Văn học Việt Nam hiện đại

Biểu hiện về khuynh hướng đổi mới nghệ thuật của Chế Lan Viên trong chặng đường thơ 1945 - 1975


12-10-2020

Bộ phận chủ yếu nhất trong sự nghiệp thơ văn của Chế Lan Viên là từ sau Cách mạng, đó cũng là phần đóng góp quan trọng của nhà thơ vào thành tựu nền thơ hiện đại. Sở dĩ được như vậy là vì Chế Lan Viên đã kiên trì, mạnh dạn đi theo hướng đổi mới cách mạng để tìm kiếm một tiếng thơ cho thời đại mới.

Bộ phận chủ yếu nhất trong sự nghiệp thơ văn của Chế Lan Viên là từ sau Cách mạng, đó cũng là phần đóng góp quan trọng của nhà thơ vào thành tựu nền thơ hiện đại. Sở dĩ được như vậy là vì Chế Lan Viên đã kiên trì, mạnh dạn đi theo hướng đổi mới cách mạng để tìm kiếm một tiếng thơ cho thời đại mới.

Điều trên thể hiện qua hai chặng đường thơ lớn: 1945-1975, 1975 - 1989 đặc biệt đáng chú ý là sự đổi mới có ý nghĩa thời sự từ sau 1975. Sự đổi mới là toàn diện, ở đây chỉ xét và đi sâu trên một vài phương diện cơ bản của thi pháp trong sáng tác thơ chặng đường từ 1945 đến 1975 .

Bước vào cách mạng, Chế Lan Viên đã dần dần chuyển hẳn sang quỹ đạo của nghệ thuật mới. Thi pháp thơ của chế Lan Viên là thi pháp thời đại nghệ thuật cách mạng- Chế Lan Viên đã kết hợp thơ ca và chính trị một cách độc đáo trong hình thức thơ trữ tình hiện đại Việt nam.

1.             Thơ Chế Lan Viên mang khuynh hướng chính trị mạnh mẽ, là thơ lấy cảm hứng sáng tạo trực tiếp từ những sự kiện chính trị; quan điểm chính trị là hạt nhân của tư tưởng nghệ thuật thơ. Nền văn học  kháng chiến của ta giàu chất chính trị, đặc biệt thơ thời chống Mỹ thường gắn bó chặt chẽ với chính trị, thời sự chiến đấu. Rung động thơ nói chung và của Chế Lan Viên nói riêng đã là rung động chính trị trước những vấn đề trung tâm của thời đại.

Chế Lan Viên có trình độ chính trị cũng tức là có cái tầm vóc chính trị với những cảm quan chính trị nhạy bén

Thơ trữ tình chính trị Chế Lan Viên ngoài sự thể hiện tư tưởng tình cảm chính trị cao cả còn mang tính nhạy cảm cao trong phát hiện ý nghĩa chính trị của hiện tượng đời sống phong phú.

Thời đánh Mỹ “những bài thơ đánh giặc” của Chế Lan Viên đưa ông trở thành một trong những chủ tướng của thơ thời này. Ông trở thành nhà thơ tiêu biểu xuất sắc cho khuynh hướng thơ chính luận.

Thơ Chế Lan Viên ánh lên vẻ đẹp trí tuệ. Nhưng đó là trí tuệ cảm xúc. Đó chính là một nét đặc sắc tạo nên sức hấp dẫn độc đáo của thơ Chế Lan Viên:

Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt

Gỗ trăm cây đều muốn hoá nên trầm

Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt

Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đăng.

Đoạn thơ tiêu biểu đầy hình ảnh trí tuệ. Đó là sự lý giải rất đầy đủ, chính xác và hấp dẫn chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời chống Mỹ với đặc điểm phổ biến và rực rỡ.

Đặc biệt ở loại bài Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ tỷ lệ hình ảnh - khái niệm rất cao so với các loại bài khác “Cuộc sống đánh vào thơ trăm nghìn lớp sóng. Chớ ngồi trong phòng mà ăn bọt bể anh ơi”, “Phải cầm lấy ván bài nhân loại“Không để dòng nước chảy trôi xuôi”...

Nhìn chung lại, có thể thấy cái đặc sắc của thơ chính trị Chế Lan Viên là chất chính trị kết hợp với triết lý, tư duy, nghị luận triết học gắn kết chính luận, cái nhìn lịch sử và nhân loại đi liền với ý thức thời đại.

2.             Đồng thời, có sự thể hiện một quan niệm nghệ thuật mới về con người, về thế giới và lịch sử:

Cùng với thể tài mới là một kiểu nhà thơ mới với sự sáng tạo một cái tôi mới hấp dẫn mạnh mẽ.

Trước 1945, con người trong thơ Chế Lan Viên là con người phi chính trị, con người cô đơn, buồn chán, siêu thoát nhưng biết đau đời và còn khát vọng. Nó đã trở thành con người chính trị “nhân vật của thời đại chúng ta” trong thơ từ sau 1945. Chế Lan Viên đã trải qua từ sự phát hiện con người quần chúng cách mạng (trong Gửi các anh); sự phát hiện con người lý tưởng tập thể (ở Ánh sáng và phù sa) và sự phát hiện con người ý chí, khí phách dân tộc trong thời đại trong những năm chống Mỹ.

-                     Thần chiến thắng là những người áo vải.

Những binh nhất, binh nhì mười tám tuổi.

Giết quân thù không đợi có hạt nhân.

-                            Ta đội triệu tấn bom mà hái mặt trời hồng

Ta mọc dậy trước mắt nhìn nhân loại.

Hai tiếng Việt Nam đồng nghĩa với anh hùng.

Nhìn chung, đó là con người của văn học sử thi, mang tâm lý, tính cách cộng đồng, con người của cuộc sống lớn. Hình tượng đặc trưng của Chế Lan Viên là con người suy tưởng dân tộc - lịch sử đựợc nhận thức dưới ánh sáng của tư duy triết luận.

Con người trong thơ Chế Lan Viên nhìn chung là con người cách mạng, con người mới của thời đại anh hùng mang những phẩm chất lý tưởng ngời sáng.

Cái dấu ấn độc đáo của quan niệm về con người mà Chế Lan Viên đóng góp là nét suy tưởng cùng với nét lý tưởng của con người, dù là “mỗi người dân” hay “lãnh tụ tối cao”.

Cái nhìn nghệ thuật về thế giới trong thơ Chế Lan Viên mang những nét chung của cảm quan nghệ thuật với những nét độc đáo. Chế Lan Viên đã tạo dựng trong thơ không gian nghệ thuật “đa sắc”, giàu cảm xúc, khoáng đạt và nhất là thấm đượm suy tư trí tuệ.

Hình tượng thời gian trong thơ Chế Lan Viên cũng có nét độc đáo. Thời gian ấy mang cảm quan mới với những biểu hiện đa dạng, phong phú, linh hoạt và năng động; giàu tâm trạng, khát vọng và suy tưởng triết lý như một đặc hiệu của nhà thơ.

3.             Tư duy thơ chuyển biến như một sự đảo lộn ghê gớm. Tư duy hướng nội khép kín của thơ lãng mạn trước kia chuyển thành tư duy hướng ngoại. Đây cũng là xu hướng thịnh hành của thơ nói chung trong thời gian dài của nền văn học đậm chất sử thi. Từ kiểu trữ tình nhập vai (1945 - 1954) đã vươn tới những hình tượng lớn mang tính lịch sử - thời đại (đặc biệt từ 1965 - 1975). Tâm hồn nhà thơ không còn bị bó hẹp, quẩn quanh - Chủ quan đã thâm nhập, hoà hợp khách quan, hướng nội đã chuyển hướng ngoại. Hồn thơ hướng thẳng vào những vấn đề trung tâm xã hội, dân tộc và thời đại, chiếu vào đời sống thực tại với muôn nghìn diễn biến sôi động, phức tạp, đi vào nhân dân. quần chúng với nghìn triệu số phận, cuộc đời. Những rung động chính trị, thời sự đã trở thành rung động chủ yếu. Chế Lan Viên cũng là nhà thơ có thiên hướng khái quát mạnh như Tố Hữu, do đó thơ mang nhiều chất xã hội- Đó là sự chuyển biến của quan điểm sáng tác: từ biểu hiện cái tôi đến phản ánh cái ta.

Tuy nhiên, Chế Lan Viên không bị đẩy tối cực đoan mà sớm có sự tự điều chỉnh cần thiết. Trên khuynh hướng chuyển biến cơ bản ấy vẫn có hiện tượng ngày càng hoà hợp chủ quan và khách quan trong thơ. Cái ta có lúc đã chứa đựng cái tôi và ngược lại. (Từ Ánh sáng và phù sa và rõ hơn, từ Hoa ngày thường Chim bão bão) Bởi vì, ở Chế Lan Viên, bên cạnh con người chính trị trực tiếp trong thơ còn có con người thi nhân rất say đắm trong cảm xúc trước cả đời sống xã hội và đời sống con người với tư cách một cá thể của xã hội, một cá nhân trong đời thường - con người mang tính nhân loại.

Chỉ nhìn tên đề tài cũng đủ rõ sự cố gắng “hoà hợp” hai con người trong nhà thơ. Ở những bài thơ tâm niệm và tâm tinh MẹTrăngTrưaTiếng chimTinh ca ban mai, Hoa đào nở sớm, A và H... cái tôi riêng tư hiện lên thật rõ rệt. Ở nhiều bài thơ khác lại có sự đan lồng khó mà tách bạch: Cành hoa nhỏĐêm tập kết, Gốc nhãn caoTiếng hát con tàu, Qua Hạ Long, Chim lượn trăm vòng... Tập Hoa ngày thường Chim báo bão, như nhan đề, đã là một sự kết hợp khá hài hoà tình ca và hùng ca.

4.             Ngôn ngữ giọng điệu cũng chuyển biến rõ rệt. Thơ Chế Lan Viên trước Cách mạng (Điêu tàn và Thơ không tên) là lời chối bỏ quyết liệt thực tại xã hội trong giọng trữ tình cá nhân thống thiết với phần nộ gắt gay “Với tôi tất cả như vô nghĩa / Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau”. Sau Cách mạng, thơ đổi đời và cũng đổi lời, về cơ bản thành trữ tình chính trị hào hùng.

Nhìn chung, thơ Chế Lan Viên có giọng điệu phức hợp, đa âm sắc, âm hưởng. Nổi bật là nét hùng tráng, thiết tha, trầm lắng- Hai giọng điệu nổi rõ tạo âm hưởng lớn nhất là giọng trữ tình cá nhân sâu lắng và giọng trữ tình sử thi cao cả.

Thiết tha, hùng tráng thực ra cũng là âm hưởng chung của thơ nhiều nhà thơ tiêu biểu. Họ nói lên tiếng lòng cũng là tiếng thơ của nhân dân, quần chúng, và đó là tiếng thơ của thời đại. Tuy nhiên, Chế Lan Viên vẫn để lại dấu ấn rõ về phong cách trên những trang thơ.

Tâm tình cá nhân của nhà thơ dù là ở phần riêng tư nhất - tình yêu - cũng có nét trầm lắng, suy tư; bên cạnh nét tài hoa say đắm thường là nét tình táo, trí tuệ:

-                     Thôi nhớ hoa xong lại nhớ người

-                     Chiến khu phương ấy trắng mây trời...

-                     Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.

-                     Em đây, hoa những ngày thường.

Yêu quá thành hoa chiến đấu...

Theo anh lên tận chiến hào.

Và hùng ca, đặc biệt phát triển thời chống Mỹ, có thể có những câu thơ vào loại hào sảng, vang động nhất một thời.

-                     Nghe trong tay /rở dậy những thành đồng,

Nghe thay đổi cả vóc hình Tẻ quốc,

Chừng Điện biên rực lửa  đã nằm trong.

-                     Trời xanh biếc của người đầu tưyến lửa

Nẻo Hùng tình từng quay hướng địa bàn.

-                     Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm

Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?

-                     Xưa cha ông đi mà nay con cháu bắt đầu bay

Chiều Hà Nội những thiên thần phản lực

Xông lên trời lấy máu Mỹ giữa tầng mây.

Các mạch thơ đan cài, những âm sắc phức hợp trong giọng điệu. Tuy nhiên, cất cao vẫn là giọng anh hùng ca - trữ tình, giọng thơ mang tính chất “quyền uy” phù hợp với chính luận và sau này chính luận - triết luận, vừa đanh sắc, vừa trầm lắng.

-                     Hãy may lấy cờ ta trong giận dữ

Những lá cờ to gấp triệu núi sông ta

Dẫu muốn sống không thể quỳ để sống

Hái hoà bình xin hải giữa phong ba

-                     Ôi! cái thuở lòng ta yêu Tổ quốc

Hạnh phúc nào không hạnh phúc đầu tiên?

-                     Ta xẻ mình ra ngang dọc chiến hào

Cho Tổ quốc liền sông núi vạn đời sau.

Việt Nam chịu vạn ngày lửa đạn.

Cho nghìn năm nhấn loại ngẩng cao đầu.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

[1] Đoàn Trọng Huy (2006 ) Nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Đại học  Sư phạm

       [2] Nhiều tác giả ( 2000) Chế Lan Viên

Post by: Vu Nguyen HNUE
12-10-2020