“Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm” (唐诗合选五言律解音) và “Đường thi tuyệt cú diễn ca” (唐诗绝句演歌) là hai dịch phẩm có ý nghĩa đặc biệt trong di sản Hán Nôm Việt Nam. Chúng không những thể hiện ý thức dịch thơ Đường sang chữ Nôm của các dịch giả, mà còn có đóng góp quan trọng trong việc tiếp nhận, xây dựng một nền văn học Hán Nôm mang đậm bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, hai dịch phẩm này còn ít được công chúng biết đến. Vì vậy, khảo cứu và giới thiệu rộng rãi đến bạn đọc hai dịch phẩm là thực sự cần thiết.
1. Đặt vấn đề
“Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm” (唐诗合选五言律解音) và “Đường thi tuyệt cú diễn ca” (唐诗绝句演歌) là hai dịch phẩm có ý nghĩa đặc biệt trong di sản Hán Nôm Việt Nam. Chúng không những thể hiện ý thức dịch thơ Đường sang chữ Nôm của các dịch giả, mà còn có đóng góp quan trọng trong việc tiếp nhận, xây dựng một nền văn học Hán Nôm mang đậm bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, hai dịch phẩm này còn ít được công chúng biết đến. Vì vậy, khảo cứu và giới thiệu rộng rãi đến bạn đọc hai dịch phẩm là thực sự cần thiết.
Thực ra, trước khi có việc dịch thơ Đường ra chữ Nôm, trong quan hệ giao lưu với Trung Quốc, Việt Nam đã có một truyền thống dịch thuật rất lâu đời. Bằng chứng là, trước thời “Bắc thuộc”, trong mối giao hảo giữa Trung Quốc, Việt Nam đã xuất hiện vấn đề dịch thuật. Trong Lĩnh Nam chích quái có ghi: vào đời Thành Vương nhà Chu, Hùng Vương sai bề tôi là họ Việt Thường, đem bạch trĩ sang cống tiến. Vì ngôn ngữ bất đồng, Chu Công phải sai sứ thông dịch mới hiểu được nhau. Sách Sử ký của Tư Mã Thiên cũng chép: năm Tân Mùi thứ 6 (1110 trước Công nguyên) đời vua Thành Vương nhà Chu, phía Nam bộ Giao Chỉ có họ Việt Thường đã qua ba lần sứ dịch dâng chim trĩ trắng. Thời kỳ “Bắc thuộc”, chữ Hán chính thức truyền vào Việt Nam, Truyền thống dịch thuật này cũng được tiếp nối: dịch từ Hán sang Việt. Theo Văn Đa cư sĩ, một học giả đời Tự Đức, tác giả sách “Đại Nam quốc ngữ” và bài tựa sách “Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa” thì Sĩ Vương (187 – 226) bắt đầu dùng tiếng Hán dịch sang tiếng Việt. Sử Vương khi dịch đến chữ “thư cưu” không biết gọi là chim gì, khi dịch đến “dương đào” không biết gọi là quả gì [1]. Tuy những câu chuyện trên chỉ là truyền thuyết nhưng nó cũng nói lên một điều là, việc dịch từ Hán sang Việt là có từ rất sớm. Chính truyền thống dịch thuật lâu đời này đã có tác động thúc đẩy to lớn đến việc dịch thơ Đường ra chữ Nôm.
Chữ Nôm hình thành, phát triển kéo theo đó là sự hình thành, phát triển nền văn học chữ Nôm Việt Nam, trong đó có bộ phận văn học dịch, mà lĩnh vực tiêu biểu là thi ca. Theo Trần Nghĩa, cùng với sự hình thành chữ Nôm, những bản diễn âm thơ cũng xuất hiện. Cụ thể như: Kinh thi được diễn âm sang chữ Nôm (Thi kinh giải âm, Thi kinh diễn âm, Thi kinh diễn nghĩa...), Tương tiến tửu (Ca điệu lược ký), Tỳ bà Hành (Tỳ bà hành diễn âm) [2]...
Hiện nay người ta phát hiện những bản dịch Đường thi sang chữ Nôm được cho là xuất hiện sớm nhất vào thế kỉ XV. Theo Nguyễn Quảng Tuân, Những bài dịch Đường thi đầu tiên phải kể đến những bài đã được dịch từ thế kỉ thứ XV và được sưu tầm trong bộ“Hồng Đức quốc âm thi tập” (đời vua Lê Thánh Tôn) như “Xuân tịch lữ hoài” (春夕旅怀) của Thôi Đồ và bốn bài dịch ở chùm thơ Thiên Thai của Tào Đường [3]. Nhưng thế kỉ XIX mới là thời kì hoàng kim của việc dịch thơ Đường sang chữ Nôm. Vì theo nhà nghiên cứu Nguyễn Tuyết Hạnh“Đến thế kỉ XIX, thơ Nôm đã hết sức phát triển, nghệ thuật sử dụng ngôn từ đã điêu luyện nên tất nhiên cũng có nhiều bản dịch thơ Đường. Thế nhưng ngày nay ta chỉ còn lại một số ít bài của một số dịch giả vốn là những nhà thơ nỗi tiếng như Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ, Trần Tế Xương...” [4]. Hiện nay, tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam còn lưu giữ hai dịch phẩm Đường thi “Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm” và “Đường thi tuyệt cú diễn ca” có132 bản dịch thơ của 57 tác giả Đường thi.
2. Khảo cứu “Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm”
“Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm” [5] là phần thứ hai trong bốn phần của một văn bản chép tay, có tên là “Vị Thành giai cú tập biên”, hiện lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, kí hiệu AB.194, từ tờ 30 đến tờ 62. Ở đầu phần hai “Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm” (tờ 30) phía bên phải từ trên xuống, dòng thứ nhất ghi: “Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm bát thập tam thủ” (唐诗合选五言律解音八十三首);dòng thứ hai ghi “Vị Xuyên Tú tài Trần Cao Xương Tử Thịnh diễn tập” (渭川秀才陈高昌子盛演辑). Cuối tờ 62, bên trái từ trên xuống có ghi “Đường thi diễn âm chung tất” (唐诗演音终毕).
Theo Đoàn Hồng Nguyên, lần đầu tiên công chúng được biết đến “Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm” của Tú Xương là qua phát hiện của các ông Hoàng Ngọc Phách, Lê Thước, Đỗ Đức Hiểu, trong tập “Văn thơ Trần Tế Xương”, xuất bản năm 1957. Các tác giả này căn cứ vào thông tin: Tú Xương đã từng dịch thơ Đường do ông Trần Tấn Đạt, con trai thứ ba của ông Trần Tú Xương cung cấp, để khẳng định Tú Xương là tác giả của “Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm”. Tuy nhiên, các tác giả này chỉ mới trích lục 5 bài trong tổng số 83 bài của bản dịch và đưa vào phần phụ lục của tập sách. Đó là bài Dã Vọng của Vương Tích; Cung trung hành lạc (kỳ nhị), Thu tứ của Lý Bạch; Đảo y và Xuân dạ hỉ vũ của Đỗ Phủ [6].
Theo khảo cứu của chúng tôi, “Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm” có tất cả 83 bài thơ của 29 tác giả, được sắp xếp chủ yếu theo danh mục tác giả. Trong đó, Đỗ Phủ được chọn dịch nhiều nhất với 21 bài, như: Đăng Duyện Châu thành lâu (登兖州城楼), Xuân nhật ức Lý Bạch (春日忆李白), Nguyệt (月), Sơ nguyệt (初月), Bát nguyệt thập ngũ dạ nguyệt (八月十五夜月), Thập lục dạ ngoạn nguyệt (十六夜玩月), Thập thất dạ đối nguyệt (十七夜对月), Đảo y (捣衣), Lạc nhật (落日), Hiểu vọng (晓望), Bộ chư quý công tử Trượng Bát Mãn huề kỹ nạp Lương Vãn Diễn ngộ vũ (步诸贵公子丈八满携妓納涼晚衍遇雨), Dã vọng (野望), Đăng Nhạc Dương lâu (登岳阳楼), Tần Châu tạp vịnh (秦州杂咏), Chu trung dạ tuyết hữu hoài Lư Vu Tứ Thị ngự đệ ( 舟 中 夜 雪 有 怀 卢 于 四 侍 御 弟), Đối tuyết (对雪), Vãn Tình (晚晴), Xuân dạ hỉ vũ (春夜喜雨), Huỳnh hoả (萤火), Động phòng (洞房), Cầm đài (琴台). Tiếp đến là Lý Bạch với 16 bài, như Cung trung hành lạc – kỳ I (宫中行乐其一), Cung trung hành lạc – kỳ II (宫中行乐其二), Cung trung hành lạc – kỳ III (宫中行乐其三), Thu tứ (秋思), Kim Lăng (金陵), Khẩu hiệu tặng Trưng quân Lư Hồng công thì bị triệu (口 号 赠 徵 君 卢 鸿 公 时 被 召), Tặng Tiền Trung quân Thiếu Dương (赠 钱 徵 君 少 阳), Tặng Mạnh Hạo Nhiên (赠 孟 浩 然), Giang Hạ biệt Tống Chi Đễ (江 夏 别 宋 之 悌), Độ Kinh Môn tống biệt (渡 荆 门 送 别), Tống hữu nhân (送友人), Tầm Ung tôn sư ẩn cư (寻雍尊师隐居), Phỏng Đái Thiên Sơn đạo sĩ bất ngộ (访戴天山道士不遇), Quá Thôi Bát trượng thuỷ đình (过催八丈水亭), Thu Đăng Tuyên Thành Tạ Điểu bắc lâu (秋登宣成谢眺北楼), Tạ công đình (谢公停). Mạnh Hạo Nhiên được tuyển dịch 6 bài, như Động Đình (洞庭), Dữ chư công tử đăng Hiện Sơn (与诸公子登岘山), Quy Chung Nam sơn (归钟南山), Chu trung hiểu vọng (舟中晓望), Đề Nghĩa công thiền phòng (题義公禅房), Dạ độ Tương thuỷ (夜渡湘水). Đỗ Thẩm Ngôn được tuyển dịch 5 bài, như Bồng Lai tam điện thị yến phụng sắc vịnh Chung Nam sơn (蓬 莱 三 殿 侍 宴 奉 策 詠 終 南 山), Thu dạ yến lâm tân Trịnh Minh Phủ trạch(秋 夜 宴 臨 津 郑 明 府 宅), Hạ nhật quá Thất sơn trại (夏日过七山斋), Hoạ Tấn Lăng Lục thừa tướng “Tảo xuân du vọng” (和晋陵陆丞相早春游望), Hoạ Khang ngũ vọng nguyệt hữu hoài (和 康 五 望 月 有 怀). Vương Duy được tuyển dịch 5 bài, như Đề Chung Nam sơn(题终南山,Sơn cư thu minh (山居秋暝), Quy Tung sơn tác (归嵩山作), Chung Sơn biệt nghiêp (终山别业), Quá Hương Tích tự (过香积寺). Trần Tử Ngang được tuyển dịch 3 bài, như Vãn thứ Nhạc Hương huyện (晚次乐乡县), Xuân dạ biệt cố nhân (春夜别故人), Xuân nhật đăng Cửu Hoa quán (春日登九华观). Vương Bột được tuyển dịch 2 bài, như Thánh Tuyền Yến (圣泉宴), Tống Đỗ Thiếu phủ chi nhiệm Thục Châu (送杜少府之任蜀州). Thẩm Thuyên Kỳ được tuyển dịch 2 bài, như Vu Sơn (巫山), Dạ túc Thất Bàn lĩnh (夜宿七盘岭). Tống Chi Vấn được tuyển dịch 2 bài, như Hỗ tòng Đăng Phong đồ trung tác (扈从登封途中做),Lục Hồn Sơn trang (陆浑山庄);Sầm Tham được tuyển dịch 2 bài, như Tống Trương tử uý Nam Hải (送张子尉南海) Đăng Tổng Trì các (登总持阁). 19 tác giả được chọn 1 bài như Dã vọng (野望) của Vương Tích, Tòng Quân hành(从军行)của Dương Quýnh, Tại ngục văn thiền (在狱闻蝉) của Lạc Tân Vương, Tuý hậu tặng Trương Húc (醉后赠张旭) của Cao Thích, Vọng Tần Xuyên (望秦川) của Lý Kỳ, Tô thị biệt nghiệp (素食别业) của Tổ Vịnh, Bắc thứ Cố sơn hạ (北次固山下) của Vương Loan, Đăng Nhuận Châu thành (登润州城) của Khâu Vị, Đồng Vương Trưng Quân du Động Đình hữu hoài (同王徵君游洞庭有怀) của Trương Vị, Phá Sơn tự hậu Thiền viện (破山寺后禅院) của Thường Kiến, Nhạc Dương vãn cảnh (岳阳晚景) của Trương Quân, Tầm Nam Khê Thường đạo sĩ (寻南溪常道士) của LưuTrường Khanh, Hoà vạn niên thành thiếu phủ ngụ hữu (和万年成少府寓有) của Tiền Khởi, Tống Phần Thành Vương chủ (送分城王主) của Vi Ứng Vật, Vân Dương quán dữ Hàn Thân túc biệt (云阳馆与韩绅宿别) của Tư Không Thự, Trừ tịch dạ túc Thạch Đầu dịch (除夕夜宿石头译) của Đái Thúc Luân, Thảo (草) của Bạch Cư Dị, Xuân sơn nguyệt dạ (春山月夜) của Vu Lương Sử, Lữ du thương xuân (旅游伤春) của Lý Xương Phù.
Mặc dù được sắp xếp theo mục tác giả, tuy nhiên có chỗ sự sắp xếp này không nhất quán và nhiều chỗ không ghi tên tác giả, cho nên chúng tôi phải khảo sát, đối chiếu qua nhiều tập sách khác như “Từ điển giám thưởng Đường thi”[7], “Tuyển tập thơ Đường”[8], Đường thi tuyển dịch [9]... để xác định tác giả. Ví dụ như Vương Bột được tuyển dịch hai bài, nhưng lại sắp ở vị trí không theo thứ tự danh mục (bài số 2, 4) và bài số 4 lại không ghi tên tác giả; xen vào giữa là một bài thơ của Dương Quýnh (bài số 3). Có 6 bài thơ không ghi tên tác giả, chúng tôi xác định như: Vương Bột (bài số 4), Sầm Tham (bài số 45, 46), Cao Thích (bài số 47), Lý Kỳ (bài 69). Riêng bài số 69 vừa không ghi tác giả, vừa sai đầu đề như: Vọng Tần Châu 望秦州, chúng tôi xác định lại là Vọng Tần Xuyên (望秦川).
Về dịch thơ, “Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm” được dịch ra chữ Nôm, thể thơ được dịch là Thất ngôn và Ngũ ngôn. Trong số 83 bài thơ, dịch theo thể Thất ngôn là 72 bài, theo thể Ngũ ngôn là 11 bài. Điều đó cho thấy dịch giữ nguyên thể Ngũ ngôn không phải là dễ, và việc dịch ra thể Thất ngôn mới là sở trường của Trần Tế Xương. Xin xem bảng khảo cứu chi tiết ở phần phụ lục để thấy toàn diện hơn (bảng 1).
3. Khảo cứu “Đường thi tuyệt cú diễn ca"
“Đường thi tuyệt cú diễn ca” [10] là một dịch phẩm bằng chữ Nôm, bản viết, 26 trang, gồm 55 bài thơ Tuyệt cú bằng chữ Hán trong thơ Đường của 36 tác giả; do Đông Sơn Cư Sĩ (东山居士) hiệu duyệt. Hiện đang lưu trữ tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, kí hiệu là A.2814. Mở đầu tập là bài thơ Thục trung cửu nhật (蜀中九日) của Vương Bột và kết thúc bằng bài thơ Vô Đề (无题) của Thôi Hoạch. Đầu dịch phẩm này, phía bên phải dòng thứ nhất, từ trên xuống, có ghi: “Đường thi tuyệt cú diễn ca” (唐诗绝句演歌); kết thúc bằng dòng cuối cùng bên trái, từ trên xuống có ghi: “Đường tuyệt diễn ca tất” (唐绝演歌毕), bên dưới có ghi “Đông Sơn Cư Sĩ hiệu” (东山居士校).
Theo khảo cứu của chúng tôi, trong “Đường thi tuyệt cú diễn ca”, người được chọn dịch nhiều nhất là Vương Xương Linh với 8 bài như Điện tiền khúc (殿前曲), Tây cung xuân oán (西宫春怨), Tây cung thu oán (西宫秋怨), Trường tín thu từ (长信秋词), Khuê oán (闺 怨), Tòng quân hành – kỳ I (从军行其一), Phù Dung lâu tống Tân Tiệm (芙蓉楼送辛渐), Lư Khê biệt nhân (卢溪别人). Tiếp đến là Lý Bạch với 7 bài, như Thanh bình điệu – kì 1 (清平调其一), Thanh bình điệu – kì 2 (清平调其二), Thanh bình điệu – kỳ 3 (清平调其三), Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (黄鹤楼送孟浩然之广陵), Tảo phát Bạch Đế thành (早发白帝城), Tô đài lãm cổ (苏台览古), Xuân dạ Lạc Thành văn địch (春夜洛城闻笛). Sầm Tham được tuyển dịch 3 bài, như Mục Túc phong ký gia nhân (苜蓿烽奇家人), Phùng nhập Kinh sứ (逢入京使), Sơn phòng xuân sự (山房春事); 4 tác giả được chọn dịch 2 bài như: Cửu nguyệt cửu nhật ức Sơn Đông huynh đệ (九月九日忆山东兄弟), Tống Nguyên Nhị sứ An Tây (送元二使安西) của Vương Duy; Xuân tứ (春思), Tống Lý Thị Lang phó Thường Châu (送李侍郎赴常州) của Giả Chí; Tặng Hoa Khanh (赠花卿), Tuyệt cú (绝句) của Đỗ Phủ; Dạ thướng Thụ Hàng văn địch (夜上受降闻笛), Cung oán (宫怨) của Lý Ích. 29 tác giả còn lại được chọn dịch 1 bài như: Thục trung cửu nhật (蜀中九日) của Vương Bột, Đồng Tước đài (铜雀台) của Lưu Đình Kỳ, Tống Lương Lục (送梁六) của Trương Duyệt, Lương Châu từ (凉州词) của Vương Hàn, Tống Vũ Văn Lục (送宇文六) của Thường Kiến, Biệt Đổng Đại (别董大) của Cao Thích, Lương Châu từ (凉州词) của Vương Chi Hoán, Đào hoa khê (桃花溪) của Trương Húc, Hàn thực (寒食) của Hàn Hủ, Phong Kiều dạ bạc (楓桥夜泊) của Trương Kế, Giang thôn tức sự (江村即事) của Tư Không Thự, Thạch Thành Đầu (石城头) của Lưu Vũ Tích, Thập ngũ dạ vọng nguyệt (十五夜望月) của Vương Kiến, Hán uyển hành (汉苑行) của Trương Trọng Tố, Đăng lâu (登楼) của Dương Sĩ Ngạc, Văn Bạch Lạc Thiên tả giáng Giang Châu Tư Mã (闻白乐天左降江州司马) của Nguyên Chẩn, Vũ Lâm Linh (雨淋玲) của Trương Hựu, Độ Tang Càn (渡桑乾) của Giả Đảo, Dạ vũ ký thác (夜雨寄托) của Lý Thương Ẩn, Bạc Tần Hoài (泊秦淮) của Đỗ Mục, Dương liễu chi (杨柳枝) của Ôn Đình Quân, Giang lâu thư hoài (江楼书怀) của Triệu Hỗ, Khách hữu bốc cư bất toại du Thiên Lũng nhân đề (客有卜居不遂薄游汧陇因题) của Hứa Hồn, Cung oán (宫怨) của Tư Mã Lễ, Hoa Thanh Cung (花清宫) của Thôi Lỗ, Biên từ (边词) của Trương Kính Trung, Tây Thi thạch (西施石) của Lâu Dĩnh, Hoài thượng biệt hữu nhân (淮上别友人) của Trịnh Cốc, Vô đề (无题) của Thôi Hoạch.
Có 55/55 bài được dịch theo thể Lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc. Điều này càng cho ta thấy rõ ý thức xây dựng, phát triển nền văn học Hán Nôm giàu tính dân tộc của dịch giả. Xin xem bảng khảo cứu chi tiết ở phần phụ lục để thấy rõ hơn (bảng 2).
4. Vấn đề tiếp nhận thơ Đỗ Phủ qua “Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm” và “Đường thi tuyệt cú diễn ca”
Qua khảo cứu “Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm” và “Đường thi tuyệt cú diễn ca”, chúng tôi nhận thấy thơ Đỗ Phủ được đặc biệt chú ý trong việc tuyển dịch sang chữ Nôm. Trong số 138 bài thơ Đường của 57 tác giả được chọn dịch sang chữ Nôm thì Đỗ Phủ là một trong những nhà thơ được chọn dịch nhiều nhất với 23 bài, chiếm tỉ lệ gần 17%. Đây là kết quả có thể được xem như tạo ra một tiền đề thuận lợi cho vấn đề dịch thuật và tiếp nhận thơ Đỗ Phủ tại Việt Nam. Điều này còn góp phần lý giải vì sao thơ Đỗ Phủ từ thế kỉ XX trở đi cũng được chọn dịch ra chữ Quốc ngữ với số lượng vượt trội so với các tác giả Đường thi khác. Tiêu biểu như: Thơ Đỗ Phủ, Phạm Thượng Chi (dịch và chú thích), Biệt thự Hoa Đường, Huế, 1945; Thơ Đỗ Phủ, Nhượng Tống (dịch), Nxb Tân Việt, HN, 1944; Thơ Đỗ Phủ, Trần Xuân Đề (tuyển chọn), Nxb Giáo dục. HN, 1975; Đỗ Phủ nhà thơ Thánh với hơn 1000 bài thơ, Phan Ngọc (biên dịch) , Nxb Văn hóa Thông tin, 2001; Đỗ Phủ tinh tuyển, Nxb Văn học, 2012. Ngoài ra, các tuyển tập thơ Đường cũng tuyển dịch thơ Đỗ Phủ với số lượng nhiều vào hạng bậc nhất như: Thơ Đường, Nhiều tác giả (dịch), 2 tập, Nxb Văn hoá, 1962; Trần Trọng San (dịch), Thơ Đường, Tập 2, Nxb Bắc Đẩu, 1970; Khương Hữu Dụng (dịch), Thơ Đường, Nxb Đà Nẵng, 1992; Trần Trọng Kim (dịch), Đường thi, Nxb Hội nhà văn, 2003; Trương Đình Tín (dịch), Đường thi tuyển dịch, Nxb Thuận Hóa, 2003; Đỗ Bằng Đoàn, Bùi Khánh Đản (dịch), Đường thi trích dịch, Nxb Văn học, 2006; Lê Nguyễn Lưu ( dịch), Đường thi tuyển dịch, 2 tập, Nxb Thuận Hóa, 2007; Chính Tâm (trích dịch), Thơ Đường, Nxb Văn học, 2007; Nam Trân (dịch), Thơ Đường, Viện Văn học, HN, 2007; Mai Lăng (dịch), Tuyển dịch thơ Đường Tống, Nxb Văn học, 2008; Nhiều tác giả (dịch), Thơ Đường, Nxb Hải Phòng, 2008; Trần Văn Nhĩ (biên dịch); Tuyển tập thơ Đường, 2 tập, Nxb Văn nghệ, 2009; Ngô Văn Phú (dịch), Hành Đường Thoái Sĩ (tuyển chọn), Ba trăm bài thơ Đường, Nxb Văn học, 2010...
Thơ Đỗ Phủ được các dịch giả dịch sang chữ Nôm là thể Thất ngôn 19 bài và Lục bát 2 bài. Điều này cũng cho ta thấy các dịch giả không chỉ chú ý dịch thơ Đỗ Phủ sang chữ Nôm mà còn có ý thức dịch ra thể loại mà người Việt Nam yêu thích – thể Thất ngôn, cũng như ý thức việc dịch theo thể thơ truyền thống của dân tộc – thể Lục bát. Chính vì vậy mà các bản dịch dễ được tiếp nhận rộng rãi trong công chúng.
Vì sao thơ Đỗ Phủ được dịch ra chữ Nôm khá nhiều? Điều này có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, do chế độ khoa cử phong kiến Việt Nam mang đậm nét Nho học, các kỳ thi Hương, thi Hội và thi Đình đều bắt buộc phải thi Kinh nghĩa, Văn sách, Thi phú, Chiếu, Chế, Biểu, trong đó, phần Thi phú giữ vị trí khá quan trọng, nhất là bắt buộc làm thơ theo thể luật thi Đời Đường. Chính chế độ thi cử này khiến thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu rộng, nhiều Nho sĩ biết đến thơ Đỗ Phủ mà đem lòng yêu thích dịch ra chữ Nôm để thưởng thức. Thứ hai, tư tưởng nhân đạo cao cả và tinh thần phản đối chiến tranh của thơ Đỗ Phủ có ý nghĩa to lớn đối với con người và tinh thần chống xâm lược của người Việt Nam, có thể cũng làm phát sinh nhu cầu dịch thơ Đỗ Phủ sang chữ Nôm để tuyên truyền, cổ vũ sức mạnh chống xâm lược của dân tộc. Thứ ba, xuất phát từ nhu cầu được nghe âm điệu tiếng Việt, dù xem đó là thứ chữ cao quý, người Việt Nam vẫn mong muốn được nghe lại những bài thơ Đường bằng âm điệu thân thiết của tiếng mẹ đẻ. Thứ tư, việc thưởng thức một bài thơ bằng nguyên tác với việc thưởng thức bài thơ bằng một bản dịch thì cũng có những cung bật thú vị riêng, vì rằng đọc một bản dịch hay là tận hưởng được hai lần cái hay, cái đẹp của bài thơ. Thứ năm, truyền thống dịch thuật đã tác động to lớn đến việc dịch thơ Đỗ Phủ nói riêng, thơ Đường nói chung.
5. Kết luận
Có thể nói, “Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm” và “Đường thi tuyệt cú diễn ca” là hai tài liệu cổ quý báu, gồm 138 bài thơ Đường của 57 tác giả được chọn dịch sang chữ Nôm. Thể loại được chọn dịch là Ngũ ngôn (11 bài), Thất ngôn (72 bài) và Lục bát (55 bài). Các dịch giả không chỉ có ý thức dịch thơ Đường sang chữ Nôm để thưởng thức, tiếp nhận mà còn chọn dịch ra thể thơ dân tộc – thể Lục bát. Vì vậy, hai dịch phẩm này có thể được xem là có đóng góp quan trọng trong việc tiếp nhận thơ Đường để phát triển nền văn học Hán Nôm Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc. Đỗ Phủ là một trong những người được chọn dịch nhiều nhất, có ý nghĩ quan trọng đặc biệt không chỉ đối với nền Văn học Hán Nôm mà còn đến quá trình dịch thuật và tiếp nhận sâu sắc đối với nền văn học chữ Quốc ngữ sau này.
Tài liệu tham khảo
[1] [4] Nguyễn Tuyết Hạnh: Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam, Nxb Văn học 2006, tr.17 – 18, 47
[2] Trần Nghĩa: Những vấn đề mới đặt ra trong việc dịch từ Hán sang Việt hôm nay, Dịch từ Hán sang Việt, một khoa học, một nghệ thuật. Nxb KHXH, 1982, tr.19.
[3] Nguyễn Quảng Tuân: Những bài dịch Đường thi đầu tiên trong văn học Việt Nam. Tạp chí Hán Nôm, số1, 1985, tr.51
[5] Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm,Bản viết tay, 32 trang. Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. Kí hiệu: AB.194.
[6] Tú Xương toàn tập. Nxb Văn học, 2010, tr.231
[7] 马君骅、马茂元等:《唐诗鉴赏辞典》,上海辞书出版社2010年版
[8] Tuyển tập thơ Đường, Trần Văn Nhĩ (biên dịch), 2 tập, Nxb Văn nghệ, 2009.
[9] Đường thi tuyển dịch, Lê Nguyễn Lưu (biên dịch), 2 tập. Nxb Thuận Hóa, 2007.
[10] Đường thi tuyệt cú diễn ca, Bản viết tay, 26 trang. Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. Kí hiệu: A.2814.
PHỤ LỤC
Bảng 1. Khảo cứu: “Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm”
TT
|
Bài thơ
|
Tác giả
|
Thể dịch sang Nôm
|
Ghi chú tác giả
|
1
|
Dã vọng 野望
|
Vương Tích
|
Thất ngôn
|
|
2
|
Thánh Tuyền Yến 圣泉宴
|
Vương Bột
|
Thất ngôn
|
|
3
|
Tòng Quân hành从军行
|
Dương Quýnh
|
Thất ngôn
|
|
4
|
Tống Đỗ Thiếu phủ chi nhiệm Thục Châu 送杜少府之任蜀州
|
Không ghi tác giả
|
Thất ngôn
|
Vương Bột
|
5
|
Tại ngục văn thiền 在狱闻蝉
|
Lạc Tân Vương
|
Thất ngôn
|
|
6
|
Vãn thứ Nhạc Hương huyện 晚次乐乡县
|
Trần Tử Ngang
|
Thất ngôn
|
|
7
|
Xuân dạ biệt cố nhân 春夜别故人
|
Trần Tử Ngang
|
Thất ngôn
|
|
8
|
Xuân nhật đăng Cửu Hoa quán 春日登九华观
|
Trần Tử Ngang
|
Thất ngôn
|
|
9
|
Bồng Lai tam điện thị yến phụng sắc vịnh Chung Nam sơn 蓬莱三殿侍宴奉策詠終南山
|
Đỗ Thẩm Ngôn
|
Thất ngôn
|
|
10
|
Thu dạ yến lâm tân Trịnh Minh Phủ trạch秋夜宴臨津郑明府宅
|
Đỗ Thẩm Ngôn
|
Ngũ ngôn
|
|
11
|
Hạ nhật quá Thất sơn trại 夏日过七山斋
|
Đỗ Thẩm Ngôn
|
Ngũ ngôn
|
|
12
|
Hoạ Tấn Lăng Lục thừa tướng“Tảo xuân du vọng” 和晋陵陆丞相早春游望
|
Đỗ Thẩm Ngôn
|
Ngũ ngôn
|
|
13
|
Hoạ Khang ngũ vọng nguyệt hữu hoài 和康五望月有怀
|
Đỗ Thẩm Ngôn
|
Ngũ ngôn
|
|
14
|
Vu Sơn 巫山
|
Thẩm Thuyên Kỳ
|
Ngũ ngôn
|
|
15
|
Dạ túc Thất Bàn lĩnh 夜宿七盘岭
|
Thẩm Thuyên Kỳ
|
Ngũ ngôn
|
|
16
|
Hỗ tòng Đăng Phong đồ trung tác 扈从登封途中做
|
Tống Chi Vấn
|
Ngũ ngôn
|
|
17
|
Lục Hồn Sơn trang 陆浑山庄
|
Tống Chi Vấn
|
Ngũ ngôn
|
|
18
|
Cung trung hành lạc – kì 1 宫中行乐其一
|
Lý Bạch
|
Ngũ ngôn
|
|
19
|
Cung trung hành lạc – kì 2 宫中行乐 – 其二
|
Lý Bạch
|
Ngũ ngôn
|
|
20
|
Cung trung hành lạc – kì 3 宫中行乐 – 其三
|
Lý Bạch
|
Ngũ ngôn
|
|
21
|
Thu tứ 秋思
|
Lý Bạch
|
Thất ngôn
|
|
22
|
Kim Lăng 金陵
|
Lý Bạch
|
Thất ngôn
|
|
23
|
Khẩu hiệu tặng Trưng quân Lư Hồng công thì bị triệu 口号赠徵君卢鸿公时被召
|
Lý Bạch
|
Thất ngôn
|
|
24
|
Tặng Tiền Trung quân Thiếu Dương 赠钱徵君少阳
|
Lý Bạch
|
Thất ngôn
|
|
25
|
Tặng Mạnh Hạo Nhiên 赠孟浩然
|
Lý Bạch
|
Thất ngôn
|
|
26
|
Giang Hạ biệt Tống Chi Đễ 江夏别宋之悌
|
Lý Bạch
|
Thất ngôn
|
|
27
|
Độ Kinh Môn tống biệt 渡荆门送别
|
Lí Bạch
|
Thất ngôn
|
|
28
|
Tống hữu nhân 送友人
|
Lý Bạch
|
Thất ngôn
|
|
29
|
Tầm Ung tôn sư ẩn cư 寻雍尊师隐居
|
Lý Bạch
|
Thất ngôn
|
|
30
|
Phỏng Đái Thiên Sơn đạo sĩ bất ngộ 访戴天山道士不遇
|
Lý Bạch
|
Thất ngôn
|
|
31
|
Quá Thôi Bát trượng thuỷ đình 过催八丈水亭
|
Lý Bạch
|
Thất ngôn
|
|
32
|
Thu Đăng Tuyên Thành Tạ Điểu bắc lâu 秋登宣成谢眺北楼
|
Lý Bạch
|
Thất ngôn
|
|
33
|
Tạ công đình 谢公停
|
Lý Bạch
|
Thất ngôn
|
|
34
|
Động Đình 洞庭
|
Mạnh Hạo Nhiên
|
Thất ngôn
|
|
35
|
Dữ chư công tử đăng Hiện Sơn 与诸公子登岘山
|
Mạnh Hạo Nhiên
|
Thất ngôn
|
|
36
|
Quy Chung Nam Sơn 归钟南山
|
Mạnh Hạo Nhiên
|
Thất ngôn
|
|
37
|
Chu trung hiểu vọng 舟中晓望
|
Mạnh Hạo Nhiên
|
Thất ngôn
|
|
38
|
Đề Nghĩa công thiền phòng 题義公禅房
|
Mạnh Hạo Nhiên
|
Thất ngôn
|
|
39
|
Dạ độ Tương thuỷ 夜渡湘水
|
Mạnh Hạo Nhiên
|
Thất ngôn
|
|
40
|
Đề Chung Nam sơn题终南山
|
Vương Duy
|
Thất ngôn
|
|
41
|
Sơn cư thu mính 山居秋暝
|
Vương Duy
|
Thất ngôn
|
|
42
|
Quy Tung sơn tác 归嵩山作
|
Vương Duy
|
Thất ngôn
|
|
43
|
Chung Sơn biệt nghiệp 终山别业
|
Vương Duy
|
Thất ngôn
|
|
44
|
Quá Hương Tích tự 过香积寺
|
Vương Duy
|
Thất ngôn
|
|
45
|
Tống Trương tử uý Nam Hải 送张子尉南海
|
Không ghi tác giả
|
Thất ngôn
|
Sầm Tham
|
46
|
Đăng Tổng Trì các 登总持阁
|
Không ghi tác giả
|
Thất ngôn
|
Sầm Tham
|
47
|
Tuý hậu tặng Trương Húc 醉后赠张旭
|
Không ghi tác giả
|
Thất ngôn
|
Cao Thích
|
48
|
Đăng Duyện Châu thành lâu 登兖州城楼
|
Đỗ Phủ
|
Thất ngôn
|
|
49
|
Xuân nhật ức Lý Bạch 春日忆李白
|
Đỗ Phủ
|
Thất ngôn
|
|
50
|
Nguyệt 月
|
Đỗ Phủ
|
Thất ngôn
|
|
51
|
Sơ nguyệt 初月
|
Đỗ Phủ
|
Thất ngôn
|
|
52
|
Bát nguyệt thập ngũ dạ nguyệt 八月十五夜月
|
Đỗ Phủ
|
Thất ngôn
|
|
53
|
Thập lục dạ ngoạn nguyệt 十六夜玩月
|
Đỗ Phủ
|
Thất ngôn
|
|
54
|
Thập thất dạ đối nguyệt 十七夜对月
|
Đỗ Phủ
|
Thất ngôn
|
|
55
|
Đảo y 捣衣
|
Đỗ Phủ
|
Thất ngôn
|
|
56
|
Lạc nhật 落日
|
Đỗ Phủ
|
Thất ngôn
|
|
57
|
Hiểu vọng 晓望
|
Đỗ Phủ
|
Thất ngôn
|
|
58
|
Bộ chư quý công tử Trượng Bát Mãn huề kỹ nạp Lương Vãn Diễn ngộ vũ 步 诸 贵 公 子 丈 八 满 携 妓 納 涼 晚 衍 遇 雨
|
Đỗ Phủ
|
Thất ngôn
|
|
59
|
Dã vọng 野望
|
Đỗ Phủ
|
Thất ngôn
|
|
60
|
Đăng Nhạc Dương lâu 登岳阳楼
|
Đỗ Phủ
|
Thất ngôn
|
|
61
|
Tần Châu tạp vịnh 秦州杂咏
|
Đỗ Phủ
|
Thất ngôn
|
|
62
|
Chu trung dạ tuyết hữu hoài Lư Vu Tứ Thị ngự đệ 舟中夜雪有怀卢于四侍御弟
|
Đỗ Phủ
|
Thất ngôn
|
|
63
|
Đối tuyết 对雪
|
Đỗ Phủ
|
Thất ngôn
|
|
64
|
Vãn Tình 晚晴
|
Đỗ Phủ
|
Thất ngôn
|
|
65
|
Xuân dạ hỉ vũ 春夜喜雨
|
Đỗ Phủ
|
Thất ngôn
|
|
66
|
Huỳnh hoả 萤火
|
Đỗ Phủ
|
Thất ngôn
|
|
67
|
Động phòng 洞房
|
Đỗ Phủ
|
Thất ngôn
|
|
68
|
Cầm đài 琴台
|
Đỗ Phủ
|
Thất ngôn
|
|
69
|
Vọng Tần Xuyên 望秦川
|
Không ghi tác giả
|
Thất ngôn
|
Lý Kỳ
|
70
|
Tô thị biệt nghiệp 素食别业
|
Tổ Vịnh
|
Thất ngôn
|
|
71
|
Bắc thứ Cố sơn hạ 北次固山下
|
Vương Loan
|
Thất ngôn
|
|
72
|
Đăng Nhuận Châu thành 登润州城
|
Khâu Vị
|
Thất ngôn
|
|
73
|
Đồng Vương Trưng Quân du Động Đình hữu hoài 同王徵君游洞庭有怀
|
Trương Vị
|
Thất ngôn
|
|
74
|
Phá Sơn tự hậu Thiền viện 破山寺后禅院
|
Thường Kiến
|
Thất ngôn
|
|
75
|
Nhạc Dương vãn cảnh 岳阳晚景
|
Trương Quân
|
Thất ngôn
|
|
76
|
Tầm Nam Khê Thường đạo sĩ 寻南溪常道士
|
Lưu Trường Khanh
|
Thất ngôn
|
|
77
|
Hoà vạn niên thành thiếu phủ ngụ hữu 和万年成少府寓有
|
Tiền Khởi
|
Thất ngôn
|
|
78
|
Tống Phần Thành Vương chủ 送分城王主
|
Vi Ứng Vật
|
Thất ngôn
|
|
79
|
Vân Dương quán dữ Hàn Thân túc biệt 云阳馆与韩绅宿别
|
Tư Không Thự
|
Thất ngôn
|
|
80
|
Trừ tịch dạ túc Thạch Đầu dịch 除夕夜宿石头译
|
Đái Thúc Luân
|
Thất ngôn
|
|
81
|
Thảo 草
|
Bạch Cư Dị
|
Thất ngôn
|
|
82
|
Xuân sơn nguyệt dạ 春山月夜
|
Vu Lương Sử
|
Thất ngôn
|
|
83
|
Lữ du thương xuân 旅游伤春
|
Lý Xương Phù
|
Thất ngôn
|
|
Bảng 2. Khảo cứu “Đường thi tuyệt cú diễn ca”
TT
|
Bài thơ
|
Tác giả
|
Thể dịch sang Nôm
|
1
|
Thục trung cửu nhật 蜀中九日
|
Vương Bột
|
Lục bát
|
2
|
Đồng Tước đài 铜雀台
|
Lưu Đình Kỳ
|
Lục bát
|
3
|
Tống Lương Lục 送梁六
|
Trương Duyệt
|
Lục bát
|
4
|
Lương Châu từ 凉州词
|
Vương Hàn
|
Lục bát
|
5
|
Thanh bình điệu – kì 1 清平调其一
|
Lý Bạch
|
Lục bát
|
6
|
Thanh bình điệu – kì 2 清平调其二
|
Lý Bạch
|
Lục bát
|
7
|
Thanh bình điệu – kì 3 清平调其三
|
Lý Bạch
|
Lục bát
|
8
|
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng 黄鹤楼送孟浩然之广陵
|
Lý Bạch
|
Lục bát
|
9
|
Tảo phát Bạch Đế thành 早发白帝城
|
Lý Bạch
|
Lục bát
|
10
|
Tô đài lãm cổ 苏台览古
|
Lý Bạch
|
Lục bát
|
11
|
Xuân dạ Lạc Thành văn địch 春夜洛城闻笛
|
Lý Bạch
|
Lục bát
|
12
|
Điện tiền khúc 殿前曲
|
Vươn Xương Linh
|
Lục bát
|
13
|
Tây cung xuân oán 西宫春怨
|
Vương Xương Linh
|
Lục bát
|
14
|
Tây cung thu oán 西宫秋怨
|
Vương Xương Linh
|
Lục bát
|
15
|
Trường tín thu từ 长信秋词
|
Vương Xương Linh
|
Lục bát
|
16
|
Khuê oán 闺 怨
|
Vương Xương Linh
|
Lục bát
|
17
|
Tòng quân hành – kì 1 从军行其一
|
Vương Xương Linh
|
Lục bát
|
18
|
Phù Dung lâu tống Tân Tiệm 芙蓉楼送辛渐
|
Vương Xương Linh
|
Lục bát
|
19
|
Lư Khê biệt nhân 卢溪别人
|
Vương Xương Linh
|
Lục bát
|
20
|
Cửu nguyệt cửu nhật ức Sơn Đông huynh đệ 九月九日忆山东兄弟
|
Vương Duy
|
Lục bát
|
21
|
Tống Nguyên Nhị sứ An Tây 送元二使安西
|
Vương Duy
|
Lục bát
|
22
|
Xuân tứ 春思
|
Giả Chí
|
Lục bát
|
23
|
Tống Lý Thị Lang phó Thường Châu
送李侍郎赴常州
|
Giả Chí
|
Lục bát
|
24
|
Mục Túc phong ký gia nhân 苜蓿烽奇家人
|
Sầm Tham
|
Lục bát
|
25
|
Phùng nhập Kinh sứ 逢入京使
|
Sầm Tham
|
Lục bát
|
26
|
Sơn phòng xuân sự 山房春事
|
Sầm Tham
|
Lục bát
|
27
|
Tặng Hoa Khanh 赠花卿
|
Đỗ Phủ
|
Lục bát
|
28
|
Tuyệt cú 绝句
|
Đỗ Phủ
|
Lục bát
|
29
|
Tống Vũ Văn Lục 送宇文六
|
Thường Kiến
|
Lục bát
|
30
|
Biệt Đổng Đại 别董大
|
Cao Thích
|
Lục bát
|
31
|
Lương Châu từ 凉州词
|
Vương Chi Hoán
|
Lục bát
|
32
|
Đào hoa khê 桃花溪
|
Trương Húc
|
Lục bát
|
33
|
Hàn thực 寒食
|
Hàn Hủ
|
Lục bát
|
34
|
Phong Kiều dạ bạc 楓桥夜泊
|
Trương Kế
|
Lục bát
|
35
|
Giang thôn tức sự 江村即事
|
Tư Không Thự
|
Lục bát
|
36
|
Dạ thướng Thụ Hàng văn địch 夜上受降闻笛
|
Lý Ích
|
Lục bát
|
37
|
Cung oán 宫怨
|
Lý Ích
|
Lục bát
|
38
|
Thạch Thành Đầu 石城头
|
Lưu Vũ Tích
|
Lục bát
|
39
|
Thập ngũ dạ vọng nguyệt 十五夜望月
|
Vương Kiến
|
Lục bát
|
40
|
Hán uyển hành 汉苑行
|
Trương Trọng Tố
|
Lục bát
|
41
|
Đăng lâu 登楼
|
Dương Sĩ Ngạc
|
Lục bát
|
42
|
Văn Bạch Lạc Thiên tả giáng Giang Châu Tư Mã 闻白乐天左降江州司马
|
Nguyên Chẩn
|
Lục bát
|
43
|
Vũ Lâm Linh 雨淋玲
|
Trương Hựu
|
Lục bát
|
44
|
Độ Tang Càn 渡桑乾
|
Giả Đảo
|
Lục bát
|
45
|
Dạ vũ ký thác 夜雨寄托
|
Lý Thương Ẩn
|
Lục bát
|
46
|
Bạc Tần Hoài 泊秦淮
|
Đỗ Mục
|
Lục bát
|
47
|
Dương liễu chi 杨柳枝
|
Ôn Đình Quân
|
Lục bát
|
48
|
Giang lâu thư hoài 江楼书怀
|
Triệu Hỗ
|
Lục bát
|
49
|
Khách hữu bốc cư bất toại du Thiên Lũng nhân đề 客有卜居不遂薄游汧陇因题
|
Hứa Hồn
|
Lục bát
|
50
|
Cung oán 宫怨
|
Tư Mã Lễ
|
Lục bát
|
51
|
Hoa Thanh Cung 花清宫
|
Thôi Lỗ
|
Lục bát
|
52
|
Biên từ 边词
|
Trương Kính Trung
|
Lục bát
|
53
|
Tây Thi thạch 西施石
|
Lâu Dĩnh
|
Lục bát
|
54
|
Hoài thượng biệt hữu nhân 淮上别友人
|
Trịnh Cốc
|
Lục bát
|
55
|
Vô Đề 无题
|
Thôi Hoạch
|
Lục bát
|