Ngôn ngữ

SỰ LỰA CHỌN NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TÌNH CẢM TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM


24-04-2023

                                                                                                                                PGS. TS TRẦN THANH PHƯỚC

(Trích một phần)

1.  Đặt vấn đề

Truyện ngắn đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như nội dung câu chuyện, tình tiết câu chuyện, nhân vật, những diễn biến tâm tư tình cảm của nhân vật, phong cách viết và những phê bình, phân tích của người đọc về nhân vật và nội dung câu chuyện,… Mặc dù, những nghiên cứu phê bình, đánh giá truyện ngắn từ quan điểm của độc giả hoặc nhà phê bình văn học được thực hiện khá nhiều tại Việt Nam nhưng việc tìm hiểu đánh giá thái độ, quan điểm chủ quan của tác giả đối với nhân vật và những diễn biến trong câu chuyện vẫn chưa được nghiên cứu một cách phổ biến ngoại trừ một số nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá trong các thể loại diễn ngôn như báo chí (Nguyễn Hồng Sao [2], Võ Duy Đức [11]), giao tiếp nói của sinh viên Việt Nam tại Úc (Ngô Thị Bích Thu [9]), đối chiếu phương thức đánh giá tình cảm tiếng Anh - tiếng Việt (Nguyễn Ngọc Bảo [1]) được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Ngoài ra, mỗi tác giả truyện ngắn cũng có thể có sự lựa chọn các phương tiện và phương thức đánh giá giống nhau hoặc khác nhau khi miêu tả cuộc đời của từng nhân vật. Từ những lí do nêu trên và do phạm vi nghiên cứu của đề tài, mục tiêu của bài báo chỉ tập trung phân tích, miêu tả nhằm tìm ra và lí giải những tương đồng và dị biệt cơ bản trong việc sử dụng nguồn ngôn ngữ đánh giá tình cảm (affect) nhân vật chính trong 5 truyện ngắn Việt Nam của 5 tác giả theo Lí thuyết ngôn ngữ đánh giá của Martin & White [8].

2.Một số nội dung về lí thuyết đánh giá

2.1.Khái niệm Đánh giá

Lí thuyết ngôn ngữ đánh giá (theory of language of evaluation) được các tác giả Martin & Rose

[6] và Martin & White [8] giới thiệu cùng một vài điều chỉnh một số lớp nghĩa đánh giá [7]. Lí thuyết ngôn ngữ đánh giá có hệ thống hơn bình diện nghĩa liên nhân của cú (câu đơn) trong văn bản và phát triển sâu hơn gợi ý chính thức của Halliday về đánh giá tình thái (modal assessment) từ ấn bản [4], [5].

Khái niệm đánh giá được tiếp cận từ hai quan điểm khác nhau. Đó là quan điểm tiếp cận đánh giá từ độc giả, nhà phê bình đánh giá trong phê bình văn học (Van Peer, 10:1-3) và quan điểm tiếp cận đánh giá từ tác giả, người sáng tác sử dụng ngôn ngữ đánh giá một hoặc hai bình diện là nội dung biểu hiện hoặc đánh giá những thực thể được đề cập đến trong văn bản và đã được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ ở nước ngoài phân tích trong những năm qua (Martin & White [8: 38-40]. Bài viết dựa vào quan điểm của Martin & Rose [6:22]: “Đánh giá hay thẩm định (appraisal) là một hệ thống nghĩa liên nhân. Nguồn ngôn ngữ đánh giá được người nói/ người viết (gọi tắt là người nói) sử dụngđể trao đổi quan hệ xã hội, để bày tỏ thái độ, lập trường, quan điểm chủ quan của họ đối với nội dung được trình bày trong văn bản và đối với những thực thể tham gia giao tiếp với họ. Nó liên quan đến việc người nói chấp nhận hay phủ quyết, tán dương hay khinh miệt, tán thành hay phê phán, và liên quan đến cách họ định vị người nghe/ người đọc (gọi tắt là người nghe) làm gì đó trong giao tiếp”.

2.2.Hệ thống nghĩa đánh giá

Hệ thống nghĩa đánh giá là một khung phân tích nhằm nhận diện sự đánh giá trong ngôn ngữ. Martin & Rose [6]; Martin & White [8] phân biệt ba bình diện chính như sau: Thái độ (attitude) liên quan đến việc đánh giá vẻ ngoài hoặc kết cấu sự vật, hành vi ứng xử hoặc đạo đức con người, cảm xúc hoặc tình cảm con người bao gồm ba lĩnh vực đánh giá Thẩm mĩ (appreciation), đánh giá Đạo đức (judgement)) và đánh giá Tình cảm (affect). Thang độ (graduation) liên quan đến mức độ cao hay thấp, mạnh hay yếu trong việc đánh giá Thái độ. Tham gia (engagement) liên quan đến nguồn đánh giá từ người nói/ người viết hay từ sự tham gia của một nguồn khác. Nguồn ngôn ngữ đánh giá bao gồm những phương tiện từ vựng-ngữ pháp-ngữ âm như câu, cú, ngữ, cụm từ, từ, hình vị, trọng âm, ngữ điệu được tác giả hoặc những nguồn tham gia khác ngoài tác giả sử dụng theo phương thức tường minh, trực tiếp hay phương thức hàm ý, gián tiếp để hiện thực hóa các bình diện ngữ nghĩa và các lĩnh vực đánh giá tích cực hoặc tiêu cực và có thể đi cùng với thang độ trong từng bình diện (Martin & Rose 6:25-34, Martin & White 8:64-68). Các bình diện đánh giá được hiện thực hóa bằng các đặc trưng ngữ nghĩa và phương tiện từ vựng-ngữ pháp phong phú hơn các tác giả khác theo tổng quan của Martin & White [16]. Đặc trưng ngữ nghĩa được kiến giải không những dựa vào ngữ cảnh mà còn dựa vào cơ sở văn hóa-xã hội và quan điểm của tác giả (Eggins & Slade 3:126). Do phạm vi nghiên cứu, bài báo chỉ tập trung phân tích đặc điểm nguồn phương tiện từ vựng-ngữ pháp (TV-NP) của lĩnh vực đánh giá Tình cảm mà không phân tích những lĩnh vực đánh giá khác.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1.Nguồn ngữ liệu

Nguồn ngữ liệu được thu thập từ 5 truyện ngắn Việt Nam trích từ Truyện ngắn chọn lọc 1994, Truyện ngắn hay 1996, Truyện ngắn hay 2002: 1/Nơi mặt trời lặn sớm (tác giả Nguyễn Cẩm Hương [13]; 2/Đất mỏ (Nguyễn Khải [14]); 3/Ảo ảnh bên hồ (Nguyễn Thị Ngọc Tú [16]); 4/Phía xa kia là biển (Huệ Minh [12]); 5/Sông trôi (Nguyễn Kim Châu [15]).

3.2. Phương pháp thu thập và trình bày ngữ liệu

Nguồn ngữ liệu đánh giá tình cảm nhân vật chính được thu thập và tô 4 màu từ 5 truyện ngắn Việt Nam dựa trên sự hiện thực hóa bốn bình diện ngữ nghĩa đánh giá hạnh phúc, hài lòng, an tâm, mong muốn theo phương thức tường minh hoặc hàm ý, tích cực (+) hoặc tiêu cực (-) về ngữ nghĩa bằng các phương tiện TV-NP như câu, cụm từ, lớp từ vựng hoặc từ chức năng xuất hiện qua các câu trong văn bản. Số thứ tự trong nguồn TV-NP được đánh số theo từng truyện ngắn được viết tắt cuối câu trích (ví dụ 1 truyện ngắn 1 là (13/1)). Số thứ tự ví dụ minh họa được trích dẫn theo thứ tự chung của bài viết và số được viết trong ngoặc ( ) (ví dụ minh họa (1)….(13/1).

3.3. Phương pháp phân tích ngữ liệu

Trước tiên, phương pháp phân tích văn bản được vận dụng để xác lập và miêu tả bối cảnh câu chuyện, ngữ cảnh, nội dung, chủ đề câu chuyện, nhận diện nhân vật chính và những diễn biến tâm lí tình cảm chung của nhân vật chính trong từng truyện ngắn. Tiếp theo, trên cơ sở Lí thuyết ngôn ngữ đánh giá bao hàm cả lí thuyết ngữ nghĩa, ngữ dụng về ý nghĩa tường minh hoặc hàm ý, tích cực hoặc tiêu cực liên quan đến đánh giá tình cảm, nguồn TV-NP đánh giá được sử dụng trong từng truyện ngắn đã được miêu tả và thống kê theo 4 lĩnh vực ngữ nghĩa đánh giá tình cảm là hạnh phúc, hài lòng, an tâm, mong muốn. Cuối cùng, bài báo vận dụng phương pháp so sánh để nhận diện và lí giải những tương đồng và dị biệt trong việc các tác giả lựa chọn nguồn ngôn ngữ đánh giá tình cảm trong 5 truyện ngắn được miêu tả.

4. Kết quả và thảo luận

4.1. Kết quả thống kê

Bài báo đã thống kê được số lượng 21.298 mục từ trong 5 truyện ngắn trong đó có 240 nguồn ngữ nghĩa đánh giá tình cảm gồm 133 nguồn hạnh phúc, 29 nguồn hài lòng, 71 nguồn an tâm, 7 nguồn mong muốn được hiện thực hóa bằng các phương tiện TV-NP bao gồm 75 câu (C), 29 cụm từ (CT) và 136 từ (T) mang nghĩa đánh giá tình cảm. Bảng thống kê chi tiết nguồn ngữ liệu đánh giá tình cảm trong từng truyện ngắn được thống kê chung trong Bảng 1 và Bảng 2 thống kê chi tiết.

Bảng 1. Tổng mục từ, mục từ mang nghĩa đánh giá Tình cảm và nguồn từ vựng-ngữ pháp

Truyện ngắn

Số mục từ

Số nguồn ngữ nghĩa đánh giá Tình cảm

Số nguồn từ vựng - ngữ pháp đánh giá Tình cảm

 

 

Hạnh phúc

= 133

Hài lòng

= 29

An tâm

= 71

Mong muốn

= 7

Đơn vị

Câu

Cụm từ

Từ

 

 

(+)

(-)

(+)

(-)

(+)

(-)

(+)

(-)

 

 

 

 

1 Nơi mặt trời lặn

sớm

4.989

16

10

2

5

6

18

4

1

62

21

13

28

2 Đất mỏ

3.649

8

12

1

2

0

10

1

0

34

12

2

20

3 Ảo ảnh bên hồ

4.347

12

12

3

0

2

3

0

0

32

8

4

20

4 Phía xa là biển

4.511

27

20

4

8

8

19

0

1

87

24

7

56

5 Sông trôi

3.802

3

13

0

4

0

5

0

0

25

10

3

12

Tổng

21.298

66

67

10

19

16

55

5

2

240

75

29

136

Bảng 2. Phân bố tần suất chi tiết số nguồn từ vựng-ngữ pháp đánh giá Tình cảm

Truyện

ngắn

Số nguồn từ vựng – ngữ pháp đánh giá Tình cảm

Hạnh phúc

Hài lòng

An tâm

Mong muốn

 

Số lượng

Tỉ lệ

Câu Cụm

Từ

Số lượng

Tỉ lệ

Câu Cụm

Từ

Số lượng

Tỉ lệ

Câu Cụm

Từ

Số lượng

Tỉ lệ

Câu Cụm

Từ

1 Nơi mặt trời

lặn sớm

26/62(+)

16(-) 10

41,9%

27,5%

12,4%

  1. C
  2. CT

13 T

7/62 (+)2

(-)5

11,3%

3,2%

8,1%

3 C

1 CT

3 T

24/62 (+)6

(-)18

38,7%

9,6%

29,1%

10 C

5 CT

9 T

5/62 (+)4

(-)1

8,1%

6,5%

1,6%

2 C

0 CT

3 T

2        Đất mỏ

20/34(+)

8

(-)12

58,8%

18,5%

40,3%

7 C

2 CT

11 T

3/34 (+)1

(-)2

8,8%

2,9%

5,9%

1 C

0 CT

2 T

10/34 (+)0

(-)10

29,4%

0%

29,4%

4 C

0 CT

6 T

1/34 (+)1

(-)0

2,9%

2,9%

0%

0 C

  1. CT
  2. T

3         Ảo

ảnh bên hồ

24/32 (+)12(-

)12

75%

37,5%

37,5%

4 C

4 CT

16 T

3/32 (+)3

(-)0

9,4%

9,4%

0%

1 C

0 CT

2 T

5/32 (+)2

(-)3

15,6%

6,2%

9,4%

3 C

0 CT

2 T

0/32 (+)0

(-)0

0%

0%

0%

0 C

0 CT

0 T

4       Phía

xa          là

biển

47/87 (+)27(-

)20

56,3%

34,3%

22,0%

7 C

5 CT

35 T

12/87 (+)4

(-)8

11,3%

3,7%

7,6%

8C

1 CT

3 T

27/87 (+)8

(-)19

28,7%

8,5%

20,2%

9 C

1 CT

17 T

1/87 (+)0

(-)1

3,7%

0%

3,7%

0 C

  1. CT
  2. T

5 Sông trôi

16/25 (+) 3

(-) 13

64%

12%

52%

6 C

3 CT

7 T

4/25 (+)0

(-) 4

16%

0%

16%

4 C

0 CT

0 T

5/25 (+)0

(-) 5

20%

0%

20%

0 C

0 CT

5 T

0/25 (+)0

(-) 0

0%

0%

0%

0 C

0 CT

0 T

Tổng

133/240 (+) 66

(-) 67

55,42%

30 C

21 CT

82 T

29/

240

(+) 10

(-) 19

12%

17 C

2 CT

10 T

71

(+) 16

(-) 55

29,58

%

26 C

6 CT

39 T

7

(+) 5

(-) 2

3%

2 C

0 CT

5 T

4.2. Đặc điểm nguồn ngôn ngữ đánh giá Tình cảm trong truyện ngắn

4.2.1. Truyện ngắn 1. Nơi mặt trời lặn sớm [13]

Truyện ngắn 1 mô tả nhân vật chính là Hân, người phụ nữ đã từng học tại một trường đại học, đã có một tình yêu đẹp với anh bộ đội hải quân phục viên học trường sư phạm tên Phong nhưng Phong không thể tiến đến hôn nhân mà phải về lại miền núi nơi gia đình cha mẹ sinh sống. Hân ở lại và làm việc tại thành phố, cũng đã lấy chồng. Hân đã gặp lại người yêu cũ trong chuyến đi công tác tại miền núi quê nhà nơi Phong đang công tác và đã lập gia đình với bao tâm trạng mâu thuẫn.

Kết quả thống kê trong Bảng 2 Biểu đồ 1 cho thấy tác giả Nguyễn Cẩm Hương [13] đã chọn lựa nguồn ngôn ngữ đánh giá tình cảm để phản ánh 4 bình diện ngữ nghĩa đánh giá tình cảm nhân vật chính là Hân:

(1) Hạnh phúc/ Không hạnh phúc: tác giả sử dụng 26/62 nguồn TV-NP chiếm tỉ lệ 41,9% gồm 6 câu hàm ý, 7 cụm từ (nghẹn lời, giọt nước mắt, nhếch môi cười, nguẩy mặt, nghiện hôn, khóc, không còn hứng thú gì nữa…) và 13 từ (nóng lòng, khấp khởi, sảng khoái, nụ cười, thích thú, rầu rĩ, thích, cười, nụ hôn, thương,…), biểu hiện ngữ nghĩa đánh giá tích cực (+) (Hạnh phúc) chiếm tỉ lệ 27,5% và tiêu cực (-) (Không hạnh phúc) chiếm tỉ lệ 12,4% một cách tường minh.

Một số ví dụ minh họa cho bình diện ngữ nghĩa tích cực Hạnh phúc (+):

(1) Tôi đã bị nhấn chìm bằng những nụ hôn điên cuồng như bão biển. (26/30)

(2) Tôi thì "chết" vì đôi mắt của anh. (26/24)

(3) Tôi đang khấp khởi. (26/15)

(4) Em càng thích. (26/35)

Một số ví dụ khác minh họa cho bình diện ngữ nghĩa tiêu cực Không hạnh phúc (-):

(5) Tôi hiểu ý thở dài, cảm thấy không còn hứng thú gì nữa.(26/54)

(6) Bây giờ tôi thở dài nhìn từng dòng mồ hôi đang chảy dịn qua áo anh. (261/37)

(7) Tôi khóc sưng mắt.(TN1/32)

Tần suất của bình diện đánh giá này có thể giúp chúng ta hiểu được tâm trạng giằng co giữa hạnh phúc, vui vẻ bên người yêu cũ khi Hân gặp lại và nỗi buồn, không hạnh phúc khi không thể bắt tình cảm mình quay trở lại thời yêu nhau ở đại học vì người yêu cũ giờ đang ở bên gia đình, bên vợ con dù chuyện lấy vợ cũng là chuyện bất đắc dĩ.

(2) Hài lòng/ Không hài lòng: tác giả sử dụng 7/62 chiếm tỉ lệ 11,3% nguồn TV-NP bằng 3 câu hàm ý, 1 cụm từ (thấy thoải mái) và 3 từ (ngao ngán, bực mình, kêu ca) biểu hiện ngữ nghĩa đánh giá tích cực (+) (Hài lòng) chiếm tỉ lệ 3,2% và tiêu cực (-) (Không hài lòng) chiếm tỉ lệ 8,1% một cách trực tiếp, tường minh hoặc hàm ý qua phương tiện câu.

Một số ví dụ minh họa cho bình diện ngữ nghĩa tích cực Hài lòng (+):

(8) Tôi chưa bao giờ thấy mệt như những buổi “làm việc” thế này. (26/40)

Một số ví dụ minh họa cho bình diện ngữ nghĩa tiêu cực Không hài lòng (-):

(9) Tôi ngao ngán nhìn căn phòng. (26/9)

(10) Tôi bực mình quát lên. (26/16)

Do mục đích của tác giả không tập trung nhiều vào đánh giá bình diện này của nhân vật chính nên tần suất nguồn TV-NP hiện thực hóa không cao mặc dù tỉ lệ Không hài lòng (8,1%) cao hơn Hài lòng (3,2%) cũng biểu hiện tâm trạng tiêu cực của nhân vật Hân khi người yêu cũ không hồ hởi đón chào như thời còn yêu nhau ở đại học.

(3) An tâm/ Không an tâm: tác giả sử dụng 24/62 chiếm tỉ lệ 38,7% nguồn TV-NP bằng 10 câu hàm ý, 5 cụm từ (không còn tâm trí, không áy náy, cơn bùng nhùng, ngẩn ngẩn, ngơ ngơ,…), và 9 từ (ngại, sợ, lúng túng, ngơ ngác, lo, sợ hãi, ngạc nhiên, chơi vơi) biểu hiện ngữ nghĩa tích cực (+) An tâm chiếm tỉ lệ 9,6% và tiêu cực (-) Không an tâm (29,1%) một cách tường minh.

Một số ví dụ minh họa cho bình diện ngữ nghĩa tích cực An tâm (+):

(11) Tôi ra khỏi cơn bùng nhùng của lí trí. (26/28)

(12) Tôi chẳng hơi đâu mà bận tâm về họ. (26/13)

Một số ví dụ minh họa cho bình diện ngữ nghĩa tiêu cực Không an tâm (-):

(13) Hay tôi đã già? (26/19)

(14) Thật ra tôi không còn tâm trí đâu để nghĩ đến đường với xá. (26/6)

Rõ ràng tâm trạng bất an của người phụ nữ đã có chồng nay gặp lại người yêu cũng đã có vợ tại nơi người yêu đang công tác và đang sinh sống cùng gia đình đã được tác giả Nguyễn Cẩm Hương

[13] khắc họa khá chính xác qua tần suất sử dụng nguồn TV-NP biểu hiện tình cảm tiêu cực (-) Không an tâm, lo lắng, bồn chồn, sợ bị người trong vùng bắt gặp khi đi cùng người yêu cũ (29,1%) cao hơn so với tình cảm tích cực (+) An tâm (9,6%) và cao nhất so với 3 bình diện đánh giá khác.

(4) Mong muốn/ Không mong muốn: tác giả sử dụng 5/62 chiếm tỉ lệ 8,1% nguồn TV-NP bằng 2 câu hàm ý và 3 từ (định, mong, muốn) biểu hiện bình diện ngữ nghĩa tích cực (+) Mong muốn là 6,5% và tiêu cực (-) Không mong muốn là 1,6% một cách tường minh.

Một số ví dụ minh họa cho bình diện ngữ nghĩa tích cực Mong muốn (+):

(15) Em đi thăm cụ có được không? (26/33)

(16) Tôi mong gặp anh đến khốn khổ.(26/18)

Một số ví dụ minh họa cho bình diện ngữ nghĩa tiêu cực Không mong muốn (-):

(17) Anh cứ lên làm việc đi, mặc em. (26/4)

Giống như bình diện (2) Hài lòng/Không hài lòng, bình diện (4) cũng không phải là trọng tâm khắc họa sự dằng co tâm lí của Hân mặc dù bình diện (4) Mong muốn chiếm tỉ lệ 6,5% cao hơn Không mong muốn (1,6%) được tác giả phản ánh như một sự mong muốn khá mong manh của nhân vật chính Hân về cơ hội cùng người yêu bên nhau nhiều hơn ở nơi người yêu đang công tác.

Tóm lại, qua truyện ngắn 1, tác giả Nguyễn Cẩm Hương [13] đã sử dụng khá thuyết phục và chính xác nguồn ngôn ngữ biểu hiện đậm nét nhất hai bình diện đánh giá tình cảm là (1) Hạnh phúc/ Không hạnh phúc chiếm tỉ lệ cao nhất (41,9%) và bình diện (3) An tâm/ Không an tâm chiếm tỉ lệ cao hơn (38,7%) hai bình diện (2) Hài lòng/ Không hài lòng, (4) Mong muốn/ Không mong muốn còn lại nhằm phản ánh tâm lí khá mâu thuẫn và dằn vặt của nhân vật chính Hân theo đúng tâm trạng của những con người cùng có tâm trạng đang sống hàng ngày hiện nay tại Việt Nam.

(Xin xem toàn văn bài nghiên cứu trên tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống số 9 (289) - 2019)

Post by: Khoa Ngữ văn
24-04-2023