DI SẢN TINH THẦN CỦA R. TAGORE
Nguyễn Thị Mai Liên*
Bài đã đăng trong Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á – ISSN: 0866 - 7314, Số 5&6, Tháng 5&6 – 2019
Rabindranath Tagore là danh hào vĩ đại của Ấn Độ thời cận hiện đại. Thành tựu của ông sáng chói đến mức đến mức ở Ấn Độ, thời cận hiện đại vẫn thưởng được gọi là thời đại Tagore. Trong suốt sáu lăm năm sáng tác không mệt mỏi, R.Tagore để lại một sự nghiệp đồ sộ và phong phú các tác phẩm văn học nghệ thuật trên nhiều lĩnh vực như hội hoạ - âm nhạc - văn học… Riêng trong lĩnh vực văn học, ông đã để lại một số lượng khổng lồ các tác phẩm ở các loại hình, thể loại khác nhau: 56 tập thơ, 42 vở kịch, 14 tiểu thuyết, 63 tập tiểu luận, hàng trăm truyện ngắn... Nhận xét về người thầy của mình, nữ cố Thủ tướng Ấn Độ I. Gandhi viết: “Tagore là biểu hiện sinh động cho cái mà chúng ta gọi là văn hoá Ấn Độ”. Tuy sử dụng nhiều thể loại khác nhau để sáng tác nhưng Tagore thành công hơn cả với thể loại thơ văn xuôi. Tập thơ Dâng tập hợp 103 bài thơ sáng tác theo thể thơ do chính Tagore sáng tạo ra vẫn được người Ấn Độ gọi là Rabindra Sangeet được giải Noben văn chương năm 1913. “Giải Nobel văn chương đầu tiên được trao cho người châu Á xác nhận rằng tâm hồn Đông phương đang sống chứ không đang nằm ngủ trong các viện bảo tàng và các cổ thư”1. Thông qua trước tác của mình, Tagore đã để lại một di sản tinh thần đồ sộ, tỏa ánh sáng tới toàn nhân loại. Di sản tinh thần có thể hiểu là những tư tưởng có giá trị mang lại những điều tốt đẹp cho mỗi cá nhân và xã hội, thúc đẩy sự tiến bộ văn minh của nhân loại mà mỗi dân tộc, đất nước và cá nhân để lại. Kể từ khi Tagore sáng tác và được nhận Nobel văn chương đến nay đã hơn 100 năm, có biết bao công trình nghiên cứu về sự nghiệp vĩ đại của ông. Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu như Agarwala R.S, Aesthetic Consciousness of Tagore (Santiniketan, 1996); Bhattacharya Bhabani, “Tagore as a Novelist”, in R. Tagore: 1861 – 1941; A Centenary Volume, New Delhi, 1990;
......................................
1Nhật Chiêu, Những con đường sáng tạo của Tagore, Tạp chí Văn số 13 – Tháng 3.1991, www.sachhay.org.
Bose Abinash Chandra, Three Mystic Poets: A Study of W.B. Yeast, E.A and R. Tagore, Kolhapur, 1945; Bose Buddhadeva, Tagore: Portrait of a Poet, University of Bombay, 1962; Krishna Kripalani, Tagore: A Life, Malancha, New Delhi, 1961; Sudhindranath Datta, Tagore as a Lyric Poet, Quest, Calcutta, 1961; B.C. Chakravorty Bishweshwar, Tagore, The Dramatist, A Critical Study, B.R Publishing Corporation, Delhi, 2000; Chakrabarti Mohit, R. Tagore, Diverse Dimentions, Atlantic Publishers and Distributors, New Delhi, 1990; Chakravarty Amiya, A Tagore Reader, New York, 1961; B.C. Chakraverty, R.Tagore, His Mind and Art, Young India Publication, New Delhi, 1962; Dutt Ramesh Chunder, Cultural Heritage of Belgan, vol.III, Culcutta, 1992; Ghose Sisir Kumar, Triple Thinker, Three Lectures on R. Tagore, Annamalai University, 1966. Tagore đựơc giới thiệu lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1924 trên báo Nam phong số 84, 85, 86 qua các bài viết của Trương Thúc Đình. Năm 1943, Nhà xuất bản Tân Việt xuất bản cuốn Thi hào R. Tagore do Nguyễn Văn Hai (1914-1947) biên soạn. Chuyên luận R. Tagore - nhà thơ nhân loại do tác giả Phan Lạc Tuyên biên soạn (NXB Sưu tầm, Sài Gòn xuất bản năm 1957) đã đi sâu phân tích chủ nghĩa nhân đạo cao cả và tài năng thơ xuất chúng của R.Tagore. Cao Huy Đỉnh đã phác họa chi tiết chân dung cuộc đời, tư tưởng và những thành tựu nghệ thuật khác của R.Tagore trong Rơ-vin-đờ-ra-nat Ta-go-rơ, một tiểu luận 48 trang, 1961. Năm 1981, nhân kỉ niệm 120 năm ngày sinh R.Tagore, báo Nhân dân, Văn nghệ có đăng tải một số bài viết về R.Tagore như Rabindranath Tagore nhà thơ của trí tuệ muôn màu của Đào Xuân Quý (Văn nghệ, 21); Trong khi đọc Người làm vườn tình ái (Văn nghệ, 21) của Xuân Diệu. Năm 1986, Nguyễn Tấn Khanh giới thiệu bài R.Tagore - nhà triết học, nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa trên Tạp chí Văn học số 2/1986. Năm 1991, Nhật Chiêu và Hoàng Hữu Đản xuất bản chuyên luận R.Tagore người tình cuộc đời, NXB Hội nhà văn. Cuốn Rabindranath Tago trong nhà trường do PGS Lưu Đức Trung biên soạn được NXB Trẻ, TP HCM phát hành năm 2001). Năm 2005, PGS.TS Đỗ Thu Hà biên soạn cuốn Rabindranath Tagore - Văn và người, NXB Văn hoá - Thông tin ấn hành. Năm 2006, PGS.TS Nguyễn Văn Hạnh ra mắt cuốn Tagore với thời kì Phục hưng Ấn Độ, NXB ĐHQG HN. Năm 2006, cuốn R. Tago - Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường của Nguyễn Thị Mai Liên được NXB ĐHSP giới thiệu. Các công trình trên đem đến những gợi mở quý báu cho chúng tôi thực hiện bài báo có ý nghĩa khái quát sơ bộ một số phương diện trong di sản tinh thần của Tagore.
- Ngọn nguồn tư tưởng tinh thần của R. Tagore
R. Tagore sinh ra trong một thời kì đầy biến động của lịch sử Ấn Độ. Đó là thời đại “Phục hưng Ấn Độ” (Indian Renaissance). Trong đêm trường trung cổ, đời sống xã hội Ấn Độ khép kín trì trệ đến mức bất động bởi sự thống trị của các tôn giáo thần bí siêu hình, chế độ đẳng cấp lỗi thời, phi nhân tính. Đến năm 1858, Nghị viện Anh thông qua đạo luật cải tiến chính sách đối với Ấn Độ, đặt Ấn Độ dưới sự cai trị trực tiếp của nữ hoàng Anh, mở đầu cho một thời kì tồi tệ nhất trong lịch sử Ấn Độ - “bị phụ thuộc về chính trị, bị bóc lột về kinh tế, xã hội trì trệ và tồi tệ hơn cả là tình trạng tôi mọi về tinh thần” (M. Gandhi). J. Nehru cũng nhận xét: “Cuộc sống Ấn Độ trở thành một dòng nước lờ đờ, sống trong quá khứ, di chuyển chậm chạp qua những thế kỉ chết chồng chất. Gánh nặng quá khứ đè bẹp nó và một thứ hôn mê đè bẹp nó”1.
Thực tế đó đòi hỏi phải có một cuộc cách mạng đưa Ấn Độ thoát khỏi bế tắc. Nhiều khuynh hướng tư tưởng, nhiều phong trào xã hội, tôn giáo có tính cách mạng do các trí thức ưu tú của Ấn Độ phát động đã xuất hiện ở nhiều nơi mà Bengal - quê hương của Tagore là tâm điểm. Tiêu biểu nhất là ba phong trào: cải cách tôn giáo do Raja Rammohan Roy (1774-1833) khởi xướng và lãnh đạo, cải cách văn học do tiểu thuyết gia Bankim Chandra Chatterjee tiến hành, và phong
...........................................
1 J. Nehru, Phát hiện Ấn Độ, Tập 1, NXB Văn học, H, 1990, tr 76.
trào đấu tranh dân tộc của G. Tilak. Các phong trào đó đưa Ấn Độ bước vào thời kì Phục hưng sôi nổi. Kết tinh của phong trào cải cách chính trị là sự thành lập của Đảng Quốc dân đại hội Ấn Độ (Đảng Quốc đại). Dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại, Ấn Độ giành độc lập năm 1947. Năm 1950, tuyên bố chính thể Cộng hoà. Từ trong đêm trường Trung cổ, Ấn Độ đã trỗi dậy giống như con sư tử châu Á thức tỉnh sau giấc ngủ hàng nghìn năm. Nhận xét về thời đại mình, trong hồi kí Đời tôi (My life), R.Tagore viết: “Tôi sinh năm 1861. Đó không phải là một năm quan trọng của lịch sử nhưng nó thuộc về một giai đoạn lớn lao trong lịch sử Bengal”1.
Cũng giống như nhiều nước ở châu Á, trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Ấn Độ tiếp thu mạnh mẽ văn minh phương Tây mà tiêu biểu là nền văn hoá Anh. Ảnh hưởng có ý nghĩa nhất mà phương Tây mang lại cho Ấn Độ là sự thức tỉnh của ý thức dân tộc và ý thức về con người cá nhân. Trong không khí thời đại, R. Tagore đã hướng tầm nhìn của mình tới những chân trời mới lạ. Ông sớm làm quen với văn học phương Tây qua các sáng tác của D. Defoe (1660-1731), W. Shakespeare (1564-1616), G. Byron (1788-1824), V. Hugo (1802-1885), H. Heine (1797-1856), W.Goethe (1749-1832), B.Brecht (1898-1956), W. Whitman (1819 -
1892). Chính R. Tagore đó thẳng thắn thừa nhận sự ảnh hưởng của văn học nước ngoài tới nền văn học của dân tộc mình như sau: “Nền văn học Anh nuôi dưỡng đầu óc chúng ta trong quá khứ, ngày nay, thậm chí vẫn còn truyền lại âm vang sâu thẳm trong lòng chúng ta”2.
Gia đình đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp văn học của R. Tagore. Tagore xuất thân trong một gia đình thuộc tầng lớp quý tộc thượng lưu có truyền thống văn hoá rạng rỡ. Danh tiếng và tài năng của gia đình Tagore được hội tụ tinh hoa của giới trí thức Ấn Độ. “Trong gia đình ấy, tài hoa nảy nở như cây cỏ”. Trong số mười bốn anh chị em Tagore, nhiều người là nhân tài của Ấn Độ. Từ
...........................................
1 R. Tagore, Tuyển tập tác phẩm, Lao động, H, tập 2, 2004, trang 437.
2J.Nehru, Phát hiện Ấn Độ, Tập 2, NXB Văn học, H, 1990, tr 173.
nhân dân cả nước biết đến như một “gia đình của những vĩ nhân”. Ông nội và phụ thân đều là những nhà cải cách xã hội có đầu óc cấp tiến, phóng khoáng, có tinh thần dân tộc. Ông Devendranath, cha của Tagore, được nhân dân Ấn Độ xưng tụng là bậc đại thánh (Maharsi). Có một người cha như thế nên gia đình Tagore là nơi những năm tháng ấu thơ, Tagore được sống trong bầu không khí văn hoá nghệ thuật. Trong Lịch sử văn minh Ấn Độ, W. Durant đã nói về sự ảnh hưởng tiên quyết của điều kiện gia đình đối với R. Tagore: “Nhạc thơ và những câu chuyện về những vấn đề cao thượng bao bọc lấy ông ta như không khí chúng ta thở”1.
Nói về sự ảnh hưởng đến tài năng R. Tagore không thể không nói đến “vương quốc của những người đầy tớ”. Chính thế giới của những người đặc biệt này đó góp phần dạy cho cậu bộ biết mộng thần tiên, biết yêu văn thơ và bồi đắp tâm hồn nhân ái cho nhà thơ. R. Tagore đó khẳng định: “Bước đầu của tôi đi vào văn học có nguồn gốc của nó ở trong những cuốn sách được lớp người tôi tớ yêu thích và truyền tụng” (Cao Huy Đỉnh). Có thể dùng lời của nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh để khẳng định những nguồn mạch tạo nên tâm hồn Tagore: “Tâm hồn Tagore được chung đúc từ cái trầm ngâm, sâu sắc, trừu tượng và bình lặng của Ấn Độ hoà hợp với cái sôi nổi, phóng khoáng của văn học tư sản Anh, trải qua sóng gió hiện thực cách mạng dân tộc Ấn”2. Và như vậy, “đối với toàn nhân loại, Tagore là người ca hát của tình yêu, là một trong những người chủ hôn cho chén rượu giao bôi của hai nền văn hóa Đông – Tây”3.
Những ảnh hưởng của thời đại Phục hưng Ấn Độ đối với tư tưởng nghệ thuật của R. Tagore vô cùng lớn lao. Tuy nhiên để vượt lên những người cùng thời, trở thành “ngôi sao sáng của Ấn Độ Phục hưng” (J. Nehru), một “Leonar de Vinci của thời đại Phục hưng Ấn Độ” (D.S. Shamar), những phẩm chất tinh thần ở Tagore lại
........................................
1 W. Durant, Lịch sử văn minh Ấn Độ, NXB Văn hóa, H, 1996, tr 415.
2 Cao Huy Đỉnh, Tác phẩm của R.Tagore, Văn hoá, H, 1961, tr 12.
3 Những ngả đường sáng tạo của R. Tagore, www.sachhay.org.
giữ một vai trò quyết định. Bởi trong sáng tác nghệ thuật nhất là thơ ca, khả năng chiếm lĩnh các kinh nghiệm đời sống và những cảm xúc cá nhân có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của một nhà thơ.
Tagore là một người có tư chất và tính cách rất đặc biệt. Ngay từ nhỏ, Tagore đã tỏ ra là một cậu bé thông minh, chăm chỉ, hiếu học, có năng khiếu nghệ thuật, giàu ý chí, nghị lực và bản lĩnh, tâm hồn phóng khoáng, nhạy cảm. Tagore được gửi đến
học ở nhiều trường: trường Đông phương, Bengali, Saint Francois Xavier… Nhưng với tâm hồn phóng khoáng, cậu bé không hợp với nền giáo dục kiểu “lồng chim”, kiểu “giầy bó chân của người đàn bà Tàu” khắc nghiệt và đầy tính chất nô lệ ở các trường học của Anh nên cậu bé bỏ trường về tự học tại nhà, có gia sư hướng dẫn. Cậu bé tự học ngoại ngữ, thạo nhiều thứ tiếng, tự trau dồi vốn tri thức văn hoá, văn học, vốn sống. Tám tuổi, cậu bắt đầu làm thơ, mười một tuổi dịch vở kịch Macbet của W. Shakespeare từ tiếng Anh sang tiếng Bengali. Bài thơ Bông hoa rừng do Tagore sáng tác năm mười ba tuổi được đăng trên tờ Nguyệt san Gyanakur và được giải thưởng.
Yêu thích sự cô đơn, tĩnh lặng, tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng cũng là một đặc điểm nổi bật ở Tagore. Từ những năm tháng ấu thơ, Tagore đó được tắm mình trong những dòng sông quê hương. Trên chiếc nhà thuyền, cậu bé đã ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống con người xứ Bengali với một đôi mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm. Cậu bé đã thu vào mắt mình hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống của người dân Ấn Độ. Mơ mộng, giàu cảm xúc nhưng Tagore không hề yếu đuối, uỷ mị. Ông là người có cá tính mạnh mẽ, độc lập về tư tưởng, ý thức sâu sắc về cái tôi. Ở R. Tagore, lập trường rõ ràng và vững vàng vừa là biểu hiện của bản lĩnh, nhân cách cá nhân đồng thời là biểu hiện của một trí tuệ mẫn tiệp. “Trên toàn Ấn Độ, dần dần, Tagore đạt tới đỉnh cao không ai thách thức được”1 (J. Nehru).
…………………………
1J. Nehru, Phát hiện Ấn Độ, Tập 1, NXB Văn học, H, 1990, tr 203.
Qua những trước tác nổi tiếng, R.Tagore đã để lại một di sản tinh thần độc đáo và có giá trị. Đó là một thành công lớn trong sự nghiệp của ông. Sáng tác của R. Tagore hàm chứa những nội dung phong phú nhưng dù viết về đề tài nào, ông cũng thể hiện tình yêu cuộc sống và con người tha thiết. Ông là một “người tình” say đắm của cuộc đời.
2. Tinh thần nhân văn cao cả
Sáng tác của R. Tagore thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả, là khúc ca ca ngợi vẻ đẹp con người và cuộc sống con người. Rất tinh tế, Xuân Diệu đã dùng hình ảnh ngọn sáo xuất hiện ở đầu và cuối tập Thơ Dâng để biểu đạt cho nội dung này trong sáng tác của Tagore: “Đầu tập thơ nâng ngọn sáo lên, cuối tập thơ cất ống sáo đi, tư thế của Tagore ung dung, khiêm tốn, đàng hoàng trước cuộc đời”1. Sáng tác của Tagore là tiếng sáo ca ngợi vẻ đẹp cuộc sống con người.
Có một câu hỏi được đặt ra đó hàng ngàn đời nay trên đất nước Ấn Độ: “Hạnh phúc ở đâu? Cõi Cực Lạc ở đâu?”. Các tôn giáo như Hindu giáo, Phật giáo đều khẳng định hạnh phúc ở tại tâm ta khi ta thoát khỏi vô minh, nhận thức chân lí vô ngã vô thường, do đó dập tắt ngọn lửa tham, sân, si, chỉ còn lại sự an lạc, an tịnh của tâm hồn. Tư tưởng đó đó ăn sâu bén rễ hàng ngàn đời nay trong đời sống tinh thần của người Ấn Độ. Một mặt, tư tưởng đó có ý nghĩa tích cực. Nó giúp con người vươn tới vị tha cao cả trong tâm hồn bằng cách xoá bỏ ý thức vị kỉ. Tuy nhiên nó cũng khiến người dân Ấn Độ không thiết tha với việc xây dựng hạnh phúc trong chính đời sống hiện tại, kiếm tìm an lạc trong hư vô.
Với cái nhìn của một trí tuệ sáng suốt và một trái tim yêu thương con người, R. Tagore đó cố gắng đưa tâm trí của người Ấn Độ hướng về thực tại, tìm thấy niềm hoan lạc trong sự gắn bó với cuộc đời trần thế. Trong lời đề từ cho vở kịch Xaniasa, nhà thơ viết: “Xin dẫn dắt tâm trí chúng tôi từ hư vô về với thực tại”2.
……………………………..
1 R.Tagore, Thơ, NXB Văn học, H, 1961, tr 13.
2R.Tagore, Thơ, kịch, NXB Văn hóa, H, tr 1961, tr 63.
Qua cái nhìn của nhà thơ, thiên nhiên hiện lên thật đẹp, tràn đầy ánh sáng và rực rỡ sắc màu. Trái đất tràn ngập tiếng cười: “Này em yêu, ánh sáng nhảy múa giữa lòng cuộc đời anh đang sống! Này em yêu, ánh sáng đang gảy khúc nhạc tình trong tim anh. Trời mở rộng, gió ùa man rợ, trái đất ngập đầy tiếng cười (Bài 57 - Thơ Dâng). Trong cái nhìn của một người tình say đắm, cuộc sống trần thế hiện lên thật tươi đẹp. Nhưng bằng trải nghiệm của mình, nhà thơ cũng nhận thấy trong cuộc đời này, bất hạnh khổ đau là có thật. Liên tiếp trong sáu năm từ 1902 đến 1907, những người thân yêu của ông lần lượt ra đi. Năm 1902, người vợ mà Tagore rất mực yêu thương qua đời. Vài năm sau đó, ông lần lượt mất đi người cha, rồi một người con trai và một người con gái. Cuộc sống con người vốn hữu hạn: “Đời chỉ là giọt sương mai đọng trên cánh lá sen” (Bài 27 - Người làm vườn). Tuy nhiên, nhà thơ nhìn nỗi buồn khổ sầu đau một cách nhẹ nhàng, bình thản. Bài thơ số 84 cũng như nhiều bài thơ khác trong Thơ Dâng viết về nỗi buồn khổ, sầu muộn nhưng người đọc tuyệt nhiên không hề nhận thấy cảm giác tuyệt vọng. Khi cõi lòng nhà thơ “mở ngõ về phía cuộc đời” tất cả khổ đau, sầu muộn đều đã “tan thành ánh sáng, niềm vui”. Ngay cả trước cái chết, nỗi đau khổ lớn nhất trong cuộc sống con người, nhà thơ cũng không hề thấy sợ hãi. Bởi được sống trong cuộc đời tươi đẹp này là một niềm hạnh phúc. Khi phải từ giã cõi đời, nhà thơ không có gì ân hận hối tiếc. Nhà thơ hồ hởi chào đón Tử thần như một vị khách quý. Đối với nhà thơ, Thần Chết giống như một người bạn - “người bạn cùng chơi trong những ngày trống rỗng vui vẻ gọi tim tôi về với anh ta” (Bài 89 - Thơ Dâng), một người mẹ “hiền từ, đó dang tay ôm tôi vào lòng” (Bài 95 - Thơ Dâng). Thần Chết cũng là vị hôn phu đang chờ ngày cưới: “Hoa đã kết thành tràng, sẵn sàng chờ đợi tân lang. Sau tiệc cưới giai nhân sẽ rời nhà, một mình ra đi gặp tân lang trong đêm tối quạnh hiu” (Bài 91 - Thơ Dâng). Trong tập Vượt đại dương, nhà thơ quan niệm sự sống - cái chết giống như hai bờ của biển rộng. Sống chính là thực hiện hành trình vượt đại dương đến bến bờ xa. Biển có lúc bão giông có khi yên ả. Nhưng nhà thơ yêu biển và không khi nào nguôi nỗi khát khao được giong buồm vượt biển.
Nhà thơ yêu cuộc sống bằng tình yêu của một tín đồ trước Chúa. Đó là tình yêu của một con người dành cho cuộc đời với niềm khao khát được giao cảm, gắn bó, được dâng lòng thành kính thiêng liêng lên Chúa Đời bình dị:
“Tôi đã hôn cõi đời này với chân tay và đôi mắt của tôi
Tôi đó ôm nó vào lòng tôi, xiết chặt nó vào lòng
Tôi đó cho những ý nghĩ của tôi tràn ngập cả ngày và đêm của nó
Cho đến lúc cõi đời này và tôi chỉ là một mà thôi
- Và tôi yêu cuộc đời tôi” (Bài 53 - Hái quả).
Không chỉ ca ngợi cuộc đời, sáng tác của Tagore còn ca ngợi vẻ đẹp cao quý của con người. Điểm nổi bật trong tinh thần nhân văn của Tagore là thái độ đề cao con người, phủ nhận vai trò của thần thánh. Đây là cốt lõi thuyết phiếm thần của ông. Trong sáng tạo nghệ thuật cũng như ở một số tiểu luận bàn về vấn đề này như Tôn giáo con người (The Religion of Man), Cá tính (Personality), Thực hiện toàn mãn (Shadana), Nhất thể Sáng tạo (Creative Unity), Tagore không đặt lên hàng đầu những vấn đề vũ trụ. Mọi tư tưởng tình cảm của ông đều hướng tới việc khám phá, lí giải bản chất đời sống tâm linh con người. Triết học của Tagore, vì vậy, về thực chất là triết học nhân sinh mà nền tảng là tình yêu và sự đề cao con người. Con người, theo Tagore là một thực thể vĩ đại và hoàn hảo. Nhà thơ thường ca ngợi sự toàn mĩ của con người bằng cách viện dẫn những nhận xét trong Veda và Upanishad: “Ai là người có thể mang lại cho chính mình sự uy nghiêm, sự chuyển động, cá tính, gợi cảm hứng qua sự thông thái, vũ điệu và âm nhạc? Khi cơ thể anh ta đứng dậy, anh ta có thể khám phá ra mọi khía cạnh của cuộc sống qua nhiều hướng. Anh ta chính là Con Người, lâu đài của cái vô cùng”1.
....................................................
1Chuyển dẫn Đỗ Thu Hà, R.Tagore văn và người, Văn hoá Thông tin, H, 2005, tr 366.
Tuy nhiên để có được sự hoàn thiện đó, con người đó phải trải qua một quá trình tiến hoá cả về thể xác, tinh thần, trí tuệ và đạo đức qua nhiều giai đoạn. Từ sự phụ thuộc vào các nhu cầu, con người đạt tới tự do trong đời sống. Từ tính cá nhân duy nhất, con người tiến tới sự hoà hợp với môi trường xung quanh. Nhận thức của con người về các vấn đề càng trở nên sâu sắc.
Một trong những yếu tố cơ bản làm nên vẻ đẹp con người đó là thực hiện điều thiện. Ông viết: “Sống đời sống thiện là sống đời sống tất cả. Lạc thú vốn cho tự kỉ
chúng ta, nhưng sự thiện là vì mục đích mưu cầu hạnh phúc cho toàn nhân loại ở mọi thời”1. Tư tưởng này của Tagore có nguồn mạch sâu thẳm từ trong những trang Upanishad của các hiền giả Hindu: “Điều thiện là tối cao”. Tuy nhiên, đề cao tính thiện trong tôn giáo, triết học truyền thống luôn gắn với giải pháp tu tâm, do đó, nó dẫn đến lối sống nhẫn nhục chịu đựng của người Ấn Độ. Tagore mang đến cho tư tưởng đó một ý nghĩa tích cực hơn. Ông gắn việc hoàn thiện con người trong hành động. Vì vậy, tư tưởng của Tagore có tác dụng thức tỉnh nhân dân Ấn Độ chủ động đi tìm hạnh phúc trong cuộc đời trần thế. Xuất phát từ thái độ trân trọng, đề cao con người, Tagore đó sáng tạo ra Tôn giáo con người (The Religion of Man) để chống lại các tôn giáo siêu hình, phủ nhận thực tại, hướng con người tới hư vô. Lời đề từ của vở kịch Thầy tu khổ hạnh (Xaniasa): “Xin dẫn dắt chúng tôi từ hư vô trở về thực tại” có thể coi là tuyên ngôn cho tư tưởng đó. Tagore tôn thờ con người coi con người là hiện thân tối cao của Thượng Đế. Chúa không tồn tại đâu xa, “Chúa ở trong anh, Chúa chính là anh”.
Như vậy trong thời kì đầu sáng tác, Tagore tập trung tìm hiểu, lí giải bản chất của con người nói chung. Về cơ bản, đó là con người tự nhiên, con người tinh thần. Từ đó ông ca tụng sự vĩ đại, hoàn hảo và thiện căn của con người.
3. Tinh thần nhân đạo, yêu nước sâu sắc
....................................................
1R.Tagore, Thực hiện toàn mãn, NXB An Tiêm, Sài Gòn, 1973, tr 81.
Trong diễn từ đọc tại lễ trao giải Nobel văn chương 1913, Pir Hallstrom, Viện Hàn lâm Thuỵ Điển viết: “Kể từ năm 1832, khi Goethe qua đời, chưa có nhà thơ châu Âu nào sánh với Tagore trong tinh thần nhân đạo cao cả, trong sự vĩ đại hồn nhiên và trong sự trầm lặng cổ điển”1. Nhà văn Nga S.Saimedenop đã nhận xét tư tưởng yêu nước của Tagore có điểm tương đồng với độc giả Liên Xô: “Tôi tin rằng phong cách viết văn và tinh thần các tác phẩm của Tagore rất gần gũi với độc giả
Liên Xô. Đó là tinh thần yêu nước, những phân tích tâm lí sâu sắc, chủ nghĩa lãng mạn lạc quan, một trí tưởng tượng phong phú đã dõi ánh sáng mới mẻ vào những vấn đề hiện nay của đời sống nhân dân”2.
Không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của con người và cuộc sống, Tagore cũng chú ý đến nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đấu tranh quyết liệt với những thế lực thống trị để mang đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong những tập truyện, thơ như Mây và mặt trời, Xoadesi, Baulo, Thơ… sáng tác từ năm 1905 trở đi, nhà thơ đã thể hiện sự quan tâm tới những người dân trên đất nước ông, quan tâm đến tự do về mặt xã hội của họ chứ không phải là con người trong ý niệm trừu tượng và tự do về tinh thần như trong những sáng tác thời kì đầu. Trong những tập thơ này, nhà thơ phản ánh cuộc sống khốn cùng của những người bất hạnh như phụ nữ, trẻ em, người nghèo, người nô lệ bị áp bức với một thái độ cảm thông sâu sắc. Nhận xét về vấn đề này, trong cuốn R. Tagore: Chân dung một nhà thơ, Buddhadeva Bose đã ca ngợi: “Chúng ta cần chú ý tới tinh thần nhân đạo tuyệt vời của ông, sự ảnh hưởng của ông tới đồng bào của mình, và cách thức mà ông đôi khi hài hước về những điểm yếu của họ. Lòng từ bi của ông đối với người dân của mình lớn đến mức ông đã vượt lên chính mình được coi như một "Gurudeb" (bậc Thánh sư), thậm chí bởi những người lạ và bởi người đã đọc toàn bộ thơ của ông và không có
....................................................
1K.Kripalani, R. Tagore – A Life, Callcutta, 1971, tr 133.
2 Chuyển từ Nguyễn Văn Hạnh, Tính trữ tình – triết lí trong Thơ Dâng, Luận án TS, ĐHSP Hà Nội, 200, tr 9.
ý định học tập bất cứ điều gì từ ông”1.
Trẻ em là một đối tượng được nhà thơ dành cho mối quan tâm nhiệt thành nhất. Trong xã hội Ấn Độ cũ chìm đắm dưới ách thống trị thực dân, chế độ phân biệt đẳng cấp nghiệt ngã, những thành kiến, hủ tục lạc hậu lỗi thời, trẻ thơ, cụ thể là các em nhỏ thuộc đẳng cấp dưới chịu nhiều thiếu thốn về vật chất, đầy đoạ đắng cay về tinh thần. Nhà thơ cũng bày tỏ mối cảm thông chân thành đối với thân phận bất hạnh của những người phụ nữ.
Phụ nữ Ấn Độ là nạn nhân của những hủ tục lạc hậu, dã man, là nô lệ của vương quyền, thần quyền, và của chính người chồng của họ. Sau cải cách tôn giáo, phụ nữ Ấn Độ không còn bị hoả thiêu theo chồng nhưng họ vẫn phải chịu nhiều ràng buộc bất công. Vì vậy, ông lên tiếng phê phán xã hội đối xử nghiệt ngã đối với người phụ nữ, nhất là ở nông thôn, đòi huỷ bỏ tục tảo hôn, xoá bỏ chế độ phân biệt đẳng cấp, đòi tự do hôn nhân (tập thơ ngắn Palataca, Raiđa người phu quét rác bẩn). Ông kêu gọi, động viên họ đứng lên đấu tranh giành tự do, hạnh phúc, nữ quyền.
Tagore cũng đồng cảm với những người lao động làm việc cần cù, lam lũ: “Thợ cày nai lưng cày đất cằn sỏi cứng”, “Người làm đường đập đá, vất vả giãi nắng giầm mưa, áo quần lấm bụi” nhưng vẫn không đủ ăn chỉ vì sưu cao thuế nặng. Muốn thoát khỏi sự bóc lột của vua chúa, họ đành phải trốn vào trong lao động và cả trong những giấc mơ nhưng vẫn không trốn nổi. Để có một chốn dung thân, họ chỉ có thể ao ước:
Đem toàn thân mình đặt dưới chân Vua
Để được quyền chiếm chỗ trong vương quốc
Con người cùng đinh bị tầng lớp phong kiến thống trị chà đạp, bị thành kiến đẳng cấp khinh miệt, xua đuổi, ruồng bỏ. Họ tủi nhục “ôm mặt nghẹn ngào thổn thức trong đêm”. Cũng như người dân Việt Nam trước năm 1945, nhân dân Ấn Độ
.…………………………………….
1 Buddhadeva Bose, Portrait of a Poet, Papyrus 2 Ganendra Mitra Lane, Calcutta 700 004, India, 1994, p 30.
cũng chịu cảnh một cổ hai tròng. Ngoài ách phong kiến, họ còn bị thực dân Anh áp bức. Năm 1919, phong trào nông dân Penjap đã bị thực dân Anh tàn sát đẫm máu. Tagore đó miêu tả cảnh người nghèo bị đánh đập, sát hại với nỗi đau xé ruột.
Không chỉ xót thương nỗi khổ cực, lầm than của người lao động, nhà thơ còn lên tiếng đấu tranh đòi tự do và cuộc sống hạnh phúc cho con người. Từ quan niệm có phần phiến diện, đậm màu sắc duy tâm về tự do, qua những trải nghiệm thực tế, nhất là sau khi đi thăm Liên Xô năm 1930, Tagore đã hoàn thiện hơn cho quan điểm của ông về vấn đề này. Nhà thơ chú ý đến tự do về mặt xã hội của con người. Tự do, với ông, cũng là giải phóng con người, đất nước Ấn Độ ra khỏi xiềng xích của thực dân, phong kiến, nô lệ và cường quyền.
Kể từ sau Thế chiến I, Tagore không chỉ chú ý đến người dân trên đất nước ông. Đối tượng quan tâm của nhà thơ là tất cả những người nô lệ bị áp bức trên toàn thế giới. Nhà thơ dùng sáng tác để nói lên lòng yêu nhân loại, yêu hoà bình, tố cáo chiến tranh và những chính sách khủng bố tàn bạo của đế quốc. Những năm 30 của thế kỉ XX, Tagore đã nêu cao tinh thần chống phát xít. Bài thơ Tín đồ Phật giáo được nhà thơ sáng tác năm 1937 để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc của phát xít Nhật. Trong bài thơ Châu Phi ra đời năm 1938 khi phát xít Ý tấn công Ethiopi, Tagore vạch trần bộ mặt vô nhân đạo của phát xít đồng thời nói lên sức mạnh tiềm tàng và chí khí quật cường của người dân các dân tộc Châu Phi.
Với ngòi bút hiện thực, Tagore đó tái hiện những mảnh đời khốn cùng của người dân lao động. Sâu sắc hơn, ông còn chỉ ra nguyên nhân của những nỗi thống khổ đó. Họ nghèo khổ bởi thời tiết lắm khi cay nghiệt như một mụ phù thuỷ. Tháng năm, “buổi trưa ngột ngạt dường như dài vô cùng. Mặt đất cằn khô nằm há hốc thèm nước dưới ánh nắng đốt thiêu”. Tháng bảy, “đường đi lầy lội, dòng sông dâng tràn, cánh đồng ngập sũng dưới mưa tầm tã”. Họ tủi nhục bởi hàng rào phân biệt đẳng cấp nghiệt ngã, bởi ách thống trị của thực dân, phong kiến… Nhà thơ ưu tư trước cảnh một em nhỏ “không có một hào mua cây gậy sơn màu. Cặp mắt thèm thuồng em nhìn cửa hiệu khiến cả chợ mủi lòng thương” (Bài 76 - Người làm vườn). Nhà thơ vẽ lại cảnh sống lam lũ của một gia đình công nhân từ làng quê miền Tây tới. Hai vợ chồng “đang lúi húi đào đất làm gạch đưa vào lò nung. Đứa con gái nhỏ ra bến thuyền bên sông, em ngồi đó luôn tay cọ rửa chậu hoa và xoong chảo. Thằng em trai đầu nhẵn thín, mình trần truồng, tay chân lấm bùn lẽo đẽo theo sau” (Bài 77 - Người làm vườn)
Ông bênh vực cho cậu bé Jabala cùng đinh ra đời trên cánh tay của một người mẹ không chồng. Giữa những thái độ miệt thị đến tàn nhẫn, nhà thơ đã dang rộng cánh tay che chở cho chú bé. Hiện thực cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến, phát xít cũng được phản ánh chân thực trong thơ của Tagore. Nhà thơ lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa do các thế lực đen tối gây ra. Đây là hình ảnh của thực dân Anh trên đất Ấn: “Từng lũ từng đoàn/ những người Anh có nhiều uy lực/ ngồi trong xe thở ra hơi đỏ rực/ Những vũ khí còn dây vết máu/ Những cặp mắt đỏ ngầu/ Những mặt mày hung dữ” (Bài 121 - Thơ).
Trong cái nhìn của các nhà nghiên cứu phương Tây, Tagore trước hết là một nhà thần bí sau đó là một nhà thơ lãng mạn. Chính vì vậy, họ thường so sánh ông với Wordsworth, Shelley, Keats, Francis Thompson, Tennyson, Browning, Robert Bridge... Edward Thompson viết: “Tôi luôn nhớ tới Tagore với tư cách là người đương thời với Tennyson, Browning và Robert Bridge. Công bằng mà nói, ông cần phải được đánh giá ngang tầm với các nhà thơ thời Victoria dù rằng thời đại của những nhà thơ đó đã qua lâu rồi”1. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Ấn Độ lại thấy ông gần gũi với Eliot, Auden bởi họ thấy ông thực sự là một ngòi bút hiện thực và nhân đạo. N.Hitmet, nhà thơ Thổ Nhĩ Kì đã khái quát rất đúng một đặc trưng trong bút pháp Tagore: “Tôi rất yêu thơ Tagore và nhạc Bach. Tôi cóc cần cái vẻ thần bí của họ. Tôi biết họ có điểm thần bí nhưng trong tác phẩm của họ, xuyên qua thần
....................................
1 Chuyển từ Đỗ Thu Hà, Giáo trình văn học Ấn Độ, NXB Đại học Quốc gia, H, 2015, tr 337
bí, cái có nhiều nhất là lòng yêu cuộc sống, lòng tin cuộc đời. Vì vậy, Bách vẫn là rất lớn trong các nhạc sĩ lớn nhất. Tagore vẫn là rất lớn trong các thi sĩ lớn nhất”1.
Như vậy, tình cảm của Tagore đối với con người có sự vận động thay đổi. Từ việc lấy đối tượng là con người tự nhiên chung chung có phần trừu tượng làm trung tâm bộc lộ cảm xúc, nhà thơ quan tâm đến người dân nghèo khổ trên đất nước Ấn Độ của ông nói riêng và những người cần lao trên thế giới nói chung, đấu tranh giúp họ thoát khỏi ách thống trị của tôn giáo, phong kiến, thực dân, phát xít đi tới tự do trên phương diện xã hội. Từ chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc, tư tưởng của nhà thơ đã vươn tới tầm chủ nghĩa nhân đạo quốc tế cao cả.
4. “Người tình của thiên nhiên” xứ sở
Thấm nhuần tư tưởng Hindu giáo rằng con người và vạn vật - những Linh Hồn Cá Thể đều là những mảnh nhỏ của Linh Hồn Vũ Trụ, người Ấn Độ đề cao mối quan hệ hoà hợp giữa con người với thiên nhiên. Kabir (1440 - 1518) - thi hào trữ tình bậc nhất Ấn Độ thời Trung cổ đã tiếp thu những tư tưởng hiền minh về Nhất Thể Sáng Tạo, về sự hoà hợp giữa Linh Hồn Cá Thể (Atman) và Linh Hồn Vũ Trụ
(Brahman) trong Upanishad để khẳng định rằng Đấng Tối Cao ở trong vũ trụ đồng thời cũng ở tại tâm ta. “Người đã khiến thế giới bên ngoài với thế giới bên trong thành một thể bất phân”, cũng giống như “dòng sông và những con sóng của nó chỉ là một mà thôi, lấy đâu ra sự khác nhau giữa chúng”2. Tiếp thu sáng tạo tư tưởng truyền thống, qua những hình ảnh thơ cụ thể và sinh động, Tagore cũng khẳng định vạn vật trong vũ trụ có bản chất đồng nhất:
Giọt sương nói với mặt hồ
Ngươi là giọt sương to nằm dưới lá sen
Ta là giọt nhỏ hơn nằm bên trên lá (Bài 88 - Những con chim bay lạc)
....................................
1 Lưu Đức Trung, Văn học Ấn Độ, NXB Giáo dục, H, 2007.
2 Kabir, chuyển từ Phan Thu Hiền, Văn học Ấn Độ, NXB ĐHQG TP HCM, 1997, tr 129.
Từ đó, ông chủ trương một triết lí hoà hợp - hoà hợp giữa cá nhân và vũ trụ, giữa cá nhân và tha nhân. Tagore rất gắn bó với thiên nhiên. Ông yêu thiên nhiên bằng trái tim say đắm của một người tình bởi ông cho rằng: “Nhà nghệ sĩ là người tình của thiên nhiên” (Bài 85 - Những con chim bay lạc). Trăng non, Những con chim bay lạc, Những cánh thiên nga… những hình tượng thiên nhiên đó làm nên tên những tập thơ của ông. Xuân Diệu đã ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên trong Thơ Dâng nói riêng cũng là trong thơ Tagore nói chung: “Thật khó mà tóm tắt một tác phẩm như Thơ Dâng, đây đúng là ngọn sáo thiêng và ngọn sáo đời; những kẻ giữa
đời là chúng ta, khi xếp tập thơ lại lưu luyến nhớ nhiều những vật liệu của đời mà người thi sĩ đã đưa rất sâu vào thơ: những ánh sáng, hương hoa sen, gió nồm nam, đầu ngọn sóng, cánh con bướm, bờ sông, cỏ dại, nước róc rách, lá non rì rào, buổi
sáng, buổi chiều, tiếng chim và rất nhiều trời sao, đêm sao, hằng hà sa số tinh tú. Tạo vật nhấp nháy trong những vần thơ đầy mến thương”1.
Một điều đáng chú ý đó là thiên nhiên trong thơ Tagore bao giờ cũng thuộc về xứ sở Ấn Độ, tuyệt nhiên không có hình ảnh của một xứ sở nào khác. Đây cũng là đặc điểm của thơ ca Ấn Độ nói chung. A.P Brannhicop đã so sánh thơ ca Ấn Độ với thơ ca Châu Âu: “Thơ ca Ấn Độ không lấy những loại cây cỏ, thú vật, sông núi… và những nhân vật thần thoại mà không thuộc nguồn gốc Ấn Độ làm hình tượng. Đó là một trong những điểm khác biệt của thơ ca Ấn Độ với thơ ca Châu Âu”2. Tagore kế thừa truyền thống đó với một ý thức dân tộc sâu sắc: “Hương nồng ngát từ hoa đất là món quà quý nhất tặng tim tôi. Và tôi biết không có nơi nào trăng rọi mà khiến lòng tôi lai láng như trên đất nước này”3. Tình yêu ấy thể hiện triết lí nhân sinh về vũ trụ của nhà thơ. “Tất cả những gì có trong thế giới đều được Thượng Đế ôm ấp hết thảy”4.
……………………..
1R.Tagore, Thơ, Xuân Diệu và Yến Lan dịch), NXB Văn học, Hà Nội, 1961, tr 14, 15.
234 R.Tagore, Tuyển tập tác phẩm, tập 1, Lao động, H, 2004.
Sở dĩ như vây vì Tagore rất yêu và gắn bó với thiên nhiên. Ông viết: “Ngay từ lúc còn bé, tôi đã rất nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên, rất thích gần gũi thân mật với cây cối, với mây và như nhập vào trong bản nhạc của các mùa trong không khí”1.
Với những hình ảnh không hề ước lệ, Tagore đó làm sống dậy cả một thiên nhiên Ấn Độ bình dị mà thật tươi đẹp, lãng mạn.
- “Người làm vườn tình ái”
Tagore là một nhà thơ tình nổi tiếng thế giới. Nhiều tập thơ của ông viết về đề tài tình yêu như Người làm vườn (1914), Tặng phẩm của người yêu (1918) được nhiều thế hệ độc giả say mê. Ngoài ra còn một số bài thơ rải rác trong các tập như Những con chim bay lạc, Người thoáng hiện. Tinh hoa trong ngòi bút nhà thơ dồn vào tập Người làm vườn. Bài số 2 của tập thơ là tuyên ngôn về vai trò của nhà thơ đối với tình yêu đôi lứa. Ông không muốn làm một triết gia chỉ ngồi trầm tư, chiêm nghiệm về sự sống và cái chết. Thi nhân tự nhận mình là người làm vườn, chăm sóc cho khu vườn tình ái của nhân gian nở rộ hoa và ngát hương thơm. Trong 85 bài thơ của tập Người làm vườn, Tagore khi thì hoá thân làm một tình nhân, khi thì làm một triết gia vừa thổ lộ cảm xúc, vừa triết lí, chiêm nghiệm về tình yêu nêu ra những bài học bổ ích, giống như những vì sao định đường cho “những trái tim trẻ dại lạc loài” không bị lạc khỏi bến bờ hạnh phúc. Người tình say đắm đã hoà hợp với triết gia sâu sắc thành một thể bất phân trong những bài thơ.
Một đặc điểm của tâm hồn Ấn Độ là luôn giằng co, chao đảo giữa tình yêu (kama) và giải thoát (moksha). Đặc điểm đó được thể hiện trong những trang thơ thành cuộc đấu tranh giữa tình yêu và chủ nghĩa khổ hạnh. Tuy nhiên trong văn học, tình yêu bao giờ cũng chiến thắng chủ nghĩa khắc kỉ. Kế thừa truyền thống đó, Tagore khẳng định tình yêu là một tình cảm nhân bản cao quý, tình yêu là hạnh
……………………..
1 R.Tagore, Đời tôi, TC VHNN, 13, tr 115 - 126.
phúc. Tình yêu khiến cuộc đời trở nên có ý nghĩa hơn. Yêu và được yêu - đó là thông điệp đầy tự hào mà nhà thơ muốn gửi lại trước lúc ra đi vĩnh viễn sang thế giới bên kia:
Cõi đời ơi, khi tôi đã chết rồi
Thì trong cõi vắng lặng của người
Chỉ lời này còn lại:
“Tôi đã từng yêu” (Bài 277 – Những con chim bay lạc)
Ta không còn nữa cây ơi
Thì xin lá mới xuân đời thay ta
Nhắn giùm lữ khách đi qua
Rằng: thi nhân ấy đã là tình nhân (1926)
Các nhà nghiên cứu đều thống nhất đánh giá Tagore như biểu tượng của Ấn Độ cận hiện đại. W.B. Yeats đã nhấn mạnh trong lá thư gửi Edmund Gosse năm 1912 như sau: “Tôi tin rằng nếu chúng ta trao cho ông vinh quang, điều đó sẽ được hiểu rằng chúng ta tôn vinh Ấn Độ cũng là tôn vinh ông, người nổi tiếng nhất của Ấn Độ hôm nay”1. Buddhadeva Bose, một nhà nghiên cứu Ấn Độ thuộc thế hệ thứ ba sau R. Tagore cũng khẳng định: “Đối với đất nước mình, Tagore là hiện thân của một thời đại mới, cũng như Goeth và Puskhin đối với đất nước của họ vậy”2. Tìm hiểu di sản tư tưởng tinh thần của R. Tagore giúp chúng ta hiểu hơn về Ấn Độ hiện đại và hơn thế, một Ấn Độ truyền thống. Những giá trị văn hóa tinh thần suốt chiều dài lịch sử Ấn Độ kết tinh trong R. Tagore và phát huy sức mạnh của nó trong cuộc đấu tranh vì hạnh phúc, tiến bộ của nhân loại. Sức ảnh hưởng của R. Tagore đến các thế hệ sau mạnh mẽ đến mức một người thuộc thế hệ thứ ba sau R. Tagore đã thốt lên: “Không quan trọng dù tôi thích hay không thích một bài thơ hoặc kịch
……………………………………….
1 W.B Yeats, The Letters of W.B Yeats, Edited by Allan Wade, Rupert Hart-Davis, London, 1954, p 572-73.
2 Buddhadeva Bose, Portrait of a Poet, Papyrus 2 Ganendra Mitra Lane, Calcutta 700 004, India, 1994, p27.
hoặc tiểu thuyết nào đó của Tagore, tôi có cảm giác khủng khiếp rằng nếu Tagore không tồn tại, thì tôi như tôi hôm nay cũng sẽ không tồn tại”1.
…………………………
1 Buddhadeva Bose, Portrait of a Poet, Papyrus 2 Ganendra Mitra Lane, Calcutta 700 004, India, 1994, p 2.
Tài liệu tham khảo
Buddhadeva Bose, Portrait of a Poet, Papyrus 2 Ganendra Mitra Lane, Calcutta 700 004, India, 1994.
Nhật Chiêu, Những con đường sáng tạo của Tagore, Tạp chí Văn số 13, 3/1991.
Cao Huy Đỉnh, Tác phẩm của R. Tagore, Văn hoá, H, 1961.
W. Durant, Lịch sử văn minh Ấn Độ, NXB Văn hóa, H, 1996.
Đỗ Thu Hà, R. Tagore văn và người, Văn hoá Thông tin, H, 2005.
Đỗ Thu Hà, Giáo trình văn học Ấn Độ, NXB Đại học Quốc gia, H, 2015.
Nguyễn Văn Hạnh, Tính trữ tình – triết lí trong Thơ Dâng, Luận án TS, ĐHSP Hà Nội, 2000.
Nguyễn Văn Hạnh, R. Tagore và thời đại Phục hưng Ấn Độ, NXB ĐHQG HN, 2006.
Phan Thu Hiền, Văn học Ấn Độ, NXB ĐHQG TP HCM, 1997.
K.Kripalani, R. Tagore – A Life, Callcutta, 1971.
J. Nehru, Phát hiện Ấn Độ, Tập 1, NXB Văn học, H, 1990.
R. Tagore, Tuyển tập tác phẩm, Lao động, H, tập 2, 2004.
R. Tagore, Thơ, NXB Văn học, H, 1961.
R. Tagore, Thơ, kịch, NXB Văn hóa, H, tr 1961.
R. Tagore, Thực hiện toàn mãn, NXB An Tiêm, Sài Gòn, 1973, tr 81.
R. Tagore, Thơ, Xuân Diệu và Yến Lan dịch), NXB Văn học, Hà Nội, 1961.
R.Tagore, Tuyển tập tác phẩm, tập 1, Lao động, H, 2004.
R. Tagore, Đời tôi, TC VHNN, Số 13.
Lưu Đức Trung, Văn học Ấn Độ, NXB Giáo dục, H, 2007.
W.B Yeats, The Letters of W.B Yeats, Edited by Allan Wade, Rupert Hart-Davis, London, 1954.
Họ và tên: Nguyễn Thị Mai Liên*
Học hàm, học vị: PGS.TS
Chức vụ: Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Địa chỉ cơ quan: 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Email: mailien.edu@gmail.com
ĐT: 0936 170 688
TÓM TẮT
Rabindranath Tagore là danh hào vĩ đại của Ấn Độ thời cận hiện đại. Thành tựu của ông sáng chói đến mức đến mức ở Ấn Độ, thời cận hiện đại vẫn thưởng được gọi là thời đại Tagore. Trong suốt sáu lăm năm sáng tác không mệt mỏi, R.Tagore để lại một sự nghiệp đồ sộ và phong phú các tác phẩm văn học nghệ thuật trên nhiều lĩnh vực như hội hoạ - âm nhạc - văn học… Thông qua trước tác của mình, Tagore đã để lại một di sản tinh thần đồ sộ, tỏa ánh sáng tới toàn nhân loại. Di sản tinh thần có thể hiểu là những tư tưởng, những giá trị tinh thần mang lại những điều tốt đẹp cho mỗi cá nhân và xã hội, thúc đẩy sự tiến bộ văn minh của nhân loại mà mỗi dân tộc, đất nước và cá nhân để lại.
Di sản tinh thần của R.Tagore bao gồm nhiều tư tưởng có giá trị thể hiện trên nhiều lĩnh vực nên trong một bài viết nhỏ, chúng tôi không thể bao quát toàn diện và sâu sắc được. Chúng tôi xin phép dừng lại ở mức độ khái quát nhất một số giá trị phổ quát như tinh thần nhân văn, nhân đạo, yêu nước, yêu thiên nhiên... được biểu thị trong một số tác phẩm, trong đó tập trung vào thơ ca. Từ đó phần nào phác họa được diện mạo di sản tinh thần của Tagore và những đóng góp của ông vào di sản tinh thần nhân loại.