Ngôn ngữ

BÀN VỀ VIỆC PHÂN BIỆT TRẠNG NGỮ VỚI MỘT SỐ THÀNH PHẦN KHÁC TRONG CÂU TIẾNG VIỆT


14-10-2020
PGS-TS Nguyễn Thị Lương

Thành phần câu là một vấn đề quan trọng của ngữ pháp. Nhưng lâu nay, việc nhận diện một số thành phần câu trong tiếng Việt, nhất là thành phần trạng ngữ  - với người sử dụng, đặc biệt là với các đối tượng học sinh, sinh viên và giáo viên ngữ văn các bậc phổ thông, còn có nhiều vướng mắc. Không ít trường hợp, người ta băn khoăn không biết xếp chúng vào thành phần gì ? Trạng ngữ hay vế của câu ghép tỉnh lược ? Trạng ngữ hay vị ngữ phụ ? Trạng ngữ hay bổ ngữ, định ngữ ? Trạng ngữ hay vị ngữ chỉ quan hệ ?

Bài viết này sẽ góp thêm tiếng nói giúp giải đáp các thắc mắc trên.

1.     Trạng ngữ hay vế của câu ghép tỉnh lược.

Xét các trường hợp sau :

          (1) Vì tôi ốm, nên tôi phải nghỉ học.

(2) Vì ốm, tôi phải nghỉ học.

(3) Vì nó, tôi bị mắng oan.

      Câu (1) có mô hình vì C1 - V1, nên C2 - V2. Đó là mô hình dạng đầy đủ của câu ghép chính phụ (có quan hệ nhân quả). Trường hợp này không có tranh luận.

     Câu (3), thành phần “vì nó” có cấu tạo : quan hệ từ + đại từ, cũng được những người nghiên cứu thống nhất xếp vào thành phần trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Câu (3) có mô hình của câu đơn có trạng ngữ.

      Câu (2) là dạng câu có ý kiến tranh luận. Thành phần “vì ốm” trong câu có hai cách đánh giá :

-         Cho là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

-         Cho là vế của câu ghép có chủ ngữ bị tỉnh lược.

Chúng tôi tán thành cách thứ hai với các lý do sau :

-         Về mặt nghĩa : câu (2) biểu thị hai sự tình :

   + Sự tình thứ nhất được biểu thị bằng động từ “ốm”.

   + Sự tình thứ hai được biểu thị bằng cụm động từ “phải nghỉ học”.

   Hai sự tình đó có cùng chung một chủ thể là “tôi”.

Tôi - ốm, tôi - phải nghỉ học. Điều đó hoàn toàn hợp lô gích.

-         Về mặt cấu trúc ngữ pháp :

Lý thuyết về câu ghép cho rằng : Với dạng câu ghép chính phụ có mô hình :       Quan hệ từ1  C1 -V1, quan hệ từ2 C2 -V2,

    +  Nếu C1 và C2 khác chủ thể thì sự có mặt của C1 và C2 là cần thiết.

(4) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh)

(5) Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt ta rất đẹp.

(Phạm Văn Đồng)

Nếu  chủ ngữ bị tỉnh lược, người đọc sẽ khó hiểu hoặc hiểu sai nội dung câu - như ví dụ dưới đây :

(6) Ở lứa tuổi thích trái ô mai, thích viên kẹo ngọt hay vòi vĩnh bố mẹ, xin người lớn đừng bắt các em phải ra trước sân trường hô những câu khẩu hiệu mà chính các em chưa hiểu rõ các từ trong đó.

(Báo)

Lô gích của câu (6) cho phép hiểu chủ thể của trạng thái “ở lứa tuổi thích trái ô mai ...” là “các em”, còn chủ thể của hành động “xin người lớn đừng bắt các em...” là người nói. Hai chủ thể đó thuộc hai đối tượng khác nhau. Vế đầu của câu, chủ ngữ “ các em ” bị tỉnh lược, khiến cho người nghe, người đọc hiểu nhầm rằng : người phát ngôn hành động “xin người lớn..” đang  “ở lứa tuổi thích trái ô mai”.

    + Nếu C1 và C2 cùng chung một chủ thể thì có thể tỉnh lược một chủ ngữ của câu (một số trường hợp có thể tỉnh lược cả hai chủ ngữ).

(7)  Nếu bạn sợ sặc nước bạn sẽ không bao giờ biết bơi.

       Nếu sợ sặc nước, bạn sẽ không bao giờ biết bơi.

(8) Tuy họ nghèo nhưng họ rất tốt bụng.

     Tuy nghèo nhưng họ rất tốt bụng.

Trở lại với câu (1) và câu (2). Câu (1) có mô hình của câu ghép dạng đầy đủ :            Vì tôi/   ốm  nên tôi/  phải nghỉ học.

                                      C1 -  V1          C2      -     V2

Trong đó C1 và C2 cùng chung một chủ thể “tôi” nên câu (1) có thể tỉnh lược C1 thành câu (2) : Vì ốm, tôi phải nghỉ học.

Như vậy, xét về cấu trúc ngữ pháp, câu (2) có mô hình cấu trúc của câu ghép chính phụ (quan hệ nhân quả), trong đó, chủ ngữ của vế nguyên nhân bị tỉnh lược vì có cùng chủ thể với chủ ngữ ở vế kết quả. Chủ ngữ đó hoàn toàn có thể khôi phục lại - nếu cần.

Câu (2) có mô hình :   Vì (C1 tỉnh lược) - V1,  C2 - V2

-         Về chức năng ngữ pháp : Sự phân tích về nghĩa và cấu trúc ngữ pháp ở trên cho phép rút ra kết luận :

+ Thành phần “vì ốm” ở câu 2 (có cấu tạo : kết từ + động từ/cụm động từ) giữ chức năng vị ngữ của vế nguyên nhân. Nó  chính là V1 của mô hình câu ghép chính phụ mà ở vế nguyên nhân, chủ ngữ bị tỉnh lược.

         +  Thành phần “vì nó” ở câu 3 : “ Vì nó, tôi bị mắng oan” không có các đặc điểm như đã phân tích với thành phần “vì ốm” ở câu (2). Cụ thể :

·        Về nghĩa, câu (3) không biểu thị hai sự tình.

·        Về cấu trúc cú pháp, vế nguyên nhân của câu không có thành phần nào bị tỉnh lược, nên không thể thêm vào đó một thành phần nào khác.

·        Do đó, về chức năng, thành phần vì nó ở câu 3 (có cấu tạo : kết từ + đại từ/danh từ/cụm danh từ) là thành phần trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

Kết quả phân tích trên cho phép nhận diện :

-         Các phần in nghiêng ở các câu dưới đây là vị ngữ của vế câu ghép có chủ ngữ bị tỉnh lược :

(9) Bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.

(10) Trinh chưa muốn nói bây giờ vì muốn dành cho tôi một sự bất ngờ.

-         Các phần in nghiêng ở các câu dưới đây là thành phần trạng ngữ :

(11) Do một sự tình cờ, y biết được tên Tư.                                       (Nam Cao)

(12) Cuộc đời chật hẹp và phù phiêm của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.

(Hoài Thanh)

(13) Hay tại sự sung sướng bỗng được nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung sức.

(Nguyên Hồng)

2.  Trạng ngữ hay vế của câu ghép đầy đủ

          Đó là trường hợp sau :

(14) Chân nọ đá chân kia, chị lại trở về ngồi ở đầu phản.

(Ngô Tất Tố)

(15) Hắn ngồi bổ củi, cằm ghếch đầu gối.

          Dạng câu này có các đặc điểm sau :

-         Về cấu trúc ngữ pháp : câu (14), (15) có hai kết cấu C - V, hai kết cấu này không “bao nhau”, không lồng vào nhau, chúng có mô hình C1 - V1, C2 - V2. Đó là mô hình của câu ghép.

-         Về quan hệ nghĩa : quan hệ nghĩa giữa các thành phần câu (14), (15) khá đặc biệt. Đó là :

+ C1 và C2 có quan hệ bộ phận - chỉnh thể (hay chỉnh thể - bộ phận) : chân - chị, cằm - hắn.

+ Vị ngữ (của vế chỉnh thể) và toàn bộ kết cấu C - V của vế bộ phận có quan hệ hành động/trạng thái - tư thế/cách thức của chính hành động/trạng thái ấy : trở về được thực hiện trong tư thế chân nọ đá chân kia ; hắn ngồi bổ củi trong tư thế cằm ghếch đầu gối.

          Trong tiếng Việt, mối quan hệ nghĩa đó, thường có giữa hai thành phần ngữ pháp : vị ngữ và trạng ngữ chỉ cách thức. Do đó, về quan hệ nghĩa, kết cấu C - V ở vế chỉ bộ phận trong câu (14), (15) giữ chức năng của một trạng ngữ chỉ cách thức.

-         Về vị trí : kết cấu C - V của vế chỉ bộ phận có vị trí linh hoạt như một trạng ngữ chỉ cách thức : nó có thể đứng trước - sau hay xen giữa kết cấu C - V của vế chỉ chủ thể.

Ví dụ :

+  Hắn ngồi bổ củi, cằm ghếch đầu gối.

Cằm ghếch đầu gối, hắn ngồi bổ củi.

+ Hắn, cằm ghếch đầu gối, ngồi bổ củi.

          Với các đặc điểm trên, dạng câu (14), (15) nếu xếp vào loại câu phức thành phần trạng ngữ thì sẽ hợp lý hơn xếp vào loại câu ghép. Và như vậy, kết cấu C - V chỉ bộ phận sẽ được coi là trạng ngữ chỉ tư thế - cách thức, một loại trạng ngữ đặc biệt trong tiếng Việt.

3. Trạng ngữ hay vị ngữ phụ.

Đó là các trường hợp sau :

     (16) Dọn bát đũa xong, Thủy lên đứng ngắm nhìn mình trước gương.

(Dương Hướng)

(17) Xem mạch xong, Minh quay lại hỏi Diên.

(Khái Hưng)

(18) Rón rén, chị Dậu đến cạnh tràng kỷ.

(Ngô Tất Tố)

(19) Rồi vội vàng, ông vớ khăn áo, rủ Tới cùng đi.

(Nguyễn Công Hoan)

(20) Lặng lẽ và kiên tâm, bà mẹ vẫn tiếp tục nhích tới như theo một tiếng gọi mơ hồ nào.

(Tuyển tập truyện ngắn 1945-1985)

(21) Là người thích viết về lao động và tầng lớp dưới đáy xã hội, Nguyên Hồng được mọi người gọi là “Goóc ki của Việt Nam”.

(Lê Hữu Tỉnh - Nguyễn Trọng Hoàn)

(22) Vừa toan thò miệng vào vòi nước để súc, bỗng anh nghe thấy tiếng gọi.

(Nguyễn Công Hoan)

        Có 2 cách nhìn nhận về các thành phần in nghiêng dẫn trong các ví dụ trên :

-   Coi đó là thành phần trạng ngữ chỉ tình huống.

-   Coi đó là vị ngữ phụ của câu.

Tác giả bài viết này theo quan điểm thứ hai. Bởi giữa vị ngữ phụ với trạng ngữ tuy có nhiều điểm giống nhau nhưng vị ngữ phụ lại có nhiều điểm giống với vị ngữ chính mà trạng ngữ không có được.

Vị ngữ phụ giống trạng ngữ ở các điểm sau :

-   Là thành phần phụ - ngoài nòng cốt của câu.

-   Dùng để bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu.

-   Có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng đến tính trọn vẹn của câu.

Vị ngữ phụ khác với trạng ngữ ở những điểm sau :

-   Về cấu tạo : vị ngữ phụ là những vị từ hoặc cụm vị từ (các ví dụ trên), còn trạng ngữ chỉ tình hình thường là những danh từ, cụm danh từ hay giới ngữ. Trạng ngữ có thể được dẫn nhập bằng quan hệ từ, còn vị ngữ phụ thì không cần quan hệ từ đứng trước. So sánh vị ngữ phụ với các trạng ngữ chỉ tình hình dưới đây :

(23)  Theo nghị quyết của Chính phủ và ý chí của quốc dân, tôi cùng đoàn đại biểu sẽ đi Pháp.

(24) Cả công cuộc dân tộc giải phóng miền Nam (....) tuần tự tiến tới con đường tranh thủ độc lập cho nước, tự do, hạnh phúc cho dân, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch.

(25) Với cái mác bộ đội chuyển ngành, tôi trở lại Quế Võ, Bắc Ninh nơi đóng quân lấy vợ.

-   Về ý nghĩa :

Trạng ngữ tình hình không biểu thị sự tình, nó chỉ nêu lên cái tình huống, cái điều kiện mà sự tình được biểu thị ở nòng cốt câu diễn ra.

Vị ngữ phụ chỉ một sự tình xảy ra hoặc đồng thời (ví dụ 19, 20, 22) hoặc trước sự tình ở vị ngữ nòng cốt (ví dụ 16, 17). Vị ngữ phụ và vị ngữ chính nêu 2 sự tình khác nhau, nhưng chúng cùng chung một chủ thể - được biểu thị ở chủ ngữ.

-   Về chức năng ngữ pháp : vị ngữ phụ có thể kết hợp với chủ ngữ để tạo thành một câu, trong khi đó trạng ngữ không có khả năng này.

Hãy so sánh câu (17) với câu (25):

(17) Xem tim mạch xong, Minh quay lại hỏi Diên.

  Minh xem tim mạch xong (+)

(25) Với cái mác bộ đội chuyển ngành, tôi trở lại Quế Võ, Bắc Ninh nơi đóng quân lấy vợ.

        Tôi với cái mác bộ đội chuyển ngành (-).

-         Về vị trí :

+  Cũng như các loại trạng ngữ khác, trạng ngữ chỉ tình hình không có vị trí cố định trong câu, chúng có thể đứng trước - sau hoặc xen giữa nòng cốt câu. Xét lại ví dụ (23) :

Theo nghị quyết của Chính phủ và ý chí của quốc dân, tôi cùng đoàn đại biểu sẽ đi Pháp.

Tôi cùng đoàn đại biểu sẽ đi Pháp, theo nghị quyết của Chính phủ và ý chí của quốc dân.

Tôi cùng đoàn đại biểu, theo nghị quyết của Chính phủ và ý chí của quốc dân, sẽ đi Pháp.

+  Vị ngữ phụ : chỉ đứng trước chủ ngữ (như các ví dụ đã dẫn). Trong thực tế sử dụng, thành phần được gọi là vị ngữ phụ có thể chuyển xuống liền ngay sau chủ ngữ, hoặc xuống cuối câu. Nhưng ở các vị trí đó, chúng không được coi là vị ngữ phụ mà thường là :

     *  Vị ngữ chính của câu :

Xét lai ví dụ (17) :

       Xem xong tim mạch,  Minh/ quay lại hỏi Diên.

                      VNP                  C             V

       Minh/ xem xong tim mạch, quay lại hỏi Diên.

         C                     V1                            V2

*  Bổ ngữ cách thức :

Xét lại ví dụ (18) :

Rón rén, chị Dậu/ đến cạnh tràng kỷ.

   VNP         C                    V

       Chị Dậu/   rón rén đến cạnh tràng kỷ.

                         BN

           C                -              V

 

4. Trạng ngữ hay vị ngữ chỉ quan hệ.

          Đó là các trường hợp :

(26) Việc ấy tại anh.

(27) Cái bàn này để học, còn cái kia để uống nước.

(28) Chiếc tủ này bằng gỗ lát.

          Phần in nghiêng trong các ví dụ trên có cấu tạo : từ chỉ quan hệ + danh từ(cụm danh từ)/động từ (cụm động từ). Trong tiếng Việt, các tổ hợp có cấu trúc ngữ pháp như vậy thường giữ chức năng trạng ngữ hay bổ ngữ, định ngữ.

Ví dụ :

(29)  Tại anh   mà việc ấy không thành.

        Trạng ngữ

(30)  Tôi cần một chiếc bàn để học và một chiếc bàn để ăn.

                                                     bổ ngữ                                  bổ ngữ

(31) Chiếc tủ bằng gỗ lát tôi mua đã hơn chục năm, đến nay vẫn đẹp.

                              Định ngữ

Nhưng ở các ví dụ trên, chúng lại đảm nhận chức năng vị ngữ chỉ quan hệ của câu. Bởi :

-         Về vị trí : chúng chỉ đứng sau chủ ngữ.

-         Về quan hệ ngữ pháp : chúng có quan hệ qua lại trực tiếp với thành phần chủ ngữ đứng trước nó và biểu thị quan hệ (nguyên nhân - mục đích - phương tiện) của chính đối tượng được nêu ở chủ ngữ. Đó là mối quan hệ ngữ nghĩa - ngữ pháp giữa chủ ngữ với vị ngữ, giữa đối tượng với đặc trưng quan hệ của đối tượng. Cũng vì thế mà nhiều nhà ngữ pháp cho rằng các từ chỉ quan hệ (tại, do, để, bằng ....) trong trường hợp này mang tư cách của những động từ chỉ quan hệ.

-         Về cấu trúc câu : tổ hợp từ chỉ quan hệ + danh từ (cụm danh từ hoặc đại từ tương đương)/động từ (cụm động từ) được sử dụng trong câu, chỉ có hai thành phần chính: chủ ngữ - vị ngữ. Kết cấu C - V đó được cấu tạo theo mô hình:

Cụm DT + từ chỉ quan hệ + DT (cụm DT hoặc đại từ tương đương)/động từ (cụm động từ)

          Trong mô hình trên, cụm danh từ đứng đầu câu, sở dĩ giữ chức năng chủ ngữ vì nó có từ hạn định (này, kia, ấy, đó, nọ) đứng ở cuối. Từ hạn định đó có tác dụng đánh dấu sự kết thúc giới hạn của cụm danh từ nên tổ hợp đi sau nó không thể là định ngữ được

5.  Trạng ngữ hay bổ ngữ, định ngữ

Ở các cấp học phổ thông, học sinh thường rất lúng túng trong việc phân biệt trạng ngữ với bổ ngữ, định ngữ, bởi về mặt nghĩa và cấu tạo, các loại trạng ngữ và bổ ngữ hầu như giống nhau. Vậy làm cách nào để phân biệt được chúng ? Cần phải chỉ ra các điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng.

*  Giống nhau : các thành phần trên có hai điểm giống nhau:

-  Về nghĩa : chúng đều được dùng để biểu thị ý nghĩa thời gian, nơi chốn, phương tiện, cách thức, nguyên nhân, mục đích. Với định ngữ, loại dễ lẫn với trạng ngữ là loại định ngữ chỉ thời gian, nơi chốn.

-  Về cấu tạo : Tài liệu thống kê cho thấy, trạng ngữ thường giống bổ ngữ và định ngữ (loại định ngữ chỉ thời gian, nơi chốn).

* Khác nhau:

 Về chức năng :      

+ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, nó bổ sung nghĩa thời gian/nơi chốn cho cả nòng cốt câu nên thuộc cấu trúc của câu.

+ Bổ ngữ, định ngữ là thành phần phụ của cụm từ, chúng nằm trong cấu trúc của cụm từ: bổ ngữ làm rõ nghĩa cho động từ trung tâm của cụm động từ, định ngữ làm rõ nghĩa cho danh từ trung tâm của cụm danh từ.

Về mối quan hệ với các thành phần khác trong cụm từ, trong câu :

+ Trạng ngữ không quan hệ trực tiếp với riêng thành phần nào của câu, nó có quan hệ với toàn bộ kết cấu C - V của câu.

+ Bổ ngữ chỉ quan hệ trực tiếp với động từ trung tâm, định ngữ quan hệ với danh từ trung tâm.

Về vị trí : đây là dấu hiệu hình thức quan trọng nhất để phân biệt trạng ngữ với bổ ngữ và định ngữ.             

+ Trạng ngữ có vị trí linh hoạt trong câu (có thể đứng trước hoặc sau chủ ngữ).

+ Bổ ngữ: chỉ đứng sau động từ trung tâm (trừ bổ ngữ chỉ cách thức).

+ Định ngữ: chỉ đứng sau danh từ trung tâm.

Từ các sự phân biệt trên, có thể xác định:

*  Các trường hợp sau là trạng ngữ:

-         Trạng ngữ chỉ thời gian :

(32) Lúc bấy giờ, mọi người đều ngủ yên.

à Mọi người, lúc bấy giờ, đều ngủ yên.

(33) Ngày ấy, Hồng có biết bao nhiêu là bạn.

à Hồng, ngày ấy, có biết bao nhiêu là bạn.

-         Trạng ngữ chỉ địa điểm, nơi chốn :

(34) Trên một nửa vòm trời, sao đã lặn hết.

à Sao đã lặn hết trên một nửa vòm trời.

à Sao, trên một nửa vòm trời, đã lặn hết.

-         Trạng ngữ chỉ cách thức :

     (35)  Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.

(Ngô Tất Tố)

Rồi, với vẻ mặt băn khoăn, bà lão lật đật trở về.

Rồi bà lão, với vẻ mặt băn khoăn, lật đật trở về.

-         Trạng ngữ chỉ phương tiện :

(36) Chị Dậu cúi chào chồng bằng hai hàng nước mắt.

(Ngô Tất Tố)

 Bằng hai hàng nước mắt, chị Dậu cúi chào chồng.

 Chị Dậu, bằng hai hàng nước mắt, cúi chào chồng.

-         Trạng ngữ chỉ mục đích :

(37) Chúng ta không chống mượn tiếng nước ngoài để làm cho tiếng ta đầy đủ thêm.

Để làm cho tiếng ta đầy đủ thêm, chúng ta không chống mượn tiếng nước ngoài.

-         Trạng ngữ chỉ nguyên nhân :

(38) Vì hai đứa trẻ mồ côi, họ có thể quên cả thân mình.

(Nguyên Hồng)

Họ có thể quên cả thân mình, vì hai đứa trẻ mồ côi.

Họ, vì hai đứa trẻ mồ côi, có thể quên cả thân mình.

* Các trường hợp dưới đây là bổ ngữ :

-         Bổ ngữ chỉ thời gian :

(39) Hay là anh dẫn em đến trường một lát.

(Khánh Hoài)

-         Bổ ngữ chỉ địa điểm :

(40) Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa.

(Duy Khán)

-         Bổ ngữ chỉ phương tiện :

(41) Bà Hai cười bằng cái thứ tiếng cười nằng nặc mỡ.

-         Bổ ngữ chỉ nguyên nhân :

(42) Tôi không thể để lũ trẻ chết đói được.

-         Bổ ngữ chỉ mục đích :

(43) Cháu chỉ hỏi cho biết thôi.

-         Bổ ngữ chỉ cách thức :

(44) Người nhà lý trưởng cười một cách mỉa mai.

(Ngô Tất Tố)

   

Riêng trường hợp bổ ngữ chỉ cách thức được cấu tạo bởi các từ tượng thanh, tượng hình thì vị trí của nó có thể đứng trước hoặc sau động từ trung tâm.

(45) Cô ấy chỉ khúc khích cười.

Cô ấy chỉ cười khúc khích.

(46) Lá cờ phần phật tung bay.

Lá cờ tung bay phần phật.

 (Ngô Tất Tố)

 

*  Định ngữ là các thành phần in nghiêng dưới đây :

(47) Tuyết Mát-cơ-va, sáng ấy, lạnh trăm lần.                   

  (Chế Lan Viên)

(48) Tôi chưa thấy ai cấm dân chúng ta đi làm kiếm miếng ăn như chính quyền hiện nay.

(Lê Lựu)

 

          Thay cho lời kết, chúng tôi muốn lý giải vì sao trong tiếng Việt, người sử dụng lại gặp khó khăn trong việc phân biệt trạng ngữ với một số thành phần ngữ pháp khác. Theo chúng tôi, có hai nguyên nhân cơ bản:

-         Thứ nhất, về mặt nghĩa : trạng ngữ, dựa vào ý nghĩa, thường được chia thành 7 loại : trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ địa điểm - nơi chốn, trạng ngữ chỉ cách thức - phương tiện, trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ chỉ mục đích, trạng ngữ chỉ điều kiện - giả thiết, trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ.  Nhưng trong tiếng Việt, nhiều thành phần ngữ pháp khác cũng biểu thị các loại ý nghĩa mà trạng ngữ biểu thị. Đó là : vế câu ghép, vị ngữ, bổ ngữ.

-         Thứ hai, về mặt cấu tạo : các thành phần ngữ pháp được dùng để biểu thị các ý nghĩa nêu ở trên cũng thường giống nhau về cấu tạo. Cụ thể, hầu hết các loại trạng ngữ và bổ ngữ, vị ngữ của vế câu ghép tỉnh lược chủ ngữ, vị ngữ chỉ quan hệ thường có cấu tạo giống nhau.

Các đặc điểm trên chứng tỏ, với tiếng Việt, vùng giao thoa về nghĩa và cấu tạo của trạng ngữ với các thành phần khác rất rộng. Điều đó đã khiến cho việc nhận diện thành phần trạng ngữ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, dù ít dù nhiều, giữa các thành phần câu bao giờ cũng có sự khác biệt, để phân biệt chúng, cần tìm ra những điểm riêng, những vùng không có sự giao thoa. Với thành phần trạng ngữ, đó là chức năng, vị trí và quan hệ nghĩa - ngữ pháp với các thành phần khác trong cụm từ, trong câu.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.     Diệp Quang Ban, Câu đơn tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1987.

2.     Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 1996.

3.     Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, Thành phần câu tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998.

4.     Nguyễn Thị Lương, Câu tiếng Việt, Nhà xuất bản Địa học Sư phạm Hà Nội, 2006.

 

 

PGS-TS Nguyễn Thị Lương

 

Thành phần câu là một vấn đề quan trọng của ngữ pháp. Nhưng lâu nay, việc nhận diện một số thành phần câu trong tiếng Việt, nhất là thành phần trạng ngữ  - với người sử dụng, đặc biệt là với các đối tượng học sinh, sinh viên và giáo viên ngữ văn các bậc phổ thông, còn có nhiều vướng mắc. Không ít trường hợp, người ta băn khoăn không biết xếp chúng vào thành phần gì ? Trạng ngữ hay vế của câu ghép tỉnh lược ? Trạng ngữ hay vị ngữ phụ ? Trạng ngữ hay bổ ngữ, định ngữ ? Trạng ngữ hay vị ngữ chỉ quan hệ ?

Bài viết này sẽ góp thêm tiếng nói giúp giải đáp các thắc mắc trên.

1.     Trạng ngữ hay vế của câu ghép tỉnh lược.

Xét các trường hợp sau :

          (1) Vì tôi ốm, nên tôi phải nghỉ học.

(2) Vì ốm, tôi phải nghỉ học.

(3) Vì nó, tôi bị mắng oan.

      Câu (1) có mô hình vì C1 - V1, nên C2 - V2. Đó là mô hình dạng đầy đủ của câu ghép chính phụ (có quan hệ nhân quả). Trường hợp này không có tranh luận.

     Câu (3), thành phần “vì nó” có cấu tạo : quan hệ từ + đại từ, cũng được những người nghiên cứu thống nhất xếp vào thành phần trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Câu (3) có mô hình của câu đơn có trạng ngữ.

      Câu (2) là dạng câu có ý kiến tranh luận. Thành phần “vì ốm” trong câu có hai cách đánh giá :

-         Cho là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

-         Cho là vế của câu ghép có chủ ngữ bị tỉnh lược.

Chúng tôi tán thành cách thứ hai với các lý do sau :

-         Về mặt nghĩa : câu (2) biểu thị hai sự tình :

   + Sự tình thứ nhất được biểu thị bằng động từ “ốm”.

   + Sự tình thứ hai được biểu thị bằng cụm động từ “phải nghỉ học”.

   Hai sự tình đó có cùng chung một chủ thể là “tôi”.

Tôi - ốm, tôi - phải nghỉ học. Điều đó hoàn toàn hợp lô gích.

-         Về mặt cấu trúc ngữ pháp :

Lý thuyết về câu ghép cho rằng : Với dạng câu ghép chính phụ có mô hình :       Quan hệ từ1  C1 -V1, quan hệ từ2 C2 -V2,

    +  Nếu C1 và C2 khác chủ thể thì sự có mặt của C1 và C2 là cần thiết.

(4) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh)

(5) Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt ta rất đẹp.

(Phạm Văn Đồng)

Nếu  chủ ngữ bị tỉnh lược, người đọc sẽ khó hiểu hoặc hiểu sai nội dung câu - như ví dụ dưới đây :

(6) Ở lứa tuổi thích trái ô mai, thích viên kẹo ngọt hay vòi vĩnh bố mẹ, xin người lớn đừng bắt các em phải ra trước sân trường hô những câu khẩu hiệu mà chính các em chưa hiểu rõ các từ trong đó.

(Báo)

Lô gích của câu (6) cho phép hiểu chủ thể của trạng thái “ở lứa tuổi thích trái ô mai ...” là “các em”, còn chủ thể của hành động “xin người lớn đừng bắt các em...” là người nói. Hai chủ thể đó thuộc hai đối tượng khác nhau. Vế đầu của câu, chủ ngữ “ các em ” bị tỉnh lược, khiến cho người nghe, người đọc hiểu nhầm rằng : người phát ngôn hành động “xin người lớn..” đang  “ở lứa tuổi thích trái ô mai”.

    + Nếu C1 và C2 cùng chung một chủ thể thì có thể tỉnh lược một chủ ngữ của câu (một số trường hợp có thể tỉnh lược cả hai chủ ngữ).

(7)  Nếu bạn sợ sặc nước bạn sẽ không bao giờ biết bơi.

       Nếu sợ sặc nước, bạn sẽ không bao giờ biết bơi.

(8) Tuy họ nghèo nhưng họ rất tốt bụng.

     Tuy nghèo nhưng họ rất tốt bụng.

Trở lại với câu (1) và câu (2). Câu (1) có mô hình của câu ghép dạng đầy đủ :            Vì tôi/   ốm  nên tôi/  phải nghỉ học.

                                      C1 -  V1          C2      -     V2

Trong đó C1 và C2 cùng chung một chủ thể “tôi” nên câu (1) có thể tỉnh lược C1 thành câu (2) : Vì ốm, tôi phải nghỉ học.

Như vậy, xét về cấu trúc ngữ pháp, câu (2) có mô hình cấu trúc của câu ghép chính phụ (quan hệ nhân quả), trong đó, chủ ngữ của vế nguyên nhân bị tỉnh lược vì có cùng chủ thể với chủ ngữ ở vế kết quả. Chủ ngữ đó hoàn toàn có thể khôi phục lại - nếu cần.

Câu (2) có mô hình :   Vì (C1 tỉnh lược) - V1,  C2 - V2

-         Về chức năng ngữ pháp : Sự phân tích về nghĩa và cấu trúc ngữ pháp ở trên cho phép rút ra kết luận :

+ Thành phần “vì ốm” ở câu 2 (có cấu tạo : kết từ + động từ/cụm động từ) giữ chức năng vị ngữ của vế nguyên nhân. Nó  chính là V1 của mô hình câu ghép chính phụ mà ở vế nguyên nhân, chủ ngữ bị tỉnh lược.

         +  Thành phần “vì nó” ở câu 3 : “ Vì nó, tôi bị mắng oan” không có các đặc điểm như đã phân tích với thành phần “vì ốm” ở câu (2). Cụ thể :

·        Về nghĩa, câu (3) không biểu thị hai sự tình.

·        Về cấu trúc cú pháp, vế nguyên nhân của câu không có thành phần nào bị tỉnh lược, nên không thể thêm vào đó một thành phần nào khác.

·        Do đó, về chức năng, thành phần vì nó ở câu 3 (có cấu tạo : kết từ + đại từ/danh từ/cụm danh từ) là thành phần trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

Kết quả phân tích trên cho phép nhận diện :

-         Các phần in nghiêng ở các câu dưới đây là vị ngữ của vế câu ghép có chủ ngữ bị tỉnh lược :

(9) Bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.

(10) Trinh chưa muốn nói bây giờ vì muốn dành cho tôi một sự bất ngờ.

-         Các phần in nghiêng ở các câu dưới đây là thành phần trạng ngữ :

(11) Do một sự tình cờ, y biết được tên Tư.                                       (Nam Cao)

(12) Cuộc đời chật hẹp và phù phiêm của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.

(Hoài Thanh)

(13) Hay tại sự sung sướng bỗng được nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung sức.

(Nguyên Hồng)

2.  Trạng ngữ hay vế của câu ghép đầy đủ

          Đó là trường hợp sau :

(14) Chân nọ đá chân kia, chị lại trở về ngồi ở đầu phản.

(Ngô Tất Tố)

(15) Hắn ngồi bổ củi, cằm ghếch đầu gối.

          Dạng câu này có các đặc điểm sau :

-         Về cấu trúc ngữ pháp : câu (14), (15) có hai kết cấu C - V, hai kết cấu này không “bao nhau”, không lồng vào nhau, chúng có mô hình C1 - V1, C2 - V2. Đó là mô hình của câu ghép.

-         Về quan hệ nghĩa : quan hệ nghĩa giữa các thành phần câu (14), (15) khá đặc biệt. Đó là :

+ C1 và C2 có quan hệ bộ phận - chỉnh thể (hay chỉnh thể - bộ phận) : chân - chị, cằm - hắn.

+ Vị ngữ (của vế chỉnh thể) và toàn bộ kết cấu C - V của vế bộ phận có quan hệ hành động/trạng thái - tư thế/cách thức của chính hành động/trạng thái ấy : trở về được thực hiện trong tư thế chân nọ đá chân kia ; hắn ngồi bổ củi trong tư thế cằm ghếch đầu gối.

          Trong tiếng Việt, mối quan hệ nghĩa đó, thường có giữa hai thành phần ngữ pháp : vị ngữ và trạng ngữ chỉ cách thức. Do đó, về quan hệ nghĩa, kết cấu C - V ở vế chỉ bộ phận trong câu (14), (15) giữ chức năng của một trạng ngữ chỉ cách thức.

-         Về vị trí : kết cấu C - V của vế chỉ bộ phận có vị trí linh hoạt như một trạng ngữ chỉ cách thức : nó có thể đứng trước - sau hay xen giữa kết cấu C - V của vế chỉ chủ thể.

Ví dụ :

+  Hắn ngồi bổ củi, cằm ghếch đầu gối.

Cằm ghếch đầu gối, hắn ngồi bổ củi.

+ Hắn, cằm ghếch đầu gối, ngồi bổ củi.

          Với các đặc điểm trên, dạng câu (14), (15) nếu xếp vào loại câu phức thành phần trạng ngữ thì sẽ hợp lý hơn xếp vào loại câu ghép. Và như vậy, kết cấu C - V chỉ bộ phận sẽ được coi là trạng ngữ chỉ tư thế - cách thức, một loại trạng ngữ đặc biệt trong tiếng Việt.

3. Trạng ngữ hay vị ngữ phụ.

Đó là các trường hợp sau :

     (16) Dọn bát đũa xong, Thủy lên đứng ngắm nhìn mình trước gương.

(Dương Hướng)

(17) Xem mạch xong, Minh quay lại hỏi Diên.

(Khái Hưng)

(18) Rón rén, chị Dậu đến cạnh tràng kỷ.

(Ngô Tất Tố)

(19) Rồi vội vàng, ông vớ khăn áo, rủ Tới cùng đi.

(Nguyễn Công Hoan)

(20) Lặng lẽ và kiên tâm, bà mẹ vẫn tiếp tục nhích tới như theo một tiếng gọi mơ hồ nào.

(Tuyển tập truyện ngắn 1945-1985)

(21) Là người thích viết về lao động và tầng lớp dưới đáy xã hội, Nguyên Hồng được mọi người gọi là “Goóc ki của Việt Nam”.

(Lê Hữu Tỉnh - Nguyễn Trọng Hoàn)

(22) Vừa toan thò miệng vào vòi nước để súc, bỗng anh nghe thấy tiếng gọi.

(Nguyễn Công Hoan)

        Có 2 cách nhìn nhận về các thành phần in nghiêng dẫn trong các ví dụ trên :

-   Coi đó là thành phần trạng ngữ chỉ tình huống.

-   Coi đó là vị ngữ phụ của câu.

Tác giả bài viết này theo quan điểm thứ hai. Bởi giữa vị ngữ phụ với trạng ngữ tuy có nhiều điểm giống nhau nhưng vị ngữ phụ lại có nhiều điểm giống với vị ngữ chính mà trạng ngữ không có được.

Vị ngữ phụ giống trạng ngữ ở các điểm sau :

-   Là thành phần phụ - ngoài nòng cốt của câu.

-   Dùng để bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu.

-   Có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng đến tính trọn vẹn của câu.

Vị ngữ phụ khác với trạng ngữ ở những điểm sau :

-   Về cấu tạo : vị ngữ phụ là những vị từ hoặc cụm vị từ (các ví dụ trên), còn trạng ngữ chỉ tình hình thường là những danh từ, cụm danh từ hay giới ngữ. Trạng ngữ có thể được dẫn nhập bằng quan hệ từ, còn vị ngữ phụ thì không cần quan hệ từ đứng trước. So sánh vị ngữ phụ với các trạng ngữ chỉ tình hình dưới đây :

(23)  Theo nghị quyết của Chính phủ và ý chí của quốc dân, tôi cùng đoàn đại biểu sẽ đi Pháp.

(24) Cả công cuộc dân tộc giải phóng miền Nam (....) tuần tự tiến tới con đường tranh thủ độc lập cho nước, tự do, hạnh phúc cho dân, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch.

(25) Với cái mác bộ đội chuyển ngành, tôi trở lại Quế Võ, Bắc Ninh nơi đóng quân lấy vợ.

-   Về ý nghĩa :

Trạng ngữ tình hình không biểu thị sự tình, nó chỉ nêu lên cái tình huống, cái điều kiện mà sự tình được biểu thị ở nòng cốt câu diễn ra.

Vị ngữ phụ chỉ một sự tình xảy ra hoặc đồng thời (ví dụ 19, 20, 22) hoặc trước sự tình ở vị ngữ nòng cốt (ví dụ 16, 17). Vị ngữ phụ và vị ngữ chính nêu 2 sự tình khác nhau, nhưng chúng cùng chung một chủ thể - được biểu thị ở chủ ngữ.

-   Về chức năng ngữ pháp : vị ngữ phụ có thể kết hợp với chủ ngữ để tạo thành một câu, trong khi đó trạng ngữ không có khả năng này.

Hãy so sánh câu (17) với câu (25):

(17) Xem tim mạch xong, Minh quay lại hỏi Diên.

  Minh xem tim mạch xong (+)

(25) Với cái mác bộ đội chuyển ngành, tôi trở lại Quế Võ, Bắc Ninh nơi đóng quân lấy vợ.

        Tôi với cái mác bộ đội chuyển ngành (-).

-         Về vị trí :

+  Cũng như các loại trạng ngữ khác, trạng ngữ chỉ tình hình không có vị trí cố định trong câu, chúng có thể đứng trước - sau hoặc xen giữa nòng cốt câu. Xét lại ví dụ (23) :

Theo nghị quyết của Chính phủ và ý chí của quốc dân, tôi cùng đoàn đại biểu sẽ đi Pháp.

Tôi cùng đoàn đại biểu sẽ đi Pháp, theo nghị quyết của Chính phủ và ý chí của quốc dân.

Tôi cùng đoàn đại biểu, theo nghị quyết của Chính phủ và ý chí của quốc dân, sẽ đi Pháp.

+  Vị ngữ phụ : chỉ đứng trước chủ ngữ (như các ví dụ đã dẫn). Trong thực tế sử dụng, thành phần được gọi là vị ngữ phụ có thể chuyển xuống liền ngay sau chủ ngữ, hoặc xuống cuối câu. Nhưng ở các vị trí đó, chúng không được coi là vị ngữ phụ mà thường là :

     *  Vị ngữ chính của câu :

Xét lai ví dụ (17) :

       Xem xong tim mạch,  Minh/ quay lại hỏi Diên.

                      VNP                  C             V

       Minh/ xem xong tim mạch, quay lại hỏi Diên.

         C                     V1                            V2

*  Bổ ngữ cách thức :

Xét lại ví dụ (18) :

Rón rén, chị Dậu/ đến cạnh tràng kỷ.

   VNP         C                    V

       Chị Dậu/   rón rén đến cạnh tràng kỷ.

                         BN

           C                -              V

 

4. Trạng ngữ hay vị ngữ chỉ quan hệ.

          Đó là các trường hợp :

(26) Việc ấy tại anh.

(27) Cái bàn này để học, còn cái kia để uống nước.

(28) Chiếc tủ này bằng gỗ lát.

          Phần in nghiêng trong các ví dụ trên có cấu tạo : từ chỉ quan hệ + danh từ(cụm danh từ)/động từ (cụm động từ). Trong tiếng Việt, các tổ hợp có cấu trúc ngữ pháp như vậy thường giữ chức năng trạng ngữ hay bổ ngữ, định ngữ.

Ví dụ :

(29)  Tại anh   mà việc ấy không thành.

        Trạng ngữ

(30)  Tôi cần một chiếc bàn để học và một chiếc bàn để ăn.

                                                     bổ ngữ                                  bổ ngữ

(31) Chiếc tủ bằng gỗ lát tôi mua đã hơn chục năm, đến nay vẫn đẹp.

                              Định ngữ

Nhưng ở các ví dụ trên, chúng lại đảm nhận chức năng vị ngữ chỉ quan hệ của câu. Bởi :

-         Về vị trí : chúng chỉ đứng sau chủ ngữ.

-         Về quan hệ ngữ pháp : chúng có quan hệ qua lại trực tiếp với thành phần chủ ngữ đứng trước nó và biểu thị quan hệ (nguyên nhân - mục đích - phương tiện) của chính đối tượng được nêu ở chủ ngữ. Đó là mối quan hệ ngữ nghĩa - ngữ pháp giữa chủ ngữ với vị ngữ, giữa đối tượng với đặc trưng quan hệ của đối tượng. Cũng vì thế mà nhiều nhà ngữ pháp cho rằng các từ chỉ quan hệ (tại, do, để, bằng ....) trong trường hợp này mang tư cách của những động từ chỉ quan hệ.

-         Về cấu trúc câu : tổ hợp từ chỉ quan hệ + danh từ (cụm danh từ hoặc đại từ tương đương)/động từ (cụm động từ) được sử dụng trong câu, chỉ có hai thành phần chính: chủ ngữ - vị ngữ. Kết cấu C - V đó được cấu tạo theo mô hình:

Cụm DT + từ chỉ quan hệ + DT (cụm DT hoặc đại từ tương đương)/động từ (cụm động từ)

          Trong mô hình trên, cụm danh từ đứng đầu câu, sở dĩ giữ chức năng chủ ngữ vì nó có từ hạn định (này, kia, ấy, đó, nọ) đứng ở cuối. Từ hạn định đó có tác dụng đánh dấu sự kết thúc giới hạn của cụm danh từ nên tổ hợp đi sau nó không thể là định ngữ được

5.  Trạng ngữ hay bổ ngữ, định ngữ

Ở các cấp học phổ thông, học sinh thường rất lúng túng trong việc phân biệt trạng ngữ với bổ ngữ, định ngữ, bởi về mặt nghĩa và cấu tạo, các loại trạng ngữ và bổ ngữ hầu như giống nhau. Vậy làm cách nào để phân biệt được chúng ? Cần phải chỉ ra các điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng.

*  Giống nhau : các thành phần trên có hai điểm giống nhau:

-  Về nghĩa : chúng đều được dùng để biểu thị ý nghĩa thời gian, nơi chốn, phương tiện, cách thức, nguyên nhân, mục đích. Với định ngữ, loại dễ lẫn với trạng ngữ là loại định ngữ chỉ thời gian, nơi chốn.

-  Về cấu tạo : Tài liệu thống kê cho thấy, trạng ngữ thường giống bổ ngữ và định ngữ (loại định ngữ chỉ thời gian, nơi chốn).

* Khác nhau:

 Về chức năng :      

+ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, nó bổ sung nghĩa thời gian/nơi chốn cho cả nòng cốt câu nên thuộc cấu trúc của câu.

+ Bổ ngữ, định ngữ là thành phần phụ của cụm từ, chúng nằm trong cấu trúc của cụm từ: bổ ngữ làm rõ nghĩa cho động từ trung tâm của cụm động từ, định ngữ làm rõ nghĩa cho danh từ trung tâm của cụm danh từ.

Về mối quan hệ với các thành phần khác trong cụm từ, trong câu :

+ Trạng ngữ không quan hệ trực tiếp với riêng thành phần nào của câu, nó có quan hệ với toàn bộ kết cấu C - V của câu.

+ Bổ ngữ chỉ quan hệ trực tiếp với động từ trung tâm, định ngữ quan hệ với danh từ trung tâm.

Về vị trí : đây là dấu hiệu hình thức quan trọng nhất để phân biệt trạng ngữ với bổ ngữ và định ngữ.             

+ Trạng ngữ có vị trí linh hoạt trong câu (có thể đứng trước hoặc sau chủ ngữ).

+ Bổ ngữ: chỉ đứng sau động từ trung tâm (trừ bổ ngữ chỉ cách thức).

+ Định ngữ: chỉ đứng sau danh từ trung tâm.

Từ các sự phân biệt trên, có thể xác định:

*  Các trường hợp sau là trạng ngữ:

-         Trạng ngữ chỉ thời gian :

(32) Lúc bấy giờ, mọi người đều ngủ yên.

à Mọi người, lúc bấy giờ, đều ngủ yên.

(33) Ngày ấy, Hồng có biết bao nhiêu là bạn.

à Hồng, ngày ấy, có biết bao nhiêu là bạn.

-         Trạng ngữ chỉ địa điểm, nơi chốn :

(34) Trên một nửa vòm trời, sao đã lặn hết.

à Sao đã lặn hết trên một nửa vòm trời.

à Sao, trên một nửa vòm trời, đã lặn hết.

-         Trạng ngữ chỉ cách thức :

     (35)  Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.

(Ngô Tất Tố)

Rồi, với vẻ mặt băn khoăn, bà lão lật đật trở về.

Rồi bà lão, với vẻ mặt băn khoăn, lật đật trở về.

-         Trạng ngữ chỉ phương tiện :

(36) Chị Dậu cúi chào chồng bằng hai hàng nước mắt.

(Ngô Tất Tố)

 Bằng hai hàng nước mắt, chị Dậu cúi chào chồng.

 Chị Dậu, bằng hai hàng nước mắt, cúi chào chồng.

-         Trạng ngữ chỉ mục đích :

(37) Chúng ta không chống mượn tiếng nước ngoài để làm cho tiếng ta đầy đủ thêm.

Để làm cho tiếng ta đầy đủ thêm, chúng ta không chống mượn tiếng nước ngoài.

-         Trạng ngữ chỉ nguyên nhân :

(38) Vì hai đứa trẻ mồ côi, họ có thể quên cả thân mình.

(Nguyên Hồng)

Họ có thể quên cả thân mình, vì hai đứa trẻ mồ côi.

Họ, vì hai đứa trẻ mồ côi, có thể quên cả thân mình.

* Các trường hợp dưới đây là bổ ngữ :

-         Bổ ngữ chỉ thời gian :

(39) Hay là anh dẫn em đến trường một lát.

(Khánh Hoài)

-         Bổ ngữ chỉ địa điểm :

(40) Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa.

(Duy Khán)

-         Bổ ngữ chỉ phương tiện :

(41) Bà Hai cười bằng cái thứ tiếng cười nằng nặc mỡ.

-         Bổ ngữ chỉ nguyên nhân :

(42) Tôi không thể để lũ trẻ chết đói được.

-         Bổ ngữ chỉ mục đích :

(43) Cháu chỉ hỏi cho biết thôi.

-         Bổ ngữ chỉ cách thức :

(44) Người nhà lý trưởng cười một cách mỉa mai.

(Ngô Tất Tố)

   

Riêng trường hợp bổ ngữ chỉ cách thức được cấu tạo bởi các từ tượng thanh, tượng hình thì vị trí của nó có thể đứng trước hoặc sau động từ trung tâm.

(45) Cô ấy chỉ khúc khích cười.

Cô ấy chỉ cười khúc khích.

(46) Lá cờ phần phật tung bay.

Lá cờ tung bay phần phật.

 (Ngô Tất Tố)

 

*  Định ngữ là các thành phần in nghiêng dưới đây :

(47) Tuyết Mát-cơ-va, sáng ấy, lạnh trăm lần.                   

  (Chế Lan Viên)

(48) Tôi chưa thấy ai cấm dân chúng ta đi làm kiếm miếng ăn như chính quyền hiện nay.

(Lê Lựu)

 

          Thay cho lời kết, chúng tôi muốn lý giải vì sao trong tiếng Việt, người sử dụng lại gặp khó khăn trong việc phân biệt trạng ngữ với một số thành phần ngữ pháp khác. Theo chúng tôi, có hai nguyên nhân cơ bản:

-         Thứ nhất, về mặt nghĩa : trạng ngữ, dựa vào ý nghĩa, thường được chia thành 7 loại : trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ địa điểm - nơi chốn, trạng ngữ chỉ cách thức - phương tiện, trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ chỉ mục đích, trạng ngữ chỉ điều kiện - giả thiết, trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ.  Nhưng trong tiếng Việt, nhiều thành phần ngữ pháp khác cũng biểu thị các loại ý nghĩa mà trạng ngữ biểu thị. Đó là : vế câu ghép, vị ngữ, bổ ngữ.

-         Thứ hai, về mặt cấu tạo : các thành phần ngữ pháp được dùng để biểu thị các ý nghĩa nêu ở trên cũng thường giống nhau về cấu tạo. Cụ thể, hầu hết các loại trạng ngữ và bổ ngữ, vị ngữ của vế câu ghép tỉnh lược chủ ngữ, vị ngữ chỉ quan hệ thường có cấu tạo giống nhau.

Các đặc điểm trên chứng tỏ, với tiếng Việt, vùng giao thoa về nghĩa và cấu tạo của trạng ngữ với các thành phần khác rất rộng. Điều đó đã khiến cho việc nhận diện thành phần trạng ngữ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, dù ít dù nhiều, giữa các thành phần câu bao giờ cũng có sự khác biệt, để phân biệt chúng, cần tìm ra những điểm riêng, những vùng không có sự giao thoa. Với thành phần trạng ngữ, đó là chức năng, vị trí và quan hệ nghĩa - ngữ pháp với các thành phần khác trong cụm từ, trong câu.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.     Diệp Quang Ban, Câu đơn tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1987.

2.     Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 1996.

3.     Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, Thành phần câu tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998.

4.     Nguyễn Thị Lương, Câu tiếng Việt, Nhà xuất bản Địa học Sư phạm Hà Nội, 2006.

Post by: Vu Nguyen HNUE
14-10-2020