Nghiên cứu khoa học

SỰ NGHIỆP TRƯỚC TÁC THI CA CỦA NGUYỄN VĂN SIÊU


14-07-2022

Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872), tự Tốn Ban, hiệu Phương Đình, nguyên quán làng Lủ (tức Kim Lũ), Đại Kim, Thanh Trì, sau định cư tại thôn Dũng Thọ, Giang Nguyên, Thọ Xương, Hà Nội. Ông trước tác ở nhiều lĩnh vực, trong đó, thơ ca gồm Vạn lí tập, Anh ngôn tập, Lưu lãm tập, Mạn hứng tập trong Phương Đình thi tập. Ngoài bốn tập được khắc in, thi ca của ông còn nằm trong các văn bản chép tay. Văn bản thơ Phương Đình mang kí hiệu VHv và A tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, R tại Thư viện Quốc gia Hà Nội, HN tại Thư viện Viện Văn học, HV tại Thư viện Viện Sử học. Trong phần ghi chú tại bảng thống kê, K viết tắt văn bản khắc in, C viết tắt văn bản chép tay, G viết tắt bản gốc, P viết tắt bản photocopy, M là văn bản đã bị mất.

SỰ NGHIỆP TRƯỚC TÁC THI CA CỦA NGUYỄN VĂN SIÊU

ThS. NGUYỄN THỊ THANH CHUNG

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872), tự Tốn Ban, hiệu Phương Đình, nguyên quán làng Lủ (tức Kim Lũ), Đại Kim, Thanh Trì, sau định cư tại thôn Dũng Thọ, Giang Nguyên, Thọ Xương, Hà Nội. Ông trước tác ở nhiều lĩnh vực, trong đó, thơ ca gồm Vạn lí tập, Anh ngôn tập, Lưu lãm tập, Mạn hứng tập trong Phương Đình thi tập. Ngoài bốn tập được khắc in, thi ca của ông còn nằm trong các văn bản chép tay. Văn bản thơ Phương Đình mang kí hiệu VHv và A tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, R tại Thư viện Quốc gia Hà Nội, HN tại Thư viện Viện Văn học, HV tại Thư viện Viện Sử học. Trong phần ghi chú tại bảng thống kê, K viết tắt văn bản khắc in, C viết tắt văn bản chép tay, G viết tắt bản gốc, P viết tắt bản photocopy, M là văn bản đã bị mất.

Sáng tác thi ca của Phương Đình được giới thiệu theo nhóm văn bản khắc in và văn bản chép tay. Hai nhóm văn bản này đều được trình bày theo trình tự bảng tổng kê và phân tích cụ thể tình trạng văn bản. Từ đó, trên cơ sở lấy bản khắc in làm bản nền, chúng tôi thực hiện thao tác đối sánh các văn bản chép tay, loại trừ những bài trùng lặp, tìm ra những bài chỉ xuất hiện tại một văn bản chép tay và những bài thơ xuất hiện trong nhiều văn bản chép tay nhưng không xuất hiện trong văn bản khắc in. Như vậy, hệ thống sáng tác thi ca của tác giả sẽ được xác lập.

I. Những văn bản khắc in

Những văn bản trên đều cùng một ván khắc với đặc điểm:

Về hình thức: Khổ sách 28 x 16cm, khung trang và đường kẻ cột rõ ràng, rốn sách đề nội dung và số trang, chữ khắc thể chân, trang gồm 8 cột, cột 21 chữ. Vạn lí tập 75 trang, 165 bài thơ. Anh ngôn tập gồm Anh ngôn quyển một 36 trang, 95 bài và Anh ngôn quyển hai 46 trang, 140 bài. Lưu lãm tập gồm Lưu lãm quyển một 44 trang, 168 bài và Lưu lãm quyển hai 37 trang, 119 bài. Mạn hứng tập 52 trang, 184 bài. Riêng Vạn lí tập có bài tựa và mục lục. Như vậy, tổng bài thơ trong Phương Đình thi tập là 871 bài. Tính đến bài thơ trong chùm thơ, Phương Đình thi tập có 978 bài, trong đó, Vạn lí tập 183 bài, Anh ngôn quyển một 141 bài, Anh ngôn quyển hai 162 bài, Lưu lãm quyển một 177 bài, Lưu lãm quyển hai 128 bài, Mạn hứng tập 187 bài.

Về nội dung: Theo các bản khắc in này, thơ Phương Đình tập hợp thành bốn tập. Hầu hết thi phẩm được sắp xếp theo trình tự gắn liền đường đời tác giả. Khi đi sứ Trung Hoa năm 1849, ông sáng tác Vạn lí tập. Khi ở Thăng Long, ông sáng tác Anh ngôn tập. Khi sống tại Huế, ông sáng tác Lưu lãm tập. Khi rời Huế về Hà Nội, ông sáng tác Mạn hứng tập.

TT

Nhan đề

Kí hiệu

Ghi chú

1

Phương Đình thi loại

A. 188/1-2

C

2

Phương Đình thi loại

VHv. 838/1-4

G

3

Phương Đình thi loại

VHv. 236/1-4

G

4

Phương Đình thi loại

VHv. 837/1-3

C

5

Phương Đình Vạn lí Mạn hứng tập

VHv. 23

C

6

Phương Đình Anh ngôn thi tập

VHv. 24

C

7

Phương Đình thi loại Lưu lãm tập

VHv. 25

C

8

Phương Đình Vạn lí tập

VHv.1833

G

9

Phương Đình Anh ngôn thi tập

R.1831

G

10

Phương Đình thi loại Lưu lãm tập

R.1221

G

11

Phương Đình Vạn lí tập

R.1217

G

12

Phương Đình Anh ngôn thi tập

HV.287/1-2

G

13

Phương Đình Mạn hứng tập

HV.82

G

14

Phương Đình thi loại Lưu lãm tập

HV.45

G

15

Phương Đình Anh ngôn thi tập

HN.66

M

16

Phương Đình Anh ngôn thi tập

HN.65

M

17

Phương Đình Mạn hứng tập

HN.9

M

18

Phương Đình Mạn hứng tập

HN.24

M

19

Phương Đình thi loại Lưu lãm tập

HN.10

M

20

Phương Đình Vạn lí tập

HN.16

M

 

 

 

 

Từ đặc điểm hình thức và nội dung, bản khắc in được xem là văn bản cơ sở để xác lập hệ thống trước tác thi ca của tác giả.

II. Những văn bản chép tay

Bích viên tảo giám, ký hiệu A.2589 một quyển, 79 trang, chữ viết thảo. Số cột trên một trang, số chữ trên một cột không cố định, gồm 439 tác phẩm. Trang đầu ghi Bích Viên tảo giámNgô Dương Đình. Trang cuối ghi Bích viên tảo giámNgô Dương Đình chu bình. trong Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu viết văn bản này do Nguyễn Văn Siêu soạn, Ngô Dương Đình bình. Nhưng nhan đề sách không ghi Nguyễn Văn Siêu, thực tế văn bản không có bình chú. Hiện tại, vì chưa tìm thấy sáng tác của Ngô Dương Đình trùng với 439 bài trênchúng tôi tạm kết luận, toàn bộ văn bản này là sáng tác của Nguyễn Văn Siêu. Trong đó, Tam Ngô kí ý thuộc Phương Đình văn loại và Cung lục Lập Trai thiên kí không phải thơ. Toàn Châu trừ tịch chỉ là một bài, ba bài còn lại bị nhầm với Lưu lãm tập.

Đại Nam văn tập, ký hiệu A.317 một quyển, 170 trang, chữ viết thể chân. Nguyễn Văn Siêu có hai câu đối mừng và một bài thơ thất ngôn bát cú, nội dung thù tạc ghi Phó bảng Nguyễn Văn Siêu.

Danh nhân thi tập, kí hiệu A.2167, một quyển, 65 trang, chữ viết thảo, nhiều tác giả như Cao Bá Quát, Cao Bá Nhạ, Bạch Đông Ôn, Nguyễn Văn Lí… Phần thơ Nguyễn Văn Siêu bắt đầu từ trang 27 với dòng Nguyễn Văn Siêu nhị thập lục thủ, bội nhị, kết thúc tại trang 37, gồm 52 bài thơ.

Danh nhân thi tập, kí hiệu VHv. 1454, hai quyển, chữ viết thảo, nhiều tác giả như Khải Định, Tùng Thiện Vương, Tuy Lí Vương, Cao Bá Quát, Nhữ Bá Sĩ, Vũ Tông Phan…Phần thơ Nguyễn Văn Siêu tại quyển một, bắt đầu từ trang 49 với dòng Dĩ hạ Nguyễn Văn Siêu Minh Mệnh thập cửu niên Mậu Tuất khoa Phó bảng, kết thúc tại trang 51, gồm 12 bài đều thuộc văn bản khắc in Anh ngôn tập, Lưu lãm tập.

Ngoại truyền kì lục, ký hiệu VHv.12 một quyển, chữ viết thảo. Nội dung đa dạng như Từ Thức tiên hôn lục, Hạng Vũ từ kí, Mộc miên thụ truyện, Tản Viên từ phán sự lục, Tự Tháp Tiến sĩ Võ tiên sinh thi tập… Phần thơ Nguyễn Văn Siêu từ trang 40 với dòng Phương Đình thi tập, kết thúc tại trang 45, gồm 16 bài.

Ngự chế thi, ký hiệu A.1513 một quyển, 88 trang, chữ viết thể chân. Phần thơ Nguyễn Văn Siêu tại trang 11 và 12 với dòng Hữu, thần, Nguyễn Văn Siêu, gồm 6 bài.

Phương Đình tạp chí loại, ký hiệu VHv.1422 một quyển, 142 trang, chữ viết thảo. Sách cũ nát, không còn trang đầu. Nhan đề này theo Thư mục đề yếu dễ gây hiểu nhầm toàn bộ văn bản là trước tác của Phương Đình. Kì thực, văn bản gồm nhiều tác giả như Phan Huy Vịnh, Trần Bảo Quang, Ngô Thế Vinh, Võ Văn Tuấn… với nhiều thể loại như thơ ca, biểu cầu an, văn chúc thọ, bia thần đạo, câu đối… Phương Đình tạp thi từ trang 77 với dòng Phương Đình tạp thi tam nhị quyển, kết thúc tại trang 112 với dòng Phương Đình tạp thi tam nhị quyển tất, gồm 148 bài thơ.

Phương Đình thi tập, ký hiệu VHv.242 một quyển, 63 trang, chữ viết thảo. Văn bản gồm thơ Nguyễn Văn Siêu và Lê Đức Mẫn. Phần thơ Phương Đình từ trang 1 với dòng Hà Nội tỉnh hiệu Phương Đình Mậu Tuất khoa Phó bảng Nguyễn Văn Siêu thi tập, kết thúc tại trang 46 với dòng Phương Đình thi tập dĩ thượng tất, gồm 140 tác phẩm nhưng Nhĩ hà kí kiến, Tĩnh dạ phú, Tích mộng kí thuộc Phương Đình văn loại.

Phương Đình thi văn loại, ký hiệu A. 187 một quyển, chữ viết thể chân. Tờ ghi nhan đề không còn, chúng tôi tạm gọi đặt tên theo nội dung văn bản. Văn bản gồm Phương Đình mạn hứng thi tập 41 trang; Phương Đình văn loại 63 trang; Phương Đình tùy bút lục 134 trang. So với bản khắc in, phần Mạn hứng thi tập thiếu 15 bài.

Sứ trình vạn lí tập, ký hiệu A.2769 một quyển, 35 trang, chữ viết thảo. Số cột trên một trang không cố định, cột khoảng 30 chữ phần thơ, 50 chữ phần chú. Phần đầu là tựa do Trương Đăng Quế đề. Phần thơ bị mất năm bài đầu (tiền khuyết ngũ thủ).

Dục Thúy, Trường An, Trấn Vũ, Tam Á, Tức Mạc, Nhị Thanh chư đề mặc, ký hiệu VHv.18 một quyển, 73 trang, chữ viết thảo. Tác phẩm gồm nhiều phần như Hưng Đạo Đại Vương từ mặc tích, Nhị Thanh Động mặc tích… Trong Dục Thúy Sơn động mặc tích, bài thơ của Phương Đình ghi Phó bảng Nguyễn Văn Siêu đề thi. Trong Trấn Vũ quan mặc tíchTây Hồ tự đề Hà Nội đốc học Phương Đình Nguyễn Văn Siêu phủ giống Tây Hồ tự trong Phương Đình văn loại.

Như vậy, biệt tập Sứ trình vạn lí tập và Phương Đình mạn hứng tập trong Phương Đình thi văn loại không bổ sung thêm bài thơ nào cho văn bản khắc in. Lấy văn bản khắc in Phương Đình thi tập làm bản nền, đối sánh các vựng tập chép tay với bản nền, hệ thống tác phẩm thi ca của Nguyễn Văn Siêu sẽ được xác lập trên cơ sở bổ sung những bài thơ chỉ xuất hiện duy nhất tại một văn bản chép tay và những bài thơ xuất hiện trong nhiều văn bản chép tay nhưng không xuất hiện trong văn bản khắc in.

TT

Tên tập thơ

Kí hiệu

Ghi chú

1

Bích viên tảo giám

A.2589

G

2

Đại Nam văn tập

A.317

G

3

Danh nhân thi tập

A.2167

G

4

Danh nhân thi tập

VHv.1454

G

5

Ngoại truyền kì lục

VHv.12

G

6

Ngự chế thi

A.1513

G

7

Phương Đình tạp chí loại

VHv.1422

G

8

Phương Đình thi tập

VHv.242

G

9

Phương Đình thi văn loại

A.187

G

10

Sứ trình vạn lí tập

A.2769

G

11

Dục Thúy, Trường An… chư đề mặc

VHv.18

G

12

Phương Đình vạn lí tập

A.2673

M

II.1. Những bài thơ chỉ xuất hiện duy nhất tại một văn bản chép tay.

Bích viên tảo giám: 19 bài hai câu: 1. Mãn thuyền minh nguyệt; 2. Trường Lăng; 3. Lạp nguyệt lập xuân; 4. Tái thượng ngâm; 5. Biệt; 6. Thu tiêu; 7. Trùng Tầm Thúy cung; 8. Tự vấn; 9. Quá Tây Thiền tự hữu cảm; 10. Túy khách ngâm; 11. Tân Trúc Điếu đài; 12. Vô đề; 13. Thạch động; 14. Ngẫu thành; 15. Lư Khê dạ điếu; 16. Vịnh tùng; 17. Hoài hữu; 18. Xương Trà dạ thoại; 19. Nghĩa Nương đề (kì nhị, tam, ngũ). 49 bài tuyệt luật, bài luật, trường luật: 1. Xuân nguyệt kí hoài; 2. Kiếm; 3. Long hồ ngoại bệnh; 4. Vũ hậu vãn bộ; 5. Kinh Kha; 6. Ngã ái Ích Lai; 7. Tạ Trần công tả tiểu ảnh; 8. Tẩy trúc; 9. Dạ tọa; 10. Tà dương; 11. Nam phương hữu nhất sĩ; 12. Thừa trướng quy sơn; 13. Thiệp châu ngâm; 14. Thôn cư mạn hứng; 15. Hiểu khởi; 16. Xuân nguyệt mạn hứng; 17. Đối tình; 18. Nhâm Thìn xuân khai bút; 19. Tống Phạm Hồng chi kinh; 20. Phú đắc giang thanh*(*); 21. Khiển hoài nhị thủ; 22. Tống Lê Hi Vĩnh chi Sơn Tây*; 23. Dịch viên bát thủ; 24. Ngạc ngư; 25. Mai hoa sấu; 26. Tặng Tiến sĩ Vũ Hoán Phủ*; 27. Tống Mộ Trạch Tú tài*; 28. Quá Sơn Nam*; 29. Hà Ninh Lĩnh đốc*; 30. Họa Vũ Hoán Phủ*; 31. Tống Trực Trai chi kinh*; 32. Tặng Võ Đạo Khê*; 33. Vãn thu bộ hoài; 34. Hữu cảm; 35. Tự thuật; 36. Trừ dạ tức sự; 37. Tức sự bộ hoài; 38. Khuất Nguyên; 39. Đồ trung*; 40. Thư hoài; 41. Long Hồ đại phong hoài; 42. Vô đề thi; 43. Vô đề; 44. Nghĩa Nương đề (kì nhất, kì tứ); 45. Côn Lôn sơn; 46. Phượng Hoàng sơn; 47. Côn Sơn tự; 48. Ngọa Vân sơn; 49. Quang Khánh đề.

Danh nhân thi tập: kí hiệu A. 2167, 52 bài. 1. Ôn cố tri tân; 2. Thân sư thủ hữu; 3. Văn chất bân bân; 4. Tịch trân đãi sính; 5. Tịch kha phạt kha; 6. Nguyên hanh lợi trinh; 7. Họa tiền nguyên hữu dị; 8. Bình Chuẩn tây bi; 9. Văn dĩ tải đạo lí; 10. Phỏng hữu lục nghĩa; 11. Thu học Lễ; 12. Đông độc Thư; 13. Tích phân âm; 14. Nguyệt vô vong kì sở năng; 15. Học nhiên hậu tri bất túc; 16. Tịch gian hàm khuyển; 17. Trương Lương*; 18. Thiên hạ đào lí*; 19. Hội đắc hậu tố; 20. Vân Đài đồ nhị thập bát tướng; 21. Hội công danh ư Lăng Yên các; 22. Tầm Bút dịch; 23. Bát trận đồ; 24. Nhất nguyệt tam tiệp; 25. Tụ mễ vi sơn; 26. Thị giáp binh; 27. Mục dã thệ sư; 28. Tạ truyền vi trại; 29. Phì Thủy phá Tần Binh; 30. Côn Đích trì tập thủy chiến; 31. Bát công sơn thảo mộc giai binh; 32. Tráng sĩ trường ca nhập Vi quan; 33. Quách Tử Nghi*; 34. Lí Tố Tuyết dạ nhập Thái Châu; 35. Ngô Quý Tử quải kiếm; 36. Chẩm qua đãi đán; 37. Vương hội đồ; 38. Nhị nguyệt đông du đắc; 39. Học hiếu dữ liêm; 40. Nho quán hiến ca; 41. Ngu thiều; 42. Tần Vương phá trận bộ; 43. Cao Tổ đại phong ca; 44. Vọng hạnh chiêm bồ; 45. Tàm nguyệt điều tang; 46. Đại điền đa giá; 47. Phong thời vi thụy; 48. Đào hoa thủy; 49. Bách xuyên quán hà; 50. Doãn Do ông từ; 51. Triết phu thành; 52. Vương ngôn như ti.

Ngoại truyền kì lục: 16 bài. 1. Thụy khởi ngẫu thành; 2. Hoa; 3. Ngẫu thành; 4. Họa đáp Hà Các lão*; 5. Dữ Hà Các lão tiểu chước*; 6. Hoàng ngự sử tư phủ*; 7. Độc sử Trần Hưng Đạo*; 8. Kí Tùng Hiên*; 9. Túy ngâm; 10. Mộ vọng; 11. Tống Ngô Dương Đình*; 12. Lưu biệt Ngụy Thiện Phủ*; 13. Dạ tịch tức sự*; 14. Hà Các lão đáp; 15. Nguyên Đán ngẫu thành; 16. Trường đoản ca vấn Ngô Dương Đình.

Ngự chế thi: 6 bài. 1. Cao Tổ; 2. Chiêu Liệt; 3. Trương Tuần; 4. Chư Cát; 5. Nhạc Phi; 6. Vu Khiêm.

Phương Đình thi tập: 3 bài. 1. Đồ trung tác; 2. Nam Định Ngô Bỉnh Đức thăng Thự Hộ bộ Tả tham sinh tiễn hành ca*; 3. Ngô tộc.

Phương Đình tạp chí loại: 1 bài. Dư tự kinh hồi, Ngô Hi Phan hội, ước dĩ thất nguyệt để tương hội*.

Đại Nam văn tập: 1 bài (không ghi nhan đề).

Dục Thúy, Trường An… chư đề mặc: 1 bài (không ghi nhan đề)

II.2. Những bài xuất hiện tại nhiều văn bản chép

Văn bản chép tay có thi phẩm trùng lặp là Bích viên tảo giámPhương Đình thi tậpPhương Đình tạp thi. Hầu hết các tác phẩm đều trùng lặp ở cả ba văn bản, trường hợp trùng lặp tại hai văn bản được ghi rõ trong { } theo thứ tự bảng thống kê. Tổng số 82 bài: 1. Nhĩ Giang thị đệ nhị thủ; 2. Xuân du Tây Hồ Trấn Quốc; 3. Độc nham thạch tự {1; 8}; 4. Lộ kinh Thường Tín phủ; 5. Sơn Nam trấn khổn; 6. Quá Sơn Nam nhập Ninh Bình; 7. Chu trình vọng Hồng Lĩnh; 8. Quá Tam Điệp sơn; 9. Quá Hải ngạn; 10. Đăng Lí Hòa sơn; 11. Đình tiền xuân trúc {1; 7}; 12. Xuân nhật thư hoài {7; 8}; 13. Nhân nhật; 14. Họa Nguyễn Tuần phủ*; 15. Trùng tống Vĩnh Trai nam quy*; 16. Họa lai thi nguyên vận {7; 8}; 17. Dữ Quảng Đông Lục Liên Anh*; 18. Thừa An Cung vãn hứng; 19. Để kinh kí kiến; 20. Lãnh Trì Tam Hiệp* {7; 8}; 21. Tặng Tô Lang* {7; 8}; 22. Tặng hồi gia chư quan hưu trí*; 23. Nhân độc kí Ngô Hi Phan thi; 24. Tống Lê Thường Lĩnh chi kinh*; 25. Kính trung mĩ nhân; 26. Hiệp trúc cúc hoa; 27. Quá Sùng Sơn từ; 28. Điểu dạ đề; 29. Xá độ chu trình; 30. Dũng Quyết cung nguyệt dạ*; 31. Tự Thổ Sơn nhập Nghệ An*; 32. Tặng Đồng tiến sĩ Vũ*; 33. Tặng Đông Bình tiến sĩ Hoàng; 34. Dạ túc Lê Trác Phong thư trai*; 35. Dữ Vũ Đạo Khê túc dạ*; 36. Thanh Hoá trấn vãn túc; 37. Vô đề; 38. Phùng xuân ngâm; 39. Nghệ An đạo trung; 40. Giang tảo phát chu trình; 41. Kí Hoa đạo trung; 42. Hoằng Lễ đạo trung; 43. Văn châm; 44. Đại nghĩ Đào Xá Nhân*; 45. Tập Đỗ nhị thủ {1; 8}; 46. Biệt tặng Tiến sĩ Hoàng*; 47. Tống lưỡng công tử nam quy*; 48. Vãn Nguyễn Tư Trực* {1; 8}; 49. Xuân viên hiểu khước tức sự; 50. Dạ thu bất tẩm {1; 8}; 51. Tây hồ tự thi; 52. Dạ tống Linh Đường cử nhân *; 53. Mạn hứng ngũ cổ {7; 8}; 54. Điếu vong hữu viêm; 55. Ngẫu tác; 56. Chư Tiến sĩ hạn mãn lai*; 57. Lưu dữ Đỗ Tiệm Trai*; 58. Xuân thủ đắc báo lai Hội thí*; 59. Đông bộ Nhĩ Hà*; 60. Nam Giao vọng hạnh; 61. Biệt Kinh Trung sơn thuỷ; 62. Ninh Công lũy hoài cổ; 63. Quá Bố Vệ hữu cảm; 64. Thu dạ thính nhân xuy địch; 65. Tương tư {1; 8}; 66. Quảng Bình quan; 67. Đông Bình Hoàng giáp {7; 8}; 68. Trung thu bệnh ngọa {1; 7}; 69. Yết Tiên phu tử tế đường {1; 7}; 70. Thu dạ tức sự {1; 7}; 71. Trúc ảnh tùng mai gian {1; 7}; 72. Thang bàn {1; 7}; 73. Thu dạ vịnh hoài {7; 8}; 74. Điếu Trấn Ninh chiến trường; 75. Linh giang; 76. Quá Hoành Sơn; 77. Ất Dậu niên* {1; 7}; 78. Lữ trung nhàn vịnh; 79. Đình thí {7; 8}; 80. Vũ Đạo Khê{7; 8}; 81. Khoa trường {1; 8}; 82. Thực nhạn {1; 7}.

III. Kết luận

- Số bài thơ được bổ sung từ văn bản chép tay so với bản khắc in.

TT

Thành phần

Số bài

(chùm thơ)

Số bài

(bài thơ)

1

Bích viên tảo giám

67

80

2

Danh nhân thi tập

52

52

3

Ngoại truyền kì lục

16

16

4

Ngự chế thi

06

06

5

Phương Đình thi tập

03

05

6

Đại Nam văn tập

01

01

7

Phương Đình tạp thi

01

01

8

Dục Thúy… chư đề mặc

01

01

9

Các văn bản 1, 7, 8

82

90

 

Tổng cộng

229

252

- Số bài thơ thuộc sự nghiệp trước tác của Nguyễn Văn Siêu

TT

Thành phần

Số bài

(chùm thơ)

Số bài

(bài thơ)

1

Văn bản thi ca khắc in

871

978

2

Văn bản thi ca chép tay

229

252

3

Văn bản thể loại khác

02

02

 

Tổng cộng

1102

1232

 

Chú thích:

(*) Dấu * biểu thị nhan đề đã được rút gọn.

Tư liệu tham khảo chính

1. Phương Đình bình nhật trị mệnh chúc từ, kí hiệu VHv.2417, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

2. Quốc triều khoa bảng lục, kí hiệu VHv.646, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

3. Thanh Trì Nguyễn thị phả đồ, kí hiệu A.182, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

4. Phương Đình tùy bút lục, kí hiệu VHv.848, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

5. Phương Đình văn loại, kí hiệu VHv. 838, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

6. Phương Đình Chí Đạo tiên sinh thần đạo bi tại lăng Phương Đình, Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội.

7. Cao Xuân Dục: Quốc triều hương khoa lục, Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Thị Lâm dịch, Cao Tự Thanh hiệu đính, Nxb. Tp. HCM, 1993.

8. Trần Văn Giáp: Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Nxb. KHXH, H. 1977.

9. Lược truyện các tác gia Việt Nam, Trần Văn Giáp (chủ biên), Nxb. KHXH, Hà Nội, 1962.

10. Trịnh Khắc Mạnh: Tên tự tên hiệu của các tác gia Hán Nôm Việt Nam, Nxb. Văn hóa - Thông tin, H. 2007.

11. Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu. Trần Nghĩa - François Gros đồng chủ biên, Nxb. KHXH, H. 1993.

12. Nguyễn Vinh Phúc: Bước đầu tìm hiểu Nguyễn Văn SiêuNghiên cứu Văn học, 1986, số 11.

13. Trần Lê Sáng: Về tấm bia Thần đạo ở lăng Phương Đình Nguyễn Văn SiêuThông báo Hán Nôm học năm 1996, Nxb. KHXH, H. 1996.

14. Trần Lê Sáng (dịch), Bia thần đạo tại lăng Phương Đình thụy Chí ĐạoTạp chí Hán Nôm, số 1 - 1996.

15. Trần Lê Sáng: Nguyễn Văn Siêu, nhà văn hóa lớn nước ta (Tiếp cận văn hóa), Nxb. Văn hóa - Thông tin, H. 2000.

16. Trần Lê Sáng: Thơ Nguyễn Văn Siêu, Tạp chí Hán Nôm, số 5 - 2006.

17. Nguyễn Như Thiệp - Nguyễn Văn Đề: Nét bút thần của Nguyễn Văn Siêu, thi ca và lịch sử, Nxb. Tân Việt, 1944.

18. Các nhà Khoa bảng Việt Nam. Ngô Đức Thọ chủ biên, Nxb. Văn học, H. 1993.

19. Cụ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (không rõ tác giả), Nam Phong tạp chí, năm 1928, số 34. /.

(Tạp chí Hán Nôm, Số 1(92) 2009; Tr. 41 - 47)

Post by: admin
14-07-2022