TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Khoa Ngữ văn
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******//******
|
Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2018
THÔNG BÁO PHÁT ĐỘNG CUỘC THI
KỶ NIỆM 100 NĂM SINH NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH
Nhân kỷ niệm 100 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918 – 2018), khoa Ngữ văn tổ chức cuộc thi “Trình diễn, sáng tác nghệ thuật về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà thơ Nguyễn Bính”. Cuộc thi là dịp để sinh viên khoa Ngữ văn tưởng nhớ và thể hiện sự hiểu biết, niềm yêu mến đối với con người và thơ Nguyễn Bính.
I. Chủ đề cuộc thi: Cuộc đời và thơ Nguyễn Bính
II. Hình thức và nội dung cuộc thi:
Để phát huy sức sáng tạo của sinh viên, học viên khoa Ngữ văn, BTC cuộc thi không quy định, giới hạn hình thức và nội dung dự thi (trong phạm vi chủ đề cuộc thi). Dưới đây là một số gợi ý về hình thức và nội dung dự thi:
Hình thức
|
Nội dung
|
Tư liệu
|
1. Sân khấu hóa: dựng tiểu phẩm, hát, múa, trình diễn thời trang…
2. Ngâm thơ, bình thơ (nộp phần lời bình)
3. Sáng tác nghệ thuật (nộp sản phẩm):
- Vẽ tranh (trong bức tranh dẫn những câu thơ gợi ý cho bức tranh của mình)
- Sáng tác kịch bản
- Sáng tác thơ, truyện ngắn
-Phổ lại hoặc remake những bài hát đã phổ thơ Nguyễn Bính
- Phổ nhạc mới thơ Nguyễn Bính
- Viết thư pháp
|
- Phục hiện lại không gian văn hoá trong thơ Nguyễn Bính: không gian làng quê, đô thị, miền Nam
- Cuộc đời – con người Nguyễn Bính trong cảm nhận của cá nhân.
- Một số chủ đề trong thơ Nguyễn Bính:
+ Các cung bậc tình yêu: tương tư – ghen - lỡ làng…
+ Bi kịch lưu lạc (trên con đường tha hương và ngay trên chính quê hương mình)
+ Vẻ đẹp truyền thống của làng quê, của văn hoá Việt: phôi pha và vĩnh cửu
+ Những giấc mơ: giấc mơ quan Trạng, giấc mơ “điệp lang khoa”
+ Nguyễn Bính và những nhân vật nhà quê của ông trên trục thời gian: trong mắt người cùng thời và hậu thế (từ điểm nhìn hiện tại và tương lai)
+ Các nhân vật trong thơ Nguyễn Bính (cô thôn nữ, cô hàng xóm, anh lái đò, người vợ miền Nam…).
+ Sự tương đồng và khác biệt giữa các nhân vật trong thế giới thơ Nguyễn Bính và các nhân vật trong thế giới nghệ thuật khác (ca dao, cổ tích, các nhân vật của các nhà thơ, nhà văn khác).
|
- Thơ nguyễn bính
- Các bài hát phổ thơ Nguyễn Bính
- Cuộc đời Nguyễn Bính
- Các giai thoại về Nguyễn Bính: về tài năng nghệ thuật của ông, những người phụ nữ trong cuộc đời nhà thơ…
- Nguyễn Bính và các thi nhân, các nhà văn cùng thời
|
III. Thể lệ cuộc thi:
1. Phần thi bắt buộc:
- Đối tượng dự thi: tập thể sinh viên (đơn vị: lớp).
- Nội dung thi: Mỗi lớp bắt buộc phải dự thi 01 tiết mục Sân khấu hóa và ít nhất 01 phần thi tự chọn (có thể tham khảo các hình thức và nội dung được gợi ý ở trên). Kết quả của phần thi Sân khấu hóa sẽ được tính thay thế cho kết quả môn thi Sân khấu hóa của Hội thi Nghiệp vụ sư phạm năm 2018.
2. Phần thi tự do:
- Đối tượng dự thi: cá nhân/ nhóm (sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh).
- Nội dung thi: các cá nhân, nhóm có thể lựa chọn 1 hoặc nhiều (không giới hạn số lượng) hình thức, tiết mục dự thi (có thể tham khảo các hình thức và nội dung dự thi được gợi ý ở trên).
3. Cơ cấu giải thưởng:
Mỗi phần thi (bắt buộc, tự do) sẽ có cơ cấu giải thưởng riêng và BTC sẽ trao giải cho các tập thể, cá nhân đạt giải.
III. Thời gian:
- Thời hạn đăng ký dự thi: trước 16h30 ngày 01/10/ 2018. (Các lớp tập hợp danh sách đăng ký dự thi (theo đơn vị lớp, theo mẫu đính kèm), gửi bản cứng cho cô Đặng Thị Thu Hiền (SĐT: 0979821368) và gửi bản mềm vào email: sinhviennghiencuukhoahocnguvan@gmail.com.)
- Thời hạn nộp sản phẩm dự thi (đối với các phần thi có sản phẩm): trước 16h30 ngày 10/10/2018. Địa chỉ nộp: cô Hương – Phòng Tư liệu khoa.
- Thời gian tổ chức thi (đối với các phần thi sân khấu hóa, ngâm thơ, bình thơ, sáng tác nhạc, phổ nhạc): ngày 13/10/2018. Địa điểm thi sẽ được thông báo sau.
BAN CHỦ NHIỆM KHOA NGỮ VĂN
Trưởng khoa
PGS. TS. Đỗ Hải Phong
Mẫu:
DANH SÁCH ĐĂNG KÝ DỰ THI
KỶ NIỆM 100 NĂM SINH NGUYỄN BÍNH
LỚP:……………….. KHÓA:…………………
Stt
|
Đối tượng dự thi (tên cá nhân/trưởng nhóm/ tập thể lớp)
|
Tên tiết mục dự thi (tên gọi của tiết mục do các đối tượng dự thi tự đặt)
|
Hình thức dự thi (ghi rõ hình thức cụ thể: sân khấu hóa/ bình, ngâm thơ/ sáng tác nghệ thuật…)
|
I. Phần thi bắt buộc
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Phần thi tự do
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
3
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|