Hán nôm

BÀN THÊM VỀ VIỆC HỌC CHỮ VÀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN HÁN NÔM


15-10-2020
Tác giả: Lại Văn Hùng - Nguyễn Thị Thanh Chung

Có một thực tế là bộ môn Hán - Nôm trong nhà trường hiện chưa được người học để tâm đúng mức. Các sinh ngữ dường như được coi trọng hơn, chúng là thước đo, là tiêu chuẩn trong các ngành thi cử, là công cụ để mở rộng các mối quan hệ, v.v… Và như vậy cũng là đúng, là hợp lẽ, hợp thời. Còn Hán - Nôm, là “tử ngữ” - và không phải là một trong năm sinh ngữ bắt buộc trong bất kỳ hạn ngạch thi cử nào. Điều này thậm vô lý và có thể cũng là một trong những nguyên nhân khiến người ta không tha thiết lắm với môn học. Cái tử ngữ đó lại có thể ví như một thứ đồ vật quý, hiếm (như một món đồ cổ chẳng hạn) - nhưng chỉ cất giữ và ngắm nghía trong túi, trong nhà - có khi cả đời chẳng dùng được việc gì, chẳng biết bán cho ai nhưng mà … vô giá. Hán - Nôm là thế! Thế mà đối với một số bộ môn khoa học xã hội thì chẳng nói ai cũng biết Hán - Nôm vô cùng cần thiết. Như đối với các thầy, cô giáo dạy môn Văn thì Hán - Nôm ít nhất cũng giúp cho họ hiểu sâu thêm được các tác phẩm văn chương cổ cận đại trong chương trình mà nhiều chỗ dịch bản không thể hiểu hết được. Thí dụ câu: "Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới/ Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào" trong bài Bình Ngô đại cáo nổi tiếng thì phải nói dịch hay quá. Nhưng nếu biết Hán - Nôm thì phải hiểu mấy chữ Nhân dân bốn cõi là chưa thật sát, thậm chí chưa thật đúng nghĩa. Nguyên bản của Nguyễn Trãi là: "Manh lệ chi đồ tứ tập". Manh lệ khó có thể dịch thành nhân dân được. Ở đây tác giả bài cáo nói đến hai lực lượng chính tham gia khởi nghĩa Lam Sơn là manh và lệ, là hai loại “dân” khá đông bị Hồ Quý Ly đẩy ra ngoài đường bằng chính sách ruộng đất “hạn điền, hạn nô”. Hồ Quý Ly mất "nhân tâm" cũng do chính sách này, nên Nguyễn Trãi mới viết họ Hồ "chính sự phiền hà" và "lòng dân oán thán". Hay như đối với các ngành khác từ báo chí đến du lịch, rồi in ấn, xuất bản .v.v…Hán - Nôm cũng hết sức cần. Làm sao viết báo (dùng chữ) cho đúng, làm thế nào để giới thiệu về các di tích đình - chùa - miếu (nơi đầy rẫy những Hán - Nôm), và có thể nào in ấn xuất bản (một tài liệu Hán - Nôm) tốt mà không có hiểu biết ít nhiều về nó ? …

Tóm lại là nên tìm cho ra cách thức học và đọc các văn bản Hán - Nôm, biến bộ môn này trở nên ngày một gần gũi, quen thuộc có tác dụng thiết thực và dần xoá bỏ sự ngại ngần - cách biệt, xoá bỏ cách nghĩ cho Hán - Nôm là một cái gì đó "cao thâm", khó học, khó tiếp cận. Cũng như bất cứ một ngôn ngữ nào, việc học văn tự Hán cũng gặp những thuận lợi, khó khăn nhất định. Từ những thuận lợi cũng như khó khăn trong việc học chữ Hán đối với người Việt Nam hiện nay, chúng tôi xin bàn luận thêm về một số phương hướng để học tốt văn tự Hán như sau:

1. Nhanh chóng làm quen với con đường tiếp cận văn tự hình khối biểu ý.

Một trong những khó khăn trong việc học chữ Hán của người Việt đó chính là khong cách tiếp cận của hai loại hình ngôn ngữ biểu ý và biểu âm, vì thế, theo chúng tôi để học tốt chữ Hán trước hết phải rút ngắn khong cách đó, nhanh chóng làm quen với con đường tiếp cận một loại hình văn tự mới với những phương pháp sau:

a. Nắm chắc bộ thủ chữ Hán.

          Có thể thấy bài học về bộ thủ chữ Hán là một trong những bài học đầu tiên và việc nắm chắc bộ thủ chữ Hán là vấn đề hết sức quan trọng để người học có thể từng bước chiếm lĩnh kho tàng chữ Hán hết sức đồ sộ, phong phú. Nếu như không nắm vững được bộ thủ chữ Hán thì người học không tiếp cận được ý nghĩa của chữ Hán từ những nét nghĩa cụ thể, không viết được chữ Hán một cách chính xác. Và việc nắm vững bộ thủ chữ Hán đòi hỏi ở cấp độ tuyệt đối bởi trong chữ Hán có nhiều bộ thủ có hình thể tương đối giống nhau nhưng ý nghĩa khác nhau như bộ thuỷ (nước, hình dòng nước chảy) và bộ băng (nước gặp lạnh thì đông lại), bộ nhân  人  (người, xác định bởi hai chân, là sinh vật đứng thẳng) và bộ nhập 入 (vào, tượng hình rễ cây đâm vào lòng đất), bộ đao  (con dao) và bộ lực   (sức lực), bộ thổ 土   (đất) và bộ   (học trò, những người nghiên cứu có học vấn), bộ thi  (thây người chết, hình xác người nằm duỗi ra) và bộ hộ  (cái cửa, hình cái cửa có một cánh), bộ qua (cái kích, một thứ binh khí ngày xưa) và bộ dực  (cái cọc), bộ mục  (mắt, hình con mắt) và bộ tự  (cái mũi, cổ văn vẽ hình cái mũi trên cái miệng, nghĩa rộng là từ mình), bộ mãnh  (bát đĩa để ăn cơm, vẽ hình cái bát) và bộ huyết  (máu, nét phẩy ở trên biểu thị máu đựng trong bát để tế thần), bộ môn   (hình hai cánh cửa) và bộ đấu  (đánh nhau, tượng hình hai người cầm vũ khí quay vào nhau để đánh nhau)… Nắm chắc bộ thủ chữ Hán giúp cho người học chữ Hán viết đúng, hiểu đúng chữ Hán và đó cũng chính là con đường quan trọng để rút ngắn khong cách  sự khác biệt giữa hai con đường tiếp cận là chữ biểu ý và chữ biểu âm.

b. Tư duy trên mặt chữ.

          Trong các cách cấu tạo chữ Hán mà Hứa Thận đã phân tích thì bốn loại cấu tạo Tượng hình, Chỉ sự, Hội ý, Hình thanh đều có yếu tố biểu ý trên văn tự và chiếm phần lớn kho tàng văn tự Hán còn hai loại cấu tạo Giả tá, Chuyển chú chỉ là cách dùng chữ và chiếm một số lượng ít. Vì thế, khi học chữ Hán người học nên chú ý đến hình thể văn tự, để từ hình thể văn tự lĩnh hội ý nghĩa của chữ. Đây là một đặc trưng mà văn tự ghi âm không thể có, nhìn vào những chữ thành trong tiếng Việt nếu không đặt trong văn cảnh cụ thể thì không thể biết được đâu là trưởng thành, đâu là thành phố, đâu là thành thực nhưng nếu đặt ba chữ thành (成 ,城 ,誠 …)của tiếng Hán cạnh nhau không cần văn cảnh vẫn có thể nhận ra ý nghĩa của chúng. Đó là dựa vào yếu tố biểu ý trong từng chữ. Như vậy, trong việc học văn tự hình khối biểu ý, đòi hỏi người học phải có sự chú tâm hơn nhiều trong tư duy về hình thể văn tự so với việc học văn tự biểu âm.

2. Tận dụng khối lượng từ Hán Việt trong kho tàng từ vựng tiếng Việt .

a. Phát huy vốn từ Hán Việt, đặc biệt là từ Hán Việt đồng âm để học chữ Hán

          Trong kho tàng từ vựng tiếng Việt hiện nay có hơn 70% là từ Hán Việt, chính vì thế người học phải huy động toàn bộ vốn ngôn ngữ của mình trong việc học chữ Hán, đặc biệt là những từ Hán Việt đồng âm trong số lượng từ Hán Việt hết sức đồ sộ. Trên cơ sở biết nghĩa và âm của những từ Hán Việt đồng âm, chúng ta học hình thể của những từ đồng âm đó. Sau đó, chúng ta mở rộng và khắc sâu chúng theo mô hình hình tháp. Chẳng hạn với ba chữ thành đồng âm, trước tiên chúng ta huy động những từ ghép Hán Việt cùng trường nghĩa. Nghĩa thứ nhất là các từ  thành thân 成 親thành nhân 成 人thành bại 成 敗 … Nghĩa thứ hai là các từ thành thực 誠 實thành tín 成 信chân thành 真 成 …Nghĩa thứ ba là các từ thành thị 城 市thành phố 城 浦đô thành 都 城 , thành luỹ 城 壘 ...Sau đó, chúng ta tiếp tục mở rộng ở cấp độ thứ hai bằng cách học những chữ ghép của các từ này như từ  nhân,  thân , bại …, thực , tín  , chân 真 …thị , phố , luỹ , đô  Cố nhiên, ở đây đòi hỏi thêm một kĩ năng nữa là nhận biết từ Hán Việt và từ thuần Việt, điều này không phải quá khó bởi mỗi người đều có một dự cảm tương đối tinh tế với ngôn ngữ mẹ đẻ. Ngoài ra, hiện nay có nhiều tài liệu, từ điển giúp người học rèn luyện kĩ năng này. Quả thực, việc huy động vốn từ Hán Việt trong việc học chữ Hán là tận dụng được lợi thế mốí quan hệ đặc biệt của ngôn ngữ Việt và ngôn ngữ Hán. Hơn nữa, cách học như vậy giúp cho việc sử dụng tiếng Việt hiện đại ngày càng chính xác và hay hơn.

b. Nắm vững những đặc trưng của từ Hán Việt trong kho tàng tiếng Việt.

          Để việc phát huy vốn từ Hán Việt trong kho tàng tiếng Việt trong việc học chữ Hán, người học cần nắm chắc một số điểm đặc trưng của từ Hán Việt, điều này giúp người học khắc ghi chữ Hán một cách sâu sắc. Những điểm đặc trưng đó biểu hiện ở những phương diện sau:

Về mặt ngữ nghĩa: Phần lớn từ Hán Việt đều giữ nguyên nghĩa cổ, nghĩa gốc của tiếng Hán nhưng trong quá trình sử dụng lâu dài ở Việt Nam, nhiều từ có nghĩa gốc bị mờ nhạt đi còn nghĩa phái sinh lại nổi bật hơn, chính vì thế người Việt khi học chữ Hán cần tìm về nét nghĩa gốc, nét nghĩa đầu tiên của chữ Hán, nếu không dẫn đến những hiểu lầm. Chẳng hạn, bảo thủ 保 守 nghĩa gốc của chữ Hán là gìn giữ, nó là một từ ghép đẳng lập, nhưng trong tiếng Việt thì nghĩa nổi bật của nó giữ lại những cái không tốt, không chịu thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới; Dung dị 容 易 trong tiếng Hán có nghĩa là dễ dàng nhưng trong tiếng Việt có nghĩa là giản đơn, giản dị; Biểu dương 表 揚 nghĩa tiếng Hán là bộc bạch, phơi bày còn trong tiếng Việt có nghĩa khen ngợi; Bồng bột 蓬 浡  nghĩa tiếng Hán là sôi nổi, mạnh mẽ, tràn đầy sức sống còn tiếng Việt có nghĩa chỉ những hành động bột phát thiếu suy nghĩ của tuổi trẻ…

Về mặt ngữ âm: Có một số từ Hán Việt trong tiếng Việt có cấu trúc đảo so với từ Hán Việt cổ, đó còn gọi là hiện tượng đảo âm. Chẳng hạn khiếp đảm 怯 膽  đảm khiếpliên can 連 干  can liên, tiến cử 進 舉  cử tiến, phóng khoáng 放 曠   và khoáng phóng...

 

Về mặt cấu tạo từ: Trong từ vựng Hán Việt hiện đại và từ vựng Hán Việt cổ điển có cấu tạo giống nhau, đó là cấu tạo theo cấu trúc đẳng lập và cấu trúc động tân. Cấu trúc đẳng lập như ơng nhu 剛 柔, gian nan 艱 難 , ban hành 頒 行 , bồi bổ 培 補 , bổng lộc俸 祿 , quốc gia 國 家 , bình luận 評 論 …Cấu trúc động tân như báo thù 報 讎, bảo an 保 安 , bảo toàn 保 全 , bảo trọng 保 重 , bình phẩm 評 品 …Còn cấu trúc từ ghép chính phụ, nếu cả hai là âm Hán Việt thì cấu trúc là từ phụ đứng trước, từ chính đứng sau như ác điểu 惡   鳥 , mĩ nhân 美 人 , hoàng bào 黃 袍 … Cấu trúc từ pháp này hoàn toàn ngược với cấu trúc từ ghép chính phụ trong tiếng Việt, từ chính đứng ở vị trí trước còn từ phụ đứng ở vị trí sau như chim dữ, người đẹp, áo vàng…Trong cấu trúc giữa từ chỉ hành động và từ chỉ phương thức của hành động thì từ chỉ hành động đứng sau còn từ chỉ phương thức thường đứng trước như ám chỉ 暗 指 , bàng quan 暗 指 , an toạ 安 坐 , bức tử 逼 死 , ám sát 暗 殺 …

c. Chú ý về âm đọc của những chữ cùng hình thể nhưng từ loại khác nhau.

Trong việc chiếm lĩnh vốn từ, vấn đề quan trọng là xác định đúng từ loại, nếu xác định không đúng đặc điểm từ loại sẽ dẫn đến việc phiên âm nhầm lẫn. Chẳng hạn chữ  nếu là danh từ thì có âm đọc là nhạc như âm nhạc, nhạc khí, thanh nhạc, tấu nhạc … còn nếu là tính từ thì có phiên âm là lạc như hoan lạc, khoái lạc, lạc quan…còn nếu là động từ thì được phiên là nhạo như nhân giả nhạo sơn, trí giả nhạo thủy. Chữ   nếu chỉ trạng thái thì có âm là hưng như phục hưng, hưng thịnh, hưng vong, hưng phấn… còn nếu là danh từ thì có âm là hứng như hứng thú, cao hứng, nhã hứng... Chữ  nếu dùng theo hàm nghĩa chỉ trạng thái tính chất thì có âm là cường như cường thịnh, cường bạo, cường tráng…còn nếu dùng với hàm nghĩa chỉ động tác thì có âm là cưỡng như cưỡng bức, miễn cưỡng... Chữ  nếu là danh từ thì có âm là xứ như xứ xứ, xứ sở, trụ xứ …còn nếu là động từ thì có âm là xử như xử phạt, xử lí, cư xử... Chữ 傳 nếu là động từ thì có âm là truyền như tương truyền, truyền thuyết, lưu truyền… còn nếu là danh từ có âm là truyện như truyện kí, tự truyện, liệt truyện… Chữ  nếu là tính từ thì có âm là trường như trường độ, trường niên, trường giang… còn nếu là động từ thì có âm là trưởng như sinh trưởng, trưởng thành…

3. Chiếm lĩnh vốn từ

a. Chiếm lĩnh sự đa nghĩa và phong phú của ngôn từ.

          Kho tàng chữ Hán vô cùng đồ sộ, ngay cả người Trung Quốc cũng không biết hết, dùng hết. Khi học chữ Hán, người học nên cố gắng chiếm lĩnh các nét nghĩa trong một từ để hiểu hết nghĩa lí của văn bản, tránh những nhầm lẫn. Chẳng hạn trong bài Nam quốc sơn hà câu đầu tiên là Nam quốc sơn hà Nam đế cư 南 國 山 河 南 帝 居 , nếu không hiểu những nghĩa của từ đế  , từ cư  thì không thấy hết sức mạnh của ý thức khẳng định chủ quyền của dân tộc. Ví như chữ cư ngoài nghĩa là ở còn có nghĩa là cư xử, xử lí, cai trị, chính vì thế nếu chỉ hiểu là sông núi nước Nam vua Nam ở thì dường như chưa đủ, có lẽ là Sông núi nước Nam vua Nam cai quản, trị vì…

Cũng như nhiều ngôn ngữ khác, sự khác biệt của các từ cùng trường nghĩa rất tinh tế, vì vậy việc nắm chắc những từ cùng một trường nghĩa có thể thâu hiểu những giá trị được biểu đạt trong ngôn từ. Chẳng hạn, cùng là ngựa có khoảng hai mươi từ khác nhau để định danh. Anh chàng Kim Trọng thư sinh phong tư tài mạo tót vời, vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa đã cưỡi con ngựa có đặc điểm tuyết in sắc ngựa câu giòn. Chàng Lục Vân Tiên anh hùng giữa đường gặp chuyện bất bằng chẳng tha thì tay cầm siêu bạc mình ngồi ngựa ô. Ngựa câu là con ngựa còn non tuổi, khoảng hai tuổi, khoẻ mạnh, sung sức, đẹp mã còn ngựa ô là ngựa có sắc lông đen nhánh, cao to, khoẻ mạnh. Sự tinh tế đó góp phần bổ sung nhiều ý nghĩa cho hình tượng nghệ thuật được miêu tả trong văn chương.

          b. Chiếm lĩnh chiều sâu văn hoá của ngôn từ

Học chữ gắn liền với nghĩa, đặc biệt gắn liền với những nội hàm văn hoá là một cách nhớ chữ Hán vô cùng sâu sắc. Điều này vô cùng thuận lợi bởi Văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Hoa có sự tương đòng khá đặc biệt. Chẳng hạn khái niệm quân tử 君 子và tiểu nhân 小 人 , theo quan điểm của Nho gia, ban đầu, quân tử là từ tôn xưng người đàn ông thuộc tầng lớp quý tộc, kẻ thống trị, dùng đối lập với từ chỉ giai cấp bị trị, người không có địa vị gì trong xã hội là tiểu nhân. Ví như trong Kinh Thi, Ngụy phong, Phạt đàn có câu “ Bỉ quân tử hề, bất tố xan hề” còn trong Kinh Thư, Vô dật viết: “Bất tri giá sắc chi gian nan, bất văn tiểu nhân chi lao, duy đam lạc chi tòng”. Về sau thì dùng theo nghĩa mở rộng, quân tử chỉ những người có đức hạnh còn tiểu nhân chỉ những người hèn hạ như Luận ngữ viết : “Cố quân tử danh chi tất khả ngôn dã, ngôn chi tất khả hành dã” còn Tuân Tử, Khuyến học viết: “Tiểu nhân chi học dã, nhập hồ nhĩ, xuất hồ khẩu”…  Vậy nên dẫu trong bần cùng cực khổ, người ta vẫn có thể là quân tử và dù ở chốn quyền cao chức trọng vẫn có thể là tiểu nhân. Hay như chữ hoà , chữ hoà gồm khẩu chỉ sự ăn uống và hoà chỉ cây lúa, nghĩa cụ thể là nghệ thuật nấu nướng, phải biết thêm ngọt bớt mặn cho thật sao cho ngon, hợp khẩu vị. Hoà mang nghĩa dẫn thân là điều chỉnh các mối quan hệ hoặc mâu thuẫn cho thật hợp lí, nên xuất hiện các từ hòa thuận, hòa mục, hòa khí, hòa bình...

Nói gì thì nói, việc chiếm lĩnh được một vốn từ nhất định vẫn là cái đích đến cuối cùng. Xưa, người ta bắt dầu học chữ Hán quãng từ 5-6 tuổi, khoảng 18-20 thì “lều chõng” đi thi để thành ông Tú, ông Cống, ông Nghè. Như thế việc học và sôi kinh nấu sử mất khoảng trên 10 năm. Nay thì không đến mức như vậy, người “có duyên” và “có tâm” với chữ Hán chỉ cần bỏ ra khoảng 2-3 năm là đã khá. Khi đã có chữ Hán rồi thì việc học Nôm trở nên thuận lợi hơn.

          Nhưng kể cả lúc đã có một vốn Hán – Nôm nhất định rồi, mà người sở hữu không biết cách dùng thì cái lưng vốn ấy cũng mai một dần đi. Tức là phải có biện pháp để làm “sống” cái “chết”, nếu không vô hình trung ta lại làm “chết” cái “ngữ chết” ấy một lần nữa.

          Cho nên, tiếp theo việc học văn tự, chúng tôi nói về cách đọc hiểu văn bản Hán – Nôm. Chữ mà ta học là chữ từ sách vở, giáo trình. Thế mà, trong thực tế Hán Nôm lại tồn tại dưới nhiều hình thức văn bản khác nhau. Thế nào là một văn bản Hán – Nôm? Ở đây, chúng tôi xin không luận bàn thêm về văn bản học (tức là dùng khoa học về văn bản, để tìm ra các loại thiện bản, chính bản, nguyên bản…hay một số vấn đề khác nữa), mà chỉ trình bày mấy điểm có tính cách thực tiễn.

Văn bản là các loại sách (viết tay hoặc đã khắc in), cố nhiên là thế và ai cũng biết. Ngoài ra, văn bản còn là bia đá, chuông đồng, câu đối, đại tự; chữ trên tranh trên trướng, chữ trên gốm sứ, gạch ngói.v.v. Thậm chí, bên cạnh các loại văn bản có thể nhìn thấy, sờ thấy, đọc được, còn có loại văn bản chỉ nghe thấy. Như các văn bản chỉ có truyền ngôn mà trong thực tế không còn; hay như các văn bản ta nghe qua người khác. Trong một lần đi tàu hoả từ Sài Gòn ra, đến vùng Lệ Thuỷ, anh bạn ngồi bên chợt reo lên: Trời ơi, hèn nào mà người ta đặt tên là Lệ Thuỷ. Rồi anh nói tiếp: Thật đúng là nước long lanh như những giọt lệ. Người nghe đành ngồi im và lặng thinh, chả lẽ mình ngăn dòng cảm xúc của bạn? Vậy, chỉ hai chữ Lệ Thuỷ đó thôi cũng đã là một văn bản cần giải mã. Trong cuộc sống nhiều khi ta gặp những văn bản “di động” từ những người “hay chữ” như thế. Ở một bữa tiệc quê, có ông cụ biết chúng tôi cũng vọc vạch Hán – Nôm, khi rượu vào…chữ ra, cụ khề khà: Anh có biết sao ngày trước cứ nói ngụy quân tử, rồi ngụy quân, ngụy quyền; hay bây giờ mắng trẻ là nghịch như ngụy không? Đương nhiên, cụ hỏi thế là không đợi câu trả lời. Cụ bảo: Trong cái chữ ngụy ấy có chữ quỷ. Thì là quỷ mà lại ! Ta làm gì với các văn bản có cả nước mắt và cả con quỷ đó? Để thấy chữ nghĩa Hán - Nôm hiện diện ở các dạng văn bản phong phú, đa vẻ, cả hữu hình lẫn vô hình.

Tiếp xúc với văn bản, công việc đầu tiên là cần xác định thời gian và tác giả của văn bản, càng cụ thể càng tốt. Dĩ nhiên, có nhiều văn bản thiếu cả hai yếu tố trên; lại có nhiều văn bản cả hai yếu tố đó đều rơi vào trạng thái "mù mờ". Rồi tình trạng "tam sao", tình trạng ghi chép thiếu chính xác; rồi quan niệm của người xưa về "phác hoạ" và "dấy động" - người này có quyền nhuận sắc, nhuận chính văn cña ng­êi kh¸c v.v..TÊt c¶ nh÷ng chuyÖn ®ã ®Òu lµm cho v¨n b¶n H¸n-N«m trë lªn phøc t¹p, khã gì. Mµ ®· kh«ng''gì'' ®­îc vÒ t¸c gi¶, thêi ®iÓm xuÊt hiÖn t¸c phÈm th× rÊt khã ®¸nh gi¸, khai th¸c v¨n b¶n vµ nhiÒu khi ng­êi ta r¬i vµo t×nh tr¹ng suy luËn, vâ ®o¸n. KÓ nh­ tr­êng hîp Vò T«ng Phan. L©u nay, ng­êi ta qu¸ tin vµo ghi chÐp cña mét sè s¸ch vë mµ cho r»ng t¸c gi¶ nµy mÊt n¨m 1862, l¹i dùa vµo ®ã cã ng­êi suy ®o¸n Héi H­íng ThiÖn do «ng s¸ng lËp cã xu h­íng yªu n­íc, kh¸ng Ph¸p. Bçng ®Õn 1982, hËu duÖ hä Vò ph¸t hiÖn thÊy tÊm bia Lç Am Vò Tiªn sinh tõ ®­êng ký (bµi ký vÒ nhµ thê Vò Lç Am Tiªn sinh). Lç Am lµ hiÖu cña Vò T«ng Phan. V¨n bia do häc trß cña cô Vò lµ Phã Tæng tµi Quèc sö qu¸n, L¹i bé Th­îng th­, TiÕn sÜ NguyÔn T­ Gi¶n so¹n n¨m 1873. Trong bia nãi râ :''ThÇy ta mÊt ngµy T©n Tþ, 26 th¸ng 6 n¨m T©n Hîi (1851)''. Nh­ vËy, ®©y lµ b»ng chøng ®Ó kh¼ng ®Þnh r»ng cô Vò ®· mÊt tr­íc sù kiÖn ng­êi Ph¸p x©m l­îc n­íc ta (vµo n¨m 1858) ®Õn 7 n¨m. Vµ nh­ thÕ t­ t­ëng, néi dung th¬ v¨n cña hä Vò còng rÊt nªn ®­îc hiÓu cho thËt ®óng.

Bªn c¹nh viÖc x¸c ®Þnh râ t¸c gi¶ vµ niªn ®¹i cña v¨n b¶n, cßn rÊt nªn l­u ý ®Õn viÖc ''có, ®Ëu'' v¨n b¶n. Tøc lµ ph¶i chÊm, ng¾t c©u cho ®­îc. ViÖc nµy x­a c¸c cô gäi lµ th«ng m¹ch s¸ch. Chç nµy, ch÷ H¸n cã ®Æc tÝnh ''ch¶ gièng ai''. Ng­êi lµm v¨n b¶n nhiÒu ®Òu ph¶i thõa nhËn ai còng m¾c. Ch÷ vµ nghÜa hiÖn c¶ ra ®Êy, sê sê tr­íc m¾t, mµ ®äc vÉn kh«ng th«ng. Ng­êi ta ng¹i vµ sî còng lµ ë chç nµy. §Ó gi¶i ®­îc mét c©u (d¨m b¶y ch÷ th«i), có đận phải nghiền ngẫm, tra cứu đến cả tuần, cả tháng…, rồi băn khoăn day dứt, mất ăn mất ngủ, rồi đờ đẫn ngồ ngộ .v.v. Đến mức, có nhà nghiên cứu bảo: cái nghề của mình suy cho cùng chỉ là "quăng quật" mấy cái chữ, mà nhiều khi chả đến đâu...

Yêu cầu thứ hai khi giải mã văn bản là yêu cầu về khả năng văn hoá. Trên kia, đã nói chữ Hán là loại chữ mang "chiều sâu văn hoá", và điều ấy cũng đúng với văn bản Hán. Một văn bản Hán thường là sự tổng hợp của những "chiều sâu văn hoá” khác nhau. Thơ văn đấy, mà là triết, là sử, là địa lý, là y học …thậm chí có cả cỏ cây, muông thú, ẩm thực.v.v..Trong mớ hỗn mang đó, cái đóng vai trò nòng cốt là điển cố. Chả thế mà xưa các cụ dạy chữ có cả một "giáo trình" riêng về hàng trăm điển cố để trang bị cho sĩ tử. Thế nên người ta dùng điển tự nhiên, nói lên và viết ra ai cũng hiểu, không cần chú giải. Điển cố hiện diện như một loại ký hiệu mang nghĩa trong tác phẩm. Điển giúp người ta kiệm lời, không tãi ý. Điển làm cho văn chương sáng và hay hơn. Thế mà, đã có lúc người ta phê rằng văn chương của tác giả này, tác giả kia còn nặng về điển cố. Lẽ ra cần học và tìm hiểu điển cố. Không nhập tâm được một lượng điển cố nhất định thì khó lòng đọc hiểu hết được văn bản Hán - Nôm.

Thêm nữa, cũng nên chú ý đến một điểm dị biệt nữa của chữ Hán là loại chữ không hề có "in hoa, in nghiêng" gì cả, trong văn bản chữ nào cũng giống chữ nào. Vì thế, cần phân biệt tên người, tên đất, tên sách để …tránh dịch xuôi ra. Cúc Pha là hiệu của Nguyễn Mộng Tuân thì không thể dịch ra Đèo Cúc. Câu thơ của Nguyễn Huy Oánh có mấy chữ "Ấn phù hà trung" thì không thể dịch như một dịch giả là “In nổi trong sông” được, mà ở đây là: Ngọn núi Ấn nổi trong sông.v.v….

Sau hết, khả năng ngôn ngữ cũng cần được tính đến. Chữ trong sách vở nhà trường khác xa với chữ trong thực tế văn bản. Khó nhất là gặp các loại chữ triện, chữ lệ và chữ thảo. Triện, lệ hay gặp ở hoành phi, câu đối, dấu khắc, tháp mộ; còn chữ thảo hay gặp ở văn bản chép tay và tranh hoạ, bia đá. Ở đây cần khả năng nhớ tự dạng kết hợp với suy đoán (suy đoán các chữ trước sau; suy đoán qua tần suất lặp lại của bộ, của chữ …) Lại có khi chữ viết thì như thế, nhưng khi vào bản khắc in lại khác đi….

Một điều nữa, nếu nói có người sẽ cho là thừa, là khả năng về …Việt ngữ. Điều này tưởng đơn giản vì ta là người Việt, tiếng Việt  là tiếng mẹ đẻ, ai chả sẵn rồi. Thế mà ngẫm cho kỹ, tiếng Việt mới là thứ ta thường xuyên thiếu trong việc đọc, dịch các văn bản Hán, phiên âm các văn bản Nôm. Luôn luôn phải so đi tính lại, phải ''thôi, xao'' xem chữ này nên dịch thế này hay thế kia, chính là công việc lựa chữ, tìm từ ngay trong ngôn ngữ mẹ đẻ. Nên mới có bản dịch đúng, bản dịch hay cạnh những bản dịch chưa sát, chưa hay. Do vậy, không ngừng tu dưỡng và sử dụng cho thật thành thạo tiếng Việt cũng là một đòi hỏi không thể thiếu .

Trở lên, chúng tôi vừa mạo muội bàn góp về việc học chữ Hán và về một vài kinh nghiệm trong việc đọc hiểu các văn bản Hán-Nôm. Chung quy, vẫn là việc phải học thuộc lòng càng nhiều chữ càng tốt và vận dụng đội quân chữ nghĩa đó một cách đắc dụng nhất trong khi đọc, dịch các loại văn bản. Cạnh đó, việc nâng cao vốn văn hoá và vốn tiếng Việt cũng là một quá trình có thể nói là không bao giờ có điểm dừng.

                                                                                                           Hµ Néi, Th¸ng 11-2004.

Post by: Vu Nguyen HNUE
15-10-2020