Nghiên cứu khoa học

Từ dòng lục ngôn chữ Hán đến dòng lục chữ Việt trong thơ lục bát


10-10-2020

Thể lục bát ra đời trên cơ sở thơ ca dân gian và thơ ca bác học viết bằng chữ Hán khu vực Bách Việt. Khi dòng lục chữ Hán kết hợp với dòng bát chữ Hán chuyển thành quốc âm tiếng Việt thì, thể lục bát hình thành. Quá trình ấy rất phức tạp...

TỪ DÒNG LỤC NGÔN CHỮ HÁN ĐẾN DÒNG LỤC CHỮ VIỆT TRONG THƠ LỤC BÁT

NGUYỄN ĐĂNG NA

PGS.TS. Đại học Sư phạm Hà Nội

Thể lục bát ra đời trên cơ sở thơ ca dân gian và thơ ca bác học viết bằng chữ Hán khu vực Bách Việt. Khi dòng lục chữ Hán kết hợp với dòng bát chữ Hán chuyển thành quốc âm tiếng Việt thì, thể lục bát hình thành. Quá trình ấy rất phức tạp, thường qua ít nhất ba cung đoạn:

- Việt hóa dòng lục chữ Hán;

- Việt hóa dòng bát chữ Hán;

- Cuối cùng, dòng lục quốc âm và dòng bát quốc âm kết hợp thành thể lục bát Việt Nam.

Quá trình trên, các dòng lục và dòng bát đan nhau cùng một lúc hình thành quy luật thể lục bát. Để thấy rõ hình thành thể lục bát, chúng tôi bước đầu trình bày cách Việt hóa dòng lục chữ Hán qua một số mô hình đơn vị dòng. Hơn nữa, khi đối chiếu dòng lục chữ Hán, chúng tôi sẽ so sánh dòng lục chữ Việt trong Đoạn trường tân thanh (viết tắt là ĐTTT) của Nguyễn Du vì đây là tác phẩm kinh điểnthể lục bát thuần túy Việt Nam.

Về thao tác, chúng tôi thống kê như sau: mỗi một mô hình được đối chiếu với 300 dòng lục ĐTTTgồm, 100 dòng đầu (từ dòng 1 đến dòng 100), 100 dòng giữa (từ dòng 837 đến dòng 936), 100 dòng cuối (từ dòng 1527 đến 1626) và trong thống kê đều chỉ rõ số dòng lục của ĐTTT.

I. Dòng lục Hán

Dòng lục Hán có hai cơ sở hình thành: thể tam ngôn và thể lục ngôn.

1. Thể thơ tam ngôn

Thể thơ tam ngôn bao trùm khu vực Bách Việt từ Tiên Tần - Lưỡng Hán đến thế kỉ XIX. Ta thấy, cứ 2 dòng tam ngôn kết hợp lại sẽ thành 1 dòng lục HánThể tam ngôn vừa có thơ ca dân gian, vừa có thơ ca bác học.

a. Thơ ca dân gian

Trong Hán thư có bài ca dân gian, chẳng hạn bài Hàn Tín(1) (韓信):

Giảo thố tử (狡兔死),

Tẩu cẩu phanh (走狗烹).

Phi điểu tận (飛鳥盡),

Lương cung tàng (良弓藏).

Cố quốc phá (故國破),

Mưu thần vong (謀臣亡).

Bài này có 2 câu tạo thành mô hình vần bằng (viết tắt là B) - trắc (viết tắt là T) của thể lục (bát) phù hợp với ĐTTT. Đó là:

 

 

Mô hình 1

T

T

T,

T

T

B

 

Câu 1 và 2

Giảo

thố

tử,

Tẩu

cẩu

phanh

Dòng 2667

Hết

nạn

ấy,

Đến

nạn

kia

Mô hình trên chỉ có 1 dòng lục chữ Việt phù hợp với ĐTTT.

Mô hình 2

B

T

T,

B

B

B

Câu 3 và 4

Phi

điểu

tận,

Lương

cung

tàng

Dòng 1295

Khi

gió

gác,

Khi

trăng

sân

Mô hình 2 cũng chỉ có 1 dòng lục chữ Việt phù hợp với ĐTTT.

Riêng câu 5 và 6 (Cố quốc phá, Mưu thần vong) không thể ghép thành 1 dòng lục chữ Việt ĐTTT. Hơn nữa, mỗi một mô hình (1 và 2) chỉ có 1 dòng lục phù hợp với ĐTTT chứng tỏ, thể tam ngônkhó thành thể lục bát.

b. Thơ ca có tác giả

Thơ tam ngôn có tác giả khá nhiều. Chẳng hạn bài Tô, Lí khấp biệt đồ (蘇李泣別圖) của Lưu Thần Ông(2) (1232 - 1297) thời Tống - Nguyên:

Sự dĩ hĩ (事已矣),

Khấp hà vi (泣何為) ?

Tô Vũ tiết (蘇武節),

Lí Lăng thì (李陵時).

Hi (嘻) !

Bài Tô, Lí... tạo thành 2 dòng lục theo mô hình bằng, trắc. Đó là:

Mô hình 3

T

T

T,

T

B

B

Câu 1 và 2

Sự

hĩ,

Khấp

vi

Dòng 837

Nước

vỏ

lựu,

Máu

mào

Dòng 1915

cổ

thụ,

sơn

hồ

Câu trên chỉ có 2 dòng (837 và 1915) phù hợp với ĐTTT.

Mô hình 4

B

T

T,

T

B

B

Câu 3 và 4

tiết,

Lăng

thì

Dòng 17

Mai

cốt

cách,

Tuyết

tinh

thần

Dòng 1233

Khi

tỉnh

rượu,

Lúc

tàn

canh

Dòng 3189

Thêm

nến

giá,

Nối

hương

bình

 

Riêng mô hình 4 có tới 9 trường hợp phù hợp với ĐTTT mà chúng tôi trích ở trên. Có lẽ, thể tam ngôn ở nước ta cũng nhiều, nhưng không được ghi lại bởi chữ Quốc âm Việt ra đời khá muộn, vào thế kỉ XII - XIII.

2. Thể lục ngôn

Cuối thời Đông Hán, thể lục ngôn đã ra đời. Theo một số nhà nghiên cứu của Trung Hoa, dòng thơ lục ngôn xuất hiện từ Tiên Tần - Lưỡng Hán. Sau, thể lục ngôn phát triển qua thời Tam Quốc, đếnTấn, Nam - Bắc triều. Mỗi bài lục ngôn thường có 4 dòng hoặc 6 dòng. Chẳng hạn, bài mà Khổng Dung(3) kể Đổng Trác làm loạn. Sau, thể lục ngôn mở rộng số lượng tới 8 dòng, 12 dòng, thậm chí cólục ngôn trường thi dài tới 29 dòng mà cả 29 dòng đều hiệp vần bằng như bài hành Thiếp bạc mệnh(妾薄命) của Tào Thực(4). Đến cuối triều Đường, thể lục ngôn được luật hoá, chia thành 2 loại: lục ngôn luật và lục ngôn tuyệt. Như bài Ngụ ngôn (寓言) thuộc loại lục ngôn luật mà nữ đạo sĩ Ngư Huyền Cơ(5) (844 - 871), người Trường An sáng tác và bài Điền viên lạc (田園樂) mà Vương Duy(6) viết thuộc loại lục ngôn tuyệt. Đặc biệt, thể lục ngôn có rất nhiêu mô hình lục (bát) mà ta có thể đối chiếu vớiĐTTT.

a. Thể lục ngôn ở Trung Hoa

Dưới đây là 2 bài lục ngôn của Trung Hoa.

- Bài Nghĩ điệp đồ (蟻蝶圖) của Hoàng Đình Kiên (1045 - 1105), người Tu Thủy, Giang Tây viết :

Hồ điệp song phi đắc ý (胡蝶雙飛得意),

Ngẫu nhiờn tất mệnh vừng la (偶然畢命網羅).

Quần nghĩ tranh thu trụy dực (群蟻爭收墜翼),

Sỏch huõn quy khứ Nam Kha (策勳歸去南柯).

Ta thấy, dòng 2 của bài trên theo mô hình 5: TB - TT - TB và dòng 4 theo mô hình 6: TB - BT - BB.

- Bài Tứ quý (四季) của Bạch Thính, tự là Đình Ngọc, người Tiền Đường như sau:

Liên diệp xuy hương đạm đạm (蓮葉吹香澹澹),

Biển chu sanh ảnh tà tà (扁舟撑影斜斜).

Kinh tản nhất hàng bạch lộ (驚散一行白鷺),

Đụng phong quyển khởi lờ hoa (東風捲起梨花).

Dòng 2 của bài này theo mô hình 6 (như trên: TB - BT - BB) và dòng 4 theo mô hình 7: BB - TT - BB.

b. Thể lục ngôn ở Việt Nam

Từ thế kỉ X, người Việt Nam đã sáng tác thể lục ngôn như Giới Không (thời Lí Thần Tông 1128 - 1138), Phạm Tông Mại, Mạc Kí thời Trần,... Dưới đây là 2 bài của Việt Nam.

- Bài Nhàn cư đề thuỷ mặc chướng tử tiểu cảnh(7) (閒居題水墨幛子小景) của Phạm Tông Mại, hiệu Kính Khê, người Kính Chủ, Hiệp Sơn:

Hồng thụ nhất khê lưu thủy (紅樹一溪流水),

Thanh sơn thiên lí tà dương (青山千里斜陽).

Dục hoán biển chu quy khứ (欲喚扁舟歸去),

Thử sinh vị bốc hành tàng (此生未卜行藏).

Dòng 2 của bài này theo mô hình 8: BB - BT - BB và dòng 4 theo  hình 9: TB - TT - BB.

- Bài Quý khách tương hoan (貴客相歡) của Mạc Kí mà Hồ Nguyên Trừng ghi lại trong Nam Ông mộng lục(8):

Giang ngạn mai hoa chính bạch (江岸梅花正白),

Đầu thuyền tế vũ tà phi (船頭細雨斜飛).

Hành khách tam đông Bắc khứ (行客三冬北去),

Tướng quân nhất trạo Nam quy (將軍一棹南歸).

Dòng 2 của bài này theo mô hình 7 (như trên: BB - TT - BB) và dòng 4 theo mô hình 9: TB - TT - BB.

Xét cả 4 bài lục ngôn đã nêu, mỗi bài đều hiệp cước vận thanh B (giữa dòng 2 và dòng 4):

+ Ngẫu nhiên tất mệnh võng la // Sách huân quy khứ Nam kha;

+ Biển chu sanh ảnh tà  // Đông phong quyển khởi lê hoa;

+ Thanh sơn thiên lí tà dương // Thử sinh vị bốc hành tàng;

+ Đầu thuyền tế vũ tà phi // Tướng quân nhất trạo Nam quy.

Như vậy, 4 bài trên có 5 mô hình phù hợp với ĐTTT mà ta cần so sánh.

c. So sánh mô hình với ĐTTT

 

Mô hình 5

T

B

T

T

T

B

Bài Nghĩ điệp...

Ngẫu

nhiên

tất

mệnh

võng

la

Dòng 3

Trải

qua

một

cuộc

bể

dâu

Dòng 1675

Hỡi

ôi

nói

hết

sự

duyên

Dòng 3097

Thiếp

từ

ngộ

biến

đến

giờ

Lấy 300/1627 dòng lục của ĐTTT, có 27 dòng phù hợp với mô hình 5, bằng 9,00%.

 

Mô hình 6

T

B

B

T

B

B

Bài Nghĩ điệp...

Sách

huân

quy

khứ

Nam

Kha

Bài Tứ quý

Biển

chu

sanh

ảnh

Dòng 27

Một

hai

nghiêng

nước

nghiêng

thành

Dòng 1701

Chẳng

qua

đồng

cốt

quàng

xiên

Dòng 3053

Phải

điều

cầu

Phật

cầu

tiên

Lấy 300/1627 dòng lục của ĐTTT, có 41 dòng phù hợp với mô hình 6, bằng 13,66%.

Mô hình 7

B

B

T

T

B

B

Bài Tứ quý

Đông

phong

quyển

khởi

hoa

Bài Quý khách...

Đầu

thuyền

tế

phi

Dòng 21

Hoa

cười

ngọc

thốt

đoan

trang

Dòng 1684

Thương

càng

nghĩ,

nghĩ

càng

đau

Dòng 3063

Rằng:

trong

tác

hợp

trời

Lấy 300/1627 dòng lục của ĐTTT, có 54 dòng phù hợp với mô hình 7, bằng 18,00 %.

 

Mô hình 8

B

B

B

T

B

B

Bài Nhàn cư...

Thanh

sơn

thiên

dương

Dòng 1

Trăm

năm

trong

cõi

người

ta

Dòng 1731

Ra

tuồng

mèo

mả

đồng

Dòng 3211

Nàng

rằng

chút

nghề

chơi

Lấy 300/1627 dòng lục của ĐTTT, có 27 dòng phù hợp với mô hình 8, bằng 9,66%.

 

Mô hình 9

T

B

T

T

B

B

Bài Nhàn cư...

Thử

sinh

vị

bốc

hành

tàng

Bài Quý khách...

Tướng

quân

nhất

trạo

Nam

quy

Dòng 5

Lạ

bỉ

sắc

phong

Dòng 1713

Vực

nàng

tạm

xuống

môn

phòng

Dòng 3251

Đã

mang

lấy

nghiệp

vào

thân

 

Lấy 300/1627 dòng lục của ĐTTT, có 47 dòng phù hợp với mô hình 9, bằng 15,66%.

Như vậy là, dòng lục ngôn phù hợp với mô hình thể lục bát của ĐTTT từ 9% đến 18%, trung bình bằng 13,2%. Tuy nhiên, Trử Bân Kiệt cho rằng, thể lục ngôn có 3 nhược điểm chính:

+ Thể lục ngôn ít được phổ biến ở Trung Hoa;

+ Do song âm tiết (2/2/2) nên không linh hoạt;

+ Mỗi dòng lục ngôn tuy dài hơn một dòng ngũ ngôn, nhưng điều chỉnh âm tiết lại rất khó khiến thanh vận không du dương, không réo rắt(9).

Song, khi nghiên cứu cái gọi là “nhược điểm” của dòng lục ngôn, ta thấy, đây mới chính là đặc điểm riêng về thơ ca khu vực Bách Việt mà trong đó có Việt Nam. Bởi thế, khi chuyển dòng lục ngôn từ thơ ca Hán thành thơ quốc âm, Nguyễn Trãi đã chuẩn bị cơ sở cho thể lục bát.

II. Nguyễn Trãi - người chuẩn bị cơ sở dòng lục của thể lục bát

Dòng lục ngôn Quốc âm Việt Nam ra đời khá sớm, từ thế kỉ XII - XIII trước Nguyễn Thuyên. Theo tư liệu về dòng thơ lục ngôn quốc âm hiện còn là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Chúng tôi lấy chùm thơ Bảo kính cảnh giới (viết tắt là BKCG) gồm 61 bài trong đó có 47 dòng lục quốc âm để nghiên cứu. Từ 47 dòng lục ngôn quốc âm có 8 mô hình mà 3 mô hình BT - BB - TB (6 dòng), TT - BB - TB (5 dòng), TT - BT - TB (4 dòng) không phù hợp với ĐTTT và chỉ có 5 mô hình dưới đây phù hợp vớiĐTTT. Đó là :

1- BB - TT - BB (13 dòng) ;

2- TB - BT - TB (8 dòng) ;

3- TB - TT - BB (6 dòng) ;

4- BT - TT - BB (4 dòng) ;

5- TB - TT - TB (1 dòng).

 

Mô hình 1

B

B

T

T

B

B

Bài số 12

Giàu

người

họp,

khó

người

tan

Dòng 21

Hoa

cười

ngọc

thốt

đoan

trang

Dòng 1681

Thương

càng

nghĩ,

nghĩ

càng

đau

Dòng 3253

Lời

quê

chắp

nhặt

dông

dài

Lấy 300/1627 dòng lục của ĐTTT, có 55 dòng phù hợp với mô hình 1, bằng 18,33%.

Mô hình 2

T

B

B

T

T

B

Bài số 27

Lánh

thân

nhàn

được

thú

màu

Dòng 13

Một

trai

con

thứ

rốt

lòng

Dòng 1711

Giã

đò

lên

trước

sảnh

đường

Dòng 3077

Dứt

lời

nàng

vội

gạt

đi

Lấy 300/1672 dòng lục của ĐTTT, có 41 dòng phù hợp với mô hình 2, bằng 13,66%.

Mô hình 3

T

B

T

T

B

B

Bài số 60

Tự

nhiên

trọn

nghiệp

ba

thân

Dòng 5

Lạ

bỉ

sắc

phong

Dòng 1703

Tiếc

hoa

những

ngậm

ngùi

xuân

Dòng 3067

Cũng

phận

cải

duyên

kim

Lấy 300/1627 dòng lục của ĐTTT, có 45 dòng phù hợp với mô hình 3, bằng 15,00%.

Mô hình 4

B

T

T

T

B

B

Bài số 26

Trong

tạo

hóa

mầu

Dòng 17

Mai

cốt

cách,

tuyết

tinh

thần

Dòng 1233

Khi

tỉnh

rượu,

lúc

tàn

canh

Dòng 3189

Thêm

nến

giá,

nối

hương

bình

Lấy 300/1627 dòng lục của ĐTTT, có 28 dòng phù hợp với mô hình 5, bằng 9,33%.

Mô hình 5

T

B

T

T

T

B

Bài số 16

Bởi

lòng

chẳng

cửa

quyền

Dòng 3

Trải

qua

một

cuộc

bể

dâu

Dòng 1675

Hỡi

ôi !

nói

hết

sự

duyên

Dòng 3097

Thiếp

từ

ngộ

biến

đến

giờ

Riêng mô hình 4 (chỉ có 9 dòng phù hợp với toàn bộ ĐTTT) bằng 3,00%.

Vậy là, dòng lục ngôn Quốc âm qua chùm Bảo kính cảnh giới mà Nguyễn Trãi sáng tác có từ 0,30% đến 18,33% phù hợp với câu lục bát ĐTTT, trung bình 11,86 %.

Nhưng, từ dòng lục Quốc âm đến dòng bát Quốc âm trở thành thể lục bát là quá trình vô cùng phức tạp mà chúng tôi chưa thể giải mã tiếp. Rất mong bạn đọc thông cảm.

 

Chú thích:

(1) Hàn Tín (? - 196 TCN): người Hoài Âm, tỉnh Giang Tô, thuộc hạ du Trường Giang. Ban đầu, Hàn Tín giúp Hạng Vũ, sau theo Lưu Bang, làm Đại tướng. Khi Lưu Bang thắng, kiến lập triều Hán, phong Hàn Tín làm Tề Vương, rồi lại giáng xuống làm Hoài Âm hầu. Cuối cùng, Hàn Tín bị Lã Hậu giết. Bài thơ dân gian trên có nghĩa là: “Khi thỏ chết, chó săn bị mổ; chim bay hết, cung tốt bị bỏ; nước đã tan, mưu thần chết”.

(2) Lưu Thần Ông: tự là Hội Mạnh, hiệu là Tu Khê, người Lư Lăng thuộc Cát An, Giang 
Tây mạn Nam Trường Giang. Bài thơ trên có nghĩa là: “Việc đã rồi, khóc làm chi ? Khí tiết Tô Vũ, thời của Lí Lăng. Ôi !”.

(3) Khổng Dung (153 - 208): người nước Lỗ, tự là Văn Cử , thời Mạt Hán.

(4) Tào Thực (192 - 132): người vùng Tiều, nước Ngụy, thời Tam Quốc, nay là Hào Huyện, An Huy, thuộc hạ du Trường Giang.

(5) Ngư Huyền Cơ: tự là Ấu Vi và Huệ Lan.

(6) Vương Duy (701 - 761): tự là Ma Cật.

(7) Theo Thơ văn Lí - Trần, Tập II, Q.Thượng, tr.837 tên bài là Nhàn cư lục ngôn đề thủy mặc trướng tử tiểu cảnh và dịch là: Nhân lúc rỗi, dùng thơ sáu chữ để vào bức tranh nhỏ trên tấm trướng thủy mặc.

(8) Lê Trừng: Nam Ông mộng lục, Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh, 1985, tr.37.

(9) Theo Trử Bật Kiệt: Trung Quốc cổ đại văn thể khái luận, Bắc Kinh, 1998, tr.242. Khi lấy thể tam ngôn và lục ngôncủa Trung Hoa, chúng tôi dùng tư liệu của sách trên./.

                                                                                                   (Tạp chí Hán Nôm, Số 5(102) 2010; Tr.75-81)

Post by: Vu Nguyen HNUE
10-10-2020