Ngôn ngữ

Đối chiếu ý nghĩa ẩn dụ của hai từ "mặt trăng" và "mặt trời" trong tiếng Hán và tiếng Việt


15-10-2020
Tác giả: Phạm Ngọc Hàm

ĐỐI CHIẾU Ý NGHĨA ẨN DỤ CỦA HAI TỪ

 “MẶT TRỜI”, “MẶT TRĂNG” TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

PHẠM NGỌC HÀM

Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc,

 Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

 

            1. Đặt vấn đề

            Trong quá trình khám phá thế giới khách quan, trước hết là các hiện tượng tự nhiên như mặt trời, mặt trăng và các thiên thể, người xưa đã nhận thức được đặc tính của chúng, từ đó liên hệ với cuộc sống, hình thành nên các khái niệm, học thuyết. Trước thời đại Xuân thu – Chiến quốc (770 đến –221), cuốn “Chu dịch” (周易) mà tư tưởng trung tâm là học thuyết âm dương của Trung Quốc đã ra đời, làm cơ sở khoa học quan trọng để giải thích về sự vận hành của vũ trụ, quy luật của tự nhiên, quy luật của sự sống. Cuốn sách có đoạn viết: “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng” (太极生两仪,两仪生四象). “Tứ tượng” không những được dùng để chỉ bốn phương đông, tây, nam, bắc, mà còn chỉ nhật nguyệt, tinh, thần, bao gồm thái dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm. Mặt trời và mặt trăng đều thuộc tứ tượng, vừa thần bí, vừa gần gũi với đời sống của con người.

            Trong bất kỳ ngôn ngữ của dân tộc nào trên thế giới đều có những từ ngữ chuyên dùng để chỉ mặt trời, mặt trăng và các truyền thuyết có liên quan, chẳng hạn như truyền thuyết Nữ thần bình minh của Hy Lạp, 后羿射日Hậu Nghệ xạ nhật, 嫦娥奔 月 Thường Nga bôn nguyệt,吴刚伐桂 Ngô Cương phạt quế,玉兔捣药Ngọc thố đảo dược,… của Trung Quốc. Việt Nam cũng có những truyện cổ tích và thần thoại tương tự, như Nữ thần mặt trời và mặt trăng, Sự tích mặt trời và mặt trăng… Các truyện cổ tích và thần thoại đó đều chứng tỏ sự sùng bái và trí tưởng tượng phong phú của loài người với mặt trời và mặt trăng.

            Trung Quốc và Việt Nam đều là những nước nông nghiệp, mặt trời và mặt trăng càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và tác động đến đời sống văn hóa của nhân dân hai nước. Ngoài những danh từ khoa học và những danh từ thông dụng ra, trong tiếng Hán và tiếng Việt còn có những cách xưng gọi mặt trời và mặt trăng vô cùng đa dạng, làm giàu cho ngôn ngữ và đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin, biểu đạt tư tưởng tình cảm của con người khi nhắc đến hai thực thể tự nhiên này. Đặc biệt là trong các sáng tác văn học, mặt trời và mặt trăng không chỉ mang ý nghĩa chỉ thời gian mà còn là phương tiện để thể hiện sáng tạo nghệ thuật thông qua ý nghĩa ẩn dụ vô cùng tinh tế, thậm chí trở thành nhân vật trung tâm của tác phẩm. Hai từ “mặt trời”, “mặt trăng” trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có nhiều tầng nghĩa ẩn dụ, liên tưởng, phản ánh đặc điểm tri nhận và trí tưởng tượng phong phú của nhân dân hai nước.

            Trong khuôn khổ bài viết này, trên cơ sở tổng kết lại những vấn đề lí luận có liên quan, căn cứ vào ngữ liệu thu thập được từ trong thực tế giao tiếp ngôn ngữ và các tác phẩm văn học, chúng tôi vận dụng thủ pháp thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu để tiến hành khảo sát ý nghĩa, đặc biệt là ý nghĩa ẩn dụ của lớp từ chỉ tên gọi mặt trời, mặt trăng trong tiếng Hán và tiếng Việt, chỉ ra những tương đồng và khác biệt về hàm ý văn hóa, nhất là đặc điểm tri nhận của hai dân tộc đối với hai thực thể tự nhiên này.

Vui lòng đọc toàn văn trong tập tin đính kèm.

TẬP TIN ĐÍNH KÈM

 

Post by: Vu Nguyen HNUE
15-10-2020