Nguyễn Quý Đức 阮 貴 德 (1) hiệu là Đường Hiên 堂軒, tự Thể Nhân 体 仁 (một số tài liệu đọc nhầm là Bản Nhân), người xã Thiên Mỗ (nay là Đại Mỗ) huyện Từ Liêm, Hà Nội, đỗ Đình nguyên Thám hoa khoa Bính thìn năm Vĩnh Trị (1676). Từ góc độ văn bản học, bài viết này của chúng tôi hướng đến mục đích xác lập văn bản cơ sở, nhằm tiến tới khảo cứu, dịch thuật, công bố di trước của ông, với tư cách một tác gia văn học tiêu biểu đời Lê Trung hưng.
1. Nguyễn Quý Đức 阮 貴 德 (1) hiệu là Đường Hiên 堂軒, tự Thể Nhân 体 仁 (một số tài liệu đọc nhầm là Bản Nhân), người xã Thiên Mỗ (nay là Đại Mỗ) huyện Từ Liêm, Hà Nội, đỗ Đình nguyên Thám hoa khoa Bính thìn năm Vĩnh Trị (1676). Năm Chính Hoà thứ 11 đi sứ phương Bắc (một vài tài liệu ghi là năm Chính Hoà 12), trở về làm Lễ bộ Tả thị lang (một vài tài liệu ghi là Hình bộ Tả thị lang), sau thăng làm Lại bộ Thượng thư, kiêm Đông các đại học sĩ, hàm Thiếu phó, tước Liêm quận công. Năm Chính Hoà 18 (1697), Nguyễn Quý Đức cùng nhóm Lê Hi vâng chỉ khảo biên xong phần Bản kỉ tục biên của bộ Đại Việt sử kí. Năm Mậu dần (1698) ông được đổi sang chức Lại bộ Tả thị lang; năm Mậu tí (1708) đời Vĩnh Thịnh được thăng Thượng thư Bộ binh, vào làm Tham tụng… vâng chiếu sửa sang Quốc Tử Giám và trông nom việc dựng bia tiến sĩ. Sau đó được vinh phong Tá lí công thần, làm bậc Quốc lão, tham dự triều chính. Ông về trí sĩ (Đinh dậu – 1717 ), mất (Canh tí – 1720) được tặng Thái tể, gia tặng Đại Tư không, thuỵ Trinh Mục Tể tướng. Nguyễn Quý Đức là người trầm tĩnh, về chính trị chuộng khoan hậu, có bản lĩnh; vâng cố mệnh phù tân chúa rất tận tâm; làm văn cốt lấy ý chân thực sâu sắc, hồn hậu, sẵn sàng gạt bỏ những câu phù bạc viển vông; rất mực chăm lo rèn tập cho chư sinh. Văn chương của ông thuần hồn điển nhã, được người đời lấy làm mẫu mực. Tác phẩm lưu hành ở đời có Thi Châu Tập 詩 珠 集 và Sứ trình thi tập 使 程 詩 集 (nay đều đã mất, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú cũng không nhắc đến hai tác phẩm này). Con trai ông là Quý Ân 贵 殷 đỗ Hoàng giáp khoa Ất mùi năm Vĩnh Thịnh (1715), cháu là Quý Kính 貴 敬 có công định sách lược, làm đến chức Tham tụng, Thượng thư Hộ bộ, tước Kính Quận công Đại tư mã. Cả ba người sau đều được phong phúc thần, dòng tộc vinh hiển đứng đầu trấn Sơn Tây xưa. Nguyễn Quý Đức là nhà chính trị, nhà sử học, nhà giáo dục, nhà hoạt động ngữ văn học, nhà văn – nhà thơ nổi tiếng đời Lê Trung Hưng nhưng hiện còn ít được giới thiệu. Tác phẩm của Nguyễn Quý Đức lại cũng là hiện thân của những vấn đề phức tạp nhất về mặt văn bản cần từng bước tháo gỡ. Trong đó, thơ ca chữ Hán của ông được ghi chép chủ yếu trong một bản sao của bộ sách Toàn Việt thi lục 全 越 詩 錄 (TVTL, bản A.132) (2). Từ góc độ văn bản học, bài viết này của chúng tôi hướng đến mục đích xác lập văn bản cơ sở, nhằm tiến tới khảo cứu, dịch thuật, công bố di trước của ông, với tư cách một tác gia văn học tiêu biểu đời Lê Trung hưng.
2. Thơ chữ Hán của Nguyễn Quý Đức trong bản sao TVTL – A.132
2.1. Thuộc phạm vi nghiên cứu về văn bản tác phẩm của các tác giả được sao chép trong thi tuyển (3) chữ Hán Việt Nam, chúng tôi đã thống kê, khảo sát tổng thể toàn bộ thơ văn của Nguyễn Quý Đức và tình hình dị văn các bài thơ của ông (xin xem [11]). Hiện nay, qua các tư liệu chúng ta chỉ còn biết được đích xác gần 100 bài thơ, 2 bài văn bia, 2 bài khải, 1 bài tựa và 21 bài văn bia do ông nhuận sắc. Về văn bản thơ ca Nguyễn Quý Đức, ở phạm vi nhận diện tổng thể về tư liệu – văn bản, chúng tôi đã công bố bài Vấn đề xác lập văn bản thơ ca của Nguyễn Quý Đức (xin xem [16]). Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi xin dừng lại sâu hơn trong việc khảo sát, tìm hiểu sáng tác thơ chữ Hán của ông được chép trong bản sao TVTL – A.132/4. Thơ chữ Hán Nguyễn Quý Đức được ghi chép ở TVTL – A.132/4 có những phức tạp về mặt văn bản cần xử lí, tiêu biểu cho hiện trạng văn bản bản sao TVTL, đó là sự sai sót về mặt văn tự, sự khuyết thiếu về câu chữ, biểu hiện nguỵ tạo văn bản... Điều này chúng tôi đã có dịp trình bày kĩ (xin xem [12],[17],[18]), do khuôn khổ bài viết chúng tôi xin không nhắc lại. Trước tình hình khó khăn, phức tạp về mặt tư liệu như hiện nay, việc lấy bản sao TVTL – A.132 làm văn bản cơ sở nhằm xác định dữ liệu gốc, để từ đó tiến tới so sánh đối chiếu với các tư liệu khác nhằm xác lập “hồ sơ” văn bản tác phẩm của ông sẽ mang lại những kết quả quan trọng. Thiết nghĩ, việc khảo sát văn bản ở từng tư liệu riêng biệt sẽ cung cấp được những thông tin khoa học căn bản, giúp ích thiết thực cho công tác thẩm định, công bố tác phẩm của các nhà. Với những tác giả quan trọng của một thời kì lịch sử mà không còn để lại thi tuyển riêng như Nguyễn Quý Đức, theo chúng tôi, cách xử lí tư liệu như vậy để giới thiệu là cần thiết, và trong chừng mực nào đó, là tối ưu.
2.2. Như chúng tôi đã đề cập, trong 13 bản sao TVTL hiện tồn, chỉ có một bản duy nhất ghi chép thơ chữ Hán của Nguyễn Quý Đức, đó là bản A.132/4. Trong bản sao này của TVTL, thơ của ông được chép từ tờ 35a đến 50b, tức từ đầu quyển 24. Đan xen trong phần nội dung đó, có một mảng nhỏ thuộc phạm vi thơ đi sứ của ông. Về tên tập thơ đi sứ đã mất của Nguyễn Quý Đức, các tư liệu ghi không thống nhất: Tìm hiểu kho sách Hán Nôm [14], Từ điển văn học [15] và nhiều tài liệu khác (dẫn theo hai sách này) ghi là Hoa trình thi tập 華 程 詩 集. [Có nhiều lí do để khẳng định, cách ghi này đều dựa vào ý kiến của cụ Nguyễn Quý Liêm (hậu duệ họ Nguyễn Quý). Cụ Quý Liêm là người học và dịch thơ chữ Hán, gia đình cho biết ông là bạn học của học giả Trần Văn Giáp – tác giả Tìm hiểu kho sách Hán Nôm. Chính cụ Quý Liêm có sao lục được một ít thơ của Nguyễn Quý Đức, và đặt nhan đề là Hoa trình thi tập]. Nhưng các thư tịch Hán Nôm có liên quan đến Nguyễn Quý Đức còn lưu giữ được, chỉ thấy bản TVTL – A.132/4 là tư liệu chép rõ ràng tên các tập thơ của ông, trong đó có Sứ trình thi tập 使 程 詩 集. Theo chúng tôi, về thơ, Nguyễn Quý Đức, có thể có hai tập Thi Châu tập (ghi chép thơ làm trước và sau khi đi sứ) và một tập thơ đi sứ có thể có các tên gọi Sứ trình thi tập 使 程 詩 集, Hoa trình thi tập 華 程 詩 集, Hoa trình sứ tập 華 程 使集, Hoàng Hoa thi tập 黃 華 詩 集,…(là các tên gọi có tính chất ước lệ để chỉ chung các tác phẩm/ thi tập làm trên đường đi sứ). Một phần thơ hiện còn của ông, chắc là được rút từ hai tập thơ nói trên. Như đã nói, chúng ta không được biết cụ Quý Liêm sưu tầm Hoa trình thi tập từ tài liệu nào. Có phần chắc là không sưu tầm từ TVTL – A.132 đã dẫn, vì với một ý thức trân trọng gia tài của cha ông, chắc chắn cụ đã sao lục với số lượng nhiều hơn 10 bài [ngay phần thơ đi sứ trong TVTL – A132/4, Nguyễn Quý Đức cũng được chép tới 17 bài]. Trong tình hình câu chữ ở TVTL – A132/4 khuyết thiếu như chúng tôi sẽ phân tích ở dưới đây, Hoa trình thi tập do cụ Nguyễn Quý Liêm biên tập sẽ giúp bổ khuyết được một số. Tuy vậy khi công bố văn bản thì công tác huấn hỗ cần phải được tiến hành thực sự chi tiết. Nguyễn Quý Liêm là người làm thơ, dịch thơ chữ Hán, nên không loại trừ khả năng trong quá trình sưu tầm thơ của Nguyễn Quý Đức ông đã căn cứ vào văn cảnh để thêm bớt những câu chữ nào đó, vì dẫu sao Hoa trình thi tập cũng chỉ mang tính chất một sổ tay “lưu niệm tại từ đường". Hoa trình thi tập trên thực tế đã tạm thời giúp bổ khuyết được 20 chữ khuyết của 5 bài thơ trong TVTL – A132/4 (xin xem [16]); tuy về tính chất văn bản không mấy tin cậy, nhưng trong tình hình thơ Nguyễn Quý Đức có nhiều bài, nhiều chữ khuyết thiếu mà nó lại bổ sung được những câu chữ cần thiết, nên chúng tôi vẫn coi đây là một tài liệu quý. Cố nhiên, khi nghiên cứu thơ Nguyễn Quý Đức ở phương diện văn học, cần thiết phải có sự phân tích, tìm hiểu kĩ lưỡng hơn.
2.3. Mở đầu quyển 24, TVTL – A.132/4 chép Tiểu truyện về Nguyễn Quý Đức, chúng tôi đã sử dụng nội dung ghi chép này làm căn cứ chính [kết hợp với các tài liệu Lịch triều hiến chương loại chí – quyển 6: Nhân vật chí; Khâm định Việt sử thông giám cương mục – chính biên, quyển 34; Lịch triều tạp kỉ – quyển 2; Công dư tiệp kí – tục biên, quyển 2; Đại Mỗ xã Nguyễn Tộc phả 大 某 社 阮 族 譜 – A.757; Đại Mỗ Nguyễn tộc tam đại vương phả kí 大 某 社 阮 族 三 大 王 譜 記 – VHV.1337] để bổ sung, hiệu chỉnh thành tiểu sử vắn tắt về Nguyễn Quý Đức như đã giới thiệu tại phần đầu của bài viết này. Về số lượng bài thơ của Nguyễn Quý Đức trong TVTL – A. 132/4, sau Tiểu truyện tác giả, bản sao trên có ghi: Cận thể thi thất thập nhị thủ 近 體 詩 七 十 二 首 (thơ cận thể, 72 bài). Nhưng chúng tôi kiểm tra lại thì chỉ thấy có 71 bài, kể cả những bài chỉ còn nhan đề (4 bài). Các khoảng trống mà văn bản bản sao dành cho 4 bài đó đều chỉ đủ để ghi một bài thất ngôn bát cú. Ở đây có thể có 2 khả năng: thứ nhất, thông báo của TVTL – A.132/4 (72 bài) là sai; thứ hai, trong 4 bài chỉ còn nhan đề trên có thể có 1 bài gồm hai “kì” 其 (tức 1 nhan đề nhưng có 2 bài tứ tuyệt). Xét lại 4 bài đó thì 3 bài sau là thơ đi sứ, nằm trong phần Hoàng Hoa thập vịnh 黃 華 十 詠. Mà, dữ liệu nội dung của 3 bài thuộc Hoàng Hoa thập vịnh không cho phép xác định khả năng này. Đã có ý kiến băn khoăn, tại sao thơ đi sứ của Nguyễn Quý Đức trong TVTL được chép cộng 71 bài mà lại tách riêng một phần 10 bài đưa vào “thập vịnh”, tìm hiểu văn bản TVTL – A132/4 chúng tôi tạm có giải thích: Đó là 10 bài Nguyễn Quý Đức hoạ đáp với sứ đoàn của ông. Cũng TVTL – A 132/4 có ghi lại phần “Hoàng Hoa thập vịnh” của tiến sĩ Nguyễn Đình Sách 阮 庭 策(cùng sứ đoàn với Nguyễn Quý Đức – 1690), “thập vịnh” của Nguyễn Đình Sách có nhan đề và thứ tự trùng khớp với “thập vịnh” của Nguyễn Quý Đức. Xét thực tế, đến đây có cơ sở để loại trừ khả năng trong 3 bài thơ đi sứ (Nam Kinh hình thắng, Sơn Đông thuỷ trình, Xuân đình tứ yến) của Nguyễn Quý Đức có thể có 3 nhan đề nhưng ghi 4 bài thơ. Còn lại trường hợp bài Trí sĩ giản đồng triều, chúng tôi tìm thấy trong Lịch triều tạp kỉ [3], quyển 2, tờ 34b chép 2 bài thơ của Nguyễn Quý Đức với lời dẫn “Hựu lưu giản đồng triều, liệt vi thi nhị luật, dụng tiến thoái cách” 又 留 簡 同 朝 列 為 詩 二 律 用 進 退 格 (lại có hai bài luật gửi lại các vị quan đồng triều, dùng tiến thoái cách). Tuy 2 bài thơ chép trong Lịch triều tạp kỉ không có nhan đề, nhưng căn cứ vào nội dung và lời dẫn ta biết được đó là 2 bài ông làm gửi lại các quan trước khi về trí sĩ. Vậy, có thể coi nhan đề Trí sĩ giản đồng triều (TVTL) là nhan đề sát hợp với 2 bài “lưu giản đồng triều” 留 簡 同 朝 ghi ở Lịch triều tạp kỉ. Quan niệm như thế, tức xác nhận TVTL ghi thơ Nguyễn Quý Đức 72 bài là đúng. Tất nhiên khoảng trống trong văn bản bản sao TVTL – A.132/4 chỉ đủ để chép 1 bài (trong khi 2 bài thơ nói đây là thất ngôn bát cú) là thuộc về chủ quan của người chép sách.
2.4. Khảo sát câu chữ của văn bản 72 bài thơ trên, chúng tôi thống kê được tổng số bài khuyết thiếu (câu chữ) là 28/72 bài, trong đó có 5 bài chỉ còn nhan đề, là các bài: Trí sĩ giản đồng triều 致 仕 簡 同 朝 (2 bài, như vừa xác lập lại nói trên), Nam kinh hình thắng 南 京 形 勝, Sơn Đông thuỷ trình 山 東 水 程, Xuân đình tứ yến 春 亭 賜 宴. Tổng số chữ bị mất là 441 chữ/ 3920 chữ (của phần nội dung 72 bài thơ). Cụ thể, 3 bài thiếu 50% số chữ, còn hầu hết các bài thiếu 1 – 2 chữ đến 1 – 2 câu. Số bài thơ còn trọn vẹn là 44 bài. Ngoài hiện trạng khuyết thiếu về câu chữ, việc ghi chép thơ Nguyễn Quý Đức trong bản sao TVTL – A.132/4 còn có một số điểm đáng lưu ý sau về mặt văn bản, quy cách trình bày: Toàn bộ phần thơ Nguyễn Quý Đức được chép cùng một lối chữ (giống với tình hình chung của A.132/4 và khác với hiện trạng các tập khác của bộ sách này. Về mặt văn tự, chép thống nhất lối phồn thể, không xen lẫn chữ tục thể như một số quyển khác, chữ viết ít sai sót, các chữ viết nhầm đều có kí hiệu xoá bỏ và chữa ngay bên cạnh, chỉ có một trường hợp chữ công 公 trong nhan đề bài số 55 viết nhầm là 功. Phần văn bản này xuất hiện một số chữ Nôm, đều là tên địa danh, thuộc các phần chú thích, ví dụ: chú thích ở bài số 60, tờ 48a. Việc kị huý chữ thời 時 trong phần này được tuân thủ triệt để, khác với các quyển, tập khác trong bộ sách TVTL – A.132. Dạng huý đều nhất loạt chuyển thành ( ). Chúng tôi thống kê được chữ ( ) xuất hiện hơn 10 lần trong toàn bộ phần thơ Nguyễn Quý Đức. Tóm lại, ngoài việc khuyết thiếu câu chữ với số lượng lớn thì về mặt văn bản và việc ghi chép thơ Nguyễn Quý Đức ở đây không có điểm gì đặc biệt so với tình hình chung của bản sao TVTL như chúng tôi đã có dịp trình bày ([11], [12], [13]...).
2.5. Trên cơ sở khảo sát, phân tích cụ thể như trên, chúng tôi đề nghị xác lập danh mục tác phẩm thơ chữ Hán của Nguyễn Quý Đức trong TVTL như bảng thống kê dưới đây:
Bài số
|
Tên bài thơ
|
Ghi chú
|
Bài số
|
Tên bài thơ
|
Ghi chú
|
1
|
次韻 賀 國 老 芳 郡 公 武 惟 志 致 士 Thứ vận hạ quốc Lão Phương quận công Võ Duy Chí trí sĩ
|
khuyết 7 chữ
|
40
|
卫 士 傳 餐 VÖ sÜ truyÒn xan
|
|
2
|
次 韻 賀 右 侍 郎 桂 海 侯 黎 仕 徹 致 仕 Thø vËn h¹ H÷u thÞ lang QuÕ H¶i hÇu Lª Lª SÜ TriÖt trÝ sÜ
|
khuyết 4 chữ
|
41
|
賀 友 遼 舍 黎 公 有 名 登 弟 H¹ h÷u Liªu X¸ Lª C«ng h÷u danh ®¨ng ®Ö
|
khuyết 7 chữ
|
3 – 4
|
次 韻 賀 工 部 尚 書 慶 伯 黄 公 致 仕 Thø vËn h¹ C«ng bé thîng th Kh¸nh B¸ Hoµng C«ng TrÝ trÝ sÜ (2 bài)
|
|
42
|
伺 皓 衣 官 Tø H¹o y quan
|
|
5 – 6
|
次 韻 賀禮 部 尚 書 慶 山 伯 阮 世 播 Thø vËn h¹ LÔ bé Thîng thư Kh¸nh S¬n b¸ NguyÔn ThÕ B¸ (2 bài)
|
bài 1 khuyết 2 chữ; bài 2 khuyết câu 6; câu 7
|
43
|
魏 公 子 無 忌 將 兵 救 趙 不 敢 歸 陳 情 Nguþ c«ng tö V« Kỵ t¬ng binh cøu TriÖu bÊt c¶m quy trÇn t×nh
|
khuyết 14 chữ
|
7 – 8
|
致 仕 簡 同 朝 TrÝ sÜ gi¶n ®ång triÒu (2 bài)
|
mất nội dung cả 2 bài
|
44
|
梁 江 L¬ng giang
|
|
9
|
北 使送 江秀 才 B¾c sø tèng giang tó tµi
|
khuyết 5 chữ
|
45
|
在 任 所 水 潦 感 興 T¹i nhËm së thủy l¹o c¶m høng
|
|
10
|
Hoµng hoa thËp vÞnh ho¹ Gi¸p bé phã sø NguyÔn Hiªn vËn
南 關 會 同 Nam quan héi ®ång
|
khuyết 9 chữ
|
46
|
月 夜 興 憲 使 朓 望 江 津 即 事 NguyÖt d¹ d÷ HiÕn sø diÓu väng giang t©n tøc sù
|
|
11
|
南 寧 風 物 Nam Ninh phong vËt
|
khuyết 13 chữ
|
47
|
考 課 日 權 參 政 官寄 詩 因 次 其 韻 Kh¶o kho¸ nhËt quyÒn tham chÝnh quan kÝ thi, nh©n thø k× vËn
|
|
12
|
桂 林 景 致 QuÕ L©m c¶nh trÝ
|
khuyết 3 chữ
|
48
|
同 參 鎮 官 會 飲 仁 里 津 別 後 憶 寄 §ång Tham trÊn quan héi Èm Nh©n lÝ t©n, biÖt hËu øc kÝ
|
|
13
|
長 沙 勝 景 Trêng Sa th¾ng c¶nh
|
khuyết 20 chữ
|
49
|
三 隅 江 Tam Ngung giang
|
|
14
|
洞庭 秀 色 §éng §×nh tó s¾c
|
khuyết 5 chữ
|
50
|
腸 港 Trêng c¶ng
|
|
15
|
武 昌 佳 景 Vò X¬ng giai c¶nh
|
|
51
|
神 符 市 ThÇn phï thÞ
|
|
16
|
南 京 形 勝 Nam Kinh h×nh th¾ng
|
Mất nội dung cả bài
|
52
|
貞 子 山 Trinh tö s¬n
|
|
17
|
陽 州 觀 燈 D¬ng Ch©u quan ®¨ng
|
khuyết 5 chữ
|
53
|
貓 兒 山 Miªu nhi s¬n
|
|
18
|
山 東 水 程 S¬n §«ng thuû tr×nh
|
Mất nội dung cả bài
|
54
|
春 明 節 進 表 即 事 Xu©n minh tiÕt tiÕn biÓu tøc sù
|
|
19
|
春 庭 賜 宴
Xu©n §×nh tø ¸n
|
Mất nội dung cả bài
|
55
|
奉 差 勘 被 水 各 社 民 次 權 參 政 公 詩 韻 Phông sai kh¸m bÞ thuû c¸c x· d©n thø quyÒn tham chÝnh c«ng thi vËn
|
khuyết 4 chữ
|
20
|
遂 平 遇 雪 仍 駐 To¹i B×nh ngé tuyÕt nhng tró
|
khuyết 2 chữ
|
56
|
賀 天 健 參 鎮 H¹ Thiªn KiÖn tham trÊn
|
|
21 – 22 – 23 –
|
餞 伴 送 张 回 北 京 和 副 使 陳 潤 甫 韻 TiÔn b¹n Tèng Tr¬ng håi B¾c Kinh, ho¹ phã sø TrÇn NhuËn Phñ vËn (3 bài)
|
bài 2 khuyết 15 chữ, Bài 3 khuyết 3 chữ,
|
57
|
餞 太 原 參 政 阮 知 任 TiÔn Th¸i Nguyªn Tham chÝnh NguyÔn Tri NhËm
|
|
24
|
刷 訟即 事
Lo¸t tông tøc sù
|
khuyết 7 chữ
|
58
|
餞恩 郡 公 赴 諒 山 鎮 TiÔn ¢n quËn c«ng phã L¹ng S¬n trÊn
|
khuyết 4 chữ
|
25
|
奉 和 御 製 春 月 詩 Phông ho¹ ngù chÕ Xu©n nguyÖt thi
|
|
59
|
賀 華 林 參 鎮 有 子 中 鄉 舉 H¹ Hoa L©m Tham trÊn h÷u tö trung h¬ng cö
|
|
26
|
暮 春 陪 駕 觀 試 承 興 遊 珥 河 得 翰 字 Mé xu©n båi gi¸ quan th× thoã høng du NhÞ Hµ ®¾c “hµn” tù
|
|
60
|
奉 命 往 勘 漂 民 經 瓊 瑰 園 館 即 事 Phông mÖnh v·ng kh¸m phiªu d©n, kinh Quúnh C«i viªn qu¸n tøc sù
|
|
27
|
賀 署 府 鄭 璘 赴 鎮 太 原 H¹ thù phñ TrÞnh L©n phã TrÊn Th¸i Nguyªn
|
|
61
|
經 福 培
Kinh Phóc båi
|
|
28
|
重 九 後 四 日 與 阮 尚 書 會 鄧 少 傅 家 小 酌 歸 家 賦 一 律 呈 二 公 Trïng cöu tø nhËt d÷ NguyÔn Thîng th héi §Æng ThiÕu phã tiÓu chíc , quy gia phó nhÊt luËt tr×nh nhÞ c«ng
|
|
62
|
國 子 監 雙 孔 雀 Quèc tö gi¸m song khæng tíc
|
|
29
|
奉 命 往 勘 下 葛 界 堤 路 留 勉 二 司 官 Phông mÖnh v·ng kh¸m H¹ C¸t giíi ®ª lé lu miÔn nhÞ ti quan
|
|
63
|
國 學 堂 前 榕 樹 Quèc häc ®êng tiÒn dung th
|
|
30
|
三 槐 庭 Tam hoÌ ®×nh
|
|
64
|
次 韻 賀 兵 部 左 侍 郎 葡 瑞 男 阮 文 富 致 士 Thø vËn h¹ Binh bé t¶ thÞ lang Bå Thuþ nam NguyÔn V¨n Phó trÝ sÜ
|
khuyết chữ 5,6,7 câu 3
|
31
|
四 皓 鬚 Tø H¹o tu
|
|
65
|
次 韻 賀 戶 部 左 侍 郎 蘭 派 男 吳 珪 致 士 Thø vËn h¹ Hé bé t¶ thÞ lang Lan Ph¸i Nam Ng« Khuª trÝ sÜ
|
|
32
|
花 萼 勤 政 樓 Hoa ng¹c CÇn ChÝnh l©u
|
khuyết 8 chữ
|
66
|
次 韻 賀 大 理 寺 卿 銳 嶺 男 段 俊 和 致 仕 Thø vËn h¹ §¹i lÝ tù khanh NhuÖ LÜnh Nam §oµn TuÊn Hoµ trÝ sÜ
|
|
33
|
弘 文 聚 書 Ho»ng v¨n tô th
|
khuyết 7 chữ
|
67
|
次 韻 賀 工 部 尚 書 壽 嶺 子 武 公 道 致 仕 Thø vËn h¹ C«ng bé thîng th Thä LÜnh tö Vò C«ng §¹o trÝ sÜ
|
|
34
|
张 良 布 衣 Tr¬ng L¬ng bè y
|
khuyết 17 chữ
|
68
|
次 韻 賀 太 常 寺 卿 玉 嶺 男 陶 俊 彥 致 仕 Thø vËn h¹ Th¸i thêng tù khanh Ngäc LÜnh nam §µo TuÊn Ng¹n trÝ sÜ
|
|
35
|
紫 微 花 Tö vi hoa
|
khuyết 1 chữ
|
69
|
尖 角 館 即 事 Tiªm Gi¸c qu¸n tøc sù
|
|
36
|
芙 蓉 Phï dung
|
|
70
|
魚 梁 澤 Ng L¬ng tr¹ch
|
|
37
|
春 桂 Xu©n quÕ
|
|
71
|
再 贈 欽 差 伴 送 張 T¸i tÆng Kh©m sai b¹n Tèng Tr¬ng
|
|
38
|
夏 天 日 長 H¹ thiªn nhËt trêng
|
|
72
|
咱 蛙 鳴 偶 成 ThÝnh oa minh ngÉu thµnh
|
|
39
|
扈 駕 時 巡 恭 紀 Hç gi¸ thêi tuÇn cung kØ
|
|
Tổng cộng
|
72 bài cận thể
|
|
Bảng thống kê danh mục tác phẩm
thơ chữ Hán của Nguyễn Quý Đức trong TVTL – A.132
Trong danh mục phân tích trên, từ bài 9 đến bài 23 là mảng thơ đi sứ, gồm 17 bài. Phần ghi chú tình hình văn bản phản ánh diện mạo tác phẩm của Nguyễn Quý Đức tại bản sao này. Dự báo, sau khi tiến hành bổ khuyết văn bản thông qua các tư liệu thành văn Hán Nôm hữu quan khác nhau, với định hướng mà chúng tôi đã có dịp trình bày [16], theo khả năng lí tưởng cho phép, hiện trạng khuyết thiếu này sẽ được “cải thiện” đáng kể.
3. Di sản thơ ca của Nguyễn Quý Đức cũng như của hàng trăm nhà thơ khác được lưu truyền đến ngày nay chủ yếu nhờ vào thành tựu và vai trò “chuyên chở văn hoá” của hệ thống thi tuyển chữ Hán Việt Nam trong lịch sử. Do thế, nghiên cứu văn bản học các thi tuyển này là nhiệm vụ quan trọng cần không ngừng được triển khai nhanh chóng, nhằm tạo dựng những cơ sở tin cậy về dữ liệu để khai thác và công bố di sản thơ ca của dân tộc. Trước hết, cần khẳng định được tính chân thực của văn bản thi tuyển, với diện mạo và đời sống phức tạp của nó trong quá trình truyền bản. Một bộ phận không nhỏ sách Hán Nôm được lưu trữ tại các thư viện hiện nay là sách chép tay và về cơ bản chúng chưa được thẩm duyệt kĩ lưỡng. Bởi vậy, những sai sót, thậm chí có biểu hiện giả mạo về văn bản là hiện tượng phổ biến. Nghiên cứu văn bản thơ ca của các nhà trên cơ sở những tư liệu này rõ ràng gặp rất nhiều những bất cập. Chúng ta chấp nhận tìm hiểu thơ ca Nguyễn Quý Đức cũng như của nhiều tác giả khác trong tình hình văn bản cơ sở (TVTL và các tư liệu có liên quan) còn cần được xem xét, cho nên những kết quả làm được chỉ mang tính tương đối. Giả định rằng văn bản cơ sở trên chưa được công nhận một cách rộng rãi thì việc “đi tìm cái thật trong cái giả” vẫn là một xu hướng tích cực mà chúng ta cần từng bước tiến hành một cách thận trọng.
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Chú thích
(1) Tổng hợp, hiệu chỉnh từ các tư liệu [1,2,3,4,5,6]. Xin xem mục Tài liệu tham khảo và trích dẫn ở dưới.
(2) Về văn bản bộ TVTL, xin xem thêm các bài nghiên cứu của chúng tôi được công bố gần đây, chẳng hạn: [12, 13].
(3) Khái niệm thi tuyển trong bài viết hiểu với hàm nghĩa những tuyển tập, hợp tuyển, tổng tập, thi tập, vựng biên, hợp tập…sao chép thơ ca của nhiều nhà thơ trong cùng hoặc trải nhiều thời kì, với những tiêu chí nhất định. Khác với khái niệm thi tập thường ghi chép thơ ca của riêng mỗi tác giả.
Tài liệu tham khảo và trích dẫn
[1] Lịch triều hiến chương loại chí 歷 朝 憲 章 類 志 , VHv. 1321.
[2] Toàn Việt thi lục 全 越 詩 錄, A.132.
[3] Lịch triều tạp kỉ 歷 朝 雜 紀 , A.1321.
[4] Công dư tiệp kí 公 餘 捷 記 , A.44.
[5] Đại Mỗ xã Nguyễn Tộc phả 大 某 社 阮 族 譜, A.757.
[6] Đại Mỗ Nguyễn tộc tam đại vương phả kí 大 某 社 阮 族 三 大 王 譜 記, VHv.1337.
[7] Cẩm tuyền vinh lục 錦 泉 榮 錄, A. 1324.
[8] Nguyễn Quý văn phả 阮 貴 文 譜 , A.586.
[9] Danh thần truyện kí 名 臣 傳 記. A.508.
[10] Danh hiền đăng khoa trí sĩ trướng văn 名 賢 登 科 致 仕 帳 文. A.2071.
[11] Hà Văn Minh (1998), Bước đầu tìm hiểu văn bản và giá trị thơ văn Nguyễn Quý Đức, LA. Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
[12] Hà Minh (2003), Tổng quan về tình hình và giá trị văn bản Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn, Tạp chí Khoa học, số 5, ĐHSP Hà Nội.
[13] Hà Minh (2006), Có bản sao Toàn Việt thi lục ở Trung Quốc, Tạp chí Hán Nôm, số 4.
[14] Trần Văn Giáp (1990), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm , tập 2, NXB KHXH. H.
[15] Từ điển văn học, tập 2 (1984), NXB KHXH. H.
[16] Hà Minh (2007), Vấn đề xác lập văn bản thơ ca của Nguyễn Quý Đức, Tạp chí Khoa học, ĐHSP Hà Nội (ISSN 0868 – 3719), Số 5.
[17] Lư Nguyên Minh (1998), Nguyễn Quý Đức và dòng họ đại khoa – đại quan, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, NXB Giáo dục, H.
[18] Hà Minh - Nguyễn Thanh Tùng (2005), Giới thiệu tình hình văn bản và giá trị một số bộ thi tuyển chữ Hán tiêu biểu của Việt Nam thời trung đại. Tạp chí Khoa học, ĐHSP Hà Nội (ISSN 0868 – 3719). Số 5.
Tóm tắt : Bài viết này có tính chất nối tiếp một số công bố gần đây của chúng tôi về tác giả Nguyễn Quý Đức ([11], [16], [17]). Với hướng nghiên cứu trường hợp, chúng tôi chi tiết hoá về diện mạo tác phẩm của một tác giả được ghi chép trong hệ thống bản sao của TVTL hiện tại. Lấy đó làm cơ sở tư liệu để có thể tiến hành các bước nghiên cứu, khảo chứng, đối soát văn bản tiếp theo, nhằm xác lập di sản thơ ca của các tác giả. Từ cách làm trên, dần dần chúng ta có thể triển khai khảo sát để khai thác, xác lập văn bản tác phẩm của hàng trăm nhà thơ khác mà bộ sưu tuyển này cũng như hệ thống các văn bản thi tuyển chữ Hán khác sao chép được.