Phân tâm học kể từ lúc Sigmund Freud (1856 – 1939) sáng lập đến nay đã tác động đến nhiều mặt trong đời sống con người. Nhiều ý kiến cho rằng với lí thuyết của mình, Freud đã “làm thay đổi trật tự của vũ trụ”. Bản thân Freud, vốn là người khiêm tốn, lúc sống không hề nhận lời ca ngợi ấy. Nhưng rõ ràng kể từ sau Freud, nhiều quan niệm về cuộc sống cũng như bản chất của con người bị đảo lộn ghê gớm. Người ta không thể không nhắc tới ông với tư cách là nhà pháp sư tài ba về thế giới tinh thần của con người. Không ít ý kiến so sánh những gì Freud làm được cho đời sống tinh thần của nhân loại với những gì Carl Marx làm được cho đời sống vật chất của con người.
Bởi thế giới tinh thần của con người là vô cùng bí ẩn nên nỗ lực của Freud cũng chỉ nhằm định hình một số khía cạnh mơ hồ, mong manh nào đó của cội nguồn tâm lí mà thôi. Vì lẽ đó, lí thuyết của Freud sẽ luôn là lí thuyết mở. Chính ông cũng đã ý thức rõ điều đó trong khi trả lời phỏng vấn của George Sylvester Viereck: “Phân tâm học đơn giản hóa cuộc đời. Chúng ta đạt được một sự tổng hợp mới sau khi phân tích. Phân tâm học tái phân loại cái mê cung của những cảm hứng đi chệch (...). Hoặc nói khác đi, để thay đổi ẩn dụ, nó cung cấp một sợi chỉ để dẫn con người ra khỏi mê cung đến thế giới vô thức của hắn ta (...). Phân tâm học, chí ít, không bao giờ đóng cửa trước một chân lí mới.”(1)
Đến nay chẳng còn ai phủ nhận các khám phá của Freud và môn đệ của ông về thế giới vô thức và tiềm thức của con người. Việc vận dụng lí thuyết đó trong nghiên cứu văn học cũng mang lại những kết quả đáng khích lệ. Nhìn chung, có những hướng vận dụng Freud như sau:
1. Tìm những ẩn ức trong cuộc đời của nhà văn để soi chiếu vào nhân vật trong tác phẩm. Chẳng hạn như Kafka rất sợ bố nên trong tác phẩm của mình ông luôn xây dựng một kẻ thống trị đầy quyền uy, có khi là quyền uy tuyệt đối luôn chà đạp lên những khát vọng chân chính của con người.
2. Tìm những hình ảnh trong tác phẩm có tính biểu tượng (chẳng hạn như gợi người đọc liên tưởng đến dương vật và âm vật) để đề cập đến ẩn ức tính dục (Freud gọi là libiđô).
3. Tìm những biểu hiện về bản năng gốc (theo Freud chủ yếu là bản năng xâm hại và bản năng tính dục) trong tác phẩm và lấy đó làm cơ sở để giải thích cho hành động của nhân vật. Chẳng hạn như các nhà nghiên cứu đã phân tích sự do dự của Hamlet khi không giết Claudius là vì Hamlet đặt bản thân mình vào Claudius, nếu là ông ta thì chàng cũng sẽ muốn đoạt ngôi (khao khát quyền lực) và lấy người đẹp (ở đây là hoàng hậu). Vậy nên Hamlet chẳng biết phải hành động như thế nào.
Từ những định hướng trên, chúng tôi vận dụng quan niệm bản năng gốc chi phối hành vi nhân vật của Freud vào phân tích Chí Phèo. Qua đó, chỉ ra rằng các xung đột mang tính xã hội bề mặt đều chịu sự chi phối ở xung đột chiều sâu, xung đột bản năng. Nhưng không hoàn toàn trùng khớp với những khái quát của Freud, cuối cùng hành vi Chí Phèo vẫn chịu sự chi phối của bản năng hướng thiện. Cái nhìn này bộc lộ tấm lòng nhân đạo rất Việt Nam của Nam Cao nhưng đồng thời cũng cho thấy nét lãng mạn ở ông. Cảm hứng sáng tạo của Nam Cao phảng phất triết lí tình thương, niềm tin cao cả vào con người của Hugo. Do vậy, dù có chịu tác động bởi bao nhiêu bản năng đi chăng nữa thì bản năng hướng thiện vẫn chiếm vị trí quan trọng trong cuộc đời Chí Phèo.
1. NHỮNG CẤU TRÚC BỀ MẶT
Đọc Chí Phèo, người đọc biết toàn bộ cuộc đời Chí Phèo, kể từ lúc mở mắt chào đời cho đến lúc giết Bá Kiến rồi tự sát. Cách kể hướng về biên niên sử của nhân vật chính của tác phẩm thường là độc quyền của tiểu thuyết. Truyện ngắn hiếm khi tái hiện đầy đủ cuộc đời nhân vật. Đây là đặc điểm độc đáo của Chí Phèo. Tuy nhiên, để làm giảm số trang cho truyện (nếu không thì truyện ngắn này có nguy cơ trở thành tiểu thuyết) thì ngoài việc lược bớt các sự kiện (chẳng hạn như không nói rõ ai là người sinh ra Chí và hoàn cảnh sống, tâm trạng của người mẹ ấy ra sao khi từ bỏ đứa con), Nam Cao còn sử dụng kĩ thuật hồi cố. Biện pháp này được trao cho người kể và buộc người kể trở thành người thông suốt hết mọi ngóc nghách trong đời Chí. Quả thật, lí lịch của Chí Phèo dần hiện lên rõ nét qua lời kể điềm tĩnh đầy chất suy tư: “Một anh đi thả ống lươn...”
Nhờ đoạn hồi cố này mà người đọc không chỉ nhận biết rõ hoàn cảnh thương tâm của Chí mà còn thấu hiểu trọng tâm câu chuyện được đặt ở đâu. Nếu làm phép thống kê, ta thấy đoạn kể về quá khứ của Chí trước khi bị huỷ hoại nhân tính “hắn vừa đi vừa chửi” là vô cùng ngắn (chưa đến một trang) so với đoạn miêu tả Chí trong sự tha hoá (khoảng 20 trang). Hơn nữa, ngay từ lúc mở đầu, hình ảnh Chí Phèo “vừa đi vừa chửi” đã bao hàm thông báo của người kể rằng câu chuyện bắt đầu bằng một con người không bình thường nữa. Trọng tâm truyện đặt vào khát vọng hoàn lương chứ không phải vào quá trình tha hoá. Thế nhưng, với tư cách là một nhà hiện thực cần mẫn, Nam Cao vẫn cố tái hiện lại quá khứ của Chí Phèo để báo cho người đọc biết vì sao Chí Phèo ra nông nỗi này. Hoàn cảnh nghiệt ngã của xã hội đã tiếp tay cho Bá Kiến trong việc làm biến chất Chí Phèo.
Tuy nhiên, cấu trúc bề mặt vẫn hàm chứa một ý đồ nghệ thuật vượt ra ngoài khuôn khổ tái hiện trọn vẹn cuộc đời Chí. Người kể dùng quá khứ của Chí Phèo đó để đối chiếu với nhiều cảnh ngộ tương tự quá khứ của Chí. Đấy chính là cuộc đời của Binh Chức và Năm Thọ. Lối kể nghe chừng dễ dãi ngỡ như gặp đâu kể đó song lại chuyển tải một kĩ thuật tự sự bậc thầy: đồng quy nhiều số phận để nói rằng trong xã hội ấy Chí Phèo không phải là cá biệt.
Ba cuộc đời trong quá khứ đó tạo ra ba tầng truyện hay ba tuyến cốt truyện: truyện về Năm Thọ, truyện về Binh Chức và truyện về Chí Phèo. Ngoài ra, truyện còn có Tự Lãng sống một mình vì con gái chửa hoang bỏ lão mà đi. Nguyên nhân dẫn đến các cảnh đời bi thương của họ ít nhiều đều xuất phát từ chuyện đàn bà. Năm Thọ thì đưa vợ con ra làm cái cớ để uy hiếp Bá Kiến: kẻ dám giết vợ con mình thì đâu có chùn tay trước người khác. Binh Chức thì cũng đưa vợ con ra đe dọa Bá Kiến. Nhưng lí do thì khác với Năm Thọ. Binh Chức ngầm đổ tội Bá Kiến tiêu tiền của mình gửi về cho vợ. Bá Kiến phải nhượng bộ. Chí Phèo thì lại là nạn nhân của Bá Kiến. Ông ta ghen Chí vì Chí bị bà Ba bắt bóp đùi. Như thế nền tảng của cốt truyện hay của xung đột cơ bản của Chí Phèo là chuyện tranh nhau đàn bà. Từ mối hằn học giống này mới nảy sinh ra những xung đột sau đó. Dần dần các xung đột xã hội hiện lên. Đây là điểm đặc biệt trong xung đột của Chí Phèo. Nó giải thích tại sao khi những quan hệ xã hội đã thay đổi thì Chí Phèo vẫn còn được tiếp tục đón đọc.
2. CẤU TRÚC CHIỀU SÂU
Đến đây chúng tôi đã chạm đến một trong hai bản năng gốc mà lí thuyết phân tâm học của Freud từng nói đến: bản năng tính dục và bản năng xâm hại. Bản năng tính dục về cơ bản liên quan đến tình yêu và sau đó là chuyện chăn gối còn bản năng xâm hại thường liên quan đến chiến tranh và bạo lực. Để thực hiện được hai bản năng này thì người đó phải thực sự sung mãn về thể lực. Freud cho rằng hai bản năng luôn thường trực trong vô thức này chi phối rất mạnh mẽ mọi hành vi ứng xử ý thức của con người. Đọc Chí Phèo, ta thấy tất cả xung đột hay bước ngoặt của diễn biến tâm lí, hành động nhân vật đồng thời cũng là bước đột biến của cốt truyện... cũng đều quy tụ đến chuyện bản năng. Nhiều lần trong tác phẩm, Nam Cao để cho Chí Phèo ý thức được nền tảng của các bản năng: “Muốn ác, phải là kẻ mạnh”, “Người ta hay hối hận về tội ác khi không còn đủ sức mà ác nữa”... Ngay đến Thị Nở, tác giả cũng đặt giả định về khoái lạc của xác thịt: “Dẫu sao cũng đã ăn nằm với nhau! Ăn nằm với nhau như vợ chồng. Tiếng vợ chồng thấy ngường ngượng mà thinh thích. Đó vẫn là điều mong muốn âm thầm của con người khốn nạn ấy chăng? Hay là sự khoái lạc của xác thịt đã làm nổi dậy những tính tình mà thị chưa bao giờ biết?”. Ngay cả đến miêu tả cảnh vật, cái nhìn của người kể cũng gợi lên cảm giác khao khát tính dục: “Những đêm trăng như đêm nay, cái vườn phẳng ngổn ngang những bóng chuối đen như những cái áo nhuộm vắt tung trên bãi. Và những tàu chuối nằm ngửa, ưỡn cong lên hứng lấy trăng xanh rời rợi như là ướt nước, thỉnh thoảng bị gió lay lại giẫy lên đành đạch như là hứng tình”. Có thể nói ý thức về bản năng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các xung đột giữa các nhân vật. Thông qua các mâu thuẫn có tính chất cá nhân về giống này, thực trạng xã hội và những mâu thuẫn giai cấp mới có điều kiện bộc lộ.
2.1. “MUỐN ÁC, PHẢI LÀ KẺ MẠNH”
Nếu Chí Phèo chỉ chuyên tâm làm canh điền cho nhà Lí Kiến (lúc đó Bá Kiến hãy còn là Lí Kiến) thì chẳng thể nào có chuyện bị Lí Kiến cho đi tù. Tuy nhiên, cơ sự xảy ra không phải do Chí mà do chính bà Ba, người đàn bà mạnh bạo, đầy nhục dục. Nhưng chỗ này ta cũng đừng nên trách quá nặng người đàn bà ấy. Nếu có trách thì nên trách cái thể chế phong kiến khuynh nam kia. Bà Ba về làm vợ Lí Kiến khi Lí Kiến tuổi đã cao mà lại có đến những ba bà vợ. Chuyện đam mê xác thịt đối với phụ nữ là chuyện cấm kị đối với nhiều quốc gia phương Đông. Do vậy, không chỉ thời xưa mà ngay cả bây giờ vẫn thế, các nhà phê bình luôn đứng trên cái nhìn đàn ông thủ cựu để phê phán bà Ba chứ có mấy ai đặt mình vào vị trí của người phụ nữ ấy để thông cảm cho nỗi niềm kia. Do vậy, việc Lí Kiến tống Chí vào tù không chỉ gây nên bất hạnh cho đời Chí mà còn cho cả bà Ba.
Nhưng câu chuyện không đặt trọng tâm vào khả năng tình dục của người phụ nữ ấy mà hướng vào Chí. Vì sự ghen tuông của Lí Kiến mà Chí Phèo đã bị đổi đời. Có thể nói Chí Phèo oan trong chuyện với bà Ba nhưng cũng rất có thể Chí Phèo chẳng oan chút nào. Mà cho dù có thế nào đi nữa (bởi Nam Cao rất khôn khéo ở chỗ này, ông chỉ miêu tả Chí Phèo thấy nhục hơn là thích còn Chí có quan hệ với bà Ba hay không thì người đọc chẳng thể nào biết) thì Lí Kiến cũng là kẻ mang lại bất hạnh cho người khác. Mới hay người đời thường dùng quyền chung để trục lợi cá nhân. Trong trường hợp Chí, Lí Kiến đã nhổ được cái gai trong mắt. Con đực mạnh hơn đã xâm hại được kẻ yếu. Cái mạnh của Lí Kiến trước Chí Phèo không phải là cái mạnh của của thể xác mà mạnh về sự khôn khéo, mạnh về địa vị xã hội: Xã hội cho phép Lí Kiến đứng cao hơn Chí. Đây là cơ sở để tác giả đan cài các vấn đề thuộc về bản năng và các vấn đề thuộc về xã hội. Con đực thống soái (Lí Kiến) đã khuất phục được Chí Phèo, gây nên trong Chí cái sợ cố hữu (trước Lí Kiến) là nhờ xã hội thực dân nửa phong kiến cho ông ta uy thế đó.
Chí Phèo không chỉ là chuyện xâm hại, áp bức mà còn là chuyện báo thù và chuyện kẻ báo thù bị lợi dụng. Trong số ba nhân vật, trừ Năm Thọ, còn lại Binh Chức và Chí Phèo là những kẻ báo thù. Không phải họ mạnh hơn Bá Kiến mà là tình thế đẩy họ đến cùng đường nên họ buộc phải vùng lên để tìm đường sống. Bản năng sống của con người sẽ mạnh hơn tất cả, mạnh hơn ngay chính kẻ xâm hại họ. Thế là một sự hoán vị xảy ra: Bá Kiến, kẻ xâm hại trở thành kẻ bị xâm hại. Đây là chuyện thường tình. Sự đổi ngôi thống trị không phải là điều hiếm thấy trong cộng đồng. Nhưng cả Binh Chức lẫn Chí Phèo không phải thực sự là kẻ xâm hại. Bản thân họ không thể mạnh hơn Bá Kiến. Do vậy, họ phải mượn một sức mạnh từ bên ngoài chứ không phải từ bản chất của họ. Điều này dễ nhận thấy qua việc mỗi khi Chí Phèo thi hành một phi vụ thì trước hết anh ta phải uống cho thật say. Thế rồi con ma men thay Chí làm mọi điều tội lỗi.
Nhưng Bá Kiến đâu phải tay vừa. Quá quen thuộc với những tay đầu bướu đầu bò bất đắc dĩ ấy bấy lâu, ông ta đã nắm được thóp của họ. Bằng đồng tiền và thủ đoạn mềm nắn rắn buông, ông ta đưa họ vào quỹ đạo: gây tội lỗi, xâm hại người khác ngoài mình. Thì ra, đồng tiền và quyền lực là hai sức mạnh vô song không chỉ với Paris thượng lưu trong Tấn trò đời của Balzac hay London trong Hội chợ phù hoa của Thackeray mà còn bộc lộ tại một làng quê hẻo lánh xa chốn thị thành của Nam Cao. Bá Kiến đã điều tiết được sức mạnh xâm hại đó. Dần dần kẻ xâm hại bị biến thành kẻ bị xâm hại hoặc kẻ tự xâm hại mình. Rốt cuộc, Bá Kiến đã xâm hại Binh Chức, Chí Phèo đến hai lần.
Nhưng Năm Thọ và Binh Chức thì chẳng trừng trị được Bá Kiến. Có thể họ không phát hiện ra chân tướng của ông ta. Còn Chí Phèo thì khác. Anh ta hiểu mọi nhẽ, kể cả việc không thể nào tìm được sự bình yên giữa cõi đời khi hoàn lương. Động lực thúc đẩy Chí quay về nẻo thiện không phải do giác ngộ một lí tưởng sống nào đó mà do sự đánh thức bản năng người trong Chí. Đầu mối của sự thức tỉnh đó lại cũng là một người đàn bà, người đánh thức khoái cảm đàn ông trong Chí.
2.2. “THỊ KIÊU NGẠO VÌ ĐÃ CỨU SỐNG CHO MỘT NGƯỜI”
Trong tác phẩm, đời Chí xê dịch và biến thiên cơ bản bởi tay hai người phụ nữ này (chưa kể người đã sinh ra Chí). Thoạt tiên là bởi bà Ba dâm dật và sau cùng là bởi Thị Nở dở hơi. Sự kết hợp với hai người phụ nữ bất bình thường là dấu hiệu cho thấy bi kịch của đời Chí. Với bà Ba, Chí rơi vào đường tù tội. Với Thị Nở, Chí lại được làm người. Ở hai chặng của cuộc đời, Chí được người kể nhấn mạnh đến sự tự ý thức của nhân vật. Với bà Ba, Chí thấy nhục. Với Thị Nở, Chí muốn sống, muốn làm lại cuộc đời. Nhưng cho dẫu sự nhận thức có được nhấn mạnh đến đâu chăng nữa thì bao giờ cuộc đời Chí cũng phát triển theo chiều ngược lại:
– Ý thức về nhân phẩm (cảm thấy nhục khi bóp đùi bà Ba) thì bị tống vào tù.
– Khao khát hoà nhập cộng đồng (muốn lấy Thị Nở, xao xuyến khi nghe tiếng người trên đê) thì phải tự sát.
Bi kịch của Chí Phèo trên bề mặt vì thế là bi kịch của nhận thức mà sự bế tắc trong hành động dẫn đến cái chết đầy bạo lực cuối truyện là đỉnh điểm. Bi kịch đó bị chi phối ở tầng sâu là sự thức tỉnh nhân cách mà cú huých để nhân cách, lương tri Chí sống lại là cú huých đến từ sự thức tỉnh bản năng tính dục. Nếu không có cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Chí và Thị Nở bên bờ sông hôm đó thì chẳng thể nào có được một Chí Phèo có khả năng khóc. Bởi khóc là dấu hiệu chính xác nhất của sự khôi phục nhân tính. Trước đây, Hugo cũng đã sử dụng chi tiết này để khắc hoạ nhân vật thằng gù Quasimodo trong Nhà thờ Đức bà Paris. Chí Phèo cũng có xuất xứ giống thằng gù, một đứa bé bị bỏ rơi. Môtíp nhân vật trẻ thơ bị bỏ rơi trong truyện cổ về sau thường được xác nhận (qua những tín hiệu người bỏ rơi cố tình để lại bên nó như tấm khăn, đôi giày chẳng hạn) là con của một gia đình quý phái, giàu có thậm chí là thuộc hoàng tộc. Cuối cùng những đứa bé đó đều có kết cục hạnh phúc và người nuôi nấng chúng vì thế cũng sẽ sung sướng theo. Đây là kiểu truyện nhằm để giáo huấn lòng độ lượng của con người trước những cảnh ngộ thương tâm của những đứa bé bơ vơ bị chối bỏ. Quả thật không ít người từ tâm đã nghe theo luật nhân quả ấy, bị cám dỗ bởi cái kết hạnh phúc bất ngờ đó nên đã vui lòng nhận làm người bảo trợ cho những hoàn cảnh đáng thương kia. Nhưng đấy là truyện cổ tích và đấy cũng là sự tính toán của phó Giáo chủ nhà thờ Frollo khi quyết định nhận nuôi thằng gù. Nhưng kết cục của thằng gù lẫn Chí Phèo đều không thể giống như truyện cổ. Qua bao gian nan, đã sống chân thành, sau khi thức tỉnh nhưng thằng gù và Chí Phèo đều phải chấp nhận một cái chết thương tâm: tự nguyện chết. Chết cho tình yêu được thiên thu vĩnh hằng (Quasimodo). Chết cho lương tri con người sẽ luôn toả rạng (Chí Phèo). Cả hai đều bắt đầu bằng những giọt nước mắt.
Chí Phèo được đánh thức khỏi những cơn say bất tận của mình chưa phải bằng bát cháo hành như bao nhận định bấy lâu mà trước tiên được đánh thức bởi bản năng giống đực mà như đã nói chủ yếu là bản năng tính dục. Tiếp đó còn là bản năng nữa là bản năng bầy đàn, khao khát được quay về với những nguyên tắc bầy đàn. Chí hi vọng Thị Nở “sẽ mở cánh cửa” cho Chí. Chỉ cần thị chấp nhận thì cộng đồng cũng sẽ chấp nhận Chí.
Nhưng vật cản xuất hiện. Bà cô Thị Nở ngăn cản cháu mình vì sự đố kị, bởi bà ta chưa được thoả mãn dục tính libiđô như mọi phụ nữ bình thường khác: “Cũng có lúc bà tủi cho thân bà. Bà nghĩ đến cái đời dài dằng dặc của bà, không có chồng. Bà thấy chua xót lắm. Bà uất ức, uất ức với ai không biết.” Ẩn ức libiđô đó được ngụy trang bằng một loạt những đạo lí cũ mèm: “Người đàn bà đức hạnh (Nam Cao mỉa mai bà ta) thấy cháu bà sao mà đĩ thế! Thật đốn mạt (...). Ngoài ba mươi tuổi... ai lại còn đi lấy chồng (...). Mà có lấy thì lấy ai chứ?... Đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao, mà lại đi đâm đầu lấy một thằng không cha (...). Nhục nhã ơi là nhục nhã! Hỡi ông cha nhà bà!”. Lời lẽ viện dẫn để chửi mắng cô cháu thật thấu tình đạt lí quá mức. Trong trường hợp ấy Thị Nở biết phải làm sao? Nhưng tất cả mọi lí lẽ, mọi viện dẫn, mọi lập luận đó đều nhằm để che đậy một động cơ thật của người đàn bà năm mươi tuổi ấy: cũng muốn được chung đụng xác thịt với một người đàn ông cho dẫu đó có là Chí Phèo.
Bản chất của mọi toan tính, mọi hành động và lập luận của các nhân vật trong Chí Phèo đều không thoát khỏi những bản năng gốc ấy. Có thể nói, Nam Cao đã thực hiện được sự đối thoại độc đáo giữa những vấn đề xã hội và những vấn đề thuộc về bản chất con người. Ông đã ý thức rất rõ điều này nên trong văn bản khi miêu tả ngôn ngữ và hành động nhân vật, nhà văn đã không ít lần sử dụng lối giễu nhại: “bà tủi thân cho bà”, “bà gào lên như con mẹ dại”, “Con người ấy có quyền nói thế, bởi con người ấy năm mươi tuổi rồi, năm mươi tuổi còn ai lấy chồng.”
Như thế vì hai người phụ nữ không được thoả mãn dục tính libiđô, bà Ba và bà cô Thị Nở, nên một lần Chí bị tống vào tù và lần khác thì Chí bị đoạn tuyệt quyền làm người, cụ thể ở đây là làm chồng. Như thế nguyên nhân của mọi xung đột, của mọi vấn đề mang tính xã hội đều xuất phát từ những xung đột rất thầm kín, đầy bản năng của con người. Tầng sâu của dục vọng xác thịt, tuy không được người kể đặc tả nhưng nó là xuất phát điểm để tạo nên chuỗi xung đột tiếp theo, qua đó những vấn đề thời đại, xã hội mới có dịp phát lộ.
2.3. “ANH HÙNG LÀNG NÀY CÓC THẰNG NÀO BẰNG TA!”
Bản năng tính dục và xâm hại chi phối mạnh mẽ cách xây dựng hệ thống nhân vật của thiên truyện. Hầu hết các nhân vật trong truyện nếu không gặp bi kịch (vì đây là câu chuyện viết về bi kịch của cả người bị áp bức lẫn kẻ đi áp bức) về tính dục thì cũng gặp bi kịch về xâm hại. Bảng thống kê sau sẽ cho chúng ta thấy rõ điều đó.
Trong số mười hai nhân vật xuất hiện trong tác phẩm (trừ một vài nhân vật phụ khác như bà Cả, bà Hai (vợ Bá Kiến), vợ Đội Tảo...) thì mụ hàng rượu và Tự Lãng tuy được miêu tả trực tiếp trong quan hệ với Chí Phèo nhưng ta khó xác định được hai kiểu bản năng gốc như đã chi phối mười nhân vật còn lại. Mụ hàng rượu là nhân vật không quan trọng của tác phẩm nên Nam Cao không tập trung đặc tả. Tuy nhiên, Tự Lãng vẫn có vai trò quan trọng trong diễn biến truyện. Có thể xem lão là một cái tôi đồng dạng với Chí Phèo. Lão lớn tuổi hơn Chí, lão cô độc vì bảy tám năm nay “vợ lão chết”, “con gái lão chửa hoang bỏ lão đi” nên lão buồn (cũng có phần vì dục tính libiđô không được giải tỏa), lão tìm nguồn vui từ rượu. Lão gọi bạn rượu tình cờ Chí Phèo là “Ông bạn lạc đường ở cung trăng”. Triết lí mời rượu của lão là “có giàu có sang, có làm nên ông cả bà lớn nữa, chết cũng không ai gọi là “cụ lớn mả”! Lão sống đến hơn năm mươi năm rồi mà chưa thấy một cụ lớn mả nào sốt! Chỉ có cái mả, cái mả đất. Ai chết cũng thành cái mả, say sưa chết cũng thành cái mả, lo gì?” Chí Phèo tỏ ra đồng cảm với Tự Lãng và gián tiếp Tự Lãng giúp Chí thức tỉnh lương tri. “Người ta đứng lên bằng cái gì?”. Câu hỏi bâng quơ này lúc đó Chí Phèo chưa trả lời song nó hẳn vẫn đồng hành trong tâm trí Chí để ngay sau đó, Chí gặp Thị Nở bên bờ sông, nếm khoái cảm xác thịt, biết yêu và biết “đứng lên bằng cái gì”. Các nhân vật nữ của Chí Phèo, trừ mụ hàng rượu, đều liên quan đến vấn đề tình dục. Từ bà Ba, bà Tư đến Thị Nở, bà cô Thị Nở, vợ Binh Chức đến cô con gái của Tự Lãng đều phải đối đầu với vấn đề bản năng gốc của mình. Ắt hẳn, Nam Cao thấu hiểu, thời của ông và cả ngàn năm trước đó, phụ nữ Việt Nam đều bị ẩn ức libiđô dày vò do phải khuôn theo lễ giáo phong kiến.
Trong số mười hai nhân vật xuất hiện trong truyện thì chỉ có ba nhân vật liên quan đến cả hai bản năng. Đấy là Chí Phèo, Bá Kiến và Binh Chức. Binh Chức là nhân vật bổ trợ cho Chí Phèo, có cùng cảnh ngộ của Chí. Nên về cơ bản xung đột truyện xoay quanh bốn nhân vật, xếp theo trình tự kết quả sẽ như sau:
Theo sơ đồ này thì Chí Phèo chẳng có xung đột trực tiếp với Bá Kiến. Bá Kiến chẳng cướp đoạt ruộng đất của Chí Phèo (như kiểu quan hệ anh Pha – Nghị Lại) hay có quan hệ với vợ của Chí (theo kiểu Bá Kiến và vợ Binh Chức). Rõ ràng, chỉ vì ghen tuông mà Bá Kiến cho Chí đi tù. Mới hay khi lên cơn ghen thì con người ta dẫu khôn đến mấy cũng mù quáng và sức tố cáo sự bất nhân của kẻ lạm quyền và cả luật pháp phi lí của xã hội từ thiên truyện vì thế cũng sẽ tăng lên.
Bá Kiến cho Chí đi tù, mới đọc đoạn đầu tác phẩm thì nguyên nhân cụ thể thì chẳng ai biết. Người ta đưa ra hai giả thuyết và cả hai đều liên quan đến bà Ba: bà Ba tin dùng Chí và bà Ba muốn Chí quan hệ xác thịt. Nhưng đến gần cuối tác phẩm, khi Bá Kiến đợi mãi mà bà Tư không về, ông ta suy ngẫm về sự lẳng lơ của bà ta và ao ước “muốn cho tất cả những thằng trai trẻ đi ở tù”, thì điều này lại góp phần xác minh lí do bị ở tù của Chí từ hai giả thuyết trên.
Ngoài những câu nói vận dụng tục ngữ (“Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân”) hoặc những câu đúc kết kinh nghiệm cụ thể “ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn”... thì câu chuyện còn rất thành công ở lối nói lấp lửng. Chính cách nói này tạo ra biên độ mở cho tác phẩm, kích thích trí tưởng tượng của độc giả. Chí Phèo xuất hiện ở cái lò gạch bỏ hoang. Không ai biết xuất xứ cho nên người đọc tha hồ nghĩ cho Chí một xuất xứ. Ngay đến cả câu nói của Bá Kiến: “Ai chứ anh với nó (Lí Cường) còn có họ kia đấy” khi dỗ dành Chí, thì vẫn gợi cho người ta suy nghĩ Chí Phèo có quan hệ đặc biệt nào đó với Bá Kiến hoặc chí ít thì Bá Kiến cũng hiểu rất rõ lai lịch Chí Phèo...
Trở lại với diễn biến trước cái chết của Chí Phèo. Người kể tái hiện đầy dụng ý cảnh Bá Kiến bực mình trước việc bà Tư đi lâu về và ghen bóng ghen gió. Lần này thì chẳng liên quan gì đến Chí nhưng cơn bực bội ấy đã khiến Bá Kiến mất khôn ngoan, không đủ sáng suốt để phán xét tình hình nên không thể xoa dịu cơn giận của Chí. Chính cái libiđô tính dục kia (lúc này Bá Kiến đã ngoài sáu mươi, sức đã yếu) đã chóng đưa Bá Kiến đến cái chết.
Nếu Nam Cao bỏ qua đoạn miêu tả sự ghen tuông thầm kín này mà lập tức để cho Chí Phèo đâm chết Bá Kiến ngay sau câu nói đòi lương thiện thì ắt hẳn tác phẩm sẽ kém hấp dẫn và rất có thể rơi vào sự khuôn sáo, sách vở. Phải để nhân vật sống những giây phút thật là người nhất thì mọi ý nghĩa xã hội cũng như bản thể nhân vật hiện lên hình tượng và sâu sắc hơn. Nói không ngoa, nếu bà Ba gây hoạ cho Chí thì bà Tư gây hại cho Bá Kiến. Cặp nhân vật này không chỉ liên quan đến sự thay thế vị trí của bản năng xâm hại mà còn là nạn nhân của tính dục.
Điểm đặc biệt của thiên truyện là người kể không miêu tả trực tiếp bà Ba, trong khi đó thì Thị Nở và bà cô Thị Nở trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm. Bà Ba hiện diện qua dòng hồi tưởng của người kể: “Người bà ấy phốp pháp, má bà ấy hây hây.” Nhưng chủ yếu, bà ta vẫn hiện rõ qua dòng hồi tưởng của chính Chí Phèo. Dòng hồi tưởng này được người kể đọc lại: “Vả lại bị một con đàn bà gọi đến mà bóp chân! Hắn thấy nhục hơn là thích, huống hồ lại sợ (...). Bà thấy xa xôi không được phải làm đến nơi. Bà bảo hắn rằng: “Mày thực thà quá! Con trai gì hai mươi tuổi mà đã như ông già (...). Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân thế này thôi ư?”.
2.4. “NHƯNG HẮN THÈM LƯƠNG THIỆN”
Kí ức của Chí Phèo về bà Ba là kí ức về một phụ nữ nặc nô với tính dục bạo liệt, trơ trẽn. Hắn thấy nhục vì đấy chẳng phải là yêu đương. Điều đó chứng tỏ, dẫu cho được sinh ra nơi cái lò gạch bỏ hoang nhưng thiên lương Chí Phèo vẫn trong sáng. Hắn vẫn luôn khao khát được sống cuộc đời bình thường “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải” của một tình cảm yêu thương thực sự. Vậy nên, hướng thiện là bản năng cốt lõi ở nhân vật này. Thế nhưng, như nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập chính nhà tù thực dân phong kiến đã làm băng hoại thiên lương của Chí. Trở lại làng Vũ Đại, Chí không có mong ước gì hơn là trả thù Bá Kiến, người gây ra tấn thảm kịch cho đời Chí. Nhưng cách thức Chí Phèo sử dụng để đối đầu với Bá Kiến quả không phải là tối ưu: rạch mặt ăn vạ. Mục đích là gây hoạ cho Bá Kiến. Giả thiết đặt ra ở đây là tại sao ngay lần ấy Chí Phèo không đâm chết Bá Kiến mà phải đợi mãi sau này khi bị Thị Nở cự tuyệt, Chí mới hành động? Chí Phèo muốn dùng sức mạnh côn đồ để uy hiếp Bá Kiến nhưng thực chất việc làm của Chí lại bộc lộ sự yếu thế của Chí. Chí phải mượn rượu, khi không có rượu, cái sợ cố hữu trong Chí trỗi dậy. Thì ra, trước Bá Kiến bao giờ Chí cũng sợ hãi nên ước muốn xâm hại để báo thù của Chí sẽ chẳng mang lại kết quả như mong muốn. Cuối cùng, chính nỗi sợ hãi cố hữu của Chí đã biến Chí thành công cụ trong tay Bá Kiến.
Cần lưu ý, Chí Phèo chỉ gây ra tội lỗi trong lúc say. Say là biện pháp hữu hiệu để Chí chôn vùi ý thức. Chí sợ ý thức thức tỉnh sẽ mang lại cho mình nỗi đau đớn vô bờ. Như thế, nếu tỉnh rượu, ý thức làm người của Chí sẽ trỗi dậy. Nhưng đã trót thành quỷ dữ thì Chí khó có thể được xã hội chấp nhận trở lại vào cộng đồng những con người bình thường. Chí luôn ý thức được điều đó. Chính vì thế bi kịch của Chí diễn ra thường trực và ngay trước khi gặp Thị Nở, Chí đã tự trang bị cho mình một kiểu vô thức mới: vô thức của sự lãng quên.
Đánh mất lịch sử, con người không còn là người nữa. Chí không thể không nhớ nổi tuổi của mình mà không còn khả năng giao tiếp với xã hội. Hắn mở miệng ra là chửi. Sống trong lãng quên Chí muốn tự đánh mất mình. Nhưng khi bản năng tính dục được khơi dậy, Chí móc nối cuộc đời quỷ dữ của mình với Thị Nở và hi vọng thị sẽ đưa Chí trở về với mọi người. Xem ra, bản năng hướng thiện là bản năng có sức mạnh vô song hơn mọi bản năng khác. Nó luôn chờ cơ hội để lên tiếng đòi quyền lợi chính đáng cho bản thân mình. Chí muốn làm người lương thiện.
2.5. “AI CHO TAO LƯƠNG THIỆN”
Bởi khi đã được nếm mùi nhục cảm, khi đã biết lắng nghe được tiếng nói của những con người bình thường, khi “nghĩ đến rượu” hắn biết “rùng mình” thì Chí không còn là quỷ dữ nữa. Hắn mềm yếu như trước đây đã từng mềm yếu. Hắn ý thức ra rằng hắn không phải là kẻ mạnh mà “muốn ác, phải là kẻ mạnh”. Do vậy, hắn không thể nào ác. Hắn đã biết “hối hận về tội ác”... Hàng loạt nhận thức này đang dần đưa Chí trở lại với cuộc đời, với bản tính thiện sơ khai của nó. Nếu Thị Nở chấp nhận Chí...
Nhưng giả thiết ấy sẽ chẳng bao giờ thành hiện thực. Cho dù thị có “kiêu ngạo vì đã cứu sống cho một người,” cho dù thị “thấy ngường ngượng mà thích thích” khi nghĩ đến hai chữ vợ chồng... thì thị vẫn chịu khuất phục bởi một bản năng xâm hại tối thượng: tính đố kị của con người, mà nguy hại thay lại là của người có quyền uy tuyệt đối. Bản năng tính dục trong Thị Nở không thắng được bản năng xâm hại của bà cô. Đấy là điểm khác biệt giữa Thị Nở và Chí Phèo. Và đấy là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của Chí. Ở đây ta không thể trách Thị Nở. Bởi ngay từ đầu Nam Cao đã cho thị là người dở hơi rồi cơ mà.
Cho đến lúc chết, Chí Phèo không mạnh hơn Bá Kiến. Thậm chí ngay với chính bản thân mình, Chí cũng chẳng mạnh hơn. Hành động của Chí bao giờ cũng mượn qua hơi rượu. Vậy nên hành động xâm hại của Chí lại chính là việc tự xâm hại chính bản thân mình. Càng lún sâu vào con đường tội lỗi, Chí càng tự huỷ hoại hết nhân tính của mình. Nhưng ngay chính việc mượn rượu để hành động đã nói lên sự khắc khoải về bản thể của kẻ lỡ sa cơ này. Xét từ góc độ này, Chí Phèo có nét gần gũi với Jean Valjean của Hugo. Cả hai đều là nông dân lương thiện, bị luật pháp bất công tống vào tù. Nhà tù làm thay đổi tâm tính họ. Sự ruồng rẫy của xã hội càng khiến họ thù hận con người... Đến đây cách giải quyết của Nam Cao khác với Hugo và nó cũng cho thấy sự khác nhau cơ bản giữa hai bút pháp hiện thực và lãng mạn. Nếu Hugo để Jean Valjean gặp linh mục Myriel, người đánh thức thiện tính trong Jean và hướng cuộc đời của người tù khổ sai đang tuyệt vọng ấy sang nẻo thiện, thì Nam Cao để cho Chí Phèo tìm đến rượu và đi trả thù Bá Kiến, một kẻ ác và thế là Chí trở thành kẻ ác. Lôgích hành động của Chí Phèo là hợp lí nhưng vì thế thiên tính thiện trong con người này càng bị huỷ hoại và không có điều kiện toả sáng.
Bản năng tính dục cũng như bản năng xâm hại trong tác phẩm đều chi phối Chí Phèo theo cả hai mặt tốt và xấu. Vì dục tính của bà Ba mà Chí phải đi tù. Nhưng nhờ sự “hớ hênh” của Thị Nở mà thiên tính thiện trong Chí được đánh thức. Cũng thế, vì bị Bá Kiến xâm hại nên Chí trở thành quỷ dữ làng Vũ Đại, song khi bản chất thiện trong Chí sống lại, Chí đã xâm hại trở lại Bá Kiến, giết chết y để chứng tỏ giá trị làm người của mình sẽ không bị phai mờ.
Tính biện chứng trong vận động tính cách, hành vi của nhân vật thể hiện qua các mặt đối lập đã cho thấy sự am hiểu sâu sắc của tác giả về bản chất của con người và quy luật vận động tất yếu của xã hội đặt trên sự vận động bản năng trong vô thức của từng cá thể. Nam Cao vĩ đại là nhờ ông đã biết khai thác tối ưu những phạm trù cơ bản của cõi vô thức của con người. Chí Phèo vĩ đại là nhờ cho dù bản thân bị hủy hoại bởi hai bản năng gốc xâm hại và tính dục từ người khác nhưng anh ta đã biết đứng lên bằng cả hai bản năng đó và sâu xa hơn nữa là bằng sự tinh túy từ cốt cách của mọi bản năng: bản năng hướng thiện. Đấy là điểm luôn gặp gỡ trong cách nhìn nhận về con người của bất kì cây bút trác tuyệt nào của nhân loại.
Nam Cao có đọc Freud không, có biết những luận điểm kia của Phân tâm học trước khi sáng tác Chí Phèo hay không? Điều đó không quan trọng. Nhưng không thể phủ nhận lí thuyết Freud trong tác phẩm của Nam Cao, đặc biệt là Chí Phèo. Có lẽ bằng trực cảm thiên tài của một cây bút hiện đại, Nam Cao đã đi ngay vào quỹ đạo của lối viết đặc trưng của chủ nghĩa hiện đại, lối viết thiên về khai thác thế giới vô thức của con người.
James Joyce là bậc thầy văn chương của nhân loại và Ulysses (1922) của ông xứng đáng với vị trí là cuốn tiểu thuyết số một của nhân loại suốt thế kỉ XX. Bởi kể từ khi nó ra đời, nền văn xuôi của địa cầu thực sự đổi mới. Cuốn tiểu thuyết viết dưới dạng dòng ý thức, khai thác các ẩn ức, chủ yếu là libiđô tính dục của nhân vật. Nhờ chú ý đến thế giới vô thức này nên James Joyce mới có được kiểu viết mang tính cách mạng đó. Tuy nhiên khi được hỏi có chịu sự ảnh hưởng của Freud không, thì James Joyce thẳng thừng bác bỏ. Nhưng cũng như Nam Cao, cái bóng của chủ nghĩa Freud thì không thể phủ nhận trong tác phẩm của hai ông.
Dẫu chưa thể sánh ngang tầm James Joyce, nhưng Nam Cao cũng đã tạo được dấu ấn thiên tài của mình trong nền văn chương quốc nội. Dẫu chưa tạo được cuộc cách mạng về ngôn từ mang tầm cỡ thế giới, nhưng Chí Phèo của Nam Cao vẫn luôn là kiệt tác, luôn nhận được sự yêu quí của người Việt. Đặt trọng tâm cái nhìn trần thuật vừa lên vô thức nhân vật vừa dẫn dắt đến những xung đột cơ bản của cá nhân, thời đại, Nam Cao cũng đã tạo được lối viết lạ cho tác phẩm. Ngôn ngữ kể chuyện của ông luôn có ý thức xâm nhập vào cõi bí ẩn trong vô thức con người. Điều đó không chỉ giúp sáng tác của ông thành công ở phương diện tư tưởng mà còn mang lại một giọng điệu độc đáo cho Chí Phèo.
Phân tâm học của Freud quả thực đã tác động mạnh mẽ đến văn học. Nó không chỉ chỉ ra một cách thuyết phục các bản năng gốc, mà còn giúp các nhà văn tài ba ở thế kỉ XX kiến tạo nên kiểu ngôn ngữ mới lạ. Dĩ nhiên, ngay trước khi Freud xuất hiện, những biểu hiện về bản năng xâm hại và tính dục đã xuất hiện trong nhiều kiệt tác văn chương. Xuất hiện một cách vô thức. Và dẫu cho ngay cả khi Freud khẳng định được tiếng nói của mình, thì chưa hẳn các nhà sáng tác đã biết đến lí thuyết của ông. Có thể Nam Cao thuộc nhóm tác giả này. Nhưng nhờ Freud mà người đọc có thể hiểu sâu hơn về tác phẩm và có cơ sở để đưa ra những nhận định về sự bất tử của tác phẩm. Chí Phèo có được sự trường cửu cũng nhờ đã chạm đến những vấn đề cốt tủy trong tồn tại của con người, những bản năng mà Phân tâm học đã nêu ra và cả những bản năng mà nhờ Phân tâm học con người mới suy luận tiếp.
(1) Phê bình – lí luận văn học Anh Mĩ, Lê Huy Bắc sưu tập và giới thiệu, NXB Giáo dục, 2004. tr. 117-118.
Phân tâm học kể từ lúc Sigmund Freud (1856 – 1939) sáng lập đến nay đã tác động đến nhiều mặt trong đời sống con người. Nhiều ý kiến cho rằng với lí thuyết của mình, Freud đã “làm thay đổi trật tự của vũ trụ”. Bản thân Freud, vốn là người khiêm tốn, lúc sống không hề nhận lời ca ngợi ấy. Nhưng rõ ràng kể từ sau Freud, nhiều quan niệm về cuộc sống cũng như bản chất của con người bị đảo lộn ghê gớm. Người ta không thể không nhắc tới ông với tư cách là nhà pháp sư tài ba về thế giới tinh thần của con người. Không ít ý kiến so sánh những gì Freud làm được cho đời sống tinh thần của nhân loại với những gì Carl Marx làm được cho đời sống vật chất của con người.
Bởi thế giới tinh thần của con người là vô cùng bí ẩn nên nỗ lực của Freud cũng chỉ nhằm định hình một số khía cạnh mơ hồ, mong manh nào đó của cội nguồn tâm lí mà thôi. Vì lẽ đó, lí thuyết của Freud sẽ luôn là lí thuyết mở. Chính ông cũng đã ý thức rõ điều đó trong khi trả lời phỏng vấn của George Sylvester Viereck: “Phân tâm học đơn giản hóa cuộc đời. Chúng ta đạt được một sự tổng hợp mới sau khi phân tích. Phân tâm học tái phân loại cái mê cung của những cảm hứng đi chệch (...). Hoặc nói khác đi, để thay đổi ẩn dụ, nó cung cấp một sợi chỉ để dẫn con người ra khỏi mê cung đến thế giới vô thức của hắn ta (...). Phân tâm học, chí ít, không bao giờ đóng cửa trước một chân lí mới.”(1)
Đến nay chẳng còn ai phủ nhận các khám phá của Freud và môn đệ của ông về thế giới vô thức và tiềm thức của con người. Việc vận dụng lí thuyết đó trong nghiên cứu văn học cũng mang lại những kết quả đáng khích lệ. Nhìn chung, có những hướng vận dụng Freud như sau:
1. Tìm những ẩn ức trong cuộc đời của nhà văn để soi chiếu vào nhân vật trong tác phẩm. Chẳng hạn như Kafka rất sợ bố nên trong tác phẩm của mình ông luôn xây dựng một kẻ thống trị đầy quyền uy, có khi là quyền uy tuyệt đối luôn chà đạp lên những khát vọng chân chính của con người.
2. Tìm những hình ảnh trong tác phẩm có tính biểu tượng (chẳng hạn như gợi người đọc liên tưởng đến dương vật và âm vật) để đề cập đến ẩn ức tính dục (Freud gọi là libiđô).
3. Tìm những biểu hiện về bản năng gốc (theo Freud chủ yếu là bản năng xâm hại và bản năng tính dục) trong tác phẩm và lấy đó làm cơ sở để giải thích cho hành động của nhân vật. Chẳng hạn như các nhà nghiên cứu đã phân tích sự do dự của Hamlet khi không giết Claudius là vì Hamlet đặt bản thân mình vào Claudius, nếu là ông ta thì chàng cũng sẽ muốn đoạt ngôi (khao khát quyền lực) và lấy người đẹp (ở đây là hoàng hậu). Vậy nên Hamlet chẳng biết phải hành động như thế nào.
Từ những định hướng trên, chúng tôi vận dụng quan niệm bản năng gốc chi phối hành vi nhân vật của Freud vào phân tích Chí Phèo. Qua đó, chỉ ra rằng các xung đột mang tính xã hội bề mặt đều chịu sự chi phối ở xung đột chiều sâu, xung đột bản năng. Nhưng không hoàn toàn trùng khớp với những khái quát của Freud, cuối cùng hành vi Chí Phèo vẫn chịu sự chi phối của bản năng hướng thiện. Cái nhìn này bộc lộ tấm lòng nhân đạo rất Việt Nam của Nam Cao nhưng đồng thời cũng cho thấy nét lãng mạn ở ông. Cảm hứng sáng tạo của Nam Cao phảng phất triết lí tình thương, niềm tin cao cả vào con người của Hugo. Do vậy, dù có chịu tác động bởi bao nhiêu bản năng đi chăng nữa thì bản năng hướng thiện vẫn chiếm vị trí quan trọng trong cuộc đời Chí Phèo.
1. NHỮNG CẤU TRÚC BỀ MẶT
Đọc Chí Phèo, người đọc biết toàn bộ cuộc đời Chí Phèo, kể từ lúc mở mắt chào đời cho đến lúc giết Bá Kiến rồi tự sát. Cách kể hướng về biên niên sử của nhân vật chính của tác phẩm thường là độc quyền của tiểu thuyết. Truyện ngắn hiếm khi tái hiện đầy đủ cuộc đời nhân vật. Đây là đặc điểm độc đáo của Chí Phèo. Tuy nhiên, để làm giảm số trang cho truyện (nếu không thì truyện ngắn này có nguy cơ trở thành tiểu thuyết) thì ngoài việc lược bớt các sự kiện (chẳng hạn như không nói rõ ai là người sinh ra Chí và hoàn cảnh sống, tâm trạng của người mẹ ấy ra sao khi từ bỏ đứa con), Nam Cao còn sử dụng kĩ thuật hồi cố. Biện pháp này được trao cho người kể và buộc người kể trở thành người thông suốt hết mọi ngóc nghách trong đời Chí. Quả thật, lí lịch của Chí Phèo dần hiện lên rõ nét qua lời kể điềm tĩnh đầy chất suy tư: “Một anh đi thả ống lươn...”
Nhờ đoạn hồi cố này mà người đọc không chỉ nhận biết rõ hoàn cảnh thương tâm của Chí mà còn thấu hiểu trọng tâm câu chuyện được đặt ở đâu. Nếu làm phép thống kê, ta thấy đoạn kể về quá khứ của Chí trước khi bị huỷ hoại nhân tính “hắn vừa đi vừa chửi” là vô cùng ngắn (chưa đến một trang) so với đoạn miêu tả Chí trong sự tha hoá (khoảng 20 trang). Hơn nữa, ngay từ lúc mở đầu, hình ảnh Chí Phèo “vừa đi vừa chửi” đã bao hàm thông báo của người kể rằng câu chuyện bắt đầu bằng một con người không bình thường nữa. Trọng tâm truyện đặt vào khát vọng hoàn lương chứ không phải vào quá trình tha hoá. Thế nhưng, với tư cách là một nhà hiện thực cần mẫn, Nam Cao vẫn cố tái hiện lại quá khứ của Chí Phèo để báo cho người đọc biết vì sao Chí Phèo ra nông nỗi này. Hoàn cảnh nghiệt ngã của xã hội đã tiếp tay cho Bá Kiến trong việc làm biến chất Chí Phèo.
Tuy nhiên, cấu trúc bề mặt vẫn hàm chứa một ý đồ nghệ thuật vượt ra ngoài khuôn khổ tái hiện trọn vẹn cuộc đời Chí. Người kể dùng quá khứ của Chí Phèo đó để đối chiếu với nhiều cảnh ngộ tương tự quá khứ của Chí. Đấy chính là cuộc đời của Binh Chức và Năm Thọ. Lối kể nghe chừng dễ dãi ngỡ như gặp đâu kể đó song lại chuyển tải một kĩ thuật tự sự bậc thầy: đồng quy nhiều số phận để nói rằng trong xã hội ấy Chí Phèo không phải là cá biệt.
Ba cuộc đời trong quá khứ đó tạo ra ba tầng truyện hay ba tuyến cốt truyện: truyện về Năm Thọ, truyện về Binh Chức và truyện về Chí Phèo. Ngoài ra, truyện còn có Tự Lãng sống một mình vì con gái chửa hoang bỏ lão mà đi. Nguyên nhân dẫn đến các cảnh đời bi thương của họ ít nhiều đều xuất phát từ chuyện đàn bà. Năm Thọ thì đưa vợ con ra làm cái cớ để uy hiếp Bá Kiến: kẻ dám giết vợ con mình thì đâu có chùn tay trước người khác. Binh Chức thì cũng đưa vợ con ra đe dọa Bá Kiến. Nhưng lí do thì khác với Năm Thọ. Binh Chức ngầm đổ tội Bá Kiến tiêu tiền của mình gửi về cho vợ. Bá Kiến phải nhượng bộ. Chí Phèo thì lại là nạn nhân của Bá Kiến. Ông ta ghen Chí vì Chí bị bà Ba bắt bóp đùi. Như thế nền tảng của cốt truyện hay của xung đột cơ bản của Chí Phèo là chuyện tranh nhau đàn bà. Từ mối hằn học giống này mới nảy sinh ra những xung đột sau đó. Dần dần các xung đột xã hội hiện lên. Đây là điểm đặc biệt trong xung đột của Chí Phèo. Nó giải thích tại sao khi những quan hệ xã hội đã thay đổi thì Chí Phèo vẫn còn được tiếp tục đón đọc.
2. CẤU TRÚC CHIỀU SÂU
Đến đây chúng tôi đã chạm đến một trong hai bản năng gốc mà lí thuyết phân tâm học của Freud từng nói đến: bản năng tính dục và bản năng xâm hại. Bản năng tính dục về cơ bản liên quan đến tình yêu và sau đó là chuyện chăn gối còn bản năng xâm hại thường liên quan đến chiến tranh và bạo lực. Để thực hiện được hai bản năng này thì người đó phải thực sự sung mãn về thể lực. Freud cho rằng hai bản năng luôn thường trực trong vô thức này chi phối rất mạnh mẽ mọi hành vi ứng xử ý thức của con người. Đọc Chí Phèo, ta thấy tất cả xung đột hay bước ngoặt của diễn biến tâm lí, hành động nhân vật đồng thời cũng là bước đột biến của cốt truyện... cũng đều quy tụ đến chuyện bản năng. Nhiều lần trong tác phẩm, Nam Cao để cho Chí Phèo ý thức được nền tảng của các bản năng: “Muốn ác, phải là kẻ mạnh”, “Người ta hay hối hận về tội ác khi không còn đủ sức mà ác nữa”... Ngay đến Thị Nở, tác giả cũng đặt giả định về khoái lạc của xác thịt: “Dẫu sao cũng đã ăn nằm với nhau! Ăn nằm với nhau như vợ chồng. Tiếng vợ chồng thấy ngường ngượng mà thinh thích. Đó vẫn là điều mong muốn âm thầm của con người khốn nạn ấy chăng? Hay là sự khoái lạc của xác thịt đã làm nổi dậy những tính tình mà thị chưa bao giờ biết?”. Ngay cả đến miêu tả cảnh vật, cái nhìn của người kể cũng gợi lên cảm giác khao khát tính dục: “Những đêm trăng như đêm nay, cái vườn phẳng ngổn ngang những bóng chuối đen như những cái áo nhuộm vắt tung trên bãi. Và những tàu chuối nằm ngửa, ưỡn cong lên hứng lấy trăng xanh rời rợi như là ướt nước, thỉnh thoảng bị gió lay lại giẫy lên đành đạch như là hứng tình”. Có thể nói ý thức về bản năng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các xung đột giữa các nhân vật. Thông qua các mâu thuẫn có tính chất cá nhân về giống này, thực trạng xã hội và những mâu thuẫn giai cấp mới có điều kiện bộc lộ.
2.1. “MUỐN ÁC, PHẢI LÀ KẺ MẠNH”
Nếu Chí Phèo chỉ chuyên tâm làm canh điền cho nhà Lí Kiến (lúc đó Bá Kiến hãy còn là Lí Kiến) thì chẳng thể nào có chuyện bị Lí Kiến cho đi tù. Tuy nhiên, cơ sự xảy ra không phải do Chí mà do chính bà Ba, người đàn bà mạnh bạo, đầy nhục dục. Nhưng chỗ này ta cũng đừng nên trách quá nặng người đàn bà ấy. Nếu có trách thì nên trách cái thể chế phong kiến khuynh nam kia. Bà Ba về làm vợ Lí Kiến khi Lí Kiến tuổi đã cao mà lại có đến những ba bà vợ. Chuyện đam mê xác thịt đối với phụ nữ là chuyện cấm kị đối với nhiều quốc gia phương Đông. Do vậy, không chỉ thời xưa mà ngay cả bây giờ vẫn thế, các nhà phê bình luôn đứng trên cái nhìn đàn ông thủ cựu để phê phán bà Ba chứ có mấy ai đặt mình vào vị trí của người phụ nữ ấy để thông cảm cho nỗi niềm kia. Do vậy, việc Lí Kiến tống Chí vào tù không chỉ gây nên bất hạnh cho đời Chí mà còn cho cả bà Ba.
Nhưng câu chuyện không đặt trọng tâm vào khả năng tình dục của người phụ nữ ấy mà hướng vào Chí. Vì sự ghen tuông của Lí Kiến mà Chí Phèo đã bị đổi đời. Có thể nói Chí Phèo oan trong chuyện với bà Ba nhưng cũng rất có thể Chí Phèo chẳng oan chút nào. Mà cho dù có thế nào đi nữa (bởi Nam Cao rất khôn khéo ở chỗ này, ông chỉ miêu tả Chí Phèo thấy nhục hơn là thích còn Chí có quan hệ với bà Ba hay không thì người đọc chẳng thể nào biết) thì Lí Kiến cũng là kẻ mang lại bất hạnh cho người khác. Mới hay người đời thường dùng quyền chung để trục lợi cá nhân. Trong trường hợp Chí, Lí Kiến đã nhổ được cái gai trong mắt. Con đực mạnh hơn đã xâm hại được kẻ yếu. Cái mạnh của Lí Kiến trước Chí Phèo không phải là cái mạnh của của thể xác mà mạnh về sự khôn khéo, mạnh về địa vị xã hội: Xã hội cho phép Lí Kiến đứng cao hơn Chí. Đây là cơ sở để tác giả đan cài các vấn đề thuộc về bản năng và các vấn đề thuộc về xã hội. Con đực thống soái (Lí Kiến) đã khuất phục được Chí Phèo, gây nên trong Chí cái sợ cố hữu (trước Lí Kiến) là nhờ xã hội thực dân nửa phong kiến cho ông ta uy thế đó.
Chí Phèo không chỉ là chuyện xâm hại, áp bức mà còn là chuyện báo thù và chuyện kẻ báo thù bị lợi dụng. Trong số ba nhân vật, trừ Năm Thọ, còn lại Binh Chức và Chí Phèo là những kẻ báo thù. Không phải họ mạnh hơn Bá Kiến mà là tình thế đẩy họ đến cùng đường nên họ buộc phải vùng lên để tìm đường sống. Bản năng sống của con người sẽ mạnh hơn tất cả, mạnh hơn ngay chính kẻ xâm hại họ. Thế là một sự hoán vị xảy ra: Bá Kiến, kẻ xâm hại trở thành kẻ bị xâm hại. Đây là chuyện thường tình. Sự đổi ngôi thống trị không phải là điều hiếm thấy trong cộng đồng. Nhưng cả Binh Chức lẫn Chí Phèo không phải thực sự là kẻ xâm hại. Bản thân họ không thể mạnh hơn Bá Kiến. Do vậy, họ phải mượn một sức mạnh từ bên ngoài chứ không phải từ bản chất của họ. Điều này dễ nhận thấy qua việc mỗi khi Chí Phèo thi hành một phi vụ thì trước hết anh ta phải uống cho thật say. Thế rồi con ma men thay Chí làm mọi điều tội lỗi.
Nhưng Bá Kiến đâu phải tay vừa. Quá quen thuộc với những tay đầu bướu đầu bò bất đắc dĩ ấy bấy lâu, ông ta đã nắm được thóp của họ. Bằng đồng tiền và thủ đoạn mềm nắn rắn buông, ông ta đưa họ vào quỹ đạo: gây tội lỗi, xâm hại người khác ngoài mình. Thì ra, đồng tiền và quyền lực là hai sức mạnh vô song không chỉ với Paris thượng lưu trong Tấn trò đời của Balzac hay London trong Hội chợ phù hoa của Thackeray mà còn bộc lộ tại một làng quê hẻo lánh xa chốn thị thành của Nam Cao. Bá Kiến đã điều tiết được sức mạnh xâm hại đó. Dần dần kẻ xâm hại bị biến thành kẻ bị xâm hại hoặc kẻ tự xâm hại mình. Rốt cuộc, Bá Kiến đã xâm hại Binh Chức, Chí Phèo đến hai lần.
Nhưng Năm Thọ và Binh Chức thì chẳng trừng trị được Bá Kiến. Có thể họ không phát hiện ra chân tướng của ông ta. Còn Chí Phèo thì khác. Anh ta hiểu mọi nhẽ, kể cả việc không thể nào tìm được sự bình yên giữa cõi đời khi hoàn lương. Động lực thúc đẩy Chí quay về nẻo thiện không phải do giác ngộ một lí tưởng sống nào đó mà do sự đánh thức bản năng người trong Chí. Đầu mối của sự thức tỉnh đó lại cũng là một người đàn bà, người đánh thức khoái cảm đàn ông trong Chí.
2.2. “THỊ KIÊU NGẠO VÌ ĐÃ CỨU SỐNG CHO MỘT NGƯỜI”
Trong tác phẩm, đời Chí xê dịch và biến thiên cơ bản bởi tay hai người phụ nữ này (chưa kể người đã sinh ra Chí). Thoạt tiên là bởi bà Ba dâm dật và sau cùng là bởi Thị Nở dở hơi. Sự kết hợp với hai người phụ nữ bất bình thường là dấu hiệu cho thấy bi kịch của đời Chí. Với bà Ba, Chí rơi vào đường tù tội. Với Thị Nở, Chí lại được làm người. Ở hai chặng của cuộc đời, Chí được người kể nhấn mạnh đến sự tự ý thức của nhân vật. Với bà Ba, Chí thấy nhục. Với Thị Nở, Chí muốn sống, muốn làm lại cuộc đời. Nhưng cho dẫu sự nhận thức có được nhấn mạnh đến đâu chăng nữa thì bao giờ cuộc đời Chí cũng phát triển theo chiều ngược lại:
– Ý thức về nhân phẩm (cảm thấy nhục khi bóp đùi bà Ba) thì bị tống vào tù.
– Khao khát hoà nhập cộng đồng (muốn lấy Thị Nở, xao xuyến khi nghe tiếng người trên đê) thì phải tự sát.
Bi kịch của Chí Phèo trên bề mặt vì thế là bi kịch của nhận thức mà sự bế tắc trong hành động dẫn đến cái chết đầy bạo lực cuối truyện là đỉnh điểm. Bi kịch đó bị chi phối ở tầng sâu là sự thức tỉnh nhân cách mà cú huých để nhân cách, lương tri Chí sống lại là cú huých đến từ sự thức tỉnh bản năng tính dục. Nếu không có cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Chí và Thị Nở bên bờ sông hôm đó thì chẳng thể nào có được một Chí Phèo có khả năng khóc. Bởi khóc là dấu hiệu chính xác nhất của sự khôi phục nhân tính. Trước đây, Hugo cũng đã sử dụng chi tiết này để khắc hoạ nhân vật thằng gù Quasimodo trong Nhà thờ Đức bà Paris. Chí Phèo cũng có xuất xứ giống thằng gù, một đứa bé bị bỏ rơi. Môtíp nhân vật trẻ thơ bị bỏ rơi trong truyện cổ về sau thường được xác nhận (qua những tín hiệu người bỏ rơi cố tình để lại bên nó như tấm khăn, đôi giày chẳng hạn) là con của một gia đình quý phái, giàu có thậm chí là thuộc hoàng tộc. Cuối cùng những đứa bé đó đều có kết cục hạnh phúc và người nuôi nấng chúng vì thế cũng sẽ sung sướng theo. Đây là kiểu truyện nhằm để giáo huấn lòng độ lượng của con người trước những cảnh ngộ thương tâm của những đứa bé bơ vơ bị chối bỏ. Quả thật không ít người từ tâm đã nghe theo luật nhân quả ấy, bị cám dỗ bởi cái kết hạnh phúc bất ngờ đó nên đã vui lòng nhận làm người bảo trợ cho những hoàn cảnh đáng thương kia. Nhưng đấy là truyện cổ tích và đấy cũng là sự tính toán của phó Giáo chủ nhà thờ Frollo khi quyết định nhận nuôi thằng gù. Nhưng kết cục của thằng gù lẫn Chí Phèo đều không thể giống như truyện cổ. Qua bao gian nan, đã sống chân thành, sau khi thức tỉnh nhưng thằng gù và Chí Phèo đều phải chấp nhận một cái chết thương tâm: tự nguyện chết. Chết cho tình yêu được thiên thu vĩnh hằng (Quasimodo). Chết cho lương tri con người sẽ luôn toả rạng (Chí Phèo). Cả hai đều bắt đầu bằng những giọt nước mắt.
Chí Phèo được đánh thức khỏi những cơn say bất tận của mình chưa phải bằng bát cháo hành như bao nhận định bấy lâu mà trước tiên được đánh thức bởi bản năng giống đực mà như đã nói chủ yếu là bản năng tính dục. Tiếp đó còn là bản năng nữa là bản năng bầy đàn, khao khát được quay về với những nguyên tắc bầy đàn. Chí hi vọng Thị Nở “sẽ mở cánh cửa” cho Chí. Chỉ cần thị chấp nhận thì cộng đồng cũng sẽ chấp nhận Chí.
Nhưng vật cản xuất hiện. Bà cô Thị Nở ngăn cản cháu mình vì sự đố kị, bởi bà ta chưa được thoả mãn dục tính libiđô như mọi phụ nữ bình thường khác: “Cũng có lúc bà tủi cho thân bà. Bà nghĩ đến cái đời dài dằng dặc của bà, không có chồng. Bà thấy chua xót lắm. Bà uất ức, uất ức với ai không biết.” Ẩn ức libiđô đó được ngụy trang bằng một loạt những đạo lí cũ mèm: “Người đàn bà đức hạnh (Nam Cao mỉa mai bà ta) thấy cháu bà sao mà đĩ thế! Thật đốn mạt (...). Ngoài ba mươi tuổi... ai lại còn đi lấy chồng (...). Mà có lấy thì lấy ai chứ?... Đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao, mà lại đi đâm đầu lấy một thằng không cha (...). Nhục nhã ơi là nhục nhã! Hỡi ông cha nhà bà!”. Lời lẽ viện dẫn để chửi mắng cô cháu thật thấu tình đạt lí quá mức. Trong trường hợp ấy Thị Nở biết phải làm sao? Nhưng tất cả mọi lí lẽ, mọi viện dẫn, mọi lập luận đó đều nhằm để che đậy một động cơ thật của người đàn bà năm mươi tuổi ấy: cũng muốn được chung đụng xác thịt với một người đàn ông cho dẫu đó có là Chí Phèo.
Bản chất của mọi toan tính, mọi hành động và lập luận của các nhân vật trong Chí Phèo đều không thoát khỏi những bản năng gốc ấy. Có thể nói, Nam Cao đã thực hiện được sự đối thoại độc đáo giữa những vấn đề xã hội và những vấn đề thuộc về bản chất con người. Ông đã ý thức rất rõ điều này nên trong văn bản khi miêu tả ngôn ngữ và hành động nhân vật, nhà văn đã không ít lần sử dụng lối giễu nhại: “bà tủi thân cho bà”, “bà gào lên như con mẹ dại”, “Con người ấy có quyền nói thế, bởi con người ấy năm mươi tuổi rồi, năm mươi tuổi còn ai lấy chồng.”
Như thế vì hai người phụ nữ không được thoả mãn dục tính libiđô, bà Ba và bà cô Thị Nở, nên một lần Chí bị tống vào tù và lần khác thì Chí bị đoạn tuyệt quyền làm người, cụ thể ở đây là làm chồng. Như thế nguyên nhân của mọi xung đột, của mọi vấn đề mang tính xã hội đều xuất phát từ những xung đột rất thầm kín, đầy bản năng của con người. Tầng sâu của dục vọng xác thịt, tuy không được người kể đặc tả nhưng nó là xuất phát điểm để tạo nên chuỗi xung đột tiếp theo, qua đó những vấn đề thời đại, xã hội mới có dịp phát lộ.
2.3. “ANH HÙNG LÀNG NÀY CÓC THẰNG NÀO BẰNG TA!”
Bản năng tính dục và xâm hại chi phối mạnh mẽ cách xây dựng hệ thống nhân vật của thiên truyện. Hầu hết các nhân vật trong truyện nếu không gặp bi kịch (vì đây là câu chuyện viết về bi kịch của cả người bị áp bức lẫn kẻ đi áp bức) về tính dục thì cũng gặp bi kịch về xâm hại. Bảng thống kê sau sẽ cho chúng ta thấy rõ điều đó.
TT
|
Nhân vật
|
Tính dục
|
Xâm hại
|
1
|
Chí Phèo
|
x
|
x
|
2
|
Bá Kiến
|
x
|
x
|
3
|
Binh Chức
|
x
|
x
|
4
|
Năm Thọ
|
|
x
|
5
|
Thị Nở
|
x
|
|
6
|
Bà cô Thị Nở
|
x
|
|
7
|
Bà Ba
|
x
|
|
8
|
Con gái Tự Lãng
|
x
|
|
9
|
Đội Tảo
|
|
x
|
10
|
Lí Cường
|
|
x
|
11
|
Mụ hàng rượu
|
|
|
12
|
Tự Lãng
|
|
|
Trong số mười hai nhân vật xuất hiện trong tác phẩm (trừ một vài nhân vật phụ khác như bà Cả, bà Hai (vợ Bá Kiến), vợ Đội Tảo...) thì mụ hàng rượu và Tự Lãng tuy được miêu tả trực tiếp trong quan hệ với Chí Phèo nhưng ta khó xác định được hai kiểu bản năng gốc như đã chi phối mười nhân vật còn lại. Mụ hàng rượu là nhân vật không quan trọng của tác phẩm nên Nam Cao không tập trung đặc tả. Tuy nhiên, Tự Lãng vẫn có vai trò quan trọng trong diễn biến truyện. Có thể xem lão là một cái tôi đồng dạng với Chí Phèo. Lão lớn tuổi hơn Chí, lão cô độc vì bảy tám năm nay “vợ lão chết”, “con gái lão chửa hoang bỏ lão đi” nên lão buồn (cũng có phần vì dục tính libiđô không được giải tỏa), lão tìm nguồn vui từ rượu. Lão gọi bạn rượu tình cờ Chí Phèo là “Ông bạn lạc đường ở cung trăng”. Triết lí mời rượu của lão là “có giàu có sang, có làm nên ông cả bà lớn nữa, chết cũng không ai gọi là “cụ lớn mả”! Lão sống đến hơn năm mươi năm rồi mà chưa thấy một cụ lớn mả nào sốt! Chỉ có cái mả, cái mả đất. Ai chết cũng thành cái mả, say sưa chết cũng thành cái mả, lo gì?” Chí Phèo tỏ ra đồng cảm với Tự Lãng và gián tiếp Tự Lãng giúp Chí thức tỉnh lương tri. “Người ta đứng lên bằng cái gì?”. Câu hỏi bâng quơ này lúc đó Chí Phèo chưa trả lời song nó hẳn vẫn đồng hành trong tâm trí Chí để ngay sau đó, Chí gặp Thị Nở bên bờ sông, nếm khoái cảm xác thịt, biết yêu và biết “đứng lên bằng cái gì”. Các nhân vật nữ của Chí Phèo, trừ mụ hàng rượu, đều liên quan đến vấn đề tình dục. Từ bà Ba, bà Tư đến Thị Nở, bà cô Thị Nở, vợ Binh Chức đến cô con gái của Tự Lãng đều phải đối đầu với vấn đề bản năng gốc của mình. Ắt hẳn, Nam Cao thấu hiểu, thời của ông và cả ngàn năm trước đó, phụ nữ Việt Nam đều bị ẩn ức libiđô dày vò do phải khuôn theo lễ giáo phong kiến.
Trong số mười hai nhân vật xuất hiện trong truyện thì chỉ có ba nhân vật liên quan đến cả hai bản năng. Đấy là Chí Phèo, Bá Kiến và Binh Chức. Binh Chức là nhân vật bổ trợ cho Chí Phèo, có cùng cảnh ngộ của Chí. Nên về cơ bản xung đột truyện xoay quanh bốn nhân vật, xếp theo trình tự kết quả sẽ như sau:
Theo sơ đồ này thì Chí Phèo chẳng có xung đột trực tiếp với Bá Kiến. Bá Kiến chẳng cướp đoạt ruộng đất của Chí Phèo (như kiểu quan hệ anh Pha – Nghị Lại) hay có quan hệ với vợ của Chí (theo kiểu Bá Kiến và vợ Binh Chức). Rõ ràng, chỉ vì ghen tuông mà Bá Kiến cho Chí đi tù. Mới hay khi lên cơn ghen thì con người ta dẫu khôn đến mấy cũng mù quáng và sức tố cáo sự bất nhân của kẻ lạm quyền và cả luật pháp phi lí của xã hội từ thiên truyện vì thế cũng sẽ tăng lên.
Bá Kiến cho Chí đi tù, mới đọc đoạn đầu tác phẩm thì nguyên nhân cụ thể thì chẳng ai biết. Người ta đưa ra hai giả thuyết và cả hai đều liên quan đến bà Ba: bà Ba tin dùng Chí và bà Ba muốn Chí quan hệ xác thịt. Nhưng đến gần cuối tác phẩm, khi Bá Kiến đợi mãi mà bà Tư không về, ông ta suy ngẫm về sự lẳng lơ của bà ta và ao ước “muốn cho tất cả những thằng trai trẻ đi ở tù”, thì điều này lại góp phần xác minh lí do bị ở tù của Chí từ hai giả thuyết trên.
Ngoài những câu nói vận dụng tục ngữ (“Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân”) hoặc những câu đúc kết kinh nghiệm cụ thể “ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn”... thì câu chuyện còn rất thành công ở lối nói lấp lửng. Chính cách nói này tạo ra biên độ mở cho tác phẩm, kích thích trí tưởng tượng của độc giả. Chí Phèo xuất hiện ở cái lò gạch bỏ hoang. Không ai biết xuất xứ cho nên người đọc tha hồ nghĩ cho Chí một xuất xứ. Ngay đến cả câu nói của Bá Kiến: “Ai chứ anh với nó (Lí Cường) còn có họ kia đấy” khi dỗ dành Chí, thì vẫn gợi cho người ta suy nghĩ Chí Phèo có quan hệ đặc biệt nào đó với Bá Kiến hoặc chí ít thì Bá Kiến cũng hiểu rất rõ lai lịch Chí Phèo...
Trở lại với diễn biến trước cái chết của Chí Phèo. Người kể tái hiện đầy dụng ý cảnh Bá Kiến bực mình trước việc bà Tư đi lâu về và ghen bóng ghen gió. Lần này thì chẳng liên quan gì đến Chí nhưng cơn bực bội ấy đã khiến Bá Kiến mất khôn ngoan, không đủ sáng suốt để phán xét tình hình nên không thể xoa dịu cơn giận của Chí. Chính cái libiđô tính dục kia (lúc này Bá Kiến đã ngoài sáu mươi, sức đã yếu) đã chóng đưa Bá Kiến đến cái chết.
Nếu Nam Cao bỏ qua đoạn miêu tả sự ghen tuông thầm kín này mà lập tức để cho Chí Phèo đâm chết Bá Kiến ngay sau câu nói đòi lương thiện thì ắt hẳn tác phẩm sẽ kém hấp dẫn và rất có thể rơi vào sự khuôn sáo, sách vở. Phải để nhân vật sống những giây phút thật là người nhất thì mọi ý nghĩa xã hội cũng như bản thể nhân vật hiện lên hình tượng và sâu sắc hơn. Nói không ngoa, nếu bà Ba gây hoạ cho Chí thì bà Tư gây hại cho Bá Kiến. Cặp nhân vật này không chỉ liên quan đến sự thay thế vị trí của bản năng xâm hại mà còn là nạn nhân của tính dục.
Điểm đặc biệt của thiên truyện là người kể không miêu tả trực tiếp bà Ba, trong khi đó thì Thị Nở và bà cô Thị Nở trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm. Bà Ba hiện diện qua dòng hồi tưởng của người kể: “Người bà ấy phốp pháp, má bà ấy hây hây.” Nhưng chủ yếu, bà ta vẫn hiện rõ qua dòng hồi tưởng của chính Chí Phèo. Dòng hồi tưởng này được người kể đọc lại: “Vả lại bị một con đàn bà gọi đến mà bóp chân! Hắn thấy nhục hơn là thích, huống hồ lại sợ (...). Bà thấy xa xôi không được phải làm đến nơi. Bà bảo hắn rằng: “Mày thực thà quá! Con trai gì hai mươi tuổi mà đã như ông già (...). Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân thế này thôi ư?”.
2.4. “NHƯNG HẮN THÈM LƯƠNG THIỆN”
Kí ức của Chí Phèo về bà Ba là kí ức về một phụ nữ nặc nô với tính dục bạo liệt, trơ trẽn. Hắn thấy nhục vì đấy chẳng phải là yêu đương. Điều đó chứng tỏ, dẫu cho được sinh ra nơi cái lò gạch bỏ hoang nhưng thiên lương Chí Phèo vẫn trong sáng. Hắn vẫn luôn khao khát được sống cuộc đời bình thường “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải” của một tình cảm yêu thương thực sự. Vậy nên, hướng thiện là bản năng cốt lõi ở nhân vật này. Thế nhưng, như nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập chính nhà tù thực dân phong kiến đã làm băng hoại thiên lương của Chí. Trở lại làng Vũ Đại, Chí không có mong ước gì hơn là trả thù Bá Kiến, người gây ra tấn thảm kịch cho đời Chí. Nhưng cách thức Chí Phèo sử dụng để đối đầu với Bá Kiến quả không phải là tối ưu: rạch mặt ăn vạ. Mục đích là gây hoạ cho Bá Kiến. Giả thiết đặt ra ở đây là tại sao ngay lần ấy Chí Phèo không đâm chết Bá Kiến mà phải đợi mãi sau này khi bị Thị Nở cự tuyệt, Chí mới hành động? Chí Phèo muốn dùng sức mạnh côn đồ để uy hiếp Bá Kiến nhưng thực chất việc làm của Chí lại bộc lộ sự yếu thế của Chí. Chí phải mượn rượu, khi không có rượu, cái sợ cố hữu trong Chí trỗi dậy. Thì ra, trước Bá Kiến bao giờ Chí cũng sợ hãi nên ước muốn xâm hại để báo thù của Chí sẽ chẳng mang lại kết quả như mong muốn. Cuối cùng, chính nỗi sợ hãi cố hữu của Chí đã biến Chí thành công cụ trong tay Bá Kiến.
Cần lưu ý, Chí Phèo chỉ gây ra tội lỗi trong lúc say. Say là biện pháp hữu hiệu để Chí chôn vùi ý thức. Chí sợ ý thức thức tỉnh sẽ mang lại cho mình nỗi đau đớn vô bờ. Như thế, nếu tỉnh rượu, ý thức làm người của Chí sẽ trỗi dậy. Nhưng đã trót thành quỷ dữ thì Chí khó có thể được xã hội chấp nhận trở lại vào cộng đồng những con người bình thường. Chí luôn ý thức được điều đó. Chính vì thế bi kịch của Chí diễn ra thường trực và ngay trước khi gặp Thị Nở, Chí đã tự trang bị cho mình một kiểu vô thức mới: vô thức của sự lãng quên.
Đánh mất lịch sử, con người không còn là người nữa. Chí không thể không nhớ nổi tuổi của mình mà không còn khả năng giao tiếp với xã hội. Hắn mở miệng ra là chửi. Sống trong lãng quên Chí muốn tự đánh mất mình. Nhưng khi bản năng tính dục được khơi dậy, Chí móc nối cuộc đời quỷ dữ của mình với Thị Nở và hi vọng thị sẽ đưa Chí trở về với mọi người. Xem ra, bản năng hướng thiện là bản năng có sức mạnh vô song hơn mọi bản năng khác. Nó luôn chờ cơ hội để lên tiếng đòi quyền lợi chính đáng cho bản thân mình. Chí muốn làm người lương thiện.
2.5. “AI CHO TAO LƯƠNG THIỆN”
Bởi khi đã được nếm mùi nhục cảm, khi đã biết lắng nghe được tiếng nói của những con người bình thường, khi “nghĩ đến rượu” hắn biết “rùng mình” thì Chí không còn là quỷ dữ nữa. Hắn mềm yếu như trước đây đã từng mềm yếu. Hắn ý thức ra rằng hắn không phải là kẻ mạnh mà “muốn ác, phải là kẻ mạnh”. Do vậy, hắn không thể nào ác. Hắn đã biết “hối hận về tội ác”... Hàng loạt nhận thức này đang dần đưa Chí trở lại với cuộc đời, với bản tính thiện sơ khai của nó. Nếu Thị Nở chấp nhận Chí...
Nhưng giả thiết ấy sẽ chẳng bao giờ thành hiện thực. Cho dù thị có “kiêu ngạo vì đã cứu sống cho một người,” cho dù thị “thấy ngường ngượng mà thích thích” khi nghĩ đến hai chữ vợ chồng... thì thị vẫn chịu khuất phục bởi một bản năng xâm hại tối thượng: tính đố kị của con người, mà nguy hại thay lại là của người có quyền uy tuyệt đối. Bản năng tính dục trong Thị Nở không thắng được bản năng xâm hại của bà cô. Đấy là điểm khác biệt giữa Thị Nở và Chí Phèo. Và đấy là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của Chí. Ở đây ta không thể trách Thị Nở. Bởi ngay từ đầu Nam Cao đã cho thị là người dở hơi rồi cơ mà.
Cho đến lúc chết, Chí Phèo không mạnh hơn Bá Kiến. Thậm chí ngay với chính bản thân mình, Chí cũng chẳng mạnh hơn. Hành động của Chí bao giờ cũng mượn qua hơi rượu. Vậy nên hành động xâm hại của Chí lại chính là việc tự xâm hại chính bản thân mình. Càng lún sâu vào con đường tội lỗi, Chí càng tự huỷ hoại hết nhân tính của mình. Nhưng ngay chính việc mượn rượu để hành động đã nói lên sự khắc khoải về bản thể của kẻ lỡ sa cơ này. Xét từ góc độ này, Chí Phèo có nét gần gũi với Jean Valjean của Hugo. Cả hai đều là nông dân lương thiện, bị luật pháp bất công tống vào tù. Nhà tù làm thay đổi tâm tính họ. Sự ruồng rẫy của xã hội càng khiến họ thù hận con người... Đến đây cách giải quyết của Nam Cao khác với Hugo và nó cũng cho thấy sự khác nhau cơ bản giữa hai bút pháp hiện thực và lãng mạn. Nếu Hugo để Jean Valjean gặp linh mục Myriel, người đánh thức thiện tính trong Jean và hướng cuộc đời của người tù khổ sai đang tuyệt vọng ấy sang nẻo thiện, thì Nam Cao để cho Chí Phèo tìm đến rượu và đi trả thù Bá Kiến, một kẻ ác và thế là Chí trở thành kẻ ác. Lôgích hành động của Chí Phèo là hợp lí nhưng vì thế thiên tính thiện trong con người này càng bị huỷ hoại và không có điều kiện toả sáng.
Bản năng tính dục cũng như bản năng xâm hại trong tác phẩm đều chi phối Chí Phèo theo cả hai mặt tốt và xấu. Vì dục tính của bà Ba mà Chí phải đi tù. Nhưng nhờ sự “hớ hênh” của Thị Nở mà thiên tính thiện trong Chí được đánh thức. Cũng thế, vì bị Bá Kiến xâm hại nên Chí trở thành quỷ dữ làng Vũ Đại, song khi bản chất thiện trong Chí sống lại, Chí đã xâm hại trở lại Bá Kiến, giết chết y để chứng tỏ giá trị làm người của mình sẽ không bị phai mờ.
Tính biện chứng trong vận động tính cách, hành vi của nhân vật thể hiện qua các mặt đối lập đã cho thấy sự am hiểu sâu sắc của tác giả về bản chất của con người và quy luật vận động tất yếu của xã hội đặt trên sự vận động bản năng trong vô thức của từng cá thể. Nam Cao vĩ đại là nhờ ông đã biết khai thác tối ưu những phạm trù cơ bản của cõi vô thức của con người. Chí Phèo vĩ đại là nhờ cho dù bản thân bị hủy hoại bởi hai bản năng gốc xâm hại và tính dục từ người khác nhưng anh ta đã biết đứng lên bằng cả hai bản năng đó và sâu xa hơn nữa là bằng sự tinh túy từ cốt cách của mọi bản năng: bản năng hướng thiện. Đấy là điểm luôn gặp gỡ trong cách nhìn nhận về con người của bất kì cây bút trác tuyệt nào của nhân loại.
Nam Cao có đọc Freud không, có biết những luận điểm kia của Phân tâm học trước khi sáng tác Chí Phèo hay không? Điều đó không quan trọng. Nhưng không thể phủ nhận lí thuyết Freud trong tác phẩm của Nam Cao, đặc biệt là Chí Phèo. Có lẽ bằng trực cảm thiên tài của một cây bút hiện đại, Nam Cao đã đi ngay vào quỹ đạo của lối viết đặc trưng của chủ nghĩa hiện đại, lối viết thiên về khai thác thế giới vô thức của con người.
James Joyce là bậc thầy văn chương của nhân loại và Ulysses (1922) của ông xứng đáng với vị trí là cuốn tiểu thuyết số một của nhân loại suốt thế kỉ XX. Bởi kể từ khi nó ra đời, nền văn xuôi của địa cầu thực sự đổi mới. Cuốn tiểu thuyết viết dưới dạng dòng ý thức, khai thác các ẩn ức, chủ yếu là libiđô tính dục của nhân vật. Nhờ chú ý đến thế giới vô thức này nên James Joyce mới có được kiểu viết mang tính cách mạng đó. Tuy nhiên khi được hỏi có chịu sự ảnh hưởng của Freud không, thì James Joyce thẳng thừng bác bỏ. Nhưng cũng như Nam Cao, cái bóng của chủ nghĩa Freud thì không thể phủ nhận trong tác phẩm của hai ông.
Dẫu chưa thể sánh ngang tầm James Joyce, nhưng Nam Cao cũng đã tạo được dấu ấn thiên tài của mình trong nền văn chương quốc nội. Dẫu chưa tạo được cuộc cách mạng về ngôn từ mang tầm cỡ thế giới, nhưng Chí Phèo của Nam Cao vẫn luôn là kiệt tác, luôn nhận được sự yêu quí của người Việt. Đặt trọng tâm cái nhìn trần thuật vừa lên vô thức nhân vật vừa dẫn dắt đến những xung đột cơ bản của cá nhân, thời đại, Nam Cao cũng đã tạo được lối viết lạ cho tác phẩm. Ngôn ngữ kể chuyện của ông luôn có ý thức xâm nhập vào cõi bí ẩn trong vô thức con người. Điều đó không chỉ giúp sáng tác của ông thành công ở phương diện tư tưởng mà còn mang lại một giọng điệu độc đáo cho Chí Phèo.
Phân tâm học của Freud quả thực đã tác động mạnh mẽ đến văn học. Nó không chỉ chỉ ra một cách thuyết phục các bản năng gốc, mà còn giúp các nhà văn tài ba ở thế kỉ XX kiến tạo nên kiểu ngôn ngữ mới lạ. Dĩ nhiên, ngay trước khi Freud xuất hiện, những biểu hiện về bản năng xâm hại và tính dục đã xuất hiện trong nhiều kiệt tác văn chương. Xuất hiện một cách vô thức. Và dẫu cho ngay cả khi Freud khẳng định được tiếng nói của mình, thì chưa hẳn các nhà sáng tác đã biết đến lí thuyết của ông. Có thể Nam Cao thuộc nhóm tác giả này. Nhưng nhờ Freud mà người đọc có thể hiểu sâu hơn về tác phẩm và có cơ sở để đưa ra những nhận định về sự bất tử của tác phẩm. Chí Phèo có được sự trường cửu cũng nhờ đã chạm đến những vấn đề cốt tủy trong tồn tại của con người, những bản năng mà Phân tâm học đã nêu ra và cả những bản năng mà nhờ Phân tâm học con người mới suy luận tiếp.
(1) Phê bình – lí luận văn học Anh Mĩ, Lê Huy Bắc sưu tập và giới thiệu, NXB Giáo dục, 2004. tr. 117-118.