Ngôn ngữ

Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ trên báo tiếng Việt nhìn từ góc độ phân tích diễn ngôn phê phán


15-10-2020
Tác giả: Trần Thị Hồng Vân

Việc phân tích các tiêu đề báo (về mặt từ vựng và cấu trúc cú pháp) và việc khái quát hóa đặc trưng của ngôn bản báo chí (từ vựng hóa tăng cường thể hiện ở việc lặp từ và từ mang nghĩa tiêu cực) đã cho thấy hệ tư tưởng của những người viết báo cũng như xuất bản quản lý hai tờ báo. Quan điểm phản đối chiến tranh chống khủng bố Mỹ đã được thể hiện một cách rõ ràng qua việc kết cấu tiêu đề, việc sử dụng các từ ngữ mang nghĩa tiêu cực, việc lặp từ và các từ ngữ thể hiện sự phản đối.

CUỘC CHIẾN CHỐNG KHỦNG BỐ CỦA MỸ TRÊN BÁO TIẾNG VIỆT DƯỚI GÓC ĐỘ PHÂN TÍCH DIỄN NGỒN PHÊ PHÁN

Trần Thị Hồng Vân

Ths. Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Anh-Mĩ,Trường ĐHNN - ĐHQG HN

 

1. Mở đầu

Chiến tranh Iraq cũng như cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động cách đây một vài năm đã và vẫn đang là chủ đề thời sự nóng hổi trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và báo chí nói riêng. Thường thì với cùng một sự kiện người đọc có thê được tiếp xúc với những bình luận, quan điểm khác nhau từ những bài viết khác nhau. Một trong những lý do của hiện tượng này là vì những gì chúng ta đọc không chỉ do thực tê quyết định mà còn bị ảnh hưởng bởi quan điểm (hệ tư tưởng) của những người viết, xuất bản và quản lý phương tiện thông tin. Vì vậy chúng tôi muốn biết, xét từ khía cạnh phân tích diễn ngôn phê phán, quan điểm của báo chí Việt Nam đối với cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ nói chung và chiến tranh Iraq nói riêng như thế nào. Chúng tôi hi vọng việc phân tích các bài báo của hai tờ báo lớn nêu trên giúp bóc tách lớp v bọc ngôn ngữ, yếu tố chứa bên trong nó những hệ tư tưởng của những người viết, và xuất bản các tờ báo

2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu

Phương pháp nghiên cứu chính được áp dụng trong nghiên cứu này là phương pháp định lượng tổng hợp dùng để phân tích tìm ra những nét khái quát của diễn ngôn tin trên báo tiếng Việt và chỉ ra quan điểm của các tờ báo đối với cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. Ngoài ra, chúng tôi thu thập các tài liệu, sách tham khảo có liên quan đến lý thuyết và các ứng dụng của phân tích diễn ngôn phê phán (PTDNPP) hiện có trên thế giới. Chúng tôi chọn diễn ngôn báo chí, cụ thể là diễn ngôn tin thể loại bình luận để phân tích.

Đi vào phương pháp phân tích cụ thể; chúng tôi chia làm hai bước lớn: phân tích các tiêu đề/phần dẫn và phân tích từ ngữ trong các bài báo. Các tiêu đề và phần dẫn của các bài báo sẽ được phân tích trên hai phương diện: cấu trúc ngữ pháp và cách dùng từ ngữ. Các tiêu đề và phần dẫn mặc dù chiếm một diện tích khiêm tốn của một bài báo nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng người đọc vào nội dung chính của hài báo. Chính vì vậy, chúng tôi hi vọng việc phân tích các tiêu đề về mặt cú pháp và từ ngữ sẽ giúp chỉ ra với một diện tích giới hạn, ngôn ngữ trong các tiêu đề đã được sử dụng để chuyến tải nội dung bài báo cũng như quan điểm của tác giả như thế nào. Trong phần hai là phần phân tích cách sử dụng từ ngữ trong các bài báo, chúng tôi tập trung vào một số phép sử dụng từ vựng nổi bật, đó là phép tăng cường từ vựng qua phép lặp từ và việc sử dụng từ ngữ mang nghĩa tiêu cực. Với những hạn chế nhất định của một bài báo, chúng tôi sẽ không đưa ra những phân tích các diễn ngôn báo chí về mặt cú pháp. Chúng tôi hi vọng sẽ có dịp giới thiệu phần phân tích này trong một bài báo khác.

Các bài báo được chọn để phân tích (6 bài) không phải là ngẫu nhiên mà là những bài viết thuộc thể loại “soft news” (bình luận, ý kiến, phê phán, ...) trong khoảng thời gian từ tháng 4/2004 đến tháng 7/2004. Đây là khoảng thời gian một năm sau khi Mỹ bắt đầu cuộc chiến Iraq, các phương tiện thông tin đã có thời gian nhìn nhận những sự kiện đã và đang diễn ra trong vòng một năm để đưa ra những bình luận, đánh giá của mình. Thể loại hard news (tin tức thời sự) không nằm trong phạm vi nghiên cứu vì các tin tức thời sự thường không mang nhiều tính bình luận, thể hiện ý kiến bằng các bài bình luận thuộc soft news. Hơn nữa, vì phần nhiều các tin thời sự th ế giới trên các báo tiếng Việt là dịch từ các nguồn tin nước ngoài, do đó tính xác thực của ý kiến bình luận (nếu có) khó được đảm bảo.

3. Vài nét giới thiệu về PTDNPP

 Nhừng năm 70 của thế kỉ trước đã chứng kiến sự ra đời của Ngôn ngữ Phê phán-một hình thức phân tích ngôn bản chú ý dến vai trò của ngôn ngữ trong việc thể hiện các mối quan hệ quyền lực trong xã hội. Đây thực sự là một cuộc cách m ạng bởi các nghiên cứu lúc bấy giờ hầu hết chỉ quan tâm đến lĩnh vực hình thức của ngôn ngữ, những yếu tố “cấu thành nên năng lực ngôn ngữ của người nói và vì vậy về mặt lý thuyết có thể bị tách rời khi những trường hợp sử dụng ngôn ngữ cụ thể” (Wodak & Meyer, 2001). Mặc dù dã có nhiều nghiên cứu thuộc lĩnh vực ngôn ngữ xã hội học bắt đầu chú ý đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ngữ cảnh, những vấn đề cấp bậc xã hội và quyền lực vẫn chưa được chú ý đến nhiều.

Tới những năm 90 cái tên CDA (Critical Discourse Analysis-phân tích diễn ngôn phê phán) đã được biết đến nhiều hơn như là một đường hướng phân tích ngôn ngữ và được công nhận là một “lý thuyết ngôn ngữ riêng biệt, một thể loại hoàn toàn khác biệt” (Kress, 1990). Đường hướng này chủ yếu dựa vào lý thuyết Ngôn ngữ Chức năng Hệ thống (SFL-Svstemic Functional Linguistics) của Halliday cho rằng ngôn ngữ khi được đưa vào sử dụng sẽ đồng thời thực hiện ba chức năng: chức năng ý niệm (ideational), liên nhân (interpersonal) và tạo văn bản (textual). Các nhà nghiên cứu CDA đã đưa ra một số nguyên tắc của CDA như sau:

1 ) Ngôn ngữ là một tập quán xã hội (social practice) mà qua đó thế giới được thể hiện.

 2) Ngôn bản/việc sử dụng ngôn ngữ như một hình thức của tập quán xã hội bản thân nó không chỉ thể hiện và biểu thị các tập quán xã hội khác mà còn cấu thành nên các tập quán xã hội khác ví dụ như việc thi hành quyền lực, thống trị, định kiến, phản kháng, v.v.

3) Văn bản có được nghĩa của chúng là nhờ vào mối quan hệ biện chứng giữa văn bản và các chủ thể xã hội là người viết và người đọc, những người luôn có vô số “sự lựa chọn và cách tiếp cận văn bản và nghĩa của nó.

 4) Các đặc điểm và cấu trúc ngôn ngữ không phải có tính võ đoán. Ngược lại, chúng có tính mục đích cho dù sự lựa chọn là có V thức hay vô thức.

 5) Các mốiquan hệ quyền lực được thiết lập, duy trì và tái thiết nhờ vào văn bản.

6) Tất cả mọi diễn giả và đều thực hiện những thao tác ngôn bản cụ thể xuất phát từ những sở thích và mục đích riêng có cả tính toàn bộ và tính ngoại trừ.

7) Ngôn bản có tính chất xã hội bởi vì các văn bản có nghĩa khi được đặt vào các ngữ cảnh, thời gian và không gian cụ thể.

8 ) PTDNPP không chỉ diễn dịch ngôn bản mà còn giải thích nó.

Tóm lại, PTDNPP về cơ bản là việc phân tích về một thái độ, khám phá mối quan hệ giữa ngôn ngữ và quyền lực. PTDNPP có xu hướng chuyển từ lĩnh vực ngôn ngữ sang lĩnh vực chính trị và xã hội và vì vậy nó là sự phê phán mang tính xã hội bằng cách thu thập các kết cấu bất bình đẳng. Vì thế mục đích của PTDNPP là dùng phân tích để “không chỉ phơi bày cơ cấu thống trị mà còn đem đến những thay đổi về cách quyền lực được sử dụng, duy trì và tái sinh trong các tổ chức và qu an hệ xã hội” (Young and Harison, 2004, p. 2).

4. Vài nét về bối cảnh của các bài báo

Trước khi phân tích các bài báo, chúng ta cần biết đến bối cảnh của các bài báo này mặc dù cuộc chiến chống khủng bố do nước Mỹ cầm đầu đã được cả thế giới biết đến.

Đáp lại vụ tấn công 11 tháng 9, vào ngày 7 tháng 10 năm 2001, liên quân Anh-Mỹ bắt đầu chiến dịch đánh bom nhằm vào các lực lượng Taliban và AlQaeđa. Sau những chiến tích của trận chiến Afghanistan, chính quyền Bush cảm thấy họ có đủ lí lẽ thuyết phục về quân sự và sự ủng hộ của quần chúng Mỹ để tiếp tục các chiến dịch quân sự chống lại các mối đe dọa Trung Đông.

Ngày 20 tháng 3 năm 2003, Mỹ tấn công Iraq. Lí do cho việc Mỹ xâm lược Iraq gồm việc Iraq sản xuất và sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, Iraq có dính líu đến các tổ chức khủng bố và những hành động vi phạm nhân quyền của Iraq dưới thời Sadam Hussein.

 5. Phân tích diển ngôn

5.1. Tiêu đề của bài báo

Một trong những đặc điểm của diễn ngôn báo chí là việc sử đụng tiêu đề và/hoặc phần dẫn (lead) để diễn dạt nội dung chính của sự kiện được đưa tin một cách ngắn gọn nhất có thể và để dẫn dắt người đọc theo một hướng định sẵn (Teo, 2000). Trên thực tế, như Teo (2000) trích dẫn theo Van Dijk (1983) và Bell (1991), tin tức trong các báo hàng ngày được bố trí theo nguyên tắc thích hợp hoặc quan trọng. Như vậy, người đọc chỉ cần liếc qua tiêu đề của các bài báo là có thể nắm được ý chung tương đôi chính xác về bài báo. Bell (1991) đã định nghĩa phần dẫn là một “câu chuyện thu nhỏ”, thường được nhắc đến như là một “kim tự tháp ngược”, tức là bao gồm các thông tin quan trọng nhất hoặc có tính thời sự nhất ở đầu và thông tin ít quan trọng nhất ở cuối. Trong kết cấu này, tiêu đề và phần dẫn có chức năng như những dấu hiệu có tính chiến lược để điều khiển cách người đọc tiếp thu và hiểu bài báo. Chỉ cần đọc tiêu đề và phần giới thiệu của bài báo, người đọc đã có thể hiểu được đại ý của cả văn bản, thông tin quan trọng nhất của mỗi bài báo. Ví dụ như tiêu đề của một bài báo trên báo Hà Nội mới (3/4/2004) có thể khiến người đọc có cảm tưởng rằng cuộc chiến chống khủng bố có cả mặt tiêu cực và chúng ta phải ngăn chặn không những khủng bố mà còn cả chống khủng bố mà đây có thể hiểu là chống khủng bố kiểu Mỹ.

Cuộc chiến chống khủng bố: Trò hai mặt. Khủng bố và chống khủng bố đã và đang là vấn đề thời sự đòi hỏi nhiều quốc gia, nhiều khu vực phải chung sức phối hợp ngăn chặn.

Một dẫn chứng khác có thê thây trong báo Nhân Dân (13/7/2004):

Mỹ trả giá cho cuộc chiến tranh Iraq như thế nào?

Theo tuyên bố của Tổng thống M ỹ G. Bush, cuộc chiến tranh Iraq của liên minh do Mỹ cầm đầu đã chấm dứt hơn một năm qua. Tuy nhiên, trong thực tế, cuộc chiến này vẫn tiếp diễn hàng ngày, hàng giờ. Mới đây, Viện Quốc tế nghiên cứu các vấn đề chiến lược có trụ sở tại London đã công bố tài liệu “Mỹ phải trả giá cho cuộc chiến tranh như thế nào?” của cơ quan nghiên cứu chính sách trực thuộc Bộ ngoại giao Mỹ nêu những tổn thất đối với Mỹ , Iraq và thế giới do hành động sai lầm của Mỹ tại Iraq gây ra.

Đọc những dòng trên chắc hẳn chúng ta cũng có một số ý tưởng về nội dung của bài báo. Không chỉ có Iraq mà cả Mỹ và thế giới cũng phải gánh chịu những tổn thất do cuộc chiến Iraq gây ra. Bảng 1 cung cấp hai trong các tiêu đề và phần dẫn trong các bài báo và tóm tắt phân tích những ẩn dụ và những thông điệp mà người đọc có thể cảm nhận được từ các tiêu đề đó.

Tiêu đề của các bài báo thuộc thể loại văn bản có không gian giới hạn. Vì vậy người ta thường cố gắng đưa một số lượng thông tin nhiều nhất có thể trong một số lượng từ giới hạn. Mỗi từ ngữ trong tiêu đề được lựa chọn kỹ lưỡng đê làm tăng hiệu quả tối đa của nội dung thông tin. Tiêu đề của một bài báo thường mang các giá trị tư tưởng và ý kiến của cả bài báo cho nên việc phân tích các từ ngữ và cấu trúc ngữ pháp của các tiêu đề sẽ giúp các nhà PTDNPP khám phá được ý nghĩa tư tưởng của mỗi bài báo. Chỉ cần nhìn qua các tiêu đề và các phần dẫn trong bảng 1 ta có thể thấy được tính tiêu cực của cuộc chiến Iraq nhờ vào các từ ngữ và cấu trúc ngữ pháp. Trước hết đó là sự phản đối chiến tranh thể hiện qua một loạt các từ thể hiện sự bất đồng như ngăn chặn, nghịch lý, không đồng tình và sai lầm. Việc dùng các từ loại này đi cùng với các ngữ danh từ tập thể (nhiều quốc gia , nhiều khu vực, dư luận thế giới, tổ chức nhân quyền, tổ chức tôn giáo, Viện Quốc tế, cơ quan nghiên cứu chính sách thuộc Bộ ngoại giao Mỹ, thế giới) đã tạo cho người dọc cám giác đa số mọi người phản đối cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. Ngoài ra, các từ ngữ chỉ tính tiêu cực của cuộc chiến Iraq còn góp phần tạo nên sự liên tưởng đến “tổn thất” và “thất bại” (xem minh họa bảng 2). Tư tưởng phản đối còn được nhấn mạnh hơn bở các từ ngữ như nghịch lí, không hề, hoàn toàn, gấp bội, bóc trần, sai lầm. Bảng 2 là tóm tắt phân tích từ vựng trong các tiêu đề.

Như đã nhắc đến ở phần trước, cấu trúc ngữ pháp của các tiêu đề cũng giúp các nhà PTDNPP nhận ra được ý tưởng của bài báo. Có thể nhận thấy dễ dàng vai trò chủ đạo của Mỹ trong cuộc chiến Iraq nhờ vào cấu trúc ngữ pháp của các tiêu đề (xem bảng 3 thêm chi tiết).

Tác dụng của việc sử dụng cấu trúc ngữ pháp như trên (Mỹ luôn là chủ ngữ) góp phần khắc họa nên chân dung và vai trò tích cực của Mỹ trong cuộc chiến. Mỹ được xem như người gây chiến và vì vậy sẽ là người chịu trách nhiệm chính cho tất cả những hậu quả của cuộc chiến tranh. Tác dụng này sẽ được thấy rõ hơn nếu chúng ta thử viết lại các câu dưới hình thức bị động:

Ví dụ: Mỹ đã biến đất nước của những câu chuyện thần thoại này rơi vào tình trạng rối loạn hoàn toàn...

—» Đất nước của những câu chuyện thần thoại này đã bị rơi vào tình trạng rối loạn hoàn toàn...

Rõ ràng là khi được viết dưới dạng bị động, vai trò của Mỹ đã hoàn toàn bị mất đi, lúc này điểm thu hút sự chú ý của người đọc không còn là vai trò của Mỹ nữa mà là những hậu quả của cuộc chiến.

Tóm lại, việc phân tích tiêu đề của các bài báo về m ặt từ vựng và cú pháp đã chỉ ra một cách rất hiệu quả vai trò tích cực của Mỹ trong cuộc chiến Iraq cũng như mặt tiêu cực của cuộc chiến này. Đây chính là những hiệu quả mong đợi mà ngôn ngữ mang lại khi ta đọc tiêu đề của một bài báo.

5.2. Các phương tiện từ vựng

5.2.1. Phép tăng cường từ vựng

Phép tăng cường từ vựng (lexicalization) là một chiến thuật ngữ dụng nhằm đưa tư tưởng vào văn bản tin (Fowler và các tác giả khác, 1979). Như Teo (2000:20) đã phân tích, “phép tăng cường từ vựng là hiện tượng các từ ngữ được lặp lại một cách thái quá trong một văn bản, tạo nên cảm giác “quá đầy đủ” (Van Dijk, 1991) khi miêu tả các tham thể trong một văn bản tin”. Phép tăng cường từ vựng có thể thấy rõ nhất qua phép lặp từ, một chiến thuật nhằm tạo nên hình ảnh về cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ và đồng minh và qua đó cũng bộc lộ quan điểm của báo chí Việt Nam đổi với cuộc chiến này. Một số từ ngữ hay được lặp lại là: nhân dân, Iraq, tổn thất, cuộc chiến Iraq, dầu m, nhà cầm quyền Mỹ, nhân quyền, Trung Đông, sa lầy, phản đối, v.v… Chỉ cần đọc lướt qua nhừng từ ngữ này, chúng ta cũng có thế có cảm giác là cuộc chiến do Mỹ và liên quân cầm đầu này đi ngược lại mong muốn của nhân dân Iraq, bị toàn thế giới và mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho Iraq. Ngoài ra, các bài báo dường như nhấn mạnh vào “chính phủ Mỹ”, những người gây ra cuộc chiến này, chứ không phải là “nhân dân Mỹ". Hơn nữa, việc lặp lại từ “dầu mỏ” (tới 13 lần) trong các bài báo đã làm cho người đọc có ấn tượng là lý do dẫn đến cuộc chiến nàv có liên quan đến nguồn dầu mỏ hấp dẫn của Iraq và Trung Đông. Những từ ngữ khác được nhắc lại nhiều lẳn trong các bài báo là nhà cầm quyền Mỹ (12), nhân quyền (11), liên quân A nh-M ỹ (10), chết (8 ), sa lầy, bị thương, thiếu (8 ), sai lầm, phản đối (5), tổn thất, vi phạm, bị giết (4), tàn bạo, tội ác chiến tranh, trả giá (2 ), ... Lặp lại từ là một phương cách rất hiệu quả trong việc tác động đến người đọc.

Nếu một từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong cùng một văn bản, người đọc sẽ tự hỏi tại sao lại như vậy và quá trình nhận thức diễn ra trong đầu anh ta sẽ không chỉ dừng lại ở việc nhớ từ ngữ đó mà sẽ dẫn đến sự liên tưởng và suy đoán, đây chính là hiệu quả mong đợi đối với người đọc mà những người tạo văn bản mong muốn có được. Hơn nữa, lặp lại từ cũng giúp cho thấy tư tưởng của một văn bản. Những từ ngữ được lặp đi lặp lại có tác dụng chuyển thông điệp của người viết tới người đọc.

5.2.2. Cách sử dụng từ ngữ mang nghĩa tiêu cực (Negativization)

Sự phản đối từ báo chí Việt Nam cũng như ý định tác dộng đến người đọc để họ cũng có cùng quan điểm vê cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ cũng được nhận thấy qua các từ ngữ mang nghĩa tiêu cực. Bảng 4 là cung cấp ví dụ về các từ ngữ mang tính tiêu cực cùng các sở chỉ ở 4 trong số các bài báo.   

Những từ ngữ trong bảng 4 cho ta thấy cuộc chiến mà Mỹ đang tiến hành ở Iraq cũng như những nơi khác ở Trung Đông không nhận được sự đồng tình của đa số "mọi người (bị thế giới kịch liệt lên án) vì về cơ bản đó là sự vi phạm nhân quyền (vi phạm nghiêm trọng những tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền), là hành vi xâm lược (chiếm đóng bất hợp pháp, hao người tốn của, phá huỷ toàn bộ chủ quyền độc lập quốc gia của Iraq), là sự can thiệp bất hợp pháp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác (lạm d ụng chính sách nhân quyền để đánh lừa dư luận, đe dọa, can thiệp và vu cáo các quốc gia độc lập) và cuối cùng mang đến những hậu quả nghiêm trọng, những tổn thất to lớn cho cả quân chiếm đóng (nhà cầm quyền Mỹ, lực lượng liên quân do Mỹ cầm đầu tổn thấ t nặng nề) lẫn quốc gia bị chiếm đóng (khiến hàng triệu người dân Iraq bị thất nghiệp, đời sống càng khó khăn gấp bội.

6. Kết luận

Bằng việc đưa ra ý kiến cho rằng lúc đầu cuộc chiến chống khủng của Mỹ nhận được sự đồng tình của các nước trên thế giới (chống khủng bố đã đạt được sự đồng thuận, nhất trí cao của lãnh đạo nhiều quốc gia, Hà Nội mới), cả hai tờ báo muốn khẳng định ý tưởng chống khủng bố là hoàn toàn tích cực. Tuy nhiên, khi đọc hết bài báo, người đọc chỉ thấy những mặt trái của cuộc chiến này khi chính phủ Mỹ được miêu tả đầy tội lỗi với lý do hoàn toàn giả dối cho hành động xâm lược của mình. Những tác giả của các bài báo này dường như không phải tiết kiệm ngôn từ trong việc miêu tả những thiệt hại và tổn thất mà cuộc chiến đem lại cho cả Mỹ và Iraq cũng như trong việc thể hiện sự phản đối đối với cuộc chiến bằng việc dùng các từ mang nghĩa tiêu cực mạnh. Tóm lại, việc phân tích các tiêu đề báo (về mặt từ vựng và cấu trúc cú pháp) và việc khái quát hóa đặc trưng của ngôn bản báo chí (từ vựng hóa tăng cường thể hiện ở việc lặp từ và từ mang nghĩa tiêu cực) đã cho thấy hệ tư tưởng của những người viết báo cũng như xuất bản quản lý hai tờ báo. Quan điểm phản đối chiến tranh chống khủng bố Mỹ đã được thể hiện một cách rõ ràng qua việc kết cấu tiêu đề, việc sử dụng các từ ngữ mang nghĩa tiêu cực, việc lặp từ và các từ ngữ thể hiện sự phản đối.

Nguồn: Theo TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHQGHN, NGOẠI NGỮ, T.XXI, số 4, 2005

Post by: Vu Nguyen HNUE
15-10-2020