Nghiên cứu khoa học

BÀI QUỐC TỘ CỦA QUỐC SƯ ĐỖ PHÁP THUẬN


11-10-2020

Nguyên văn bài Quốc tộ như sau:

Quốc tộ như đằng lạc

Nam Thiên Lí thái bình

Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh

I. Mấy vấn đề cần lưu ý:

- Thứ nhất: nhan đề. Bài trên lẩy từ Thiền uyển tập anh Ngữ lục[1] do Thiền sư Đỗ Pháp Thuận ứng khẩu và không nhan đề. Sau, người ta đặt tên bài trên là Quốc tộ. muốn hiểu nội dung bài đó, ta bắt đầu trong Ngữ lục[2].

- Thứ hai: Thiền sư Đỗ Pháp Thuận thuộc dòng Tì Ni Đa Lưu Chi(? – 594). Buổi đầu, Ngài đã giúp nhà Tiền Lê sáng nghiệp, nhưng không nhận phong thưởng, không nhận chức tước. vì thế, vua Đại Hànhcàng kính trọng Ngài và từ đó gọi Ngài là Pháp sư. Vậy, Pháp sư là gì? Theo Thiền Lâm, các bậc cao tăng vừa tinh thông kinh Phật, vừa có năng lực giảng giải Phật pháp thì được gọi là Pháp sư.

- Thứ ba: bài trên được diễn đạt dưới hình thức thơ ngũ ngôn, gồm 4 câu: 2 vần trắc( dòng 1 và 3), 2 vần bằng( dòng 2 và 4). Tuy nhiên, bài này thiên về công việc hành chính mà Lê Đại Hành hỏi Quốc tộ. Xin nói thêm: trong Ngữ lục, các Thiền sư thường dùng văn vần để trả lời hoặc hỏi khi đàm thoại với môn đệ hoặc đàm thoại với vua chúa, hoàng hậu, công khanh, … thời Lý. Đấy là đặc điểm riêng của Ngữ lục.

- Thứ tư: sách Ngữ lục không nói rõ năm viết bài Quốc tộ. Nhưng, nếu dựa vào các sự kiện lịch sử, ta có thể đoán định được thời điểm ra đời của văn bản đó. Theo tôi, có lẽ sự kiện quan trọng khiến Quốc tộ sinh ra là câu chuyện Nguyễn Giác[3] của nhà Tống sang nước ta năm Đinh Hợi 987. Đấy là, nhân ngâm đùa bài Nga nga [4] khiến Nguyễn Giác tặng Pháp sư bài thơ Hạnh ngộ[5] – may gặp, để bày tỏ lòng khâm phục và ngợi ca Lê Đại Hành. Đúng như đại sư Khuông Việt[6]( 933 – 1011) nhận xét: Hạnh ngộ là bài “thơ này tôn bệ hạ - chỉ Lê Đại Hành – không khác gì (tôn) chủ của họ - chỉ vua nhà Tống” (toàn thư, tr.172). Bởi thế, vua của Lê Đại Hoàn tự hào hỏi Pháp sư: Quốc tộ đoản trường? Dựa trên sự kiện trê, ta có thể đoán khá chính xác là, Quốc tộ ra đời năm 987, khi quốc tộ nước ta đang ở thế thượng phong và cửu trường. Hơn nữa, chẳng phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Giác công khai nói: Thiên ngoại hữu thiên… - Ngoài Trời( phía Bắc) còn có Trời( phía Nam); nghĩa là, ngoài Thiên tử nhà Tống còn có Thiên tử Nam Việt! chỉ tiếc rằng, Pháp sư không được thấy vua Lê Đại Hành ngửng đầu không lạy[7] khi nhận Chiếu đặc tiến của nhà Tống đem đến nước ta tháng 9 năm Canh Dần 990.

II. Nội dung bài thơ:

Để tìm hiểu nội dung bài này, chúng ta sẽ phân tích từng câu:

1. Câu thứ nhất: Quốc tộ như đằng lạc.

Quốc tộ là khái niệm chỉ vận mệnh đất nước do vua nắm quyền và chi phối toàn bộ cuộc sống con người. Cho nên, người ta cũng gọi là quốc tộ là quốc vận nước nhà, là ngôi vua. Lại nữa, các vua anh minh thường vời những bậc tiên tri làm cố vấn và thường hỏi họ Quốc tộ như thế nào? Nghĩa là, vua rất muốn biết, đất nước này, ngôi vị này tốt hay xấu, có biến cố hay không có biến cố, thế tạm thời hay cố định, nước vận suy hay thịnh, yên hay nguy,…? Một lần, vua Lê Đại Hành hỏi Pháp sư: quốc tộ trường đoản. Pháp sư trả lời: Quốc tộ như đằng lạc!

Vậy, như đằng lạc có ý nghĩa gì?

Trước hết, nói về cây đằng lạc. cây này do thiên nhiên sinh ra và từ lâu vẫn được gọi là đằng lạc hoặc như dằng lạc. Về hình thức, chúng bám vào cây cao và to, vươn tới 20 mét, thậm chí còn bào trùm toàn bộ một cây cổ thụ lớn. Đặc biệt, lá và ngọn đằng lạc vươn lên như ở thế đang xông thẳng trời. Vì thế, người xưa lấy cây đằng lạc làm biểu tượng văn chương và thư pháp. Nhiều sách cổ đã miêu tả cầy đằng lạc tung hoành, vươn cao và bò xa, tựa như con người đang ở thế thịnh vượng bao trùm. Bởi thế, quốc tộ sẽ kéo dài mãi mãi. Nhưng thú vị hơn, đằng lạc lại là cây thuộc y dược quan trọng mà người xưa đã phát hiện ra tính chất đặc quý của chúng. Y dược viết rằng, các loại thuốc công hiệu đặc biệt, như tử hà xa, hai cẩu thận, có “ ích khí bổ tinh”; loại có hình dây dài giống loại đằng lạc, như nhẫn đụng đằng, kể huyết đằng có thể thông mạch kinh lạc. Nếu dùng tử hà xa, hải cẩu thận cùng với các đăng lạc như nhẫn đồng đằng, kê huyết đằng… sẽ làm mạch máu chuyển lưu, khiến thân thể tráng kiện, da đẹp, tóc đen và đặc biệt thọ trường, vạn bệnh hồi xuân, cho nên câu trả lời Quốc tộ như đằng lạc của Pháp sư vừa chỉ ra sự thực vận mệnh đất nước ta, ngôi vị vua ta, đồng thời cũng là câu chúc tụng Hoàng đếLê Đại Hành: thượng thọ vĩnh hằng.

Đúng vậy! Ta hãy xem, Ngô Vương Quyền khi lên ngôi đã ở 42 tuổi, làm vua chỉ có 6 năm và mất vào tuổi 47; vua Đinh Tiên Hoàng lên ngôi đã 45 tuổi, nằm quyền 12 năm và mất 56 tuổi. Nhưng, nếu so 2 vị vua trên với Lê Đại Hành thì sẽ hiểu được câu Quốc tộ như đằng lạc. Đó là vì, nằm 980, khi vua Lê Đại Hành mới 36 tuổi tráng kiện mà đã lên ngoi và lúc Pháp sư nói Quốc tộ như đằng lạc thì vua Lê Đại Hành vẫn ở tuổi 43! Có lẽ Lê Văn Hưu đánh giá rất đúng: “Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, bắt Quân Biện, Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà cõi bờ yên tĩnh, cái công đánh lấy tuy nhà Hán, Đường cũng không hơn được(…). Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì Lý Thái tổ công không bằng…”(Toàn thư, tr.167). Đó là chưa kể đến công lao của Lê Đại Hành khai thác đất nước, đào song, vét kênh, mở rộng ngoại giao với Trung Hoa và đưa đất nước ta bùng lên nền văn học.

2. Câu thứ hai: Nam Thiên lí thái bình

Nam Thiên là Trời Nam, chỉ Thiên tử nước Nam. Đúng như Nguyễn Giác đã viết: Thiên ngoại hữu Thiên. Nếu câu đầu, chủ ngữ là Quốc tộ thì câu 2 có chủ ngữ là Nam Thiên và có động từ lí, thuộc bộ y, bao quát toàn bộ đất nước; nghĩa là đất nước ta hoàn toàn thái bình. Ta cứ xem, bắt đầu lên ngôi năm 980, Lê Đại Hành đã dẹp yên nội nạn( giết Đỗ Thích ở Hoa Lư, chém Đinh Điền tại Ái Châu, bắt Nguyễn Bặc đem chém, bắt sống Phạm Hạp tại Bắc Giang, Ngô Nhật Khánh bị chết chìm ở cửa biển,…). Rồi cùng một lúc, Ngài đánh Tống 2 năm( Canh Thìn 980 – Tân Tị 981), dẹp tan Chiêm Thành năm Quý Mùi 983. Quả đúng như Ngô Sĩ Liên nhận xét: vua Đại Hành “đẩy lùi ngoại khấu để an dân, trong nước thì yên vui, Bắc Nam vô sự”[8].

3. Câu thứ ba: Vô vi cư điện các

Trước hết là điện các. Đây là cơ quan Chính phủ, nơi vua và triều đình điều hành đất nước. Còn động từ cư chỉ hành xử, cư xử của bậc Hoàng đế; Nghĩa là, vua Lê Đại Hành điều hành đất nước ta: Cư điện các. Riêng vô vi thuộc khái niệm triết học. Vả chăng,đã là thuật ngữ khoa học thì chúng chỉ có một nghĩa, không thể có nghĩa đen và nghĩa bóng như soạn giả ngữ văn 10 tập một đã viết trong phần Tiểu dẫn[9]. Về cơ bản, ở Việt Nam thời trung đại có ba học thuyết Nho, Phật, Lão và chúng đều có thuật ngữvô vi. Song mỗi học thuyết đều dùng nghĩa vô vi khác nhau. Nhưng, rõ rang Pháp sư nói với vua Lê Đại Hành rất đàng hoàng: Vô vi cư điện các. Điện các là cơ quan hành pháp. Cho nên, đây không phải là khái niệm vô vi của nhà Phật, cũng không phải thuộc vô vi của Đạo gia. Nho gia chủ trương chọn người hiền, giao chức tước cho người tài đức. Bởi vậy, vô vi của nhà nho lấy đức để giáo hóa con người. Việc lấy đức để giáo hóa con người, chọn và giáo chức tước cho người tài đức sẽ đưa đất nước tới đích;

Quốc tộ như đằng lạc:

Nam Thiên lí thái bình.

4. Câu cuối cùng: Xứ xứ tức đao binh

Đây cũng là điều pháp sư mong mỏi khắp nơi sẽ chấm dứt việc đao binh, cũng có nghĩa là, toàn quốc thái bình. Toàn quốc thái bình thì “quốc tộ” sẽ “như đằng lạc” mãi mãi dài lâu.

Lời nói của Đỗ Pháp sư dung dị như những lời nói thường ngày, ý tứ rõ ràng, hình ảnh dễ hiểu và dễ nhớ. Đấy cũng là đặc điểm của văn học chức năng hành chính được dưới hình thức thơ ngũ ngôn.

Phụ chú:

  1. Từ đây, viết tắt Thiền uyển tập anh Ngữ lục là Ngữ lục.
  2. Xem phụ lục 1.
  3. Nguyễn Giác: trong Toàn Thư ghi là Lý Giác( tr.171).
  4. Bài này không nhan đề, chúng tôi tạm gọi là Nga nga.
  5. Bài này không nhan đề, chúng tôi tạm gọi là Hạnh ngộ.
  6. Đại sư, ban đầu, trong Thiền Lâm tôn xưng những bậc có công hành hoằng xiển Phật pháp. Sau những Thiền sư có đức cao, trọng vọng được tôn là Đại sư.
  7. Tống sử( quyển 488) ghi: Lê Hoàn “thụ Chiếu, bất bái” – nhận Chiếu, không lạy.
  8. Toàn thư: quyển I, Kỉ nhà Lê, tờ 13a.
  9. Ngữ văn 10 Tập một, Nxb Giáo dục, 2006, tr.138.

10. Thiền uyển tập anh Ngữ lục, bản VHv1267, tờ 49a.

Phụ lục

1. Ngữ lục:

Thiền sư Pháp Thuận chùa Cổ Sơn, Thừ Hương, Ải Quận; chẳng rõ người ở đâu, họ Đỗ, học rộng, giỏi thơ, có tài phò tá vương nghiệp, hiểu rõ thế sự đương thời. Hồi nhỏ xuất gia, học Thiền sư Phù Trì ở chùa Long Thụ. Khi Ngài đắc pháp, nói ra đều đúng với các lời sấm truyền. Buổi đầu nhà Lê mới sáng nghiệp, Ngài đều vận trù tính toán cho và có công lao. Lúc thiên hạ đã thái bình, Ngài không nhận phong thưởng. Hoàng đế càng kính trọng Ngài, thường không gọi tên, mà gọi Đỗ Pháp sư và giao cho việc văn thư.

Năm Thiên Phúc thứ 7(986), người Tống là Nguyễn Giác đến thông hiếu, vua lệnh cho Ngài cải trang, giả làm quan trông coi sông bến để xem xét việc động tĩnh của Giác. Gặp lúc có hai con thiên nga dang bơi trên mặt nước, Giác đùa ngâm:

Nga nga lưỡng nga nga,

Ngưỡng diện hướng thiên gia.

Ngài đang cầm chèo nối tiếp:

Bạch mao phô lục thủy

Hồng trạo bãi thanh ba.

Giác thấy vậy, than phục lắm. Đế thường hỏi Ngài về quốc tộ ngắn dài ra sao.

Ngài đáp:

Quốc tộ như đăng lạc

Nam Thiên lí thái bình

Vô vi cư điện các,

Xứ xứ tức đao binh.

Năm Hưng Thống thứ hai(990), Ngài qua đời, thọ 76 tuổi; từng soạn sách Bồ Tát hiệu sám hối văn, 1 quyển, lưu hành ở đời [10].

2. Bài thơ của Nguyễn Giác:

Hạnh ngộ minh thì tán thịnh du,

Nhất thân nhị độ sứ Giao Châu.

Đông Đô Lưỡng biệt tâm vưu luyến,

Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu.

Mã đạp yên vận xuyên lãng thạch,

Xa từ thanh chướng phiếm trường lưu.

Thiên ngoại hữu Thiên ưng viễn chiếu,

Khê đàm ba tĩnh hiện Thiềm thu.

Nghĩa là, May gặp thời thịnh trị giúp( Vua), mình tôi 2 lần làm sứ đến Giao Châu. Hai lần biệt li ở Đông Đô nên càng lưu luyến và lúc nào cũng nhìn Nam Việt xa xôi ngàn trùng. Ngựa đạp mây núi qua đất đá lởm chởm, xe chia tay từ núi xanh, rồi lại theo dòng nước. Ngoài Trời lại có Trời mong soi đến xa xôi( chỉ Chiêm Thành) để mây Trời yên tĩnh khiến trăng thu hiện lên.


(Nguồn: GHPGVN)

Post by: Vu Nguyen HNUE
11-10-2020