Hán nôm

Thư mời hội thảo "Nghiên cứu thi tuyển chữ Hán Việt Nam"


15-10-2020

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI - KHOA NGỮ VĂN

Số:….../TB/VKHXH-ĐHSPHN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------------------------------

 

                                                                            Hµ Néi, ngµy …  th¸ng  01 n¨m 2013

 

THÔNG BÁO VÀ THƯ MỜI VIẾT BÀI

HỘI THẢO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU THI TUYỂN CHỮ HÁN VIỆT NAM

 

        Kính  gửi: ………………………………………………………..

 

Thực hiện kế hoạch công tác nghiên cứu theo chuyên đề năm 2013, Trung tâm NC & GD Hán Nôm - Viện Khoa học xã hội phối hợp với Khoa Ngữ văn - Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu thi tuyển chữ Hán Việt Nam. Kính mời các nhà khoa học tham gia viết bài cho Hội thảo.

 

1.     Thời gian tổ chức Hội thảo: Trung tuần tháng 06 năm 2013;

2.     Địa điểm: Trường ĐHSP Hà Nội;

3.     Thời gian nhận bài: Từ 15 tháng 02 đến 30 tháng 04 năm 2013;

4.     Địa chỉ nhận bài:

Trung tâm Nghiên cứu & Giảng dạy Hán Nôm, Viện KHXH - ĐHSP Hà Nội, Phòng 302 Giảng đường B, 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội (liên hệ: Hà Minh, điện thoại: 091.212.9397).

- (Hoặc) gửi bài qua email: hannom.hnue@gmail.com

5.     Quy cách bài viết và quy định chế bản:

- Bài nghiên cứu không dài quá 15 trang, bao gồm cả chính văn, tóm tắt (khoảng 5 - 10 dòng),  phụ lục (nếu có) và tài liệu tham khảo; chú thích đặt cuối bài viết - sau mục Tài liệu tham khảo; dưới nhan đề bài viết ghi rõ: tên tác giả, học hàm, học vị, cơ quan công tác, email và địa chỉ - điện thoại liên hệ.

- Font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14. Ảnh minh họa đính kèm nội dung bài viết và cần có chú gải chi tiết.

6. Kỉ yếu Hội thảo dự kiến xuất bản trước khi tổ chức hội thảo. Ngoài các bài tham luận tại Hội thảo, Kỉ yếu sẽ tuyển đăng thêm các bài nghiên cứu có liên quan đã công bố. Để định hướng chủ đề và tránh trùng lặp vấn đề nghiên cứu, xin xem Phụ lục Thông báo và thư mời viết bài (đính kèm).

 

Kính mong nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học!

 

  Nơi nhận:

       - Các Viện nghiên cứu, Trường ĐH - CĐ

       - Các nhà khoa học

       - Lưu VP

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHXH

Tr­ëng ban Tæ chøc

 

 

 

 

 

PGS.TS NGHIÊM ĐÌNH VỲ

PHỤ LỤC THÔNG BÁO VÀ THƯ MỜI VIẾT BÀI

HỘI THẢO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU THI TUYỂN CHỮ HÁN VIỆT NAM

 

 

1. Khái niệm thi tuyển trong Hội thảo được hiểu với hàm nghĩa: những tuyển tập, hợp tuyển, tổng tập…tuyển chọn, sao chép tác phẩm của nhiều nhà thơ, nhiều tập thơ, trải nhiều thời kì theo những tiêu chí nhất định; khác với khái niệm tập, thi tập…thường là của một tác giả, có tính chất chuyên biệt, trong một giai đoạn nhất định nào đó. Trong lịch sử, “thi tuyển” chữ Hán Việt Nam có thể được định bản bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như “thi tập” [Việt âm thi tập], “thi lục” [Toàn Việt thi lục], “thi tuyển” [Hoàng Việt thi tuyển], “thi vựng” [Minh đô thi vựng]…

2. Hội thảo tập trung vào nghiên cứu, giới thiệu, khảo sát, tổng thuật…về văn bản tác phẩm các thi tuyển cũng như phương pháp biên định thi tuyển; các khía cạnh văn bản học, văn học, văn hóa, văn hiến…của thi tuyển; văn bản tác phẩm của thi gia lịch đại được tuyển chọn vào các thi tuyển; vấn đề khai thác - công bố tư liệu văn hiến từ các thi tuyển và những vấn đề có liên quan khác. Ngoài các thi tuyển nổi tiếng đã được giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu (Việt âm thi tập, Trích diễm thi tập, Tinh tuyển chư gia luật thi, Toàn Việt thi lục, Hoàng Việt thi tuyển, Việt thi tục biên, Minh Đô thi vựng…), còn nhiều thi tuyển với những phạm vi quy mô và đặc điểm tính chất biên định khác rất cần được giới thiệu, khảo cứu…để có thể xác định rõ hơn giá trị của hệ thống thi tuyển này với tư cách là một loại hình văn bản chuyên biệt trong lịch sử văn học - văn hiến Việt Nam.

3. Trong phạm vi tư liệu mà Ban tổ chức Hội thảo bao quát được (bao gồm cả những công bố của nhóm nghiên cứu về thi tuyển Hán Nôm thuộc ĐHSP Hà Nội) đã công bố tại các tạp chí, hội thảo - hội nghị, đã có các bài nghiên cứu chính như sau:

- Giới thiệu tổng quan hoặc công bố tư liệu mới về văn bản Việt âm thi tập, Trích diễm thi tập, Tinh tuyển chư gia luật thi, Toàn Việt thi lục, Hoàng Việt thi tuyển, Việt thi tục biên, Minh Đô thi vựng.

- Khảo sát một số khía cạnh văn bản học của Toàn Việt thi lục (về quan điểm biên định, xuất xứ và định bản, sơ đồ truyền bản, cơ cấu nội dung…) và thơ ca của một số nhà thơ được sao chép trong thi tuyển này.

Có thể tìm hiểu các công bố trên tại các ấn phẩm của Tạp chí Hán Nôm, Tạp chí Văn học, Hội nghị thông báo Hán Nôm, Tạp chí Khoa học - ĐHSP Hà Nội, Hội thảo khoa học cấp trường ĐH và cấp toàn quốc gần đây. Hoặc có thể xem thêm thông tin tại chuyên mục Hán Nôm ở địa chỉ: www.nguvan.hnue.edu.vn

Nghiên cứu thi tuyển chữ Hán Việt Nam từ nhiều góc độ, cấp độ, khía cạnh khác nhau có thể trở thành một hướng nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành ngữ văn - lịch sử - văn hóa…quan trọng. Ban tổ chức Hội thảo kính mong nhận được ý kiến tham luận của các nhà khoa học, đặc biệt là các phát biểu về định hướng - phương pháp nghiên cứu về chủ đề có liên quan.

                                                           

BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO

Post by: Vu Nguyen HNUE
15-10-2020