Nghiên cứu khoa học

TỪ NĂNG LỰC NGÔN NGỮ ĐẾN NĂNG LỰC LIÊN VĂN HÓA


24-12-2023

                                                                                                                               NGUYỄN QUANG

1. Đặt vấn đề 

Do phải nghiên cứu về “năng lực” (competence) trong giao tiếp để phục vụ cho các bài giảng về giao tiếp liên/giao văn hóa và nhân có dịp chấm một số luận án tiến sĩ ở trong và ngoài nước liên quan đến “năng lực”, chúng tôi nhận thấy hình như việc hiểu, miêu tả, diễn giải và phân tích các loại năng lực này còn nhiều khác biệt, thậm chí rất khác biệt.

Lịch sử giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và ngoại ngữ nói riêng đã và đang chứng kiến quá trình chuyển đổi/mở rộng các lưu tâm học thuật và thực hành từ năng lực ngôn ngữ (linguistic competence) qua năng lực dụng học (pragmatic competence) tới năng lực giao tiếp (communicative competence) và, hiện nay, đến năng lực [giao tiếp] liên văn hóa (intercultural [communicative/communication] competence).

Với hai lí do trên, chúng tôi xin được công bố bài viết này.

Tuy nhiên, khi lấy tiêu đề là “Từ năng lực ngôn ngữ đến năng lực liên văn hóa”, chúng tôi hoàn toàn không mong muốn tạo ra hàm ý rằng việc nghiên cứu về năng lực ngôn ngữ và những kết quả có được của nó đã trở nên lỗi thời và đã bị thay thế/phủ nh n bởi các tương ứng của năng lực dụng học, rồi năng lực dụng học bởi năng lực giao tiếp và cuối cùng, năng lực giao tiếp bởi năng lực liên văn hóa. Ðiều chúng tôi muốn khẳng định như lời mở đầu và kết luận của bài viết là các nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của các loại năng lực này cho thấy sự chuyên sâu và/hoặc mở rộng của các khu vực quan tâm nhằm đáp ứng các nhu cầu học thuật và/hoặc xã hội mà thôi.

2. Năng lực ngôn ngữ (Linguistic competence)

Khái niệm “Năng lực ngôn ngữ” (còn được gọi là “Ngữ năng”, “Ngôn năng”, “Năng lực ngữ pháp”) đã được Chomsky (1965) đưa ra với ý nghĩa là kiến thức của người nói-người nghe (speaker-hearer”s knoưledge) về ngôn ngữ của mình [1] trong sự đối lập với “Hành hiện ngôn ngữ” (Linguistic performance) (hay “Ngữ hành”, “Ngữ hiện”, “Hành năng”, “Ngôn hành”), được hiểu là thực tế sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống cụ thể. Năng lực này cũng được nhìn nhận như một hệ thống các quy tắc chi phối sự ngầm hiểu (tacit understanding) của các cá nhân về cái có thể hay không thể được chấp nhận trong ngôn ngữ mà họ sử dụng.

Chomsky [1: 4] nêu ra tính lí tưởng về tâm lí-xã hội khi xem xét phạm trù “năng-hành” này và cho rằng: “… lí thuyết ngôn ngữ quan tâm trước tiên đến người nói-người nghe lí tưởng, trong một cộng đồng ngôn ngữ hoàn toàn thuần nhất; người đó biết ngôn ngữ của cộng đồng đó một cách hoàn hảo và không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện phi quan yếu xét theo ngữ pháp như các hạn chế về trí nhớ, các yếu tố gây sao nhãng, các chuyển hướng tập trung và quan tâm, các sai sót (ngẩu nhiên hay đ¾c trưng) khi áp dụng các kiến thúc ngôn ngữ của mình trong hành hiện thực tế”.

Năng lực ngôn ngữ cũng được hiểu là khả năng sử dụng hệ thống kiến thức ngôn ngữ, hay “bộ mã ngôn ngữ” (language code) trong hoạt động thực tế. Bộ mã này bao gồm các khu vực sau:

a.            Ngữ pháp: Từ pháp (hình vị) và cú pháp (tr t tự từ).

b.            Âm vị: Nguyên âm, phụ âm, trọng âm từ, trọng âm câu, ngữ điệu …

c.             Tù vựng: Từ và các kết hợp từ.

d.            Bút tự: Ðánh vần, chấm câu.

Năng lực ngôn ngữ thường được gắn kết với cái được gọi là “Ngữ pháp phổ niệm” (Universal grammar) hay “Ngữ pháp trí tuệ” (Mental grammar) vốn đã “nhập mạng” vào bộ não (hard-ưired into the brain). Loại ngữ pháp này được cho là có các đặc tính mà tất cả các ngôn ngữ tự nhiên của con người đều chia sẻ. Theo O”Grady et al. [2: 734], ngữ pháp phổ niệm là “hệ thống các phạm trù, cơ chế và hạn định được tất cả các ngôn ngữ của con người chia sẻ và được cho là mang tính bẩm sinh”. Chomsky và nhiều nhà ngôn ngữ học sản sinh (generative linguists) cùng nhiều nhà nghiên cứu vốn ủng hộ sự tồn tại của ngữ pháp phổ niệm phản đối quan điểm hành vi luận cho rằng học ngôn ngữ là một chuỗi thử-lỗi-thưởng (trials-errors-rewards) và trẻ học tiếng mẹ đẻ đơn giản bằng cách bắt chước, lắng nghe và nhắc lại những gì người lớn nói. Họ tin rằng mặc dù khoảng năm, sáu nghìn ngôn ngữ trên thế giới có các hệ thống ngữ pháp khác (thậm chí rất khác) nhau, nhưng chúng lại có chung một bộ các quy tắc và nguyên tắc cú pháp (syntactic rules and principles).

Kac [3] lưu ý rằng năng lực ngôn ngữ của một con người nên được nhận diện bằng “bảng lập trình về sản sinh và nhận biết được nội tại hóa” (internalized program of production and recognition) của cá nhân đó. Tác giả cũng lập luận rằng trong khi nhiều nhà ngôn ngữ nhận diện việc nghiên cứu về bảng lập trình này bằng việc nghiên cứu hành hiện chứ không phải là năng lực thì điều cần được làm rõ là sự nhận diện này là một sai lầm vì ta đã chủ tâm không xem xét gì đến điều đang xẩy ra khi người sử dụng ngôn ngữ thực sự cố gắng đưa bảng lập trình này vào sử dụng.

Chomsky (1965) đưa ra quan điểm, được nhiều nhà ngôn ngữ học sản sinh chia sẻ, rằng năng lực ngôn ngữ mang tính bẩm sinh (innate) cho phép người ta kết gắn âm (sounds) với nghĩa (meanings). Bản chất tiên thiên của năng lực ngôn ngữ cũng được Fernandez và Cairns

[4] khẳng định khi cho rằng kiến thức ngôn ngữ là ngầm và ẩn (tacit and implicit), có nghĩa là người ta không thể tiếp c n một cách có ý thức những nguyên tắc và quy tắc chi phối sự kết hợp các âm, từ và câu, nhưng lại có thể nhận ra được việc vi phạm các nguyên tắc và quy tắc đó.

Denham và Lobeck [5] diễn giải hai khái niệm năng lực ngôn ngữ và hành hiện ngôn ngữ trong lí thuyết của Chomsky trong sự so sánh với hai khái niệm “langue”/”ngôn ngữ” (tương đương với năng lực ngôn ngữ) và “parole”/”lời nói” (tương đương với hành hiện ngôn ngữ) trong lí thuyết của Saussure. Các tác giả khẳng định rằng người bản ngữ của bất cứ ngôn ngữ nào dù là một diễn trình viên nổi tiếng hay một thường nhân thì năng lực ngôn ngữ cũng không hơn gì nhau.

Theo Phillips và Tan [6], khái niệm năng lực ngôn ngữ được nêu ra để giải quyết một số giả định trong ngôn ngữ học, đặc biệt là ngôn ngữ học cấu trúc, với ý niệm về một hệ thống vô thức được tạo dựng và sơ đồ hóa một cách công phu và mang tính bao trùm. Quan niệm về năng lực ngôn ngữ được Chomsky đưa ra dựa trên quan điểm của Descartes về cái được gọi là “quyền lực sáng tạo của trí não” (creative poưers of the mind) và về việc coi ngôn ngữ là công cụ của tư duy như là sản phẩm của quyền lực sáng tạo đó. Quan niệm đó cũng được củng cố bởi quan điểm của Humboldt về bản chất sản sinh (generative nature) của năng lực.

Tuy nhiên, theo chúng tôi, hình như chưa có sự rõ ràng, thống nhất trong việc hiểu và diễn giải về năng lực (competence) nói chung và năng lực ngôn ngữ (linguistic competence) nói riêng. Nó được các nhà nghiên cứu mà chúng tôi trích dẫn và tham khảo diễn giải như là hệ thống hoặc kiến thức hoặc khả năng. Với hiểu biết của mình, chúng tôi mường tượng rằng nếu ta coi năng lực ngôn ngữ là một h thống vô thức của các quan hệ ngôn ngữ và mang tính bẩm sinh thì năng lực ngôn ngữ cũng có thể được so sánh một cách thô thiển như một mạng điện sắn có, thường hằng. Còn nếu ta nhìn nh n năng lực ngôn ngữ như là kiến thúc ngôn ngữ mà người ta có được thì nó lại mang tính tích tụ (accumulative) và có thể được nôm na ví như dòng điện chạy trong mạng. Và nữa, nếu xem năng lực ngôn ngữ như là khả năng thực hiện thì nó cũng có thể được khiên cưỡng so sánh như trạng thái sắn sàng hoạt động của mạng tích điện đó. Do vậy, nếu Chomsky có coi “langue” của Saussure chỉ thuần túy là “bản kiểm kê có tính hệ thống của các khoản mục” (a systematic inventory of items) và hướng về cái được gọi là “một hệ thống các quá trình sản sinh (a system of generative processes) thì chúng tôi nhận thấy nó vẫn có đôi điều cần được lạm bàn. Dù năng lực ngôn ngữ được hiểu là thiên về khả năng (ability) hay kiến thức (knoưledge), thiên về thành tố (elements) hay quan hệ (relations), thiên về khoản mục (items) hay quá trình (processes)… thì nó cũng phải được hiểu là một hệ thống, hay chí ít một cơ chế có tính hệ thống, ở dạng thế năng bao gồm cả các yếu tố cấu thành (thành tố, khoản mục) cùng các dạng thức, cách thức kết nối (quan hệ/quá trình) hoàn chỉnh và sắn sàng chuyển sang dạng động năng khi được kích hoạt trong môi trường tương tác. Nói một cách hình ảnh, “Năng lực” nói chung nên được ví như một mạng điện (h thống) có dòng điện chạy qua (kiến thúc, kĩ năng) và ở trạng thái sắn sàng (khả năng) kích hoạt các thiết bị điện (hành hiện).

3. Năng lực dụng hQc (Pragmatic competence)

Barron [7] nhấn mạnh vào bình diện kiến thức của năng lực dụng học khi cho rằng năng lực dụng học là kiến thức về các nguồn ngôn ngữ (linguistic resources) có trong một ngôn ngữ cụ thể để thực hiện các ngôn trung riêng biệt, là kiến thức về các khía cạnh tiếp nối của các hành động lời nói và là kiến thức về việc sử dụng chu cảnh phù hợp của các nguồn ngôn ngữ thuộc ngôn ngữ riêng biệt đó.

Fraser [8: 16] lại lưu tâm đến bình diện khả năng của năng lực và khẳng định: “Năng lực dụng học là khả năng (ability) truyền tải thông đi p có chủ định của bạn với tất cả các sắc thái của nó trong bất cú chu cảnh văn hóa-xã hội nào và khả năng diễn giải thông đi p của đối tác giao tiếp như nó vốn được chủ định”. Tác giả cũng lưu ý [8: 16] rằng: “M¾c dù khả năng này có vai trò then chốt quyết định sự thành công của giao tiếp nhưng nó thường không được nhấn mạnh đúng múc trong giảng dạy ngôn ngữ thú hai [ngoại ngữ], với kết quả là người nói ngôn ngữ hai, vốn thiếu năng lực dụng học, có thể đưa ra các phát ngôn đúng về ngữ pháp nhưng lại không đạt được mục đích giao tiếp”.

Các khu vực (areas), hay còn gọi là các hoàn cảnh (circumstances), thường được nhắc đến trong năng lực dụng học là:

 a.           Mục đích (Purposes) giao tiếp (hay “Chức năng”) như “khen”, “chê”, “mời”, “an ủi”, “xin lỗi”, “khuyên bảo” …

b.            Trạng thái quan hệ (Relative status) của các đối thể giao tiếp như đồng nghiệp, bạn hữu, sếp-nhân viên, thầy-trò, đối tác kinh doanh …

c.             Khu vực đề tài (Topic area) trong giao tiếp như học thuật, kinh doanh, chính trị, giải trí…

d.            Cảnh huống (Situation), hay “Ðịa điểm giao tiếp” (Setting) như trong lớp học, trong quán cà phê, ở công sở …

Balconi và Amenta [9] cho rằng các cá nhân quyết định lựa chọn và xây dựng chiến lược dụng ngôn dựa trên một số trong các đặc tính của năng lực dụng học sau:

-              Tính khả biến (Variability): Ðặc tính xác định các khả năng giao tiếp để lựa chọn;

-              Tính khả chuyển (Negotiability): Khả năng lựa chọn dựa trên các chiến lược linh hoạt;

-              Tính thích ứng (Adaptability): Khả năng điều chỉnh và điều tiết các lựa chọn giao tiếp trong mối quan hệ với chu cảnh giao tiếp;

-              Tính nổi trội (Salience): Mức độ nhận thức do các lựa chọn giao tiếp đạt tới;

-              Tính không xác định (Indeterminacy): Khả năng tái chuyển các lựa chọn dụng học khi tương tác nhằm thực hiện các ý định giao tiếp;

-              Tính năng động (Dynamicity): Phát triển tương tác giao tiếp (communicative interaction) đúng lúc.

Trong giảng dạy ngoại ngữ và khi nghiên cứu về các yếu tố tạo ra sự thành bại trong hành hiện ngôn ngữ, người ta nh n ra rằng không chỉ các yếu tố nội tại mà cả các yếu tố ngoại tại cũng phải được xem xét và phát triển. Theo Aquyno [10], các yếu tố nội tại có liên quan đến việc phát triển năng lực ngôn ngữ còn các yếu tố ngoại tại lại quan tâm đến việc phát triển kĩ năng giao tiếp vốn không chỉ đơn giản là năng lực ngôn ngữ, mà còn là khả năng sử dụng kiến thức này một cách phù hợp với chu cảnh.

Chúng tôi nh n thấy nếu xét năng lực với tư cách là khả năng thì năng lực ngôn ngữ được xem là khả năng sử dụng bộ mã ngôn ngữ cùng các bộ ph n cấu thành của nó trong môi trường ngôn ngữ-tâm lí, còn năng lực dụng học được hiểu là khả năng sử dụng ngôn ngữ thích hợp ở các tình huống khác nhau trong môi trường ngôn ngữ-xã hội. Có thể thấy rằng mặc dù cơ chế tâm lí vẫn được quan tâm, nhưng các nhà nghiên cứu năng lực dụng học đã mở rộng ra khu vực xã hội và tiến gần về điểm trung tính (neutrality point) của dải tiếp diễn “năng -hành” (competence-performance continuum); và chính việc xác định điểm trung tính hay “biên giới” của năng-hành cùng mức độ “tiến gần” đó là lí do để một số nhà nghiên cứu khác cho rằng năng lực dụng học đã “lấn sân” sang cả hành hiện.

4. Năng lực giao tiếp (Communicative competence)

Khái niệm năng lực giao tiếp luôn được gắn liền với tên tuổi của Dell Hymes. Vì vừa là nhà ngôn ngữ học, vừa là nhà nhân học nên Hymes không chỉ quan tâm đến các khía cạnh ngôn ngữ tự thân, mà còn rất lưu ý đến các khía cạnh văn hóa-xã hội của ngôn ngữ. Do vậy, tác giả cho rằng quan niệm của Chomsky về năng lực là quan niệm hẹp và chỉ đề cập đến người nói- người nghe lí tưởng trong một cộng đồng ngôn ngữ thuần nhất. Lí thuyết năng lực ngôn ngữ của Chomsky dường như không dành chỗ cho năng lực sử dụng ngôn ngữ trong toàn bộ bình diện văn hóa-xã hội của nó. Với lí do đó, Hymes [11] đưa ra thu t ngữ “năng lực giao tiếp” mà, theo tác giả, là một thuật ngữ rộng, hàm chỉ không những kiến thức ngôn ngữ, mà cả kiến thức về một bộ các mã ngôn ngữ học xã hội cùng các quy tắc sử dụng chúng.

Theo Saville-Troike [12: 22], “năng lực giao tiếp đòi hỏi phải biết không chỉ mã ngôn ngữ mà cả nói cái gì, với ai và nói như thế nào cho phù hợp trong bất kì tình huống cụ thể nào. Nó liên quan tới kiến thúc xã hội và văn hóa mà người nói được cho là phải có để cho phép họ sủ dụng và diễn giải các dạng thúc ngôn ngữ”

Hymes [11] cho rằng năng lực giao tiếp hội tụ kiến thức (và khả năng) để trả lời các câu hỏi sau:

(1) Liệu (và tới mức độ nào) một điều gì đó là có thể có được về mặt hình thức.

(2) Liệu (và tới mức độ nào) một điều gì đó là khả thi xét theo phương tiện thực thi hiện có.

(3) Liệu (và tới mức độ nào) một điều gì đó là phù hợp (đầy đủ, thỏa mãn, thành công) trong mối tương quan với chu cảnh trong đó nó được sử dụng và đánh giá.

(4) Liệu (và tới mức độ nào) một điều gì đó trong thực tế được thực hiện, được tiến hành, và việc làm của nó đưa đến điều gì.

Canale và Swain [12] đề xuất mô hình năng lực giao tiếp với 4 thành tố sau:

(1) Năng lực ngữ pháp (Grammatical competence): bao gồm kiến thức về âm vị, chính tả, từ vựng, cấu tạo từ, cấu tạo câu.

(2) Năng lực ngôn ngữ-xã hội (Sociolinguistic competence): bao gồm kiến thức về các quy tắc văn hóa-xã hội trong sử dụng. Thành tố này liên quan đến khả năng xử lí các khía cạnh như khung cảnh, đề tài, chức năng giao tiếp trong các chu cảnh ngôn ngữ-xã hội khác nhau. Nó cũng liên quan đến việc sử dụng các dạng thức ngữ pháp phù hợp cho các chức năng giao tiếp khác nhau trong những chu cảnh ngôn ngữ-xã hội khác nhau.

(3) Năng lực diễn ngôn (Discourse competence): liên quan đến việc hiểu và tạo ra các văn bản theo cách thức nghe, nói, đọc và viết. Nó giúp giải quyết các vấn đề về liên kết và mạch lạc trong các loại văn bản khác nhau.

(4) Năng lực chiến lược (Strategic competence): là các chiến lược đền bù khi năng lực ngữ pháp hay ngôn ngữ-xã hội ho c diễn ngôn g p khó khăn, như sử dụng nguồn dẫn, diễn giải từ vựng, yêu cầu nhắc lại, xưng hô với người lạ …

Saville-Troike [13] mở rộng khái niệm năng lực giao tiếp khi cho rằng năng lực giao tiếp không chỉ bao gồm các kiến thức và kĩ năng liên quan đến nội ngôn mà còn phải hàm chứa cả các kiến thức và kĩ năng ngoại ngôn tham gia vào giao tiếp cũng như các kiến thức phi ngôn tạo thuận lợi cho giao tiếp nữa. Theo tác giả, năng lực giao tiếp là tập hợp của các kiến thức và kĩ năng sau:

(1)            Kiến thức ngôn ngữ         (Linguistic knoưledge)

a.            Các yếu tố ngôn từ

b.            Các yếu tố phi ngôn từ

c.             Các mẫu yếu tố trong các sự kiện lời nói đặc thù

d.            Một loạt các biến thể có thể có (trong tất cả các yếu tố và tổ chức của chúng)

e.            Nghĩa của các biến thể trong các tình huống đặc thù

(2)            Kỹ năng giao tiếp (Interaction skills)

a.            Sự nh n thức về những đ c điểm nổi b t trong các tình huống giao tiếp

b.            Sự chọn lựa và diễn giải các hình thức phù hợp với các tình huống, vai trò và quan hệ cụ thể (các quy tắc sử dụng ngôn từ)

c.             Các chuẩn tương tác và diễn giải

d.            Các chiến lược để đạt được mục đích

(3)           Kiến thức văn hoá (Cultural knoưledge)

a.            Cấu trúc xã hội

b.            Giá trị và thái độ

c.             Giản đồ/Bản đồ tri nhận

d.            Quá trình văn hoá hoá (chuyển tải kiến thức và kĩ năng)

Cũng cần lưu ý rằng việc xác định các yếu tố cấu thành năng lực giao tiếp của Saville- Troike đã gợi mở ý tưởng cho việc xây dựng và phát triển “Năng lực liên văn hóa”. Các thành tố mà Saville-Troike cho là thuộc khu vực kiến thức ngôn ngữ, theo chúng tôi, cũng đều hàm chứa nh n thức về khác biệt văn hoá. Ví dụ, để thành công trong giao tiếp với người Mĩ, ta phải nhận thức được sự khác biệt giữa các yếu tố ngôn từ và phi ngôn từ trong ngôn ngữ-văn hoá Mĩ và Việt, các chiến lược diễn đạt gián tiếp - trực tiếp trong hai ngôn ngữ... Và tất nhiên, những khác biệt này không chỉ đơn thuần mang mầu sắc ngôn ngữ-xã hội mà còn cả màu sắc văn hoá-xã hội nữa.

Thậm chí, các kĩ năng giao tiếp, ở một mức độ đáng kể, cũng phản ánh những khác biệt về cách thức tư duy và diễn đạt của các cộng đồng ngôn ngữ-văn hoá khác nhau. Do v y, các chiến lược giao tiếp nhằm đạt tới một mục đích cụ thể nào đó có thể thành công ở cộng đồng này nhưng lại thất bại ở cộng đồng khác.

5.  Năng  lực  (giao  tiếp)  liên     văn        hóa (Intercultural [communicative/communication]               competence)                   

Byram [14] khẳng định rằng, thay vì chỉ hạn hẹp tập trung vào ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực liên văn hóa đặt văn hóa vào vị trí trung tâm. Với cách nhìn nh n đó, năng lực liên văn hóa, nhìn chung, được nhiều nhà nghiên cứu (Paige, Deardorff, Byram, Ưiseman, Fantini, Bennett, Liddicoat…) nhìn nh n như khả năng tương tác hiệu quả và phù hợp với các thành viên đến từ các nền văn hóa khác. Thomas [15] nhấn mạnh rằng năng lực liên văn hóa là điều kiện tiên quyết cho giao tiếp, gặp gỡ và hợp tác đầy đủ, thành công và tương mãn giữa những người đến từ các nền văn hóa khác nhau.

Theo Guo-Ming và Starosta [16], năng lực liên văn hóa là khả năng thương lượng các ý nghĩa văn hóa và thực hiện các hành vi giao tiếp hiệu quả, phù hợp giúp nhận diện được các bản sắc đa dạng của những người tương tác trong một môi trường nhất định.

Các tác giả đưa ra ba góc nhìn về năng lực liên văn hóa. Ðó là:

-              Sự nhạy cảm liên văn hóa hay khả năng xúc cảm: Chấp nhận và tôn trọng các khác biệt văn hóa.

-              Sự nhận thúc liên văn hóa hay khả năng tri nhận: Tự nh n thức về bản sắc văn hóa của chính mình và hiểu các nền văn hóa biến đổi ra sao.

-              Sự khéo léo liên văn hóa hay hành vi: Có các kĩ năng tạo thông điệp, có kiến thức tự bạch phù hợp, có tính linh hoạt trong hành vi, biết quản lí tương tác và có các kĩ năng xã hội.

Deardorff [17] lại nhấn mạnh vào các khu vực cần có và cần được phát triển trong tương tác liên văn hóa của năng lực. Tác giả khẳng định rằng năng lực liên văn hóa chính là khả năng phát triển kiến thức, kĩ năng và thái độ để tạo ra hành vi và giao tiếp vừa hiệu quả, vừa phù hợp trong các tương tác liên văn hóa.

Ba yếu tố cấu thành của năng lực liên văn hóa đó được Deardorff nêu ra cụ thể như sau:

a.            Kiến thức (Knoưledge):

+ Tự nhận thức văn hóa: Thấy được văn hóa của chính ta đã hình thành bản sắc và thế giới quan của ta như thế nào.

+ Kiến thức đặcc thù văn hóa: Phân tích và giải thích các thông tin cơ bản về các nền văn hóa khác (lịch sử, chính trị, kinh tế, giá trị, đức tin, phong cách giao tiếp …).

+ Nhận thức ngôn ngữ xã hội: Có được các kĩ năng ngôn ngữ bản địa cơ bản, thấy được những khác biệt trong giao tiếp ngôn từ/ phi ngôn từ và điều chỉnh được lời nói của mình phù hợp với những người thuộc các nền văn hóa khác.

+ Nắm bắt những vấn đề và xu hướng mang tính toàn cầu: giải thích được ý nghĩa và hàm ẩn của toàn cầu hóa và kết nối được những vấn đề địa phương với những yếu tố toàn cầu.

b.            Kĩ năng (Skills):

+ Lắng nghe, quan sát, đánh giá: Biết nhẫn nại và kiên trì để nh n diện và giảm thiểu tính bản tộc trung tâm, tìm ra các đầu mối và ý nghĩa văn hóa.

+ Phân tích, giải thích và liên hệ: Tìm ra các liên kết, nhân quả và quan hệ sử dụng các kĩ thu t so sánh để phân tích.

+ Có tư duy phê phán: Nhìn nhận và giải thích thế giới từ quan điểm của các nền văn hóa khác và nhận diện quan điểm của chính ta.

c.             Thái độ (Attitudes):

+ Tôn trọng: Tìm ra các thuộc tính của các nền văn hóa khác; coi trọng đa dạng văn hóa; có tư duy so sánh và phi định kiến về những khác biệt văn hóa.

+ Cởi mở: Tránh phê phán các nền văn hóa khác; tập trung thu thập “bằng chứng” về khác biệt văn hóa; sắn sàng chấp nhận sai.

+ Hiếu kì: Tìm ra các tương tác liên văn hóa, nhìn nh n sự khác biệt như một cơ hội học hỏi, nhận thức được sự thiếu hiểu biết của chính mình.

+ Khám phá: Có thái độ khoan dung với sự mơ hồ và nhìn nhận nó như một trải nghiệm tích cực; sắn lòng vượt ra ngoài vùng tiện ích của mình.

Các yếu tố cấu thành năng lực liên văn hóa nêu trên, khi được phát triển, sẽ dẫn đến các “Kết quả” (Outcomes). Các kết quả này được chia thành hai loại:

+ Kết quả nội tại (Internal outcomes): Tạo ra các cá nhân biết linh hoạt, thích ứng, đồng cảm và có cách nhìn nh n mang tính bản tộc tương đối (ethno-relative)

+ Kết quả ngoại tại (External outcomes): Các phẩm chất nêu trên được phản ánh trong kết quả ngoại tại thông qua phong cách giao tiếp và hành vi của cá nhân. Ðó là bằng chứng hữu hình cho thấy cá nhân đó đã là, hoặc đang học để trở thành, người liên văn hóa.

Chúng tôi cho rằng “năng lực giao tiếp liên văn hóa” (hay “năng lực liên văn hóa”) chính là sự mở rộng của năng lực giao tiếp từ chu cảnh nội văn hóa (intracultural context) sang chu cảnh liên văn hóa (intercultural context). Mối quan tâm ngày càng gia tăng về nghiên cứu và phát triển năng lực liên văn hóa, một mặt, cho thấy thực tế tăng tiến chóng mặt của các tương tác liên văn hóa trong quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa với các cơ hội và thách thức dành cho mọi người (dù muốn hay không), và mặt khác, thể hiện sự mở rộng chu cảnh nghiên cứu của giới học thuật nhằm đáp ứng các đòi hỏi của quá trình đó. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ trình bày và phân tích các cách nhìn nh n khác nhau của các học giả khác nhau về năng lực liên văn hóa cùng các mô hình ý niệm về năng lực liên văn hóa thường khảo, đồng thời, đưa ra cách tiếp cận cá nhân về loại năng lực này.

6. Kết luận

Tuy các quan điểm và các cách nhìn nh n của các học giả nghiên cứu về từng loại năng lực cụ thể có khác nhau, nhưng xét theo chu cảnh nghiên cứu, ta có thể thấy rằng, về cơ bản, năng lực ngôn ngữ (NLNN) được xem xét trong chu cảnh ngôn ngữ-tâm lí, năng lực dụng học (NLDH) - trong chu cảnh ngôn ngữ-xã hội, năng lực giao tiếp (NLGT) - trong chu cảnh giao tiếp nội văn hóa và năng lực liên văn hóa (NLLVH) - trong chu cảnh giao tiếp liên văn hóa. Xin được minh họa bằng hình dưới đây:

Một số tác giả (Fraser, Aquyno …) cho rằng năng lực dụng học bao hàm cả năng lực giao tiếp, nhưng chúng tôi lại nhìn nh n khác: Trong khi năng lực dụng học tập trung vào các yếu tố nội ngôn (intralinguistic) và mã ngôn từ (verbal code) cùng tính phù hợp của chúng trong dụng ngôn thì năng lực giao tiếp lại mở rộng ra cả khu vực cận ngôn (paralinguistic) và ngoại ngôn (extralinguistic) và tính đến cả mã ngôn từ (verbal code) và phi ngôn từ (nonverbal code) cùng tính phù hợp của chúng trong giao tiếp.

Với năng lực liên văn hóa, nó đòi hỏi khả năng, kiến thức, kĩ năng không chỉ trong ngôn ngữ-văn hóa nguồn mà cả trong ngôn ngữ-văn hóa đích, giúp ta nhận thức được các tương đồng và dị biệt mang tính xuyên/giao văn hóa để tránh sốc văn hóa, xung đột văn hóa và ngừng trệ giao tiếp. Có thể khẳng định rằng năng lực liên văn hóa là khu vực nghiên cứu liên ngành đang rất được quan tâm trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục ngoại ngữ, nhằm giúp hình thành các công dân toàn cầu trước các thách thức của quá trình toàn cầu hóa.

 

Tài liệu tham khảo

[1]           Chomsky, N. (1965) Aspects of the Theory of Syntax. Cambridge Mass. MIT Press.

[2]           O”Grady, Ư., Dobrovolsky, M., & Katamba, F. (1996) Contemporary Linguistics. An Introduction. London: Longman.

[3]           Kac, M.B. (1992) Grammars and Grammaticality. John Benjamins Publishing Company.

[4]           Fernandez, E.M. and Cairns, H.S. (2011) Fundamentals of Psycholinguistics. Ưiley- Blackưell.

[5]           Denham, K. and Lobeck, A. (2010) Linguistics for Everyone. Ưadsưorth.

 [6]          Phillips, J. and Tan, C. (2005) The Literary Encyclopedia. The Literary Dictionary Company Limited.

[7]           Barron, A. (2003) Acquysition in Interlanguage Pragmatics: Learning Hoư to Do Things ưith Ưords in a Study-Abroad Context. John Benjamins Publishing Company.

[8]           Fraser, B. (2010) Pragmatic Competence: the Case of Hedging. In Neư Approaches to Hedging. Edited by Kaltenbock, G., Mihatsch, Ư. and Schneider, S. Emerald Group Publishing Limited.

[9]           Balconi, M. and Amenta, S. (2010) From Pragmatics to Neuropragmatics. In Neuropsychology of Communication, ed. by Michela Balconi. Springer.

[10]        Aquyno, C. (2011) Pragmatic Competence: Hoư Can It Be Developed in the Foreign Language Classroom? DOA Journal.

[11]        Hymes, D. (1972) On Communicative Competence. ed. J B. Pride and Holmes, H. Sociolinguistics. N.Y. Penguin.

[12]        Canale, M. & Sưain, L. (1980) “Theoretical Bases of Communicative Approaches to Second Language Teaching and Testing”. Applied linguistics. Linguistics 1: 1-47.

[13]        Saville-Troike, M. (1986) The Ethnography of Communication: an Introduction. Basil Blackưell.

[14]        Byram, M. (1997) Teaching and Assessing Intercultural Communicative Competence. Clevedon: Multilingual Matters.

[15]        Thomas, A. (2006) An Action- and Learning- Theoretical Concept of Intercultural Competence. In: Helfrich, H., Zillekens, M. & Hölter, E. (Eds): Culture and Development in Japan and Germany. (S.178-190).Münster: Daedalus.

[16]        Guo-Ming, C. và Starosta, Ư.J. (2005) Foundations of Intercultural Communication. University Press of America.

[17]        Deardorff, D. K. (2006) The Identification and Assessment of Intercultural Competence as a Student Outcome of Internationalization at Institutions of Higher Education in the United States. In Journal of Studies in International Education 10:241-266.

(Nguồn: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 32, Số 3 (2016) 1-9 )

Post by: Khoa Ngữ văn
24-12-2023