Sau đúng 10 năm, từ đợt xuất bản đầu tiên năm 1996, bộ Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng được công bố năm nay với quy mô tương tự (3 tập, khoảng 1500 trang, khổ 16x24), nhưng đã phong phú hơn vì được bổ sung phần khá quan trong: trước, sau ngày Toàn quốc kháng chiến năm 1946. Điều đó cũng làm hoàn thiện và sáng tỏ thêm một chân dung đích thực và một hoàn cảnh lịch sử đầy sôi động một thời.
Sau đúng 10 năm, từ đợt xuất bản đầu tiên năm 1996, bộ Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng được công bố năm nay với quy mô tương tự (3 tập, khoảng 1500 trang, khổ 16x24), nhưng đã phong phú hơn vì được bổ sung phần khá quan trong: trước, sau ngày Toàn quốc kháng chiến năm 1946.
Điều đó cũng làm hoàn thiện và sáng tỏ thêm một chân dung đích thực và một hoàn cảnh lịch sử đầy sôi động một thời.
I/ Ý NGHĨA, TÍNH CHẤT CỦA NHẬT KÝ
Từ trước tới nay, dư luận vẫn đánh giá, Nhật ký là một bộ phận quan trọng cấu thành di sản văn chương của Nguyễn Huy Tưởng.
Nhật ký vốn là một loại ghi chép thường xuyên, thường là trong đời sống của người có trình độ trí thức nhất định, với những mục đích khác nhau. Với Nguyễn Huy Tưởng, nhật ký có một số ý nghĩa và tính chất quan trọng đặc biệt.
Trong Năm dân quốc đầu tiên cũng rất nhiều dự định, dự kiến và cả dự thảo mới. Ngày 15.5.1946: “Cả ngày nghĩ về kịch Tháng Tám”. Ngày 25.5.1946: “Muốn viết một tiểu thuyết dài về tâm trạng một nhà văn”. Ngày 6.8.1946: “Phải cố lên! Cố lên (...). Bắt đầu một tiểu thuyết lớn”. Rồi ý định: “Muốn viết về Cụ Hồ một tuỳ bút” (5.10.1946), “Sửa soạn một vở kịch bình dân cho tủ sách công dân”. Đi xem kịch Lôi Vũ: “Nghĩ viết về một vở kịch “Hải Phòng”…
Những năm kháng chiến, và hoà bình sau này cũng vậy. Đầu óc nhà văn luôn đầy ắp những dự kiến sáng tác. Nhật ký ngày 13.12.1954 ghi lại những dự định viết khoảng mươi tác phẩm – truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, truyện cổ tích, truyện nhi đồng.
Nhìn chung, trong đời viết, ông đã thực hiện tốt đẹp nhiều sáng tác phẩm. Tất nhiên, có những ôm ấp còn dang dở, và cả những dự kiến không thành hiện thực. Điều ấy chứng tỏ đã có biết bao trăn trở, bức xúc trong thăng trầm của đời viết Nguyễn Huy Tưởng. Cái quý nhất vẫn là một khát vọng sáng tạo mãnh liệt của người cầm bút.
Để trở thành một cây bút tài năng, Nguyễn Huy Tưởng đã rất chịu học, nêu một tấm gương tự học rất đáng khâm phục. Để đi sâu vào truyền thống văn học, nhà văn đã chịu đọc hầu hết các di sản văn học của quá khứ - từ dân gian đến bác học cổ điển. Không những thế, nhà văn còn đi sâu vào chữ Hán và Hán Nôm, để thấm nhuần sâu sắc, thấu đáo về các tác phẩm xưa. Ông luôn luôn đọc văn học thế giới, kể cả lý luận văn học như sự cập nhật về tri thức. Từ khi hoạt động Văn hoá cứu quốc, Nguyễn Huy Tưởng làm quen và chơi thân với các hoạ sĩ, nhà điêu khắc, nên am hiểu nhiều cảm thụ, và kiến thức về mỹ thuật, văn hoá.
Hiểu biết bao quát về văn hoá đông tây, kim cổ, nâng ông sớm trở thành nhà văn hoá, hơn thế - một nhà lãnh đạo văn hoá, văn nghệ với lý tưởng cao quý CHÂN – THIỆN – MỸ. Cái gốc tài năng từ đầu được xác lập, và vun trồng một đời của một công dân – nghệ sĩ chân chính là nhờ chữ Tâm: “Người thi sĩ muốn xứng với cái thiên chức của mình, trước hết phải có tấm lòng tha thiết, sau phải cảm mọi lẽ của trời đất, sau nữa cần đến câu tư tưởng thâm trầm,...” (10.4.1932). Suy nghĩ sau đây cũng hết sức tiến bộ: “Ta phải theo đường đạo đức mà đi con đường văn chương, không nên vì văn chương mà nhãng đạo đức. Đạo đức là gốc” (5.12.1932).
Hai quan niệm mà văn sĩ cần có, theo ông, là quan niệm về luân lý, triết lý, xã hội và quan niệm về văn chương. Quan niệm văn chương nghệ thuật ngày càng được bổ sung chính xác, đầy đủ theo quan điểm cách mạng trong đời sống chính là cái bảo đảm vàng cho sự nghiệp văn chương của Nguyễn Huy Tưởng.
Đã tìm hiểu qua sách vở và thực tiễn đời sống của các nhà văn, Nguyễn Huy Tưởng sớm ngộ ra một điều kiện tiên quyết là không thể ngồi trong tháp ngà suy tưởng mà có văn chương. Điều kiện tiên quyết là sự trải nghiệm của bản thân như một vốn liếng có thể biến mọi tiềm năng thành khả năng thực tế: “Sống đã” là một lời đầu tiên trong Kinh phấn đấu mở đầu vào tháng 3.1935. Nhưng phải sống chủ động, không để sóng thời đại dẫn dắt, mà phải tự dắt mình đi trong đường chông gai. Rồi, nhà văn cho rằng nên in vào trán hai chữ: “Quả quyết, phấn đấu”. Sống ở đời và làm người: “Mình phải là người đã” (11.5.1941).
Nghĩ và làm, suy tư và hoạt động.
Trước hết, Nguyễn Huy Tưởng rèn luyện để trở thành con người xã hội.
Thời trước 1945, ông đi tham gia các hoạt động của đoàn Hướng đạo (từ 1931) – một phong trào tiến bộ, phi chính trị, có tác động tập luyện cho thanh thiếu niên trong hoạt động ngoại khoá, thể thao, du hành,... với sự linh hoạt, nhanh nhẹn, tháo vát, mạnh dạn và bác ái: “Đây là trường luyện chí cả, gan vàng” (17.2.1940). Phong trào do Hoàng Đạo Thuý đảm nhiệm, và lôi cuốn nhiều trí thức, văn nghệ sĩ, như Trần Duy Hưng, Tạ Quang Bửu, Phạm Ngọc Thạch, Lưu Hữu Phước,...
Tiếp đó, là hoạt động Truyền bá quốc ngữ (từ 1938), gồm các trí thức mà Nguyễn Văn Tố làm Hội trưởng. Đây là phong trào văn hoá có ý nghĩa chính trị, của nhiều chí sĩ trong phong trào Duy tân, vừa phát huy việc học chữ quốc ngữ, lại vừa đấu tranh chống chính sách ngu dân của thực dân Pháp. Từ năm 1943, Nguyễn Huy Tưởng bí mật tham gia Hội Văn hoá cứu quốc, chính thức dân thân vào hoạt động của nhà văn cách mạng tiên phong, và sau này là từ 1945 – 1960.
Vậy là, trong tài – đức của nhà văn – chiến sĩ, điều cần thiết nhất phải bộc lộ là sự quả cảm, tức dũng khí.
Trong trường văn, trận bút cũng rất cần là cái dũng. Đời văn Nguyễn Huy Tưởng đã có những thăng trầm. Tác phẩm sau này, dù đã thành công như Bắc Sơn, Những người ở lại, Ký sự Cao Lạng, Bốn năm sau,... cũng có những ý kiến trái chiều. Đó là do những ý kiến phê bình xã hội học dung tục, hoặc người phê bình thiếu hiểu biết, thiếu thiện chí. Cái chính là, nhà văn có bản lĩnh, biết tự tin, vượt lên những khen, chê nhất thời.
Đặc biệt đáng quý là cái chí vươn lên trong nghề văn, nghiệp viết của Nguyễn Huy Tưởng. Nhà văn có ước mơ chính đáng là phải đạt được những tác phẩm lớn. Ông có cuộc ganh đua âm thầm đầy thiện chí với các bè bạn nổi tiếng hơn mình: Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân. Như “mộng ước” của một nhà văn trong truyện Nam Cao, ước vọng mơ màng mà quyết liệt của nhà văn trẻ là giải Nobel cho Việt Nam: “Khao khát một phần thưởng Nobel” (29.3.1945).
Không tránh được những dao động, mềm yếu, nhưng với lòng tự tin mạnh mẽ, Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn luôn vươn lên khát vọng những đỉnh cao.
3) Một trí thức mẫn tiệp cách mạng
Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn đa cảm và nhạy bén. Nhật ký là tập hợp những ghi chép tức thời, thường xuyên về những cảm xúc, nhận xét, đánh giá. Nhà văn vừa mẫn cảm lại vừa mẫn tiệp, luôn có những cảm nhận kết hợp được mắt nhìn, tai nghe và óc nghĩ. Trái tim nóng kết hoà với khối óc lạnh, đưa ra giải pháp vừa mang cảm tính mà lại vừa có lý tính – tức thấu tình đạt lý.
Đặc biệt nổi bật là đức tính mẫn tiệp, tức tư duy linh hoạt, nhanh nhạy, đối phó kịp thời và chính xác.
Nói cách khác, nhà văn là con người luôn tỉnh thức.
Với mình, như đã nói, là sự tự phán xét, nhằm tu dưỡng đức độ, sửa chữa sai lầm, phát huy ưu điểm. Hành động tự soi gương ấy, dĩ nhiên là rất thật. Vấn đề chỉ nằm ở chỗ có nhận ra vết lấm, vết nhọ hay không? Sau nữa, nhận ra có dám thừa nhận để tẩy rửa hay không? Nghĩa là, đòi hỏi sự dũng cảm từ chính bản thân Nguyễn Huy Tưởng.
Qua Nhật ký, đã nhiều lần nhà văn tự thức tỉnh. Vì nói với mình, nên tiếng nói nội tâm là thẳng thắn, chân thành. Không ít lần, Nguyễn Huy Tưởng tự nhận là “thẹn”, “hổ thẹn”, “xấu hổ”,... Nhà văn tự lên án mình là “mi”, là “ngươi” – sao dám thế này, thế nọ,...
Xét một cách khách quan, ta thấy những nhận xét ấy rất nghiêm túc, đôi khi “quá lời”: nhà văn “lên án”, thậm chí “xỉ vả” bản thân. Nhẹ thì là “rụt rè”, “đần độn”, “nhu nhược” (30.11.1935): “tự tỉ như mình đã cao, đâm ra xấc láo, đã như vậy lại thêm cái hèn hạ, nhút nhát, không có một chút ý chí, năng lực nào (...). Về đường trí thức, ta lại càng hèn kém” (Tự tình, 24.3.1931). Nghĩ đến chuyện thiếu điều kiện phụng dưỡng mẹ già vất vả ngược xuôi lo từng bát cơm, trong khi nhà văn thì đã đi làm, nên tự lên án mình: “Than ôi! Cái đời làm con của tôi chỉ là một đời khốn nạn. Và cách tính toán trên đường đời của tôi chỉ là một tràng hạt lỗi lầm” (22.2.1990).
Trước sau, Nguyễn Huy Tưởng là người trong tổ chức Đảng, tuy nhiên có lúc cực đoan, nhà văn cũng có tư tưởng như Nguyễn Tuân: “Nếu đến Đại hội, mà lảnh đạo không có gì thay đổi, thì phải đặt vấn đề xin ra Đảng” (15.7.1957).
Xét mình và xét người cùng một cách thức sòng phẳng và nghiêm nhặt.
Một mặt, nhà văn rất khâm phục bè bạn, văn nghệ sĩ tài danh cùng trang lứa, hoặc lớp đàn em, mặt khác lại thẳng thắn nhận xét, góp ý. Chân tình mà nghiêm khắc. Dù với ai, dù ở cấp trên. Là một trong bộ ba lãnh đạo có uy tín một thời cả về tổ chức Đảng, và tổ chức Hội, một mặt, ông rất phục anh Lành – Tố Hữu, từng ca ngợi: “Nghĩ đến Tố Hữu, rực rỡ như vàng, như ánh sáng”, và có tình cảm yêu mến thực sự. Tuy nhiên, nhà văn cũng không ngại nhận xét một số sai sót và bất cập, bất cận như tình trạng xử lý sai phạm trong vụ Nhân văn – Giai phẩm. Với Nguyễn Đình Thi cũng vậy, vừa tôn trọng, kính nể, thân thiết, vừa góp ý phê bình, nhận xét về một số cách hành xử máy móc, có tính áp đặt. Với cương vị và trách nhiệm, có lúc Nguyễn Huy Tưởng cũng viết thư đề đạt và kiến nghị những kiến giải hợp lý, hiệu quả tới đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh.
Qua tất cả những quan sát diễn biến chính trị – xã hội và thực thi chính sách, Nguyễn Huy Tưởng đã dũng cảm đóng vai trò người phản biện xã hội. Với tư cách một công dân, người dân bình thường, cùng tư cách một nhà văn – nghệ sĩ, một nhà lãnh đạo.
Mục Những năm trăn trở (I, II, III) trong tập Nhật ký 3 ghi rất nhiều sự thật mắt thấy, tai nghe, hoặc qua thông tin chính thống. Có những ghi chép cả lời nhận xét dạng tự phê bình của Thủ tướng rất chân thành, đúng mực, nhưng bao xót xa: “Đồng chí Phạm Văn Đồng nói chuyện với trí thức, cải cách ruộng đất rất, rất, rất sai lầm. Nhưng dù sao thì, ta cũng có một cái nhà, dù cột xà của nó có hỏng đi nữa thì cũng phải gọi là cái nhà, chứ là gì được” (15.7.1957).
Một ngày chủ nhật (Văn nghệ, 1957) dựa vào tư liệu nhật ký chân thực và rất tâm huyết, nhưng bị nghi kỵ, và hệ luỵ giảm sút uy tín của cá nhân vì tệ nạn: “Vẫn là cái hẹp hòi thành kiến” (15.9.1957). Trong lúc nhiều cây bút nói một chiều, tuyên truyền giả dối; thì việc nói thật, viết thật bị coi là “đi ngược chiều”, âu đó cũng là cái ấu trĩ một thời. Thời đổi mới đất nước, nhiều vấn đề về xã hội, về văn nghệ, văn hoá đã được nhận thức lại...
Điều đó chứng tỏ là cần nhận rõ những điều nói thẳng, nói thật, thể hiện cảm nhận sáng suốt, tỉnh táo, thức thời của nhà văn. Trên hết, đó là một ý thức và yêu cầu sửa đổi, cải cách và một số đề xuất mạnh dạn đổi mới cách mạng trên nhiều phương diện cơ bản về quản lý xã hội cũng như quản lý văn nghệ.
YYY
Vậy là, qua tập Nhật ký, có thể nhận rõ ràng, chính xác hơn chân dung một con người chân chính. Con người ấy hội tụ ba cốt cách nổi bật của một nhân cách lớn, cũng là ba con người – con người đời thường, nhà văn, người trí thức. Tư cách nào cũng đẹp, với sánh sáng riêng, tạo ra một nhân cách lớn lung linh sáng tỏ.
Nhật ký chỉ gồm những ghi chép trong 30 năm, nhưng mang tính tiêu biểu cao vì,như đã nói, cũng là nhật ký một đời.
Nguyễn Huy Tưởng đã sống theo một quan niệm đẹp, có cách sống của con người thời đại mới: “Sống một cách đầy đủ, rộng rãi, sống một cách hăng hái, mạnh dạn; sống theo tư cách một người, tức là phát triển được hết năng lực của mình” (tháng 4.1935).
Cuộc đời ấy là lịch sử cá nhân, cũng là phản ánh lịch sử xã hội một thời trên những nét đại thể nhất. Qua đó, ta nhìn thấy bóng dáng một chính nhân quân tử truyền thống, và hình ảnh kẻ sĩ thời đại mới. Tất cả đều có sức toả sáng và “Sống mãi” với các thế hệ mai sau./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Huy Tưởng (1996), Toàn tập – tập 1, 2, 3, 4, 5, Văn học.
Trước hết, đây là một trường hợp rất hiếm có. Người viết đụng bút từ năm còn là học sinh lo việc đèn sách, thi cử, khi mới bước qua tuổi 18. Những trang cuối khép lại cách ngày ông ra đi khoảng hơn 1 tháng – vào tuổi 48. Nghĩa là, Nhật ký đã được viết liên tục 30 năm (1930 – 1960), mà trục bản lề là 1945, năm Tổng khởi nghĩa lịch sử.
Tóm lại, đây là cuốn Nhật ký của một đời – đời người, đời viết. Lời mở đầu cho tập nhật ký đầu tiên, được coi là phương châm sống ghi: “Người ta sở dĩ có nhiều tội lỗi là vì không chịu xét công việc của mình hàng ngày” (2.11.1930).
Theo sắp xếp trong chỉ có một mục nhan đề Nhật ký tư tưởng, nhưng thực ra toàn bộ ghi chép đều toát lên tinh thần ấy, một tinh thần tu dưỡng đạo đức, rèn luyện ý chí để hoàn thiện nhân cách một con người nói chung. Cho dù là khi anh ta đang đi học, đã đi làm, ở chế độ cũ, cũng như chế độ mới. Cho dù khi anh ta chưa lập nghiệp, đến khi có sự nghiệp và thành danh.
Nhật ký không chỉ là một độc thoại, mà còn là những đối thoại. Xem mình, xét người, trong gia đình, trong xã hội, thậm chí là cả giữa các văn nghệ sĩ, chính khách ở nước ngoài. Sau đó, nhà văn tiến hành đánh giá nhân vật, tác phẩm trong và ngoài nước. Có những sự tự kiểm nghiêm khắc, đôi khi quá mức qua những bình phẩm về cộng đồng, về thiên hạ, triết lý về nhân tình thế thái.
Ngoài những khúc “tự tình”, hoặc phẩm bình ấy là sự ghi chép sự việc, cảnh tượng, diễn biến trong cuộc đời riêng chung. Vậy là, hoàn chỉnh sự hướng nội và hướng ngoại. Chính trên kho “tàng thư” giản dị, chân thực, sống động ấy, nhà văn mới khai thác để dựng những trang viết đầy tính hiện thực và lãng mạn. Nghĩa là, thổi hồn vào bề bộn, ngồn ngộn những tư liệu tâm hồn, và đời sống để làm nên sáng tạo nghệ thuật.
Với các nhà văn nói chung, nhật ký đời thường có ý nghĩa như kho tư liệu chân thực nhất, mang tính thời sự, lịch sử cụ thể. Đó là cơ sở quan trọng để làm xuất phát điểm cho mọi sự nhào nặn và biến hoá của người viết. Đó cũng có thể được ví như những bản phác thảo, ký hoạ cho những bức tranh nghệ thuật, hoặc như những mỏ quặng quý để tinh luyện nên những công trình mỹ thuật vàng, bạc tương lai.
Đối với Nguyễn Huy Tưởng, người sớm có ý thức về nghề viết, Nhật ký có ý nghĩa như những bài tập viết: “Phàm kẻ học trò nên tập cách viết nhật ký”. Có những mẩu, những đoạn được viết khá cẩn thận, kỹ lưỡng, như là những sản phẩm đã được sơ chế, hoặc tạo mẫu. Có lời tự nhủ đanh chắc như phương châm sống và viết, những nhận xét, bình luận như trữ tình ngoại đề. Lại có những sự việc được kể tỉ mỉ, minh bạch, có cảnh tượng được tả sinh động, đầy thần thái – nhất là tư liệu về cảnh đời sống gian khổ trong kháng chiến, hiện tượng đấu tố oan sai trong cải cách ruộng đất.
Lớp nhà văn cùng trang lứa như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Văn Bổng thường có những ghi chép kiểu ấy – rất chân thực, sống động và giàu sức gợi cảm xúc, nhận thức.
Tôi may mắn được có được những quyển Sổ tay ghi chép dạng Nhật ký của Tô Hoài những năm tháng đi thực tế ở Tây Bắc. Có những đoạn gần như được đưa “nguyên khối” – tức đưa nguyên văn vào những trang Hồi ký, Tiểu thuyết sau này. Nguyễn Tuân có kiểu ghi chép đặc biệt về tình bạn bằng “hệ thống thư từ” có đóng dấu tem bưu điện gửi các bạn văn trong quá trình xuôi ngược, đi thực tế đời sống Từ Sông Tuyến đến Sông Đà.
Thực ra, nhật ký chỉ là ghi chép cho riêng mình, không ai có ý định công bố toàn bộ tư liệu đời tư đó. Nhưng nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc đã được in và công bố vì lý do đặc biệt. Nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm như có thông điệp “Đừng đốt!”. Chính vì trong đó đã có ngọn lửa mãnh liệt kỳ diệu của lý tưởng anh hùng và chủ nghĩa nhân văn.
Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng được gia đình công bố với một ý nghĩa tương tự. Đây không phải là tác phẩm văn học theo đúng 100% ý nghĩa và tính chất văn chương. Tuy nhiên, nó có giá trị văn chương cao, bởi được viết ra bởi một nhà văn có trình độ và có ý thức.
Nhìn chung, tất cả đều được viết qua lăng kính cá nhân của một nhà văn chân chính, một công dân – nghệ sĩ cách mạng. Nghĩa là, tác phẩm được lọc qua một bộ lọc có định hướng chính trị lý tưởng và nghệ thuật xác định. Có thể coi đây là sản phẩm cận văn chương, hoặc rộng rãi hơn, coi đây là một tác phẩm văn chương cũng không khác nhau là mấy.
Thực chất, chưa nên coi đây là thể loại nhật ký (cho dù nhà văn có lúc có ý định ấy), mà chúng ta nên thống nhất coi đây là bộ Nhật ký như một Di cảo – tức chưa có sự chỉnh lý, biên tập cuối cùng của nhà văn. Trường hợp này cũng giống như Di cảo thơ của Chế Lan Viên, hoặc của một số nhà văn tên tuổi khác, được tính như di sản văn chương của nhà văn.
II/ BA CỐT CÁCH TRONG MỘT NHÂN CÁCH LỚN
1) Một con người yêu thương say đắm
Nguyễn Huy Tưởng là con người của yêu thương.
Từ buổi thiếu thời, cậu bé đã đắm mình trong tình thương mến của gia đình và quê hương. Khi lớn lên, chàng thanh thiên học sinh đã quý mến bè bạn, đồng đội trong nhà trường và những hoạt động xã hội.
Với tâm hồn đa cảm và cả nghĩ, thích suy tư, Nguyễn Huy Tưởng dần dần xây dựng được các mối quan hệ thân thiện với tất cả mọi người. Tình thương yêu ngày càng có ý thức đã sớm mang màu sắc riêng – chung.
Mở đầu quyển nhật ký đầu đời (2.1.1930) là cảm tưởng sau khi đọc tiểu thuyết có tính luân lý xã hội – Phục sinh của Lev Tolstoy. Đó là bài học đầu tiên về một tình yêu mang đậm tính xã hội: sự thương cảm cho những số phận bất hạnh, khổ nhục, “những cảnh đói khát, lầm than của bọn dân cùng”.
Tuy nhiên, tình cảm phát lộ đầu tiên, tự nhiên mà tha thiết, với biết bao day dứt, băn khoăn của anh học sinh xa nhà ở Hải Phòng là tình yêu thương với mẹ.
Bà mẹ đẻ - vợ của một hàn sĩ bất đắc chí, đã vất vả, tảo tần, chịu thương chịu khó để nuôi đàn con bé dại khôn lớn thành người. Trong số đó, Tưởng là đứa con bà yêu quý nhất, đang được chăm lo cho ăn học để thành tài. Tình yêu và thương mẹ là nỗi niềm đau đáu suốt một thời trai trẻ của đứa con hiếu thảo. Không biết bao nhiêu lần anh nhớ mẹ, nhất là yêu mẹ, thương mẹ, và tự trách mình chưa làm đầy đủ bổn phận làm con.
Đi làm, khi bắt đầu có chút ít đồng lương anh đã gửi về cho mẹ, nhưng cũng nghĩ là chưa đền đáp được công trời biển của đấng sinh thành. Luôn luôn là sự áy náy, ân hận là chưa có điều kiện để phụng dưỡng mẹ già ở quê, nhất là lúc đau yếu, trái gió trở trời. Hầu như bao nhiêu tình yêu thương thắm thiết, cao quý nhất, nhà văn đều muốn được dồn trút cho mẹ. Người mẹ đã là một thần tượng, và cao hơn, còn được tôn lên như một điển hình của bà mẹ Việt Nam.
Hơn thế nữa, bà mẹ được nâng lên tầm nhân loại: “Mẹ là hồn người ta, là một tấm hình của hết cả tính tốt loài người” (17.12.1932). Nhất là khi đã có vợ, thấu hiểu thêm về người phụ nữ, anh càng thương yêu, tôn kính mẹ.
Cảm động nhất là những trang ghi cuối cùng về những ngày đau bệnh, quằn quại, và phút lâm chung của bà mẹ. Đứa con trai – luôn mang mặc cảm “chưa trọn chữ hiếu” chỉ biết khóc thương, và mong mẹ được thanh thản ra đi. Đã từ lâu, Nguyễn Huy Tưởng tôn thờ mẹ, và ra tuyên ngôn với mình: “Người mẹ là cả một tôn giáo” (1.3.1932).
Nguyễn Huy Tưởng là con người ăn ở rất tình nghĩa trong gia đình, họ mạc: Yêu thương mẹ, yêu thương các anh chị, trọn vẹn cả hiếu và đễ. Rồi nhà văn thương cả các cháu con anh chị, và quý nhất là San – đứa cháu có chí hướng văn chương, thường trao đổi thơ, văn.
Là con người có bản chất nhân ái, đôn hậu, ban đầu Nguyễn Huy Tưởng có quan niệm thật hồn nhiên: “Tôi chỉ hiểu một mặt chữ là chữ yêu. Tôi không muốn thù ghét” (17.1.1932). Lời mở đầu một tập nhật ký cũng có dòng đầu: “Tôi là người, tức có lòng nhân”. Chỉ đến khi dẫn đầu trong hoạt động xã hội, và dấn thân theo lý tưởng mới, chữ nhân của nhà văn mới mang ý nghĩa xã hội rộng lớn, cao đẹp.
Được trang bị bằng tri thức tân học, nhưng Nguyễn Huy Tưởng vẫn cố học thêm Hán học. Chính vì vậy, nhà văn tiếp thu thêm cả nhân tố tích cực của đạo Nho. Đạo đức nhà văn vì vậy , bao gồm cả đạo lý truyền thống, và sau này là đạo đức cách mạng.
Ngay khi còn trong thời đèn sách, Nguyễn Huy Tưởng đã là con người thân thiện, ưa kết giao với bè bạn, nên dễ nhận được tình bạn chân chính. Trong nhật ký 22.2.1940 có ghi: “Một người bạn thân, còn gì êm ái hơn (...). Một người bạn hiền, đó là tất cả một kho tàng mà trời cho, mà ít người đã có”.
Khi hoạt động Văn hoá Cứu quốc, và vào đoàn thể, một sự gắn bó mới nảy nở, đó là tình đồng chí. Đời công tác của nhà văn đã có biết bao nhiêu bè bạn. Trong số đó, rất nhiều người có danh tiếng trong lĩnh vực văn hoá, văn nghệ. Có đoàn kết, có đấu tranh, nhưng tất cả đều trên tinh thần xây dựng và cái giữ được trọn vẹn lòng thuỷ chung với bạn bè, đồng chí.
Cái được lớn nhất chính là sự tin yêu của tất cả. Những ngày cuối đời, có rất nhiều văn nghệ sĩ, chính khách quây quần bên giường bệnh của Nguyễn Huy Tưởng. Nhà văn chỉ ghi đôi dòng qua nhật ký: “Rồi Võ Hồng Cương tới vì ông Lê Đức Thọ đã cho biết tin. Rồi Kim Lân, Tô Hoài...” (2.6.1960), “Tuệ! Một người bạn học cũ ở Hải Phòng cách đây hơn 30 năm” (Chiều 3.6.1960), “Vợ chồng Kim Lân đến thăm và cho quà (...) Tố Hữu đến thăm con và có gặp” (5.6.1960). Rồi, tiếp theo là Đàn Vũ, Phạm Hổ, Chế Lan Viên, Bùi Hiển, Đặng Thai Mai, Vương Linh... Có những ngày rất đông (12.6.1960): Xuân Diệu, Huy Cận, Hoàng Trung Thông, Đặng Thai Mai. Chiều 20 khép lại những dòng nhật ký trong bệnh viện với Nguyễn Tuân, Dương Bích Liên, Đồ Phồn, Thợ Rèn, Như Phong,... Như nhà văn từng nghĩ, bè bạn thân thiết – mỗi người đều “là một kho tàng”, mà trời ban tặng, thì ông đã có được bao “kho tàng” quý giá ấy.
Nguyễn Huy Tưởng đã một đời yêu thương vợ con hết mức. Qua người bạn đời của ông, cũng nhận ra những tính cách quý giá – những đức tính hiền thục, nhân hậu, thuỷ chung của người phụ nữ Việt Nam. Qua những đứa con thân yêu, ông cũng dành tất cả niềm tin, hy vọng vào thế hệ trẻ - như ông đã từng để bao tâm huyết trên những trang viết cho thiếu nhi.
Ngay từ thời trẻ, Nguyễn Huy Tưởng đã có niềm tự hào độc đáo, hiếm có, được ghi trong Nhật ký 10.4.1940: “Ta chẳng giầu ư? Ta có của mà mọi người không có. Ta giàu tình cảm, mạnh tình yêu mẹ, yêu nước, yêu vợ, thân bạn. Đó, ta chẳng giàu là gì? Khiến ta giàu nữa, ta sẽ thành một nhà phú hộ, mà ở xứ Việt Nam này không có hai”.
Có lẽ, đây cũng đúng là điều ta muốn tôn vinh Nguyễn Huy Tưởng: một con người một đời yêu thương say đắm. Nguyễn Huy Tưởng: nhà văn – nghệ sĩ cách mạng mang trái tim lớn – trái tim của sự hài hoà giữa tình cảm riêng – chung cao đẹp, và thiêng liêng nhất. Nhà văn từng định nghĩa, và thực hiện tốt đẹp: “Người nhân thì yêu nhà, yêu rộng ra đến nước, yêu nước, yêu rộng ra đến nhân loại”.
2) Một nhà văn mang khát vọng mãnh liệt
Ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, chàng trai trẻ Nguyễn Huy Tưởng đã mơ màng với ước vọng trờ thành một thi sĩ. Anh say mê văn học phương Tây, đọc kỹ thơ văn Pháp, và chịu ảnh hưởng về những giá trị tư tưởng thẩm mỹ tốt đẹp. Nhưng, đồng thời, trong sự suy tư cũng có sự phân tích và thu nhận hoàn chỉnh về văn chương nói chung, và nhận rõ được cái căn cơ gốc rễ là ở dân tộc: “Văn chương là một thứ hoa, mỗi nước có một thứ hoa thơm” (17.11.1931).
Khi đọc kỹ Truyện Kiều và Chinh phụ ngâm, nhà văn tương lai rất tự hào: “Văn chương nước ta có phải là kém cỏi chi đâu” (23.1.1932). Và, Nguyễn Huy Tưởng cảm nhận ra với cái nhìn của một nhà văn hoá tầm cỡ thế giới: “Văn hoá Á Đông của ta là cái văn hoá cao thượng, khắp năm châu không đâu có. Nếu ta không sớm biết hô hào, cổ động, và kiến thiết lại văn hoá – mà như thế, tức là ta có thể thoát ly được hết cả cường quyền – thì dân Á Đông không bao giờ mở mặt ra được, và chỉ cúi đầu mà theo cái văn hoá phũ phàng và vật chất của Âu Mỹ mà thôi” (5.3.1932).
Vậy là, ngay từ xuất phát điểm, những ý tưởng của nhà văn tương lai đã có định hướng rất chính xác: tiếp thu tinh hoa văn hoá cổ kim, đông tây để tạo ra một nền văn chương, văn hoá mang bản sắc dân tộc.
Cần phải nhấn mạnh rằng, đây là một ý tưởng vượt thời đại, rất gần gũi với phương châm của Đề cương văn hoá 1943, và những cương lĩnh văn nghệ cách mạng sau này của chúng ta.
Quan niệm viết văn, làm thơ cũng chứa đựng quan niệm sống hồn nhiên của Nguyễn Huy Tưởng: làm thơ và sống một cuộc đời “nên thơ”. Quả vậy, cuộc đời của nhà văn đã trở thành một bài thơ lớn, một quyển tiểu thuyết hoành tráng. Thơ văn ấy đã là sự nghiệp một đời dấn thân trong bão táp của thời cuộc.
Mộng văn chương là ước muốn, là khát vọng một đời của Nguyễn Huy Tưởng - từ khi chưa cầm bút, đến lúc đã trở thành nhà văn có tên tuổi. Kể từ khi mới có trang viết đầu tiên, đến khi đã có một sự nghiệp rất đáng kể. Sống mãi với Thủ đô thực ra mới là tập I của bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ trong kế hoạch sáng tác.
Theo dõi hàng chục năm trời qua Nhật ký, chúng ta có thể thấy, hầu như thời gian nào, năm nào, tháng nào cũng nằm trong dự định thực thi và tiến hành viết, sửa chữa bản thảo lớn, nhỏ của nhà văn. Nguyễn Huy Tưởng giàu ước muốn, và có lúc đã tự trách mình là tham lam, ảo tưởng với những kế hoạch lớn, quy mô phải tận lực đầu tư công sức.
Khởi đầu là làm thơ, cho đến khá lâu sau. Tiếp đó, lại nhận ra cái tạng kịch và văn xuôi. Thế là nhà văn tự đặt ra bao chương trình. Nổi lên là ý chí, nghị lực và quyết tâm ghê gớm: “Đối đãi với người bằng lòng nhân, đối đãi với mình bằng nghị lực” (6.4.1932).
Ngày 11.10.1933, do dự trong kết cấu của câu chuyện Mỵ Châu, Nguyễn Huy Tưởng phân vân nên đưa lên sân khấu hay dùng lục bát.
Ngày 12.10.1933, ghi “Tôi vẫn nghĩ đến quyển anh hùng ca và dự định viết về Trần Hưng Đạo với sách Thái Bình diên yến”.
Sau đó ít ngày – 19.10.1933, là dự định viết sách Trưng Vương gồm 2000 câu thơ, cần biên tập khoảng 5 năm. Quyển Thái Bình diên yến về đại anh hùng Trần Hưng Đạo gồm 15 bài ca, tất cả vào độ 6000 câu thơ, làm trong 15 năm.
Đến 1.11.1933, Nguyễn Huy Tưởng xác định “man man ra gánh vác việc đời trong văn đàn Nam Việt” với Chương trình như sau:
27 tuổi Cuối năm nay, phải xong cuốn kịch Dương Dác Ai
23, 25 Kết cấu những câu chuyện con con với thi ca: Chiêu Quân, Trương Chi – Nghĩa Viên – Thu hồ – Mỵ E – Vũ Thị - Dự Nhượng – Trầu cau – Người mê vào với Ong - Chử Đồng Tử, v.v.
26 Mỵ châu (văn xuôi)
27 Phù dung (văn vần)
28 Koumâla (văn vần)
29 – 34 Trưng Vương
35 – 55 Thái Bình
Cứ xem một chương trình này cũng thấy thật đáng khâm phục và “khiếp sợ” biết bao!