Văn học nước ngoài

ĐÁNH THỨC TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TRONG BỐI CẢNH ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG TỰ DO VÀ RỘNG MỞ


29-07-2021

ĐÁNH THỨC TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA VIỆT NAM - ẤN ĐỘ

TRONG BỐI CẢNH ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG

TỰ DO VÀ RỘNG MỞ

 

                                                               Nguyễn Thị Mai Liên*

 

       Ấn Độ là đất nước có nền văn hóa lâu đời, phong phú và vô cùng độc đáo. Đây là quê hương của hai trong số những tôn giáo lớn nhất thế giới là đạo Phật và đạo Hindu. Đồng thời đây cũng là ngôi nhà chung của nhiều tôn giáo. Các tôn giáo Ấn Độ ra đời cách đây hàng nghìn năm đã hình thành nên những trung tâm văn hóa tôn giáo nổi tiếng. Đây đồng thời cũng là những điểm du lịch thu hút rất nhiều khách du lịch hành hương từ khắp nơi trên thế giới. Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên. Theo bước chân của các nhà tu hành, văn hóa Ấn Độ đã vào Việt Nam và hình thành những trung tâm văn hóa hỗn dung văn hóa Ấn Độ và các tôn giáo bản địa. Người Việt Nam yêu mến và thành kính ngưỡng mộ văn hóa Ấn Độ, thậm chí, có thể nói, tư tưởng văn hóa Ấn Độ đã ăn sâu trong tiềm thức của đa số người Việt. Người Việt theo đạo Phật một lòng thành kính hướng Phật, mong muốn được đến viếng thăm những thánh địa trên quê hương đức Phật. Đồng thời, Việt Nam cũng là đất nước có nhiều thế mạnh thu hút du khách Ấn Độ đến Việt Nam như các danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, ẩm thực, mua sắm… Tiềm năng hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ là rất lớn. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, du lịch Việt Nam - Ấn Độ nói chung và du lịch văn hóa giữa hai nước chưa thực sự phát triển như tiềm năng vốn có. Vậy trong bối cảnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở hiện nay, chúng ta nên làm gì để đánh thức tiềm năng du lịch giữa hai nước? Bài báo này tập trung nghiên cứu thực trạng

…………………….

  • PGS.TS, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

du lịch Việt Nam - Ấn Độ, phân tích nguyên nhân và nêu ra một số giải pháp đánh thức những tiềm năng phát triển du lịch nhất là du lịch văn hóa giữa hai nước trong bối cảnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

1. Bối cảnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở

        Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực địa – sinh học chỉ vùng nhiệt đới trải dài từ bờ tây Ấn Độ Dương tới tây và trung tây Thái Bình Dương. Tiến sĩ Gurpreet S. Khurana, Giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia tại New Delhi, Ấn Độ là học giả đầu tiên sử dụng thuật ngữ này mang nghĩa về địa chính trị trong bài báo An ninh hàng hải: Triển vọng hợp tác Ấn Độ – Nhật Bản (2007). Tiến sĩ cho rằng: Các lợi ích chung và cốt lõi của Ấn Độ và Nhật Bản về hàng hải sẽ khó có thể được bảo đảm nếu Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương bị chia rẽ trong nhận thức chiến lược1. Thuật ngữ “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” đã ra đời như là một tầm nhìn chiến lược mới trong khu vực.

      Sau đó, thuật ngữ này lần lượt được Nhật Bản, Mĩ, Australia thừa nhận. Năm 2007, trước Nghị viện Ấn Độ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã khẳng định “sự hợp lưu của hai đại dương” như là “sự kết nối năng động của hai vùng biển tự do và thịnh vượng” ở châu Á. Giới chức và các học giả Ấn Độ, Nhật Bản đã ủng hộ, coi ý tưởng đó là “nền tảng cho sự hợp tác toàn diện vì lợi ích chung của hai nước trong thế kỉ XXI2. Ngoại trưởng Mĩ Hillary Clinton là quan chức cấp cao Hoa Kì sử dụng thuật ngữ này đầu tiên trong bài phát biểu năm 2011 tại Honolulu. Bà nhấn mạnh: “Chúng ta (Mĩ) hiểu tầm quan trọng của lưu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đối với giao thương toàn cầu3. Tuy nhiên, chỉ khi có sự ủng hộ tích cực chiến lược này của Australia trong một thời gian dài do nước này coi đây là khu vực quan trọng trong chiến lược an ninh của mình thì thuật ngữ Ấn Độ Dương – Thái

…………………..

1,2,3 Nguyễn Nhật Huy & Sơ Nguyên, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Kỉ nguyên mới của cạnh tranh địa chiến lược, http://nghiencuuquocte.org, Posted on 07/04/2018 by The Observer.

 Bình Dương mới trở nên phổ biến. Mặc dù, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một ý tưởng chưa định hình với nhiều băn khoăn như khu vực bao gồm những nước

nào, mục tiêu và chiến lược là gì… nhưng ý nghĩa đặc biệt quan trọng về an ninh chính trị và thương mại thế giới trong thế kỉ XXI là không thể phủ nhận.

     Nguyên nhân dẫn đến hình thành ý tưởng về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trước hết vì khu vực này có những tuyến đường biển quan trọng vận tải dầu mỏ, khí đốt và hàng hóa trên thế giới. Đây cũng là vùng biển nổi tiếng bất ổn với nạn cướp biển, khủng bố. Việc đảm bảo an ninh cho huyết mạch kinh tế thế giới là nhiệm vụ bức thiết hàng đầu của các quốc gia. Tuy nhiên, năng lực an ninh hàng hải của các nước trong khu vực còn hạn chế. Vì vậy, rất cần sự phối hợp sức mạnh an ninh trên biển giữa các quốc gia. Một yếu tố quan trọng nữa dẫn tới sự ra đời của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là sự tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc tới các nước Trung Á, Nam Á và châu Phi trên lục địa và trên hai biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Bằng việc đầu tư ồ ạt xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường biển và các căn cứ quân sự ở hải ngoại, Trung Quốc đang cho thấy sức ảnh hưởng trên thế giới ngày một gia tăng của họ cả về kinh tế lẫn quân sự. Để đối trọng với Trung Quốc, nhằm bảo vệ lợi ích chính trị, kinh tế và các giá trị cốt lõi của mình trong khu vực, các cường quốc có liên quan đã xây dựng ý tưởng về một liên minh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Chiến lược này đã thể hiện rõ tầm nhìn đó. Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và Mĩ – bốn cường quốc về kinh tế, quân sự; thành viên của nhóm “Đối thoại an ninh bốn bên” (gọi tắt là nhóm “Bộ tứ,” hay “Tứ giác kim cương”) được hình thành từ năm 2007 do sáng kiến của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe – là tứ trụ trong việc hình thành chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó nhấn mạnh vai trò trung tâm của Ấn Độ. Và Ấn Độ, với tiềm năng vốn có của mình, đã sẵn sàng gánh vác trách nhiệm giữ gìn an ninh khu vực.

       Việc hình thành chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã tạo ra một bối cảnh thuận lợi tự do và rộng mở cho việc hợp tác giữa các nước ASEAN và Ấn Độ cũng như các nước khác trong khu vực. Với khối ASEAN, theo con số của Nguyễn Nhật Huy & Sơ Nguyên cung cấp trong bài báo Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Kỉ nguyên mới của cạnh tranh địa chiến lược:Thương mại hai chiều Ấn Độ – ASEAN đã tăng từ 12 tỉ USD năm 2001 lên 70 tỉ năm 20171. Bài báo cũng nêu ra nhiều thông tin về hợp tác Ấn Độ - ASEAN: “Khối ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ tư của Ấn Độ. Ấn Độ cũng tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng kết nối nước này với Đông Nam Á, đặc biệt là Đông Nam Á lục địa. Các dự án như Đường cao tốc Ấn Độ – Myanmar – Thái Lan cùng với Hành lang kinh tế Đông – Tây và Hành lang kinh tế phía Nam sẽ kết nối Đà Nẵng, TP.HCM, Phnom Penh, Bangkok với Yangon và New Delhi thúc đẩy thương mại, phát triển kinh tế, văn hoá và quốc phòng trong khu vực. Việc lãnh đạo của cả mười nước ASEAN đều có mặt tại Ấn Độ tham dự lễ kỉ niệm Ngày Cộng hoà 26/01/2018 là sự kiện chưa từng có và đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác xuyên Á và chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương2.

      Bối cảnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở chính là tiền đề hết sức quan trọng để đánh thức tiềm năng du lịch, nhất là du lịch văn hóa giữa Việt Nam - Ấn Độ và các nước trong khu vực.

 

  1. Thực trạng du lịch Việt Nam - Ấn Độ

      Trong thực tế, du lịch Việt Nam - Ấn Độ gặt hái những thành công nhất định và cũng còn nhiều bất cập, hạn chế. Số lượng du khách Ấn Độ đến Việt Nam gia tăng nhưng chưa thực sự đột phá và còn chiếm tỉ lệ khiêm tốn so với số lượt khách Ấn

…………………….

1,2 Nguyễn Nhật Huy & Sơ Nguyên, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Kỉ nguyên mới của cạnh tranh địa chiến lược, http://nghiencuuquocte.org, Posted on 07/04/2018 by The Observer.

 

Độ đi du lịch tới các nước trên thế giới và tới khu vực Đông Nam Á. Đánh giá về tình hình du khách Ấn Độ tới Việt Nam trong Hội nghị Hợp tác phát triển du lịch Việt Nam - Ấn Độ được tổ chức ngày 7/3/2017, Tổng cục phó Tổng cục Du lịch Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết: “Kể từ năm 2001, khi hai nước kí kết hợp tác về du lịch, hoạt động du lịch của hai quốc gia đã có nhiều tiến triển. Năm 2010, có 33.000 lượt khách Ấn Độ tới Việt Nam và tới năm 2016, là 85.000 lượt khách - tăng 30% so với năm 2015. Nhưng nếu so với 16 triệu lượt khách Ấn Độ đi du lịch nước ngoài - năm 2016 (trong đó có 2 triệu lượt khách tới các nước Asean), thì con số đó vẫn còn khiêm tốn (chiếm tỉ lệ khoảng 3% trong số 2 triệu lượt khách Ấn Độ đi du lịch Asean), trong khi Việt Nam cũng rất giàu tiềm năng du lịch…”1.

        Thống kê của Bộ Du lịch Ấn Độ cũng cho thấy, giai đoạn 2005-2015, khách Ấn Độ đi du lịch nước ngoài tăng 2,5 lần, từ 7,2 triệu lượt năm 2005 lên 20,4 triệu lượt năm 2015 với tốc độ tăng trưởng trung bình là 11%/năm.

        Trong Hội nghị Xúc tiến du lịch “Ấn Độ kì thú” diễn ra ngày 6/7/2017, bà Smita Pant, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng khẳng định thực tế trên. Theo bà, năm 2016 có khoảng 85.000 lượt khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam. Bà cũng cho biết thêm về số khách Việt Nam đi du lịch Ấn Độ là khoảng 20.000 lượt người. So với tiềm năng phát triển du lịch của hai nước, những con số này còn khá nhỏ2. Cục Quản lí cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho hay, theo số liệu từ Hiệp hội Du lịch Việt Nam, trong năm 2016, có khoảng 6,5 triệu lượt du khách trong nước đi du lịch nước ngoài, tăng khoảng 15% so với năm trước và chi tiêu 7 - 8 tỉ USD,

gấp đôi con số 3,5 tỉ năm 2012. Đến năm 2017, con số này là 7,5 triệu lượt khách3.

……………………..

1 Lê Quang Vinh, Nâng tầm hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ, Báo Lao động Thủ đô, Thứ Tư, 8/3/2017, 9h21GMT.

2 PV, Tăng cường hợp tác du lịch tâm linh và y tế giữa Ấn Độ - Việt Nam, (VOV5), 06 Tháng Bảy 2017 | 19:17:12).

3 PV, Người Việt chi 8 tỉ USD đi du lịch nước ngoài mỗi năm, 20-11-2017 - 15:05 PM Kinh tế vĩ mô - Đầu tư.

 

Grandviet Tour, một nhà điều hành du lịch tại Hà Nội, cho biết họ đã tổ chức khoảng 700 đến 800 chuyến đi vào dịp Tết năm nay, cách đây 5 năm con số này chỉ là 500 đến 600 chuyến1.

      Theo đó, người Việt hay đi du lịch như Thái Lan, Hàn Quốc, Campuchia, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc… So sánh con số cụ thể số lượng khách đi từng nước, chúng ta sẽ thấy rõ hơn số lượng khách Việt Nam đi du lịch Ấn Độ cũng như mức tăng trưởng hết sức khiêm tốn. Trước hết là Campuchia. Trong năm 2017, số lượng du khách Việt Nam đến Campuchia là hơn 3 triệu lượt. Tiếp đến là Thái Lan, chỉ riêng năm 2017, Thái Lan cũng đã thu hút tới hơn 2 triệu lượt khách Việt đến nước này. Đảo quốc Sư tử Singapore, một điểm đến hấp dẫn đối với người Việt cũng đón 469.000 triệu lượt khách đến từ Việt Nam trong năm 20172.

       Đứng thứ tư trong danh sách là Hàn Quốc. Trong bài báo Người Việt ngày càng chuộng các tour du lịch nước ngoài trên VOV.VN cập nhật 6:40, Thứ Tư 4/4/2018, đại diện Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, lượng khách Việt Nam đến Hàn Quốc tăng trưởng cao. Nếu năm 2014 có 160.000 lượt khách thì năm 2017 đạt 320.000 khách, tăng gấp đôi trong vòng 3 năm. Nếu so với lượng khách Việt đến Ấn Độ thì lượng khách đến Hàn Quốc gấp 16 lần.

        Kế sau Hàn Quốc là Nhật Bản. Theo thống kê của cơ quan xúc tiến du lịch Nhật Bản (JNTO) vừa khai trương văn phòng đại diện tại Việt Nam với mục tiêu thu hút thêm ngày càng nhiều khách Việt sang thị trường này, thì chỉ trong vòng 5 năm, từ 2012-2016, số lượng khách Việt đi du lịch Nhật Bản đã tăng gấp 4 lần và đạt hơn

233.000 lượt vào cuối năm ngoái. Số lượng người Việt Nam đi du lịch Đài Loan

khoảng 150.000 lượt năm 2017.

 …………………………..

1 Vy An, Báo Anh: Người Việt chi ngày càng nhiều để d u lịch nước ngoài, Theo Financial Times, VN Express, Thứ bảy, 17/2/2018, 08:09 (GMT+7).

2 Đào Loan, Nhìn người Việt đi du lịch nước ngoài, http://www.thesaigontimes.vn,

 

Thứ Hai, 18/9/2017, 08:39). 

     

 

        Chi phí cho một tour du lịch Ấn Độ của người Việt khá cao so với các nước trong khu vực châu Á. Giá tour du lịch Ấn Độ hiện dao động khoảng từ 30 đến 40 triệu VNĐ cho chuyến đi từ 7 đến 10 ngày. So với thu nhập trung bình của đa số người Việt thì đây là mức giá khá cao. Trong khi giá tour của các hãng lữ hành Việt Nam đến Campuchia là khoảng 4-5 triệu, Thái Lan là 6-7 triệu, Hàn Quốc từ khoảng 11-20 triệu/người cho một chuyến 6 ngày 5 đêm. Ông Hoàng Đình Anh, Giám đốc Công ti Du lịch Quốc tế Đình Anh chia sẻ: “Cái chính là giá tour Ấn Độ còn quá cao. Giá tour cao chủ yếu là do giá thành di chuyển giữa Việt Nam và Ấn Độ cao, chứ tour trong nội địa của Ấn Độ rẻ thôi. Gói tour du lịch sang Ấn Độ đang cao gấp gần đôi với các nước châu Á khác. Vì vậy, nếu có đường hàng không hoạt động thuận lợi như các nước trong ASEAN thì việc phát triển du lịch giữa Việt Nam và Ấn Độ sẽ phát triển mạnh hơn nhiều1.

       Đối với du lịch Việt Nam, bất cập về chi phí cho du lịch ở Việt Nam có thể nói là câu chuyện dài kì, chưa có hồi kết. Giá cao, tăng giá vô tội vạ gây bất lợi trong cạnh tranh điểm đến đặc biệt tại những nơi có lượng khách lớn đổ dồn về trong các kì nghỉ là hiện tượng phổ biến của du lịch Việt Nam.

  1. Nguyên nhân bất cập

     Vậy nguyên nhân của sự chậm phát triển trong du lịch văn hóa Việt Nam - Ấn Độ là gì?

     Một trong những trở ngại khiến lượng du khách hai bên không có sự tăng trưởng nhanh mạnh là việc đi lại giữa hai nước còn khó khăn, tốn kém thời gian, công sức chờ đợi do hiện nay, vẫn chưa có đường bay thẳng giữa hai quốc gia. Các hãng hàng không của hai nước như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Air India… vẫn phải duy trì đường bay kết nối, transit ở Bangkok, Singapore…

………………………

1 Minh Hòa, Đẩy mạnh hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ, baoquocte.vn.

 

      Đối với du khách người Việt, khí hậu Ấn Độ cũng là một rào cản lớn. Đất nước Ấn Độ rộng lớn có khí hậu rất phức tạp. Nhìn chung, khí hậu tiểu lục địa này có hai bộ mặt, một của mẹ hiền và một của phù thủy cay nghiệt. Nắng nóng (có khi lên đến 520 C), hạn hán, lũ lụt, băng giá… là những hiện tượng thời tiết cực đoan gây trở ngại cho du khách Việt đến Ấn Độ.    

      Nhiều thông tin về tình hình an ninh bất ổn ở Ấn Độ cũng gây hoang mang, ngần ngại cho quyết định chọn tour Ấn Độ của du khách Việt Nam. Tổ chức Thomson Reuters Foundation hôm 26/6/2018 đã công bố kết quả khảo sát của 550 chuyên gia về vấn đề phụ nữ. Kết quả cho thấy Ấn Độ là quốc gia nguy hiểm nhất đối với phụ nữ do bạo lực tình dục, nạn buôn bán người cho công việc nội trợ, lao động bắt buộc, kết hôn cưỡng ép, nô lệ tình dục và nhiều lí do khác (theo CNN).

       Sự khác biệt về ẩm thực cũng là một trở ngại vô hình đối với du khách hai nước. Các món ăn Ấn Độ có độ nóng cay cao do có nhiều ớt, tiêu và các gia vị cay khác. Mặt khác, món ăn Ấn Độ có lượng dầu mỡ lớn nên không thực sự được du khách Việt hào hứng lựa chọn…

  1. Giải pháp đánh thức tiềm năng

     Tiềm năng du lịch của Ấn Độ và Việt Nam rất dồi dào. Dân số Ấn Độ lên đến hơn 1 tỉ người. Dân số Việt Nam cũng lên tới hơn 90 triệu. Đây là nguồn tiềm năng lớn để phát triển du lịch giữa hai nước. Hơn nữa, người Ấn và người Việt có nhu cầu và khả năng đi du lịch rất cao. Theo công ti nghiên cứu thị trường Nielsen, du lịch thuộc top 3 sở thích hàng đầu của người Việt, xếp trên ăn uống và mua sắm quần áo mới. Kết quả này dựa trên cuộc khảo sát 300 người trong độ tuổi 30-55 tại Hà Nội và TP HCM 1. Hồi tháng 4-2017, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) có báo cáo cho biết vào năm ngoái, chi tiêu ra nước ngoài của các thị trường nguồn của du lịch

………………………….

1 Vy An, Báo Anh: Người Việt chi ngày càng nhiều để du lịch nước ngoài, Theo Financial Times, VN Express, Thứ bảy, 17/2/2018, 08:09 (GMT+7).

thế giới đều tăng trưởng. Trong đó, Việt Nam được xếp vào tốp 50 thị trường nguồn của du lịch thế giới và là một trong chín thị trường có mức tăng trưởng hai con số. Trong năm 2016, chi tiêu du lịch nước ngoài của người dân Việt Nam tăng đến 28%.

      Các điểm tham quan, du lịch của Ấn Độ và Việt Nam rất phong phú. Ở Ấn Độ, do sự đa dạng về tôn giáo và các nền văn hóa nên có một hệ thống các thắng tích mang màu sắc của các tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau. Những địa điểm du lịch nổi tiếng của Ấn Độ có thể kể đến như Agra, nơi có ngôi đền Taj Mahal hùng vĩ, một trong bảy kì quan của thế giới. Ngoài Taj Mahal, Agra có nhiều điểm khác mà du khách nên ghé thăm như Fatehpur Sikri, pháo đài Agra, lăng mộ Akbar, Ram Bagh và pháo đài Sikandra. Vùng Kashmir hấp dẫn du khách bởi phong cảnh giống như Thụy Sĩ, nhiệt độ mát mẻ, núi non hùng vĩ, các đỉnh núi tuyết tuyệt đẹp vào mùa đông, những thung lũng xanh mướt vào mùa hè, thác, hồ nước, vườn cây… Vùng Amritsar có ngôi Đền Vàng vô cùng nổi tiếng, biểu tượng của tình huynh đệ và bình đẳng. Jaipur là một nơi đầy màu sắc với nhiều di tích lịch sử với pháo đài Amber ở Amer, trông như pháo đài trong truyện cổ tích, “Cung điện Gió” Hawa Mahal...

       Địa điểm du lịch Việt Nam cũng hết sức phong phú do “Việt Nam có bờ biển dài trên 3.200 km với nhiều bãi biển đẹp, thơ mộng, có nền văn hóa giàu bản sắc và đa dạng với nhiều di sản văn hóa thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận, con người Việt Nam thân thiện, mến khách, ẩm thực phong phú và đặc sắc cùng hệ thống các khách sạn1.

       Vậy làm thế nào để đánh thức những tiềm năng này? Dựa trên nguyên nhân những bất cập trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau đây.

       Trước hết, để giảm thiểu những khó khăn về đi lại, các hãng hàng không cần mở đường bay trực tiếp từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tới Ấn Độ, tạo điều kiện

 …………………………      

1 Huy Bình - Minh Luyến (P/v TTXVN tại New Dehli), VN tăng cường quảng bá du lịch tại Ấn Độ, bnews.vn.

 

thuận lợi cho du khách hai nước di chuyển dễ dàng hơn cũng như làm giảm đáng kể

giá thành của các tour.

      Thứ hai là nên thành lập các văn phòng đại diện của cơ quan xúc tiến du lịch Ấn Độ tại Việt Nam và Việt Nam tại Ấn Độ để giới thiệu, quảng bá rộng rãi hình ảnh Ấn Độ và Việt Nam tới du khách mỗi nước. Trước Nhật Bản, các quốc gia khác như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc… đều đã sớm lập văn phòng đại diện cơ quan xúc tiến du lịch tại Việt Nam nhằm tiếp cận gần hơn với du khách Việt. Với các chính sách quảng bá, kích cầu, hỗ trợ trực tiếp cho hãng lữ hành Việt và du khách, số lượng người Việt đi du lịch các nước này ngày càng nhiều. Có nhiều nguyên nhân khiến nhiều người Việt đi du lịch nước ngoài, đặc biệt là những điểm đến thu hút du khách trong thời gian gần đây như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Nguyên nhân “trước hết, vì những nơi này có nhiều thứ để xem, để chơi; kế đến là giá cả phải chăng; thêm chuyện gần đây, việc đi lại trở nên tiện lợi hơn do có thêm nhiều chuyến bay, thủ tục nhập cảnh dễ dàng hơn; đặc biệt, vì khách không thể “thoát” được sự quảng bá mạnh mẽ của các cơ quan xúc tiến du lịch1. Hình ảnh của những điểm du lịch này xuất hiện khắp mọi nơi: trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các diễn đàn du lịch, mạng xã hội, hội chợ, ở các công ti du lịch và thậm chí là trên xe bus… Nếu tìm nguyên nhân vì sao hàng triệu người Việt đi các nước du lịch thì cách thức mà những nơi này quảng bá hình ảnh đến khách hàng là vấn đề đầu tiên mà ngành du lịch Ấn Độ và Việt Nam nên tìm hiểu. Các chiến lược tiếp thị của họ hiệu quả cao không chỉ vì được đầu tư kinh phí lớn mà còn vì được thực hiện bài bản.

     Tình trạng kinh doanh thời vụ, kiểu tranh thủ lúc có khách bán giá lên cao nhằm bù lại phần thiếu hụt lúc vắng khách cũng là một hạn chế cần khắc phục. Tình trạng

này khiến du lịch Việt Nam trở nên xấu đi rất nhiều trong mắt bạn bè quốc tế. “Do

………………………

1 Đào Loan, Nhìn người Việt đi du lịch nước ngoài... http://www.thesaigontimes.vn,

 

Thứ Hai, 18/9/2017, 08:39.

vậy, muốn cho môi trường du lịch tốt hơn và có mặt bằng giá cả ít biến động hơn thì doanh nghiệp và cơ quan quản lí phải giải quyết được tính mùa vụ trong kinh doanh1.

        Các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam - Ấn Độ cần triển khai rất đa dạng các kênh như đặt trực tuyến trên trang web của khách sạn, hãng hàng không, đặt trên trang web tập hợp dịch vụ của các khách sạn/hãng hàng không khác nhau, gọi điện đặt… Vì hiện nay, “bên cạnh đi du lịch theo tour chỉ định sẵn, người tiêu dùng đang có xu hướng đi du lịch tự túc. Họ tự đặt vé máy bay và khách sạn, đặc biệt là qua các trang mạng trực tuyến để giảm chi phí2.   

       Trong thời gian tới, ngoài các kênh xúc tiến quảng bá truyền thống, các hãng du lịch phải đẩy mạnh ứng dụng marketing điện tử, tổ chức thường xuyên hơn các hoạt động trao đổi, hợp tác với các doanh nghiệp, hãng phim, cơ quan truyền thông và doanh nghiệp du lịch hai nước, tham gia hội chợ, triển lãm, tổ chức các đoàn khảo sát cho cơ quan báo chí và doanh nghiệp du lịch, tổ chức các chương trình phát động thị trường… “Tổng cục Du lịch cần phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán hai bên, Bộ Du lịch Ấn Độ và các doanh nghiệp tổ chức các hội nghị hợp tác du lịch - hàng không, du lịch - điện ảnh, đón các đoàn làm phim sang Việt Nam khảo sát, quay phim, trao đổi đoàn học tập chia sẻ kinh nghiệm, nghiên cứu xây dựng sản phẩm mới...”3. Việt Nam và Ấn Độ cần tổ chức nhiều hội thảo về du lịch, mời diễn giả Việt Nam và Ấn Độ trao đổi về đặc điểm thị trường du lịch hai nước để các doanh nghiệp du lịch có cơ hội hiểu rõ hơn về thị trường của nhau, nâng cấp Website du lịch để góp phần đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam tại Ấn Độ và ngược lại, trao đổi những đoàn chuyên gia sang học tập trao đổi kinh nghiệm quản lí, nghiệp

   ………………………

1 Đào Loan, Nhìn người Việt đi du lịch nước ngoài... http://www.thesaigontimes.vn,

 

Thứ Hai, 18/9/2017, 08:39.

2 Người Việt chi 8 tỉ USD đi du lịch nước ngoài mỗi năm, 20/11/2017, Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

3Thu Thủy, Thúc đầy hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ, vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/23046, Thứ tư, 08/03/2017

vụ du lịch cũng như đào tạo học viên trên đại học ở các cơ sở đào tạo về quản lí kinh doanh du lịch hai nước. Các hoạt động này sẽ góp phần không nhỏ trong việc tăng lượng khách trao đổi hai nước.      

       Điều cần quan tâm nữa là đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Xét về lợi thế tạo sản phẩm thì du lịch Việt Nam có nhiều, từ những bờ biển đẹp, hang động nổi tiếng, di tích lịch sử, nền văn hóa đa dạng... nhưng những dịch vụ kèm theo lại thiếu. Chẳng

hạn, du lịch biển có thể thu hút lượng khách lớn nhưng nếu chỉ đến để ngắm và tắm biển thì ít người ở lại dài ngày và quay lại nhiều lần. Du khách cần nhiều hơn thế nên nhà cung cấp dịch vụ phải tạo ra nhiều sản phẩm hơn cho họ trải nghiệm.

      Về chiều du lịch từ Việt Nam tới Ấn Độ, các hãng lữ hành Việt Nam, Ấn Độ cần tăng cường lồng ghép các tour du lịch và quảng bá rộng rãi các loại hình du lịch vốn rất phong phú của Ấn Độ tới du khách Việt Nam. Vì hiện nay, người Việt sang Ấn Độ chủ yếu là tham gia du lịch văn hóa tâm linh. Ông Anuj Kumar, Giám đốc điều hành của Công ti MAGADH Travel & Tours Pvt.Ltd nhận xét: "Chúng tôi luôn quan tâm đến du khách từ Việt Nam sang Ấn cũng như chiều ngược lại. Du khách Việt Nam hầu hết mới chỉ sử dụng sản phẩm du lịch tâm linh, một phân khúc quá nhỏ còn nhiều sản phẩm du lịch khác ở Ấn Độ như du lịch chữa bệnh, mua sắm thì vẫn còn chưa được khai thác nhiều"1. Trong khi đó, theo chia sẻ của ông R.K Suman - đại diện Tổng cục Du lịch Ấn Độ, “hiện ngành du lịch Ấn Độ có rất nhiều sản phẩm như du lịch di sản, du lịch văn hóa - Phật giáo, du lịch lễ hội, du lịch mạo hiểm, du lịch yoga, du lịch chữa bệnh, du lịch điện ảnh, du lịch đường sắt, du lịch chinh phục đỉnh Himalaya, du lịch golf, du lịch MICE, du lịch nông thôn… Du khách quốc tế có thể có nhiều lựa chọn2.

  ………………….

1 Minh Hòa, Đẩy mạnh hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ, baoquocte.vn.

2 Lê Quang Vinh - Nâng tầm hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ, Báo Lao động Thủ đô, Thứ Tư, 8/3/2017, 9h:21 GMT.

 

       Tổ chức tour xuyên quốc gia như Ấn Độ – Nepan... để du khách đến được những thánh địa nổi tiếng của Phật giáo như Kapilavastu (kinh đô của nước Sakya, một trong những nước cộng hòa sớm nhất tại Ấn Độ, nơi đức Phật đã sống những ngày ấu thơ), Bodhgaya (nơi đức Phật ngộ đạo dưới bóng cây minh triết bồ đề), Sarnath (vườn Lộc Uyển, nơi Đức Phật giảng pháp lần đầu tiên cho năm đệ tử), Rajgir (kinh đô đầu tiên của vương quốc cổ Magadha)… Các dự án như Đường cao tốc Ấn Độ – Myanmar – Thái Lan cùng với Hành lang kinh tế Đông – Tây và Hành lang kinh tế phía Nam kết nối Đà Nẵng, TP.HCM, Phnom Penh, Bangkok với Yangon và New Delhi thúc đẩy thương mại, phát triển kinh tế, văn hoá và quốc phòng trong khu vực đồng thời cũng hứa hẹn kết nối du lịch giữa Việt Nam với các nước mà các tuyến đường chạy qua. Các hãng du lịch có thể đón đầu xây dựng những tour du lịch Ấn Độ bằng đường bộ cho du khách ưa thích khám phá.

      Hiện nay, Chính phủ Ấn Độ đã áp dụng thị thực điện tử với nhiều thị trường khách quốc tế, trong đó có Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến với Ấn Độ,. Thủ tục visa thuận lợi sẽ khiến nhiều du khách Việt Nam chọn Ấn Độ là điểm đến lí tưởng cho chuyến du lịch của mình hơn. Vì vậy, chính phủ Việt Nam cũng cần hiện đại hóa, đơn giản hóa khâu làm thủ tục thị thực cho du khách Ấn Độ cũng như du khách quốc tế.

       Việc cải thiện giao thông, an ninh trật tự nhất là ở các đô thị lớn cũng là một điều kiện quan trọng để du khách nước ngoài nói chung và du khách Ấn Độ nói riêng muốn quay trở lại Việt Nam. Tình trạng giao thông lộn xộn, mất an ninh trật tự tại các đô thị lớn diễn ra trong nhiều năm qua đã khiến Việt Nam xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế. Đó cũng là lí do tại sao trong những kết quả khảo sát thăm dò ý kiến du khách có trở lại Việt Nam hay không, tỉ lệ khách muốn quay lại không cao.         

       Tóm lại, du lịch Việt Nam - Ấn Độ nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng gặp nhiều thách thức. Trong bối cảnh Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương rộng mở, Việt Nam - Ấn Độ có nhiều điều kiện hợp tác hơn để du lịch giữa hai nước bước lên tầm cao mới. Hai nước cần có sự hợp tác sâu rộng hơn nữa để khai thác những tiềm năng du lịch vốn có để biến tiềm năng thành lợi ích cho cả hai quốc gia.

…………………….

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vy An, Báo Anh: Người Việt chi ngày càng nhiều để du lịch nước ngoài, Theo Financial Times, VN Express, Thứ bảy, 17/2/2018, 08:09 (GMT+7).

2. Huy Bình - Minh Luyến (P/v TTXVN tại New Dehli), VN tăng cường quảng bá du lịch tại Ấn Độ, bnews.vn.

3. Government of India Tourist Office, Buddhist Site in India, 20 Kramat Lane #01-01A United House Sigapore.   

4. Minh Hòa, Đẩy mạnh hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ, baoquocte.vn.

5. Nguyễn Nhật Huy & Sơ Nguyên, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Kỉ nguyên mới của cạnh tranh địa chiến lược, http://nghiencuuquocte.org,

Posted on 07/04/2018 by The Observer.

6. Đào Loan, Nhìn người Việt đi du lịch nước ngoài... http://www.thesaigontimes.vn, Thứ Hai, 18/9/2017, 08:39.

7. PV, Nâng quan hệ hợp tác phát triển du lịch Việt Nam – Ấn Độ lên tầm cao mới, Tổng cục du lịch, Bộ VH – TT – DL Hà Nội, năm 43 (364) 2004.

8. PV, Tăng cường hợp tác du lịch tâm linh và y tế giữa Ấn Độ - Việt Nam, (VOV5), 06/7/ 2017 | 19:17:12.

9. PV, Người Việt chi 8 tỉ USD đi du lịch nước ngoài mỗi năm, 20/11/2017, Kinh tế vĩ mô - Đầu tư.

 
 

10. Thu Thủy, Thúc đẩy hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ, vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/23046, Thứ tư, 08/03/2017.

11. Lê Quang Vinh - Nâng tầm hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ, Báo Lao động Thủ đô, Thứ Tư, 8/3/2017, 9h21GMT.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

        

ĐÁNH THỨC TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA VIỆT NAM - ẤN ĐỘ

TRONG BỐI CẢNH ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG

TỰ DO VÀ RỘNG MỞ

 

                                                               Nguyễn Thị Mai Liên*

 

       Ấn Độ là đất nước có nền văn hóa lâu đời, phong phú và vô cùng độc đáo. Đây là quê hương của hai trong số những tôn giáo lớn nhất thế giới là đạo Phật và đạo Hindu. Đồng thời đây cũng là ngôi nhà chung của nhiều tôn giáo. Các tôn giáo Ấn Độ ra đời cách đây hàng nghìn năm đã hình thành nên những trung tâm văn hóa tôn giáo nổi tiếng. Đây đồng thời cũng là những điểm du lịch thu hút rất nhiều khách du lịch hành hương từ khắp nơi trên thế giới. Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên. Theo bước chân của các nhà tu hành, văn hóa Ấn Độ đã vào Việt Nam và hình thành những trung tâm văn hóa hỗn dung văn hóa Ấn Độ và các tôn giáo bản địa. Người Việt Nam yêu mến và thành kính ngưỡng mộ văn hóa Ấn Độ, thậm chí, có thể nói, tư tưởng văn hóa Ấn Độ đã ăn sâu trong tiềm thức của đa số người Việt. Người Việt theo đạo Phật một lòng thành kính hướng Phật, mong muốn được đến viếng thăm những thánh địa trên quê hương đức Phật. Đồng thời, Việt Nam cũng là đất nước có nhiều thế mạnh thu hút du khách Ấn Độ đến Việt Nam như các danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, ẩm thực, mua sắm… Tiềm năng hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ là rất lớn. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, du lịch Việt Nam - Ấn Độ nói chung và du lịch văn hóa giữa hai nước chưa thực sự phát triển như tiềm năng vốn có. Vậy trong bối cảnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở hiện nay, chúng ta nên làm gì để đánh thức tiềm năng du lịch giữa hai nước? Bài báo này tập trung nghiên cứu thực trạng

…………………….

  • PGS.TS, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

du lịch Việt Nam - Ấn Độ, phân tích nguyên nhân và nêu ra một số giải pháp đánh thức những tiềm năng phát triển du lịch nhất là du lịch văn hóa giữa hai nước trong bối cảnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

1. Bối cảnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở

        Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực địa – sinh học chỉ vùng nhiệt đới trải dài từ bờ tây Ấn Độ Dương tới tây và trung tây Thái Bình Dương. Tiến sĩ Gurpreet S. Khurana, Giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia tại New Delhi, Ấn Độ là học giả đầu tiên sử dụng thuật ngữ này mang nghĩa về địa chính trị trong bài báo An ninh hàng hải: Triển vọng hợp tác Ấn Độ – Nhật Bản (2007). Tiến sĩ cho rằng: Các lợi ích chung và cốt lõi của Ấn Độ và Nhật Bản về hàng hải sẽ khó có thể được bảo đảm nếu Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương bị chia rẽ trong nhận thức chiến lược1. Thuật ngữ “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” đã ra đời như là một tầm nhìn chiến lược mới trong khu vực.

      Sau đó, thuật ngữ này lần lượt được Nhật Bản, Mĩ, Australia thừa nhận. Năm 2007, trước Nghị viện Ấn Độ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã khẳng định “sự hợp lưu của hai đại dương” như là “sự kết nối năng động của hai vùng biển tự do và thịnh vượng” ở châu Á. Giới chức và các học giả Ấn Độ, Nhật Bản đã ủng hộ, coi ý tưởng đó là “nền tảng cho sự hợp tác toàn diện vì lợi ích chung của hai nước trong thế kỉ XXI2. Ngoại trưởng Mĩ Hillary Clinton là quan chức cấp cao Hoa Kì sử dụng thuật ngữ này đầu tiên trong bài phát biểu năm 2011 tại Honolulu. Bà nhấn mạnh: “Chúng ta (Mĩ) hiểu tầm quan trọng của lưu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đối với giao thương toàn cầu3. Tuy nhiên, chỉ khi có sự ủng hộ tích cực chiến lược này của Australia trong một thời gian dài do nước này coi đây là khu vực quan trọng trong chiến lược an ninh của mình thì thuật ngữ Ấn Độ Dương – Thái

…………………..

1,2,3 Nguyễn Nhật Huy & Sơ Nguyên, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Kỉ nguyên mới của cạnh tranh địa chiến lược, http://nghiencuuquocte.org, Posted on 07/04/2018 by The Observer.

 Bình Dương mới trở nên phổ biến. Mặc dù, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một ý tưởng chưa định hình với nhiều băn khoăn như khu vực bao gồm những nước

nào, mục tiêu và chiến lược là gì… nhưng ý nghĩa đặc biệt quan trọng về an ninh chính trị và thương mại thế giới trong thế kỉ XXI là không thể phủ nhận.

     Nguyên nhân dẫn đến hình thành ý tưởng về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trước hết vì khu vực này có những tuyến đường biển quan trọng vận tải dầu mỏ, khí đốt và hàng hóa trên thế giới. Đây cũng là vùng biển nổi tiếng bất ổn với nạn cướp biển, khủng bố. Việc đảm bảo an ninh cho huyết mạch kinh tế thế giới là nhiệm vụ bức thiết hàng đầu của các quốc gia. Tuy nhiên, năng lực an ninh hàng hải của các nước trong khu vực còn hạn chế. Vì vậy, rất cần sự phối hợp sức mạnh an ninh trên biển giữa các quốc gia. Một yếu tố quan trọng nữa dẫn tới sự ra đời của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là sự tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc tới các nước Trung Á, Nam Á và châu Phi trên lục địa và trên hai biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Bằng việc đầu tư ồ ạt xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường biển và các căn cứ quân sự ở hải ngoại, Trung Quốc đang cho thấy sức ảnh hưởng trên thế giới ngày một gia tăng của họ cả về kinh tế lẫn quân sự. Để đối trọng với Trung Quốc, nhằm bảo vệ lợi ích chính trị, kinh tế và các giá trị cốt lõi của mình trong khu vực, các cường quốc có liên quan đã xây dựng ý tưởng về một liên minh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Chiến lược này đã thể hiện rõ tầm nhìn đó. Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và Mĩ – bốn cường quốc về kinh tế, quân sự; thành viên của nhóm “Đối thoại an ninh bốn bên” (gọi tắt là nhóm “Bộ tứ,” hay “Tứ giác kim cương”) được hình thành từ năm 2007 do sáng kiến của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe – là tứ trụ trong việc hình thành chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó nhấn mạnh vai trò trung tâm của Ấn Độ. Và Ấn Độ, với tiềm năng vốn có của mình, đã sẵn sàng gánh vác trách nhiệm giữ gìn an ninh khu vực.

       Việc hình thành chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã tạo ra một bối cảnh thuận lợi tự do và rộng mở cho việc hợp tác giữa các nước ASEAN và Ấn Độ cũng như các nước khác trong khu vực. Với khối ASEAN, theo con số của Nguyễn Nhật Huy & Sơ Nguyên cung cấp trong bài báo Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Kỉ nguyên mới của cạnh tranh địa chiến lược:Thương mại hai chiều Ấn Độ – ASEAN đã tăng từ 12 tỉ USD năm 2001 lên 70 tỉ năm 20171. Bài báo cũng nêu ra nhiều thông tin về hợp tác Ấn Độ - ASEAN: “Khối ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ tư của Ấn Độ. Ấn Độ cũng tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng kết nối nước này với Đông Nam Á, đặc biệt là Đông Nam Á lục địa. Các dự án như Đường cao tốc Ấn Độ – Myanmar – Thái Lan cùng với Hành lang kinh tế Đông – Tây và Hành lang kinh tế phía Nam sẽ kết nối Đà Nẵng, TP.HCM, Phnom Penh, Bangkok với Yangon và New Delhi thúc đẩy thương mại, phát triển kinh tế, văn hoá và quốc phòng trong khu vực. Việc lãnh đạo của cả mười nước ASEAN đều có mặt tại Ấn Độ tham dự lễ kỉ niệm Ngày Cộng hoà 26/01/2018 là sự kiện chưa từng có và đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác xuyên Á và chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương2.

      Bối cảnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở chính là tiền đề hết sức quan trọng để đánh thức tiềm năng du lịch, nhất là du lịch văn hóa giữa Việt Nam - Ấn Độ và các nước trong khu vực.

 

  1. Thực trạng du lịch Việt Nam - Ấn Độ

      Trong thực tế, du lịch Việt Nam - Ấn Độ gặt hái những thành công nhất định và cũng còn nhiều bất cập, hạn chế. Số lượng du khách Ấn Độ đến Việt Nam gia tăng nhưng chưa thực sự đột phá và còn chiếm tỉ lệ khiêm tốn so với số lượt khách Ấn

…………………….

1,2 Nguyễn Nhật Huy & Sơ Nguyên, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Kỉ nguyên mới của cạnh tranh địa chiến lược, http://nghiencuuquocte.org, Posted on 07/04/2018 by The Observer.

 

Độ đi du lịch tới các nước trên thế giới và tới khu vực Đông Nam Á. Đánh giá về tình hình du khách Ấn Độ tới Việt Nam trong Hội nghị Hợp tác phát triển du lịch Việt Nam - Ấn Độ được tổ chức ngày 7/3/2017, Tổng cục phó Tổng cục Du lịch Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết: “Kể từ năm 2001, khi hai nước kí kết hợp tác về du lịch, hoạt động du lịch của hai quốc gia đã có nhiều tiến triển. Năm 2010, có 33.000 lượt khách Ấn Độ tới Việt Nam và tới năm 2016, là 85.000 lượt khách - tăng 30% so với năm 2015. Nhưng nếu so với 16 triệu lượt khách Ấn Độ đi du lịch nước ngoài - năm 2016 (trong đó có 2 triệu lượt khách tới các nước Asean), thì con số đó vẫn còn khiêm tốn (chiếm tỉ lệ khoảng 3% trong số 2 triệu lượt khách Ấn Độ đi du lịch Asean), trong khi Việt Nam cũng rất giàu tiềm năng du lịch…”1.

        Thống kê của Bộ Du lịch Ấn Độ cũng cho thấy, giai đoạn 2005-2015, khách Ấn Độ đi du lịch nước ngoài tăng 2,5 lần, từ 7,2 triệu lượt năm 2005 lên 20,4 triệu lượt năm 2015 với tốc độ tăng trưởng trung bình là 11%/năm.

        Trong Hội nghị Xúc tiến du lịch “Ấn Độ kì thú” diễn ra ngày 6/7/2017, bà Smita Pant, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng khẳng định thực tế trên. Theo bà, năm 2016 có khoảng 85.000 lượt khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam. Bà cũng cho biết thêm về số khách Việt Nam đi du lịch Ấn Độ là khoảng 20.000 lượt người. So với tiềm năng phát triển du lịch của hai nước, những con số này còn khá nhỏ2. Cục Quản lí cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho hay, theo số liệu từ Hiệp hội Du lịch Việt Nam, trong năm 2016, có khoảng 6,5 triệu lượt du khách trong nước đi du lịch nước ngoài, tăng khoảng 15% so với năm trước và chi tiêu 7 - 8 tỉ USD,

gấp đôi con số 3,5 tỉ năm 2012. Đến năm 2017, con số này là 7,5 triệu lượt khách3.

……………………..

1 Lê Quang Vinh, Nâng tầm hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ, Báo Lao động Thủ đô, Thứ Tư, 8/3/2017, 9h21GMT.

2 PV, Tăng cường hợp tác du lịch tâm linh và y tế giữa Ấn Độ - Việt Nam, (VOV5), 06 Tháng Bảy 2017 | 19:17:12).

3 PV, Người Việt chi 8 tỉ USD đi du lịch nước ngoài mỗi năm, 20-11-2017 - 15:05 PM Kinh tế vĩ mô - Đầu tư.

 

Grandviet Tour, một nhà điều hành du lịch tại Hà Nội, cho biết họ đã tổ chức khoảng 700 đến 800 chuyến đi vào dịp Tết năm nay, cách đây 5 năm con số này chỉ là 500 đến 600 chuyến1.

      Theo đó, người Việt hay đi du lịch như Thái Lan, Hàn Quốc, Campuchia, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc… So sánh con số cụ thể số lượng khách đi từng nước, chúng ta sẽ thấy rõ hơn số lượng khách Việt Nam đi du lịch Ấn Độ cũng như mức tăng trưởng hết sức khiêm tốn. Trước hết là Campuchia. Trong năm 2017, số lượng du khách Việt Nam đến Campuchia là hơn 3 triệu lượt. Tiếp đến là Thái Lan, chỉ riêng năm 2017, Thái Lan cũng đã thu hút tới hơn 2 triệu lượt khách Việt đến nước này. Đảo quốc Sư tử Singapore, một điểm đến hấp dẫn đối với người Việt cũng đón 469.000 triệu lượt khách đến từ Việt Nam trong năm 20172.

       Đứng thứ tư trong danh sách là Hàn Quốc. Trong bài báo Người Việt ngày càng chuộng các tour du lịch nước ngoài trên VOV.VN cập nhật 6:40, Thứ Tư 4/4/2018, đại diện Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, lượng khách Việt Nam đến Hàn Quốc tăng trưởng cao. Nếu năm 2014 có 160.000 lượt khách thì năm 2017 đạt 320.000 khách, tăng gấp đôi trong vòng 3 năm. Nếu so với lượng khách Việt đến Ấn Độ thì lượng khách đến Hàn Quốc gấp 16 lần.

        Kế sau Hàn Quốc là Nhật Bản. Theo thống kê của cơ quan xúc tiến du lịch Nhật Bản (JNTO) vừa khai trương văn phòng đại diện tại Việt Nam với mục tiêu thu hút thêm ngày càng nhiều khách Việt sang thị trường này, thì chỉ trong vòng 5 năm, từ 2012-2016, số lượng khách Việt đi du lịch Nhật Bản đã tăng gấp 4 lần và đạt hơn

233.000 lượt vào cuối năm ngoái. Số lượng người Việt Nam đi du lịch Đài Loan

khoảng 150.000 lượt năm 2017.

 …………………………..

1 Vy An, Báo Anh: Người Việt chi ngày càng nhiều để d u lịch nước ngoài, Theo Financial Times, VN Express, Thứ bảy, 17/2/2018, 08:09 (GMT+7).

2 Đào Loan, Nhìn người Việt đi du lịch nước ngoài, http://www.thesaigontimes.vn,

 

Thứ Hai, 18/9/2017, 08:39). 

     

 

        Chi phí cho một tour du lịch Ấn Độ của người Việt khá cao so với các nước trong khu vực châu Á. Giá tour du lịch Ấn Độ hiện dao động khoảng từ 30 đến 40 triệu VNĐ cho chuyến đi từ 7 đến 10 ngày. So với thu nhập trung bình của đa số người Việt thì đây là mức giá khá cao. Trong khi giá tour của các hãng lữ hành Việt Nam đến Campuchia là khoảng 4-5 triệu, Thái Lan là 6-7 triệu, Hàn Quốc từ khoảng 11-20 triệu/người cho một chuyến 6 ngày 5 đêm. Ông Hoàng Đình Anh, Giám đốc Công ti Du lịch Quốc tế Đình Anh chia sẻ: “Cái chính là giá tour Ấn Độ còn quá cao. Giá tour cao chủ yếu là do giá thành di chuyển giữa Việt Nam và Ấn Độ cao, chứ tour trong nội địa của Ấn Độ rẻ thôi. Gói tour du lịch sang Ấn Độ đang cao gấp gần đôi với các nước châu Á khác. Vì vậy, nếu có đường hàng không hoạt động thuận lợi như các nước trong ASEAN thì việc phát triển du lịch giữa Việt Nam và Ấn Độ sẽ phát triển mạnh hơn nhiều1.

       Đối với du lịch Việt Nam, bất cập về chi phí cho du lịch ở Việt Nam có thể nói là câu chuyện dài kì, chưa có hồi kết. Giá cao, tăng giá vô tội vạ gây bất lợi trong cạnh tranh điểm đến đặc biệt tại những nơi có lượng khách lớn đổ dồn về trong các kì nghỉ là hiện tượng phổ biến của du lịch Việt Nam.

  1. Nguyên nhân bất cập

     Vậy nguyên nhân của sự chậm phát triển trong du lịch văn hóa Việt Nam - Ấn Độ là gì?

     Một trong những trở ngại khiến lượng du khách hai bên không có sự tăng trưởng nhanh mạnh là việc đi lại giữa hai nước còn khó khăn, tốn kém thời gian, công sức chờ đợi do hiện nay, vẫn chưa có đường bay thẳng giữa hai quốc gia. Các hãng hàng không của hai nước như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Air India… vẫn phải duy trì đường bay kết nối, transit ở Bangkok, Singapore…

………………………

1 Minh Hòa, Đẩy mạnh hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ, baoquocte.vn.

 

      Đối với du khách người Việt, khí hậu Ấn Độ cũng là một rào cản lớn. Đất nước Ấn Độ rộng lớn có khí hậu rất phức tạp. Nhìn chung, khí hậu tiểu lục địa này có hai bộ mặt, một của mẹ hiền và một của phù thủy cay nghiệt. Nắng nóng (có khi lên đến 520 C), hạn hán, lũ lụt, băng giá… là những hiện tượng thời tiết cực đoan gây trở ngại cho du khách Việt đến Ấn Độ.    

      Nhiều thông tin về tình hình an ninh bất ổn ở Ấn Độ cũng gây hoang mang, ngần ngại cho quyết định chọn tour Ấn Độ của du khách Việt Nam. Tổ chức Thomson Reuters Foundation hôm 26/6/2018 đã công bố kết quả khảo sát của 550 chuyên gia về vấn đề phụ nữ. Kết quả cho thấy Ấn Độ là quốc gia nguy hiểm nhất đối với phụ nữ do bạo lực tình dục, nạn buôn bán người cho công việc nội trợ, lao động bắt buộc, kết hôn cưỡng ép, nô lệ tình dục và nhiều lí do khác (theo CNN).

       Sự khác biệt về ẩm thực cũng là một trở ngại vô hình đối với du khách hai nước. Các món ăn Ấn Độ có độ nóng cay cao do có nhiều ớt, tiêu và các gia vị cay khác. Mặt khác, món ăn Ấn Độ có lượng dầu mỡ lớn nên không thực sự được du khách Việt hào hứng lựa chọn…

  1. Giải pháp đánh thức tiềm năng

     Tiềm năng du lịch của Ấn Độ và Việt Nam rất dồi dào. Dân số Ấn Độ lên đến hơn 1 tỉ người. Dân số Việt Nam cũng lên tới hơn 90 triệu. Đây là nguồn tiềm năng lớn để phát triển du lịch giữa hai nước. Hơn nữa, người Ấn và người Việt có nhu cầu và khả năng đi du lịch rất cao. Theo công ti nghiên cứu thị trường Nielsen, du lịch thuộc top 3 sở thích hàng đầu của người Việt, xếp trên ăn uống và mua sắm quần áo mới. Kết quả này dựa trên cuộc khảo sát 300 người trong độ tuổi 30-55 tại Hà Nội và TP HCM 1. Hồi tháng 4-2017, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) có báo cáo cho biết vào năm ngoái, chi tiêu ra nước ngoài của các thị trường nguồn của du lịch

………………………….

1 Vy An, Báo Anh: Người Việt chi ngày càng nhiều để du lịch nước ngoài, Theo Financial Times, VN Express, Thứ bảy, 17/2/2018, 08:09 (GMT+7).

thế giới đều tăng trưởng. Trong đó, Việt Nam được xếp vào tốp 50 thị trường nguồn của du lịch thế giới và là một trong chín thị trường có mức tăng trưởng hai con số. Trong năm 2016, chi tiêu du lịch nước ngoài của người dân Việt Nam tăng đến 28%.

      Các điểm tham quan, du lịch của Ấn Độ và Việt Nam rất phong phú. Ở Ấn Độ, do sự đa dạng về tôn giáo và các nền văn hóa nên có một hệ thống các thắng tích mang màu sắc của các tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau. Những địa điểm du lịch nổi tiếng của Ấn Độ có thể kể đến như Agra, nơi có ngôi đền Taj Mahal hùng vĩ, một trong bảy kì quan của thế giới. Ngoài Taj Mahal, Agra có nhiều điểm khác mà du khách nên ghé thăm như Fatehpur Sikri, pháo đài Agra, lăng mộ Akbar, Ram Bagh và pháo đài Sikandra. Vùng Kashmir hấp dẫn du khách bởi phong cảnh giống như Thụy Sĩ, nhiệt độ mát mẻ, núi non hùng vĩ, các đỉnh núi tuyết tuyệt đẹp vào mùa đông, những thung lũng xanh mướt vào mùa hè, thác, hồ nước, vườn cây… Vùng Amritsar có ngôi Đền Vàng vô cùng nổi tiếng, biểu tượng của tình huynh đệ và bình đẳng. Jaipur là một nơi đầy màu sắc với nhiều di tích lịch sử với pháo đài Amber ở Amer, trông như pháo đài trong truyện cổ tích, “Cung điện Gió” Hawa Mahal...

       Địa điểm du lịch Việt Nam cũng hết sức phong phú do “Việt Nam có bờ biển dài trên 3.200 km với nhiều bãi biển đẹp, thơ mộng, có nền văn hóa giàu bản sắc và đa dạng với nhiều di sản văn hóa thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận, con người Việt Nam thân thiện, mến khách, ẩm thực phong phú và đặc sắc cùng hệ thống các khách sạn1.

       Vậy làm thế nào để đánh thức những tiềm năng này? Dựa trên nguyên nhân những bất cập trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau đây.

       Trước hết, để giảm thiểu những khó khăn về đi lại, các hãng hàng không cần mở đường bay trực tiếp từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tới Ấn Độ, tạo điều kiện

 …………………………      

1 Huy Bình - Minh Luyến (P/v TTXVN tại New Dehli), VN tăng cường quảng bá du lịch tại Ấn Độ, bnews.vn.

 

thuận lợi cho du khách hai nước di chuyển dễ dàng hơn cũng như làm giảm đáng kể

giá thành của các tour.

      Thứ hai là nên thành lập các văn phòng đại diện của cơ quan xúc tiến du lịch Ấn Độ tại Việt Nam và Việt Nam tại Ấn Độ để giới thiệu, quảng bá rộng rãi hình ảnh Ấn Độ và Việt Nam tới du khách mỗi nước. Trước Nhật Bản, các quốc gia khác như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc… đều đã sớm lập văn phòng đại diện cơ quan xúc tiến du lịch tại Việt Nam nhằm tiếp cận gần hơn với du khách Việt. Với các chính sách quảng bá, kích cầu, hỗ trợ trực tiếp cho hãng lữ hành Việt và du khách, số lượng người Việt đi du lịch các nước này ngày càng nhiều. Có nhiều nguyên nhân khiến nhiều người Việt đi du lịch nước ngoài, đặc biệt là những điểm đến thu hút du khách trong thời gian gần đây như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Nguyên nhân “trước hết, vì những nơi này có nhiều thứ để xem, để chơi; kế đến là giá cả phải chăng; thêm chuyện gần đây, việc đi lại trở nên tiện lợi hơn do có thêm nhiều chuyến bay, thủ tục nhập cảnh dễ dàng hơn; đặc biệt, vì khách không thể “thoát” được sự quảng bá mạnh mẽ của các cơ quan xúc tiến du lịch1. Hình ảnh của những điểm du lịch này xuất hiện khắp mọi nơi: trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các diễn đàn du lịch, mạng xã hội, hội chợ, ở các công ti du lịch và thậm chí là trên xe bus… Nếu tìm nguyên nhân vì sao hàng triệu người Việt đi các nước du lịch thì cách thức mà những nơi này quảng bá hình ảnh đến khách hàng là vấn đề đầu tiên mà ngành du lịch Ấn Độ và Việt Nam nên tìm hiểu. Các chiến lược tiếp thị của họ hiệu quả cao không chỉ vì được đầu tư kinh phí lớn mà còn vì được thực hiện bài bản.

     Tình trạng kinh doanh thời vụ, kiểu tranh thủ lúc có khách bán giá lên cao nhằm bù lại phần thiếu hụt lúc vắng khách cũng là một hạn chế cần khắc phục. Tình trạng

này khiến du lịch Việt Nam trở nên xấu đi rất nhiều trong mắt bạn bè quốc tế. “Do

………………………

1 Đào Loan, Nhìn người Việt đi du lịch nước ngoài... http://www.thesaigontimes.vn,

 

Thứ Hai, 18/9/2017, 08:39.

vậy, muốn cho môi trường du lịch tốt hơn và có mặt bằng giá cả ít biến động hơn thì doanh nghiệp và cơ quan quản lí phải giải quyết được tính mùa vụ trong kinh doanh1.

        Các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam - Ấn Độ cần triển khai rất đa dạng các kênh như đặt trực tuyến trên trang web của khách sạn, hãng hàng không, đặt trên trang web tập hợp dịch vụ của các khách sạn/hãng hàng không khác nhau, gọi điện đặt… Vì hiện nay, “bên cạnh đi du lịch theo tour chỉ định sẵn, người tiêu dùng đang có xu hướng đi du lịch tự túc. Họ tự đặt vé máy bay và khách sạn, đặc biệt là qua các trang mạng trực tuyến để giảm chi phí2.   

       Trong thời gian tới, ngoài các kênh xúc tiến quảng bá truyền thống, các hãng du lịch phải đẩy mạnh ứng dụng marketing điện tử, tổ chức thường xuyên hơn các hoạt động trao đổi, hợp tác với các doanh nghiệp, hãng phim, cơ quan truyền thông và doanh nghiệp du lịch hai nước, tham gia hội chợ, triển lãm, tổ chức các đoàn khảo sát cho cơ quan báo chí và doanh nghiệp du lịch, tổ chức các chương trình phát động thị trường… “Tổng cục Du lịch cần phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán hai bên, Bộ Du lịch Ấn Độ và các doanh nghiệp tổ chức các hội nghị hợp tác du lịch - hàng không, du lịch - điện ảnh, đón các đoàn làm phim sang Việt Nam khảo sát, quay phim, trao đổi đoàn học tập chia sẻ kinh nghiệm, nghiên cứu xây dựng sản phẩm mới...”3. Việt Nam và Ấn Độ cần tổ chức nhiều hội thảo về du lịch, mời diễn giả Việt Nam và Ấn Độ trao đổi về đặc điểm thị trường du lịch hai nước để các doanh nghiệp du lịch có cơ hội hiểu rõ hơn về thị trường của nhau, nâng cấp Website du lịch để góp phần đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam tại Ấn Độ và ngược lại, trao đổi những đoàn chuyên gia sang học tập trao đổi kinh nghiệm quản lí, nghiệp

   ………………………

1 Đào Loan, Nhìn người Việt đi du lịch nước ngoài... http://www.thesaigontimes.vn,

 

Thứ Hai, 18/9/2017, 08:39.

2 Người Việt chi 8 tỉ USD đi du lịch nước ngoài mỗi năm, 20/11/2017, Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

3Thu Thủy, Thúc đầy hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ, vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/23046, Thứ tư, 08/03/2017

vụ du lịch cũng như đào tạo học viên trên đại học ở các cơ sở đào tạo về quản lí kinh doanh du lịch hai nước. Các hoạt động này sẽ góp phần không nhỏ trong việc tăng lượng khách trao đổi hai nước.      

       Điều cần quan tâm nữa là đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Xét về lợi thế tạo sản phẩm thì du lịch Việt Nam có nhiều, từ những bờ biển đẹp, hang động nổi tiếng, di tích lịch sử, nền văn hóa đa dạng... nhưng những dịch vụ kèm theo lại thiếu. Chẳng

hạn, du lịch biển có thể thu hút lượng khách lớn nhưng nếu chỉ đến để ngắm và tắm biển thì ít người ở lại dài ngày và quay lại nhiều lần. Du khách cần nhiều hơn thế nên nhà cung cấp dịch vụ phải tạo ra nhiều sản phẩm hơn cho họ trải nghiệm.

      Về chiều du lịch từ Việt Nam tới Ấn Độ, các hãng lữ hành Việt Nam, Ấn Độ cần tăng cường lồng ghép các tour du lịch và quảng bá rộng rãi các loại hình du lịch vốn rất phong phú của Ấn Độ tới du khách Việt Nam. Vì hiện nay, người Việt sang Ấn Độ chủ yếu là tham gia du lịch văn hóa tâm linh. Ông Anuj Kumar, Giám đốc điều hành của Công ti MAGADH Travel & Tours Pvt.Ltd nhận xét: "Chúng tôi luôn quan tâm đến du khách từ Việt Nam sang Ấn cũng như chiều ngược lại. Du khách Việt Nam hầu hết mới chỉ sử dụng sản phẩm du lịch tâm linh, một phân khúc quá nhỏ còn nhiều sản phẩm du lịch khác ở Ấn Độ như du lịch chữa bệnh, mua sắm thì vẫn còn chưa được khai thác nhiều"1. Trong khi đó, theo chia sẻ của ông R.K Suman - đại diện Tổng cục Du lịch Ấn Độ, “hiện ngành du lịch Ấn Độ có rất nhiều sản phẩm như du lịch di sản, du lịch văn hóa - Phật giáo, du lịch lễ hội, du lịch mạo hiểm, du lịch yoga, du lịch chữa bệnh, du lịch điện ảnh, du lịch đường sắt, du lịch chinh phục đỉnh Himalaya, du lịch golf, du lịch MICE, du lịch nông thôn… Du khách quốc tế có thể có nhiều lựa chọn2.

  ………………….

1 Minh Hòa, Đẩy mạnh hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ, baoquocte.vn.

2 Lê Quang Vinh - Nâng tầm hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ, Báo Lao động Thủ đô, Thứ Tư, 8/3/2017, 9h:21 GMT.

 

       Tổ chức tour xuyên quốc gia như Ấn Độ – Nepan... để du khách đến được những thánh địa nổi tiếng của Phật giáo như Kapilavastu (kinh đô của nước Sakya, một trong những nước cộng hòa sớm nhất tại Ấn Độ, nơi đức Phật đã sống những ngày ấu thơ), Bodhgaya (nơi đức Phật ngộ đạo dưới bóng cây minh triết bồ đề), Sarnath (vườn Lộc Uyển, nơi Đức Phật giảng pháp lần đầu tiên cho năm đệ tử), Rajgir (kinh đô đầu tiên của vương quốc cổ Magadha)… Các dự án như Đường cao tốc Ấn Độ – Myanmar – Thái Lan cùng với Hành lang kinh tế Đông – Tây và Hành lang kinh tế phía Nam kết nối Đà Nẵng, TP.HCM, Phnom Penh, Bangkok với Yangon và New Delhi thúc đẩy thương mại, phát triển kinh tế, văn hoá và quốc phòng trong khu vực đồng thời cũng hứa hẹn kết nối du lịch giữa Việt Nam với các nước mà các tuyến đường chạy qua. Các hãng du lịch có thể đón đầu xây dựng những tour du lịch Ấn Độ bằng đường bộ cho du khách ưa thích khám phá.

      Hiện nay, Chính phủ Ấn Độ đã áp dụng thị thực điện tử với nhiều thị trường khách quốc tế, trong đó có Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến với Ấn Độ,. Thủ tục visa thuận lợi sẽ khiến nhiều du khách Việt Nam chọn Ấn Độ là điểm đến lí tưởng cho chuyến du lịch của mình hơn. Vì vậy, chính phủ Việt Nam cũng cần hiện đại hóa, đơn giản hóa khâu làm thủ tục thị thực cho du khách Ấn Độ cũng như du khách quốc tế.

       Việc cải thiện giao thông, an ninh trật tự nhất là ở các đô thị lớn cũng là một điều kiện quan trọng để du khách nước ngoài nói chung và du khách Ấn Độ nói riêng muốn quay trở lại Việt Nam. Tình trạng giao thông lộn xộn, mất an ninh trật tự tại các đô thị lớn diễn ra trong nhiều năm qua đã khiến Việt Nam xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế. Đó cũng là lí do tại sao trong những kết quả khảo sát thăm dò ý kiến du khách có trở lại Việt Nam hay không, tỉ lệ khách muốn quay lại không cao.         

       Tóm lại, du lịch Việt Nam - Ấn Độ nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng gặp nhiều thách thức. Trong bối cảnh Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương rộng mở, Việt Nam - Ấn Độ có nhiều điều kiện hợp tác hơn để du lịch giữa hai nước bước lên tầm cao mới. Hai nước cần có sự hợp tác sâu rộng hơn nữa để khai thác những tiềm năng du lịch vốn có để biến tiềm năng thành lợi ích cho cả hai quốc gia.

…………………….

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vy An, Báo Anh: Người Việt chi ngày càng nhiều để du lịch nước ngoài, Theo Financial Times, VN Express, Thứ bảy, 17/2/2018, 08:09 (GMT+7).

2. Huy Bình - Minh Luyến (P/v TTXVN tại New Dehli), VN tăng cường quảng bá du lịch tại Ấn Độ, bnews.vn.

3. Government of India Tourist Office, Buddhist Site in India, 20 Kramat Lane #01-01A United House Sigapore.   

4. Minh Hòa, Đẩy mạnh hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ, baoquocte.vn.

5. Nguyễn Nhật Huy & Sơ Nguyên, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Kỉ nguyên mới của cạnh tranh địa chiến lược, http://nghiencuuquocte.org,

Posted on 07/04/2018 by The Observer.

6. Đào Loan, Nhìn người Việt đi du lịch nước ngoài... http://www.thesaigontimes.vn, Thứ Hai, 18/9/2017, 08:39.

7. PV, Nâng quan hệ hợp tác phát triển du lịch Việt Nam – Ấn Độ lên tầm cao mới, Tổng cục du lịch, Bộ VH – TT – DL Hà Nội, năm 43 (364) 2004.

8. PV, Tăng cường hợp tác du lịch tâm linh và y tế giữa Ấn Độ - Việt Nam, (VOV5), 06/7/ 2017 | 19:17:12.

9. PV, Người Việt chi 8 tỉ USD đi du lịch nước ngoài mỗi năm, 20/11/2017, Kinh tế vĩ mô - Đầu tư.

 
 

10. Thu Thủy, Thúc đẩy hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ, vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/23046, Thứ tư, 08/03/2017.

11. Lê Quang Vinh - Nâng tầm hợp tác du lịch Việt Nam - Ấn Độ, Báo Lao động Thủ đô, Thứ Tư, 8/3/2017, 9h21GMT.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

        

 

Post by: admin
29-07-2021