có trách nhiệm với cuộc đời của mình chứ không thể sống vì người khác, vì những cái khác được”.
Để giành được quyền sống đúng nghĩa cho mình, sự phản kháng không chỉ dừng lại ở ngưỡng nhận thức mà nó còn cần và nhất thiết phải chuyển hóa thành hành động. Ở tầng ý nghĩa này, nhân vật nữ trong nhiều truyện ngắn thường được mô tả gắn với ý niệm về những cuộc hành trình, những chân trời, những viễn ảnh mới mẻ và đầy quyến rũ. Hình ảnh “tân cảng” trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Thị Thu Huệ trở thành biểu tượng cho những miền đất mới mà con người khao khát kiếm tìm. Không phải ngẫu nhiên mà người mẹ đã phân biệt một cách rành rẽ hai vùng đất - cũng chính là hai khoảng không gian sáng và tối: “Mẹ nói khi cả hai cùng nhìn về phía tân cảng: Con thấy cuộc sống ở đó không? Suốt ngày đêm tàu ra vào tấp nập. Đấy là bến cho các con tàu đến rồi đi. Quay sang phía khác. Lờ mờ trong bóng tối bên kia sông là làng xóm, âm thầm tĩnh lặng. Mẹ lại bảo: Đấy là các gia đình tối đến quây quần, loanh quanh rồi ngủ, mai dậy sớm đi làm… Nó hỏi: Tân cảng là gì ạ? Là cảng mới. Bao giờ cũng cần bến mới cho những con tàu”. Sau cuộc đối thoại, người phụ nữ ấy đã quyết định từ bỏ ngôi vị nữ chúa trong cái “cung điện” lạnh lẽo không hơi ấm suốt bao năm để bắt đầu lại từ đầu. Bão tố nổi lên trong chị ngay từ khi quyết định ấy thành hình và càng ngày càng dữ dội hơn. Nhưng không vì thế mà chị chùn bước: “Không có một điều gì làm chị xúc động hơn chính bản thân bão tố trong lòng chị lúc này. Chiến tranh đã nổ ra. Bom đã rơi vào chính chị. Và chị cũng phải chạy đi. Đến một cảng mới để làm lại từ đầu”.
Cuộc sống là một đường chạy đúng như nhân vật Thầm trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Ngọc Tư đã định nghĩa: “Chạy, phải đau. Đau nghĩa là sống. Người chết không đau đớn”. Hiểu theo nghĩa này thì hành trình đến với những “tân cảng” trong cuộc đời mỗi người sẽ không bao giờ là con đường dễ dàng. Và cách thức mỗi người phụ nữ lựa chọn cũng khác nhau. Đó có thể là những phản ứng dữ dội theo kiểu con trẻ, gào thét điên cuồng khi không có được thứ nó muốn: “Tiếng thét của tôi bay lên chín tầng không trong thiên đường rồi lặn sâu xuống bảy tầng đất cát địa ngục. Tiếng thét như cánh chim đại bàng, bay đi tìm cái kiếp trước ngang tàng và càn rỡ. Mơ mộng và chìm lút. Muốn chinh phạt mà thành kẻ tội đày. Muốn thành đàn ông mà lại ra một cô gái. Chẳng được đi chơi lênh phênh khắp nơi, chẳng được đỏ đen mê muội, chẳng được vênh váo không cần biết ngày mai” (Giấc mơ - Võ Thị Xuân Hà); “Tôi chạy đến hồ Than Thở, buồn quá, lại quanh quẩn đồi Cù. Còn buồn hơn, mọi thứ đều lặng lờ, tôi muốn thét lên một tiếng thật to, may ra có cái gì sẽ vỡ, sẽ nổ và biết đâu sẽ vui hơn” (Hồng ngủ - Phan Thị Vàng Anh).
Nhiều nhân vật nữ trong truyện ngắn đương đại thậm chí có những quan điểm, hành động vượt ra ngoài mọi chuẩn mực, giới hạn. Họ hùng hồn bao biện cho những quan điểm, hành động đó như sau: “Tôi cóc cần sống vì ai. Tôi phải vì tôi bởi cũng có ai nghĩ đến tôi đâu” (My trong Thiếu phụ chưa chồng - Nguyễn Thị Thu Huệ); “Đời là cái cóc khô gì? Danh dự là cái cóc khô gì? Anh giữ mọi thứ để làm gì? Chết đi, anh cũng một nắm đất như ai” (Huệ trong Minu xinh đẹp - Nguyễn Thị Thu Huệ).
Sắc thái “nổi loạn” hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam đương đại đặc biệt phong phú và tươi mới ở khuynh hướng kêu đòi cho quyền được thỏa mãn những khát vọng luyến ái. Người phụ nữ sẵn sàng dứt bỏ tất cả để ra đi theo tiếng gọi của tình yêu, bất chấp đó là thứ tình yêu trong sáng thuần khiết hay là thứ tình yêu đắm đuối nhục cảm. Cũng như cô gái trong Người xưa (Nguyễn Thị Thu Huệ) “luôn muốn một cái gì như gió bão chứ không đủ sức chịu đựng và chờ đợi sự thấm lâu của mưa ngâu”, người vợ của ông Xung trong Đêm trăng (Nguyễn Thị Thu Huệ) “suốt đời đam mê cái gì đó chính nàng không hiểu”, “khao khát một cuộc sống mà tình yêu phải là ngọn lửa thiêu đốt”, cho dù có thể vì thế mà “đau đớn, bị quật ngã”. Người phụ nữ ấy trốn bình yên đi tìm giông tố vì không thể bằng lòng với những đêm trăng thật là trăng trong vườn hồng tĩnh lặng, vì không chấp nhận năm tháng tuổi trẻ không có đàn ông bên cạnh.
Điều đáng ngạc nhiên là, như một phép phủ định đối với những quan niệm truyền thống, người phụ nữ trong truyện ngắn đương đại có những lựa chọn khác thường. Họ thậm chí có thể phản ứng khá cực đoan với vấn đề gia đình và những đứa con. Trong khi tranh đấu đòi quyền sống, quyền bình đẳng cho mình, họ mặc nhiên xem đó không phải là thiên tính, thiên chức mà ngược lại, là gánh nặng, là sự cản trở. Lan trong Một nửa cuộc đời và Sao trong Giai nhân của Nguyễn Thị Thu Huệ là những mẫu phụ nữ tiêu biểu cho kiểu nhân vật này. Lan van nài Thắng - người tình của cô: “Em sợ cuộc sống buồn tẻ. Nó giết chết tuổi trẻ và những ham muốn. Cuộc sống tuyệt vời thế này vậy mà hàng ngày em cứ lọ mọ như một mụ già xẩm sờ xó bếp. Cơm nước, con cái và ngu si dần đi… Chúng mình hãy rũ bỏ tất cả. Đến với nhau đi anh. Sắp già và chết đến nơi rồi”. Sao thì tuyên bố với người yêu về quyết định phá bỏ đứa con trong bụng mình: “Tôi không muốn giết tuổi trẻ của mình bằng con đường tự biến mình thành con ở. Tôi còn quá trẻ để ngồi ôm con cửa sổ ngóng chồng đi làm về mỗi sáng, mỗi chiều. Tôi còn phải học, phải phấn đấu để có một cái tên trong cuộc đời này. Thành bà nọ bà kia mới khó, chứ thành vú em khó gì…”; “Con ư, con là cái gì? Nó đem lại cho đời tôi cái gì ngoài sự sồ sề, nhếch nhác và ngu si. Con để làm gì khi trước mắt tôi là bao nhiêu con đường. Lấy anh. Rồi cứ một năm tôi sản xuất cho anh một đứa vì dòng họ anh vắng người, lại đẻ như gà ấy mà”.
“Nổi loạn” - theo cách này hay cách khác - có cái giá riêng của nó. Sự trả giá là điều mặc nhiên một khi con người đã lựa chọn. Đôi khi, nó có thể chính là cái chết. Đó là câu chuyện của cô gái đẹp mang tên Sải trong Con dại của đá (Võ Thị Hảo). Sải có những khát khao kì lạ mang đường nét mơ hồ của miền đất mới - nơi chưa một ai trong vùng từng đặt chân đến: “Con ngựa tía là con dại của đá. Nó không biết làm lành với đá và luôn lồng lên khi thoáng nhận ra mùi lạ và cứ vùng vằng xông tới đó bằng được. Thế nhưng nàng thích cưỡi nó, vì nó cũng giống nàng, cứ khao khát mãi một miền ngái lạ”. Đó là lí do nàng rời Hùng De để đi với Cáo Tờ Quẩy: “Hùng De không mang vị mặn của biển. Chàng chưa bao giờ tới biển. Trong mái tóc mịn của chàng chỉ có mùi ngọt lợ của sương mù quanh năm quẩn trên đỉnh núi. Mắt Cáo Tờ Quẩy vằn những tia đỏ của rượu, của thuốc phiện và những ham hố. Nhưng nàng lượng thấy trong mắt hắn những miền xa vời vợi mà nàng chưa hề biết tới. Quẩy hứa sẽ đưa nàng đi chơi biển. Nếu được xuống biển, nàng sẽ sung sướng hơn cả mẹ nàng và bà nàng ngày xưa. Đàn bà con gái trong bản này chưa ai xuống biển”. Sải chết mà chưa kịp biết biển là gì, chết trong nỗi đau và niềm phẫn hận vì bị lừa gạt. Nhưng trong niềm bi phẫn đó, nếu lựa chọn một lần nữa, hẳn Sải sẽ vẫn chỉ là “đứa con dại của đá”, vẫn thêm một lần nữa trốn chạy, bằng lòng đổi tình yêu, hạnh phúc hiện tại của mình để lấy những ước mơ.
*
* *
Như vậy, sau 1986, hình tượng người phụ nữ “nổi loạn” song hành với những cảm thức về tính chất phi lí của cuộc đời, sự giới hạn, trói buộc của những quan niệm đạo đức cũ, sự vùng lên của giới tính thứ hai… Theo A.Camus: “Sự nổi loạn là một phản kháng bằng sức mạnh không giới hạn và mục đích ôn hòa là giảm bớt đau khổ của thân phận con người”(2). Theo tinh thần này, “nổi loạn” được coi như một lực đẩy tích cực giúp con người tự trấn an mình, đồng thời dấn thêm một bước trên con đường hiện sinh.
T.N.T
______
1. Dẫn theo Nguyễn Văn Trung (1964), Một vài cảm nghĩ về con người phản kháng của Albert Camus, Tạp chí Văn, số 2, Sài Gòn, tr.69.
2. Dẫn theo Bùi Ngọc Dung (1963), Albert Camus với nền văn chương triết học, Tạp chí Văn học, số 13, Sài Gòn, tr.40.
Nguồn: Văn nghệ Quân đội
Trong một bối cảnh mà nhiều vấn đề thuộc về giá trị nhân bản của con người đã được mở rộng biên độ, khi nhân loại không chỉ thừa nhận giới thứ hai mà còn thừa nhận cả giới thứ ba, thì các tác giả nữ cũng như nhân vật của mình hoàn toàn có cơ hội vượt thoát những định kiến từ lâu đã in bóng lên cuộc đời họ. Họ sẵn sàng dấn thân vào những vấn đề nhạy cảm như tính dục, đồng giới cũng như thẳng thắn thể hiện lối nghĩ mới về những miền hiện thực mang màu sắc truyền thống như gia đình, con cái, đức hạnh, trinh tiết, v.v…
Trong một bối cảnh mà nhiều vấn đề thuộc về giá trị nhân bản của con người đã được mở rộng biên độ, khi nhân loại không chỉ thừa nhận giới thứ hai mà còn thừa nhận cả giới thứ ba, thì các tác giả nữ cũng như nhân vật của mình hoàn toàn có cơ hội vượt thoát những định kiến từ lâu đã in bóng lên cuộc đời họ. Họ sẵn sàng dấn thân vào những vấn đề nhạy cảm như tính dục, đồng giới cũng như thẳng thắn thể hiện lối nghĩ mới về những miền hiện thực mang màu sắc truyền thống như gia đình, con cái, đức hạnh, trinh tiết, v.v… Theo mạch cảm hứng đó, sự phản kháng trở thành một phẩm tính chung của nhiều nhân vật, góp phần sinh tạo nên kiểu nhân vật “nổi loạn” (đặc biệt là nhân vật nữ) trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại. “Nổi loạn” ở đây được hiểu là hành trình nhân vật tự đấu tranh, vượt thoát mọi giới hạn để được sống đúng với cái “nhân vị đàn bà” của mình. Đây thực chất là sự phản ứng lại những định chế của xã hội trong việc kìm hãm tự do cá nhân của con người, mà sâu xa hơn là sự phản kháng vừa âm thầm vừa quyết liệt về một xã hội vốn hằn sâu tư tưởng nam quyền.
Từ “nổi loạn” trong nhận thức…
Simone de Beauvoir nói: “Người chỉ là người thực sự nếu biết phản kháng. Danh dự, giá trị làm người ở chỗ biết phản kháng, chống lại một thân phận đã bị gán cho một cách phi lí”(1). Trên tinh thần chung đó, triết gia hiện sinh và là người xác lập lí thuyết nữ quyền người Pháp này đã khẳng định: “Người ta sinh ra không là đàn bà, người ta trở thành đàn bà”. Điều này có thể được diễn giải rằng, đàn bà không sinh ra với những điểm bị cho là “yếu kém” mà chính định kiến và sự áp đặt của chế độ nam quyền đã biến họ trở thành thể thứ yếu, phụ thuộc. Theo đó, người phụ nữ hẳn nhiên không phải là một phần lệ thuộc vào người đàn ông như huyền tích của Kinh Thánh mà là những nhân vị độc lập có đời sống riêng của mình.
Một trong những tín hiệu đầu tiên của ý thức xác lập bản sắc - nhân vị đàn bà chính là ở sự tự thức nhận về cái tẻ nhạt của cuộc sống thường nhật. Khát vọng cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cái vùng khí quyển nhờ nhờ, không hương sắc đó chính là động cơ mạnh mẽ nhất cho hành trình dấn thân của người phụ nữ. Khát vọng đó tượng hình trong câu hỏi xoáy mãi vào tâm can Vi (Cuối mùa bạch yến - Đỗ Bích Thúy): “Đời Vi chẳng lẽ giống cái cối này, cứ đứng mãi một chỗ, làm mãi một việc, ngày một già đi, khô héo đi, chẳng lẽ chỉ như thế thôi sao?”, hay My (Thiếu phụ chưa chồng - Nguyễn Thị Thu Huệ): “Chẳng lẽ cái đời tôi chỉ cần có ăn với ngủ là xong thôi à? Sẩm tối là nhà nào biết nhà ấy, cứ thanh bình mà sống nếu như ngày hôm ấy không bị sổng con gà hay mất con chó. Rồi đẻ. Đẻ một lũ mặt mũi ngờ nghệch như ở trong hang, trong hốc”…
Một khi nhu cầu tự giải phóng của người phụ nữ khởi phát cũng tức là họ đã ý thức sâu sắc việc giải phóng tình trạng lệ thuộc của cái tôi thứ yếu bên cạnh cái tôi chủ yếu là nam giới. Vốn dĩ vẫn thua thiệt người đàn ông về nhiều phương diện, đặc biệt là quyền được biểu thị những ham muốn riêng tư, người phụ nữ không mấy khi dám vượt qua những rào cản tâm lí, đạo đức để sống thực với chính mình. Thông hiểu điều này, người cầm bút đã dành cho nhân vật của mình cơ hội thụ hưởng cảm giác một cách trọn vẹn trong giấc mơ. Nghĩa là, trong giấc mơ, những quan niệm về trinh tiết, nghĩa vụ, sự chung thủy... đều có thể bị bôi xóa. Trong Người đàn bà và những giấc mơ (Y Ban), giấc mơ chính là không gian đồng lõa với cuộc ngoại tình trong tư tưởng của người vợ. Mỗi lần người chồng về muộn, người vợ lại tự ru mình vào những giấc mơ ngoại tình, tận hưởng niềm vui với người đàn ông lí tưởng của mình: “Trong mơ, lần đầu tiên nàng mơ thấy ngủ với một người đàn ông khác và đạt tới cảm giác mạnh”. Nhờ dư âm của những giấc mơ kiểu như thế mà người đàn bà đạt được trạng thái cân bằng và duy trì đời sống vợ chồng ái ân lạt lẽo.
Ở một khía cạnh khác, các nhân vật nữ trong truyện ngắn đương đại còn đấu tranh để thoát ra khỏi tình trạng bị sở hữu, bị chiếm hữu, thậm chí là “bị dùng” như kiểu nhân vật người vợ trongCon chó và vụ li hôn (Dạ Ngân), hay nhân vật cô gái trẻ trong Gió mưa gửi lại (Thùy Linh): “Cháu đã quen với cuộc sống có rất ít sự níu kéo. Cháu không muốn bị chiếm hữu, cháu cần được tự do trần trụi”.
Muốn không bị rêu bám thì hòn đá phải lăn. Một khi đã nhận ra cảnh ngộ của mình cũng tức là đã tỉnh ngộ. Chừng nào con người biết ý thức về bi kịch của mình thì chừng đó họ còn có cơ hội để cải đổi. Bản thân thứ cảm xúc sinh ra từ quá trình tự thức nhận này cũng đã mang những giá trị kích khởi mãnh liệt. Sống là thay đổi, là để lấp đầy như cách lựa chọn của Hoan trong Giờ xanh(Phan Hồn Nhiên): “Tôi muốn thử một đợt sống thật khác. Nếu không bây giờ, sẽ chẳng bao giờ”.
… đến “nổi loạn” bằng hành động
Sự kết hợp giữa tư tưởng hiện sinh và lí thuyết nữ quyền trong nhiều truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại là một xu hướng phù hợp với xu thế đi tìm sự cân bằng, bình đẳng giữa hai giới của xã hội hiện đại. Đó thực chất là sự quy chiếu những quan điểm hiện sinh vào một đối tượng bé mọn nhất, đáng thương nhất trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của nhân loại: người phụ nữ. Thân phận của họ gắn liền với nỗi khổ đau, mặc cảm lệ thuộc, mặc cảm bị chiếm đoạt, mặc cảm bị áp bức... Họ chỉ là những “công dân loại hai” như lời của nữ luật sư trong Trời vẫn nắng suốt đêm (Hồ Anh Thái): “Chị kể câu chuyện của những thiếu nữ nhà quê, ngay từ bé đã bị cắt âm vật theo tập quán tôn giáo. Phụ nữ là công dân loại hai. Phụ nữ là ô uế và trạng thái cực cảm của họ là nỗi ô nhục cần phải xóa bỏ. Vậy. Phụ nữ chỉ là đồ vật trong gia đình, là cái máy đẻ cho chồng. Họ không có quyền đạt đến cực cảm”. Sự lồng ghép góc nhìn hiện sinh với những tư tưởng của nữ quyền luận là phương thức tạo hình nhiều cá tính góc cạnh, độc đáo. Không chỉ đòi quyền tự do luyến ái, họ còn công khai đòi được khẳng định quyền tự chủ trong đời sống cá nhân, sự ngang bằng về nghĩa vụ và quyền lợi trong tương quan với nam giới. Họ - giờ đây - không còn là những “công dân hạng hai” chỉ biết câm lặng và chịu đựng. Chân trời ở trước mắt và họ cho mình quyền tự định đoạt số phận của chính mình. Nhân vật Thoa trong Đường trần (Thùy Dương) trăn trở: “Có đêm hắn xong việc, ngủ khìn khịt còn tao vật vã trắng đêm, cứ muốn quy hoạch lại đời mình mà sao thấy khó quá, thấy rối bời và mông lung quá… Nhưng mà tao cũng phải có trách nhiệm với cuộc đời của mình chứ không thể sống vì người khác, vì những cái khác được”.
Để giành được quyền sống đúng nghĩa cho mình, sự phản kháng không chỉ dừng lại ở ngưỡng nhận thức mà nó còn cần và nhất thiết phải chuyển hóa thành hành động. Ở tầng ý nghĩa này, nhân vật nữ trong nhiều truyện ngắn thường được mô tả gắn với ý niệm về những cuộc hành trình, những chân trời, những viễn ảnh mới mẻ và đầy quyến rũ. Hình ảnh “tân cảng” trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Thị Thu Huệ trở thành biểu tượng cho những miền đất mới mà con người khao khát kiếm tìm. Không phải ngẫu nhiên mà người mẹ đã phân biệt một cách rành rẽ hai vùng đất - cũng chính là hai khoảng không gian sáng và tối: “Mẹ nói khi cả hai cùng nhìn về phía tân cảng: Con thấy cuộc sống ở đó không? Suốt ngày đêm tàu ra vào tấp nập. Đấy là bến cho các con tàu đến rồi đi. Quay sang phía khác. Lờ mờ trong bóng tối bên kia sông là làng xóm, âm thầm tĩnh lặng. Mẹ lại bảo: Đấy là các gia đình tối đến quây quần, loanh quanh rồi ngủ, mai dậy sớm đi làm… Nó hỏi: Tân cảng là gì ạ? Là cảng mới. Bao giờ cũng cần bến mới cho những con tàu”. Sau cuộc đối thoại, người phụ nữ ấy đã quyết định từ bỏ ngôi vị nữ chúa trong cái “cung điện” lạnh lẽo không hơi ấm suốt bao năm để bắt đầu lại từ đầu. Bão tố nổi lên trong chị ngay từ khi quyết định ấy thành hình và càng ngày càng dữ dội hơn. Nhưng không vì thế mà chị chùn bước: “Không có một điều gì làm chị xúc động hơn chính bản thân bão tố trong lòng chị lúc này. Chiến tranh đã nổ ra. Bom đã rơi vào chính chị. Và chị cũng phải chạy đi. Đến một cảng mới để làm lại từ đầu”.
Cuộc sống là một đường chạy đúng như nhân vật Thầm trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Ngọc Tư đã định nghĩa: “Chạy, phải đau. Đau nghĩa là sống. Người chết không đau đớn”. Hiểu theo nghĩa này thì hành trình đến với những “tân cảng” trong cuộc đời mỗi người sẽ không bao giờ là con đường dễ dàng. Và cách thức mỗi người phụ nữ lựa chọn cũng khác nhau. Đó có thể là những phản ứng dữ dội theo kiểu con trẻ, gào thét điên cuồng khi không có được thứ nó muốn: “Tiếng thét của tôi bay lên chín tầng không trong thiên đường rồi lặn sâu xuống bảy tầng đất cát địa ngục. Tiếng thét như cánh chim đại bàng, bay đi tìm cái kiếp trước ngang tàng và càn rỡ. Mơ mộng và chìm lút. Muốn chinh phạt mà thành kẻ tội đày. Muốn thành đàn ông mà lại ra một cô gái. Chẳng được đi chơi lênh phênh khắp nơi, chẳng được đỏ đen mê muội, chẳng được vênh váo không cần biết ngày mai” (Giấc mơ - Võ Thị Xuân Hà); “Tôi chạy đến hồ Than Thở, buồn quá, lại quanh quẩn đồi Cù. Còn buồn hơn, mọi thứ đều lặng lờ, tôi muốn thét lên một tiếng thật to, may ra có cái gì sẽ vỡ, sẽ nổ và biết đâu sẽ vui hơn” (Hồng ngủ - Phan Thị Vàng Anh).
Nhiều nhân vật nữ trong truyện ngắn đương đại thậm chí có những quan điểm, hành động vượt ra ngoài mọi chuẩn mực, giới hạn. Họ hùng hồn bao biện cho những quan điểm, hành động đó như sau: “Tôi cóc cần sống vì ai. Tôi phải vì tôi bởi cũng có ai nghĩ đến tôi đâu” (My trong Thiếu phụ chưa chồng - Nguyễn Thị Thu Huệ); “Đời là cái cóc khô gì? Danh dự là cái cóc khô gì? Anh giữ mọi thứ để làm gì? Chết đi, anh cũng một nắm đất như ai” (Huệ trong Minu xinh đẹp - Nguyễn Thị Thu Huệ).
Sắc thái “nổi loạn” hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam đương đại đặc biệt phong phú và tươi mới ở khuynh hướng kêu đòi cho quyền được thỏa mãn những khát vọng luyến ái. Người phụ nữ sẵn sàng dứt bỏ tất cả để ra đi theo tiếng gọi của tình yêu, bất chấp đó là thứ tình yêu trong sáng thuần khiết hay là thứ tình yêu đắm đuối nhục cảm. Cũng như cô gái trong Người xưa (Nguyễn Thị Thu Huệ) “luôn muốn một cái gì như gió bão chứ không đủ sức chịu đựng và chờ đợi sự thấm lâu của mưa ngâu”, người vợ của ông Xung trong Đêm trăng (Nguyễn Thị Thu Huệ) “suốt đời đam mê cái gì đó chính nàng không hiểu”, “khao khát một cuộc sống mà tình yêu phải là ngọn lửa thiêu đốt”, cho dù có thể vì thế mà “đau đớn, bị quật ngã”. Người phụ nữ ấy trốn bình yên đi tìm giông tố vì không thể bằng lòng với những đêm trăng thật là trăng trong vườn hồng tĩnh lặng, vì không chấp nhận năm tháng tuổi trẻ không có đàn ông bên cạnh.
Điều đáng ngạc nhiên là, như một phép phủ định đối với những quan niệm truyền thống, người phụ nữ trong truyện ngắn đương đại có những lựa chọn khác thường. Họ thậm chí có thể phản ứng khá cực đoan với vấn đề gia đình và những đứa con. Trong khi tranh đấu đòi quyền sống, quyền bình đẳng cho mình, họ mặc nhiên xem đó không phải là thiên tính, thiên chức mà ngược lại, là gánh nặng, là sự cản trở. Lan trong Một nửa cuộc đời và Sao trong Giai nhân của Nguyễn Thị Thu Huệ là những mẫu phụ nữ tiêu biểu cho kiểu nhân vật này. Lan van nài Thắng - người tình của cô: “Em sợ cuộc sống buồn tẻ. Nó giết chết tuổi trẻ và những ham muốn. Cuộc sống tuyệt vời thế này vậy mà hàng ngày em cứ lọ mọ như một mụ già xẩm sờ xó bếp. Cơm nước, con cái và ngu si dần đi… Chúng mình hãy rũ bỏ tất cả. Đến với nhau đi anh. Sắp già và chết đến nơi rồi”. Sao thì tuyên bố với người yêu về quyết định phá bỏ đứa con trong bụng mình: “Tôi không muốn giết tuổi trẻ của mình bằng con đường tự biến mình thành con ở. Tôi còn quá trẻ để ngồi ôm con cửa sổ ngóng chồng đi làm về mỗi sáng, mỗi chiều. Tôi còn phải học, phải phấn đấu để có một cái tên trong cuộc đời này. Thành bà nọ bà kia mới khó, chứ thành vú em khó gì…”; “Con ư, con là cái gì? Nó đem lại cho đời tôi cái gì ngoài sự sồ sề, nhếch nhác và ngu si. Con để làm gì khi trước mắt tôi là bao nhiêu con đường. Lấy anh. Rồi cứ một năm tôi sản xuất cho anh một đứa vì dòng họ anh vắng người, lại đẻ như gà ấy mà”.
“Nổi loạn” - theo cách này hay cách khác - có cái giá riêng của nó. Sự trả giá là điều mặc nhiên một khi con người đã lựa chọn. Đôi khi, nó có thể chính là cái chết. Đó là câu chuyện của cô gái đẹp mang tên Sải trong Con dại của đá (Võ Thị Hảo). Sải có những khát khao kì lạ mang đường nét mơ hồ của miền đất mới - nơi chưa một ai trong vùng từng đặt chân đến: “Con ngựa tía là con dại của đá. Nó không biết làm lành với đá và luôn lồng lên khi thoáng nhận ra mùi lạ và cứ vùng vằng xông tới đó bằng được. Thế nhưng nàng thích cưỡi nó, vì nó cũng giống nàng, cứ khao khát mãi một miền ngái lạ”. Đó là lí do nàng rời Hùng De để đi với Cáo Tờ Quẩy: “Hùng De không mang vị mặn của biển. Chàng chưa bao giờ tới biển. Trong mái tóc mịn của chàng chỉ có mùi ngọt lợ của sương mù quanh năm quẩn trên đỉnh núi. Mắt Cáo Tờ Quẩy vằn những tia đỏ của rượu, của thuốc phiện và những ham hố. Nhưng nàng lượng thấy trong mắt hắn những miền xa vời vợi mà nàng chưa hề biết tới. Quẩy hứa sẽ đưa nàng đi chơi biển. Nếu được xuống biển, nàng sẽ sung sướng hơn cả mẹ nàng và bà nàng ngày xưa. Đàn bà con gái trong bản này chưa ai xuống biển”. Sải chết mà chưa kịp biết biển là gì, chết trong nỗi đau và niềm phẫn hận vì bị lừa gạt. Nhưng trong niềm bi phẫn đó, nếu lựa chọn một lần nữa, hẳn Sải sẽ vẫn chỉ là “đứa con dại của đá”, vẫn thêm một lần nữa trốn chạy, bằng lòng đổi tình yêu, hạnh phúc hiện tại của mình để lấy những ước mơ.
*
* *
Như vậy, sau 1986, hình tượng người phụ nữ “nổi loạn” song hành với những cảm thức về tính chất phi lí của cuộc đời, sự giới hạn, trói buộc của những quan niệm đạo đức cũ, sự vùng lên của giới tính thứ hai… Theo A.Camus: “Sự nổi loạn là một phản kháng bằng sức mạnh không giới hạn và mục đích ôn hòa là giảm bớt đau khổ của thân phận con người”(2). Theo tinh thần này, “nổi loạn” được coi như một lực đẩy tích cực giúp con người tự trấn an mình, đồng thời dấn thêm một bước trên con đường hiện sinh.
T.N.T
______
1. Dẫn theo Nguyễn Văn Trung (1964), Một vài cảm nghĩ về con người phản kháng của Albert Camus, Tạp chí Văn, số 2, Sài Gòn, tr.69.
2. Dẫn theo Bùi Ngọc Dung (1963), Albert Camus với nền văn chương triết học, Tạp chí Văn học, số 13, Sài Gòn, tr.40.
Nguồn: Văn nghệ Quân đội