Hán nôm

ĐỐI CHIẾU CÁC ÂM TIẾT HÁN - VIỆT, HÁN - HÀN VỚI CÁC ÂM TIẾT HÁN


15-10-2020
Tác giả: HOÀNG TRỌNG PHIẾN

1. Đã có nhiều công trình khảo cứu riêng về lớp từ Hán - Việt, Hán - Nhật, Hán - Hàn. Việc khảo sát thuộc bình diện tiếp xúc ngôn ngữ tìm những nét chung, tính cộng đồng của các cặp Hán - Việt, Hán - Nhật, Hán - Hàn chưa có công trình ở tầm quy mô. Việc so sánh đối chiếu các yếu tố Hán chung trong tiếng Việt, tiếng Hàn hầu như mới bắt đầu(1)(2). Một công trình khảo cứu - so sánh cặn kẽ cách đọc, ngữ nghĩa, cách tạo từ mới với yếu tố Hán chung trong tiếng Nhật, Việt, Hàn sẽ là một cống hiến có ích đối với lý luận tiếp xúc ngôn ngữ - văn hóa giữa ba quốc gia chịu ảnh hưởng nền văn hóa Trung Hoa(4). Việc vay mượn yếu tố Hán trong các ngôn ngữ này là sự vay mượn chủ động, có ý thức theo cách khúc xạ của riêng mình(5). Trong bài này chúng tôi chỉ đưa ra một số nhận xét nhỏ về cách đọc dựa vào một công trình về sự cộng đồng giữa Hán - Việt và Hán - Hàn ở mặt đọc và cấu tạo - ngữ nghĩa của một nghìn yếu tố Hán và ba trăm từ hai âm tiết có chung yếu tố Hán(3).

2. Trong các tiếng Việt, Nhật, Hàn mỗi thứ tiếng có khối lượng yếu tố Hán (đơn tiết để cấu tạo từ hai âm tiết) xấp xỉ 3.500 đơn vị được vay mượn từ các thời kỳ lịch sử khác nhau. Yếu tố Hán vào Nhật từ các vùng Hoa Hạ mà trước hết là tiếng Hán đời Ngô, rồi đến đời Đường (618 - 907), tiếp theo là tiếng Hán đọc theo phát âm đời Tống (960 - 1271), kế theo là thời Nguyên (1271 - 1368), Minh (1368 - 1644). Người Nhật mượn chữ Hán đầu tiên là thông qua con đường Hàn Quốc. Người Hàn Quốc có công đầu đưa chữ Hán vào Nhật là Wani. Ông đã đưa vào Nhật Bản sách Luận ngữ (10 tập), Thiên văn tự. Hán văn được như ngôn ngữ viết chính thức ở Nhật Bản và cũng có những bước biến cải như chữ Hán ở Triều Tiên. Một từ Nhật có cấu trúc 3 âm tiết cv cv cv mà mỗi âm tiết là một chữ Hán. Tiếp thu Hán tự và Hán ngữ, người Nhật hình thành cách đọc Hán - Nhật cho các từ chữ Hán. Một chữ Hán có hai cách đọc: on hoặc kun. Phần lớn từ có yếu tố Hán làm hình vị cấu tạo thì đọc on. Người Nhật cũng tạo ra chữ Hán - Nhật gọi là quốc tự và đọc kun theo cách Nhật. Chẳng hạn 逝 (tsuji) 烟 (hata), (Ko mi). Kiểu chữ này cũng giống như chữ Nôm của tiếng Việt. Kiểu chữ Kokuji (quốc tự) có khoảng 429 chữ được cấu tạo theo phép hội ý. Ví dụ: chữ Toge là đèođược tạo bởi phép hội ý:  (sơn, thượng, hạ). So với Hán - Hàn và Hán - Việt, Hán - Nhật có biến dạng nhiều hơn trong cách đọc và từ phái sinh phong phú hơn, ngữ nghĩa cũng phát triển nhiều hơn(6). Người Nhật dùng Hiragana, Karagana, chữ Hán (Kanji) để làm văn tự chính thức. Ngoài ra còn dùng Romaji để phiên âm. Đó là hệ thống chữ viết phức tạp nhất trên thế giới. Có học giả phương Tây cho rằng, người Nhật chọn chữ Hán làm văn tự của mình là một sai lầm lớn trong lịch sử văn hóa Nhật Bản. Nói như vậy là không tính đến cách chọn lựa và cách phát triển của người Nhật. So với Hàn Quốc, Việt Nam vốn là hai nước liền núi liền sông với Trung Hoa thì Nhật lại cách biển với đất liền nên có cách chọn lọc khác, thích hợp và khúc xạ văn hóa theo kiểu khác dù cùng một nguồn tiếp thụ và ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.

3. Việt Nam và Hàn Quốc theo con đường riêng và khác Nhật Bản. Phần lớn chữ và yếu tố gốc Hán trong hai thứ tiếng này là thuộc về các phạm trù giáo lý đạo Phật, Nho, Lão, lịch sử, văn học và các quan niệm về vũ trụ, tư tưởng, văn hóa tinh thần khác.

a) Do đặc thù về lịch sử và địa lý, Hàn Quốc tiếp thu và chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa khá sớm. Theo các công trình nghiên cứu của Triệu Nhuận Tế (2) của Liu Shih Hang thì hệ thống chữ Hán có thể là du nhập vào Hàn Quốc khoảng 1122 trước Công nguyên. Năm 372 Hàn Quốc phân tam quốc là: Koguryo ở phía Bắc, Shilla và Peakche ở phía Nam, đã tiếp nhận Phật giáo từ Trung Hoa và có tổ chức học đường truyền đạo Khổng và lịch sử Trung Hoa. Vào thế kỷ thứ II trước Công nguyên, Weiman (Vệ - mãn) nước Yên đến Hàn Quốc lập ra Vệ thị Hàn Quốc, sau đó năm 108 trước Công nguyên Hán Vũ Đế lập ra tứ quận là Lạc Long, Chân Thiên, Lâm Đồn, Huyền Tố, tạo cơ hội cho quan hệ Hàn - Hán(8) càng thêm gần gũi, mật thiết hơn. Vào thế kỷ thứ VII, người Hàn Quốc bắt đầu soạn sách sử, ký lục danh nhân, địa danh và dùng Hán tự. Và họ ghi tiếng Hàn Quốc theo hai cách. Một là, chỉ dùng ngữ âm của chữ để ghi âm tiết tiếng Hàn (cần chú ý là: tiếng Nhật Bản và Hàn Quốc cùng loại hình, còn tiếng Hán và tiếng Việt lại cùng một loại hình khác, ví dụ âm "Ku" để ghi chữ "cổ" Hàn Quốc. Hai là, dùng cách đọc Hàn Quốc để đọc nghĩa của từ được chữ Hán biểu thị. Theo cách này người Triều Tiên thêm yếu tố "tho" (tiểu từ và vĩ từ) thêm vào sau một ngữ đoạn và chữ Hán đọc theo cách Hán Triều. Ví dụ: 大 學 之 道 (dai hagjido nan).

Đến thời Shilla một hệ thống chữ viết IDU đã được tạo ra và cải tiến dần. Hệ thống chữ viết này dựa vào chữ triện của Trung Hoa và âm vận học Trung Hoa. Chữ mới có tự mẫu dựa theo quan niệm về vũ trụ, nhân sinh với 3 hình nét: chấm tròn biểu trưng cho trời (天), gạch ngang cho đất (地). gạch thẳng đứng cho người (人). Đó là hình dáng nguyên âm chữ viết. Sau này chữ viết tiếp tục được cải tiến và được dùng trong phạm vi hẹp, chủ yếu là cho phụ nữ, trẻ con. Chữ viết này có tên gọi là Onmun = Ngạn văn, cho đến thế kỷ XX mới coi là hệ thống chữ viết chính thức với tên gọi Hangul. Đây là hệ thống chữ viết đơn giản và sáng tạo của vua Sejong (1419 - 1451). Ngày nay trên các văn bản viết thỉnh thoảng mới có đôi chữ Hán - Hàn bên cạnh chữ Hangul. Bắc Triều Tiên dùng hoàn toàn Hangul, Đại Hàn cũng theo hướng đó nhưng vẫn còn dùng chữ Hán trong một số thể loại văn bản nhất định.

b) Trong quá trình tiếp xúc văn hóa, ngôn ngữ người Việt Nam đã tiếp thu, vay mượn chữ Hán và từ Hán làm giàu cho tiếng nói của mình. Từ gốc Hán đi vào trong tiếng Việt có đến vài chục thế kỷ(9). Các tài liệu cho biết trong vốn từ tiếng Việt yếu tố gốc Hán có đến 60% và ngày nay con số ấy tăng lên cao theo cách cấu tạo từ mới, lấy yếu tố Hán làm hình vị. Kiểu như: mạch máu, sống động, đảo lộn, chung cư, chung phòng, nhà trường, lớp học, chiếu bóng v.v... Trong quá trình vay mượn từ Hán và chữ Hán, người Việt Nam đã tạo ra cách đọc theo kiểu âm Hán - Việt. Lịch sử cách đọc âm Hán - Việt bắt đầu từ công trình của H. Maspéro cho đến Vương Lực và đỉnh cao là công trình của Nguyễn Tài Cẩn đều xác minh cách đọc âm Hán - Việt là tiếng Hán cuối đời Đường.

Do những nhân tố cùng loại hình, xã hội, nhận thức, ảnh hưởng của các thao tác khúc xạ văn hóa... đã làm biến đổi cách đọc yếu tố Hán trong tiếng Việt. Và từ tác động của sự đồng hóa ngữ âm đưa đến sự đồng hóa ngữ nghĩa. Vương Lực chia yếu tố gốc Hán thành 3 loại: âm Hán - Việt, âm cổ Hán - Việt và âm Hán - Việt đã Việt hóa. Một công trình mới đây của Nguyễn Văn Khang(10) đã đề xuất ý kiến về ba kiểu đồng hóa cách đọc Hán - Việt kéo theo sự khác biệt ngữ nghĩa.

Trong quá trình vay mượn yếu tố Hán, chữ Hán, người Việt Nam đã dùng chữ Hán rồi sáng tạo chữ Nôm và sau này dùng chữ Quốc ngữ để ghi âm từ Hán Việt. Một điều dễ nhận thấy tính độc đáo của âm Hán - Việt là: một từ gốc Hán có một cách đọc, ghi thành các chữ Hán khác nhau với các nghĩa khác nhau lại được ghi bằng Hán - Việt là một từ. Ví dụ: - 保 寶 bảo. Cũng như vậy, một từ Hán - Việt là "Hàn" chỉ có thể tương ứng với hàn vi, hàn sĩ, cơ hàn, bần hàn của tiếng Hán và ứng với hàn thuyên, hàn lâm viện - trong tiếng Trung Quốc bằng các chữ khác nhau. Hiện tượng đồng âm trong tiếng Hán phân biệt nghĩa nhờ vào dạng chữ, trong Hán - Việt nhờ vào khả năng kết hợp. Chẳng hạn, thảo = cỏ ¹ thảo (bản thảo), thảo luận, cam thảo, hiếu thảo.

Việc mượn chữ Hán và yếu tố Hán trong Hán - Việt, Hán - Hàn sớm muộn khác nhau, khúc xạ khác nhau và mỗi dân tộc đều có ý thức, bản lĩnh tạo cho mình chữ viết riêng thích hợp. Tính đồng văn khu vực của Việt - Hàn và cả Nhật nữa được các cứ liệu ngôn ngữ chứng minh và bảo hiểm.

4. Cách đọc yếu tố Hán trong Hán - Việt, Hán - Hàn về cơ bản là na ná giống nhau. Mỗi tiếng có sự biến đổi phụ âm đầu, âm giữa, âm cuối theo áp lực và quy luật cấu âm và âm vị học của mình. Hán - Việt giữ lại chung âm và thay phụ âm đầu, Hán - Hàn giữ âm đầu biến đổi vần, ví dụ: (*)

Hán Hán - Việt Hán - Hàn
(shải) sắt sak
(ti) đề je
(shui) thủy su
(yuan) viên weon
(tian) thiên cheon
(ying) ứng eung
(bei) bắc buk
(biăn) biên byeon

Kết quả so sánh giữa Hán, Hán - Việt, Hán - Hàn như sau:

(1) Giống nhau phụ âm đầu và cả khuôn âm tiết (40%)

(ai) ái ae
(an) an yên an yen
(ben) bổn bản bon
(bu) bộ bo
(chăn) sản san
(dăng) đảng đang
(ge) các gak
(guan) quan qwan
(hui) hỏa hwa
(mu) mộc mok
(tu) thổ tho...

(2) Khác nhau phụ âm đầu (50%)

Hán Hán Việt Hán - Hàn
b- b- (bát) b-
® ph- (phát) ph-
c- t (tài) j-
® th (tham) ch-
tr (trắc) -
ch- ® x (xa) ch-
d- ® đ (đao) đ (0)-
(địa) j-
g- c (cải) g-
® q (quản) -
j k (kiến) g-
® gi (giáo) g (yo)
t- ® đ (đã) t
k- ® kh (khai) g (ae)
w- ® v (vạn vọng) m (an)
(vương) w (ang)
y ư) v (vũ) u

Nhận xét:

- Cách đọc Hán - Hàn gần với Hán.

- Hán - Việt khu biệt từ nhờ phụ âm đầu.

- Âm vị [k] của Hán-Việt với 3 biến thể (c, p, k) ứng với Hán và Hán-Hàn [k].

(3) Khác nhau phần vần.

Hán Hán - Việt Hán - Hàn
- i ® - i/ê/ (ái) (bệ) - e (- ye)
- a ® - a - (bát) - ai
- ai ® - a - (bách) - ae
- ai - (bái)
- ei ® - i - (bị) - i
- ian ® - iên - yeon
- ing ® - ăng (băng) - ing
- inh (bình, - yeong
kinh)
- eng ® - ăng (năng) -
eung
- iao ® - iêu (biểu) - yo
(biệt) - yeol
- u ® - ư (xử) - eo
- e ® - ích (đích, xích) - eok
- uăn ® - uyên (xuyên, thuyền) - eon
- uo ® - uôc (quốc, quả) - uk
- ua ® - oa (hoa, hòa) - wa
- wen ® - v (văn) - um

Nhận xét:

- Vần Hán sang Hán - Việt và Hán - Hàn có biến hóa.

- Vần Hán - Việt có xu hướng giữ lại và làm thành chung âm gần Hán.

- Các vần Hán - Việt có - iê - uyê ứng với Hán - Hàn là - yeo -, - ei - ye -

- Các chung âm Hán - Việt Hán - Hàn bằng phụ âm phần lớn tương ứng : -n/-n, -k/-k, -ng/-ng, -m/-m, ... Đặc biệt -t/-l (ví dụ: bút/phil, biết/byul, bất/bul, phát/bal, thiệt/seol, huyết/hyeol)

5. Từ Hán - Việt, Hán - Hàn (kể cả Hán - Nhật nữa) được cấu tạo từ hai yếu tố Hán đều giống nhau. Khảo sát gần 400 từ cho thấy:

(a) Cách đọc âm tiết Hán trong mỗi ngôn ngữ thế nào thì cũng đọc nguyên như thế trong từ ghép:

Ví dụ:

Hán Hán - Việt Hán - Hàn
第 一 đệ nhất = thứ nhất ® jo-il
第 二 đệ nhị = thứ nhì ® jo-i
第 八 đệ bát = thứ tám ® jo-phal
破 產 phá sản ® pha san
獨 立 độc lập ® doclip
保 管 bảo quản ® boquan
努 力 nỗ lực ® no liâc

b) Cùng dùng yếu tố Hán để cấu tạo từ 2 âm tiết các tiếng Hán - Việt, Hán - Hàn (cả Hán - Nhật nữa) có khả năng sản sinh giống nhau, chỉ khác nhau về trật tự từ.

Ví dụ:

Giới thiệu ® Thiệu giới
Giai đoạn ® Đoạn giai
Giới hạn ® Hạn giới

Khả năng sản sinh tạo từ với cùng yếu tố Hán ở Nhật và Hàn có phần nhiều hơn, ở tiếng Việt gần tương đương gốc Hán. Vả lại Hán - Nhật và Hán - Hàn cùng loại hình nên có thêm phụ tố để có từ loại mới. (Nhật thêm tsu-ru để có động từ). Người Hàn Quốc đọc từng từ thì theo Hán - Hàn, khi viết văn bản thì thêm phụ tố trong ngữ, ví dụ:

大 學 之 道 (dae-haeg-ji-do-nan )

在 親 民 (jae-cin-min-ha-mye )

Nghĩa chính danh của yếu tố Hán cũng như từ ghép Hán - Việt, Hán - Hàn là giống nhau. Nội hàm ngữ nghĩa có thêm nghĩa bổ sung theo cách tri giác và sự phát triển của hệ thống ngữ nghĩa mỗi thứ tiếng.

*
**

Tình hình đối chiếu trên đây cho thấy hai nước Việt, Hàn có chung mối liên hệ văn hóa ngôn từ với tiếng Hán, nhưng cách tiếp thu của mỗi thứ tiếng theo đặc trưng dân tộc. Ngày nay mỗi nước có chữ viết riêng để ghi từ Hán. Người Hàn Quốc, Nhật Bản nhìn chữ Hán có khả năng nhận biết nhanh ngữ nghĩa của chúng, còn thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay khả năng này bị hạn chế, vì không nhận nghĩa qua tự dạng. Trên sách báo của ta hiện nay đầy rẫy những sai nhầm về dùng từ và hiểu nghĩa yếu tố Hán và từ gốc Hán. Nên chăng, ta phải học tập kinh nghiệm của Hàn Quốc, Nhật Bản về việc dạy chữ Hán trong chương trình dạy Quốc ngữ. Hai nước này dạy chữ Hán từ bậc phổ thông đến Đại học theo pháp lệnh, có định lượng cho từng bậc học.

H.T.P

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Hứa Tuyên: Sơ lược về việc sử dụng chữ Hán ở Việt Nam và Đông á. Tập san khoa học A. Annals ofhem University, số 1/1994.

(2) Fabre Andre, Trois ecritures à base d aradères Chinois. Le Idu (corée), les Kana (japan)et le ChưNom (ViẹtNam) . Asiatische Studier/Etudes Asiatiques, XXXIV, 2/1980.

(3) Đỗ Thông Minh, Super - Mini Dictionary. Tokyo, 1994.

(4) Từ điển yếu tố Hán Việt thông dụng, Viện Ngôn ngữ học, H. 1991.

(5) Phan Ngọc: Tiếp xúc ngôn ngữ Đông Nam Á, H. 1983.

(6) Trần Sơn: Khảo sát từ Hán - Nhật thông dụng (Luận án TS. 1994).

(7) Triệu Nhuận Tế, Hàn Quốc văn học sử khái luận. Hoa Cương Tùng thư, Đài Bắc (Taipei), 1969.

(8) G.J. Ramstedt, Korean grammar. Helsinki, 1939.

(9) Nguyễn Tài Cẩn: Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán - Việt, H. 1979.

(10) Nguyễn Văn Khang: Vai trò của một số nhân tố ngôn ngữ - xã hội trong việc hình thành nghĩa của các yếu tố Hán - Việt. Tạp chí Ngôn ngữ, 4/1992.

Theo Tạp chí Hán Nôm

http://hannom.org.vn/web/tchn/data/9601.htm

Post by: Vu Nguyen HNUE
15-10-2020