Thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2013- 2014 của Trường ĐHSP Hà Nội, nhằm tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, “Tuần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm năm 2013” sẽ được tổ chức từ ngày 14/11/2013 đến ngày 20/11/2013; hội thi NVSP cấp khoa sẽ được tổ chức vào ngày 15/11/2013. Nội dung cụ thể xin xem trong bản kế hoạch.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội ngày 04 tháng 11 năm 2013
|
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC TUẦN RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
NĂM HỌC 2013-2014
Thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2013- 2014 của Trường ĐHSP Hà Nội, nhằm tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, “Tuần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm năm 2013” sẽ được tổ chức từ ngày 14/11/2013 đến ngày 20/11/2013.
Theo công văn số 444/ĐHSPHN-ĐT về kế hoạch tổ chức tuần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm năm học 2013-2014 của nhà trường, cần lưu ý:
- Đối với sinh viên: Đây là tuần học, dùng vào mục đích rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, không phải tuần nghỉ. Kết quả của tuần học sẽ được cộng vào điểm rèn luyện và là điều kiện để xét cho sinh viên đi thực tập sư phạm:
+ Điểm 8 đến 9 được cộng 0,1 vào điểm rèn luyện
+ Điểm 10 được cộng 0,2 vào điểm rèn luyện
+ Điểm dưới 5 sẽ không được đi thực tập sư phạm
- Đối với các cán bộ trong khoa: Việc tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên là trách nhiệm của mọi cán bộ khoa, không phải riêng tổ Phương pháp dạy học.
- Đối với tổ Phương pháp dạy học: Cần tham gia tích cực vào quá trình tổ chức, rèn luyện cho sinh viên, đặc biệt phải chịu trách nhiệm về mặt nội dung (cả nội dung cho tuần rèn luyện và nội dung thi của Hội thi cấp khoa) theo sự chỉ đạo của Ban chủ nhiệm khoa.
- Đối với Liên chi đoàn khoa: chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai toàn bộ hội thi cấp Khoa.
BCN Khoa yêu cầu tất cả các cán bộ và sinh viên trong khoa, đặc biệt Tổ Phương pháp dạy học, các Giáo viên chủ nhiệm lớp, Liên chi đoàn khoa, Chi đoàn Cán bộ, Ban cán sự lớp thực hiện nghiêm túc công văn của trường, phối hợp tổ chức thực hiện tuần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên thật hiệu quả.
A. Nội dung hoạt động rèn luyện NVSP
I. Nội dung
1. Giới thiệu về ngành, nghề sư phạm
2. Chức năng, nhiệm vụ và các kĩ năng cơ bản của giáo viên bộ môn trong nhà trường
3. Chức năng, nhiệm vụ và các kĩ năng cơ bản của giáo viên chủ nhiệm lớp
- Kĩ năng thiết kế và bảo quản các hồ sơ quản lí học sinh
- Kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể: tổ chức các buổi sinh hoạt lớp; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp; tổ chức các cuộc họp với cha mẹ học sinh…
- Kĩ năng thiết lập quan hệ phối hợp với giáo viên bộ môn trong quản lí lớp và giáo dục học sinh;
- Kĩ năng thiết lập quan hệ với tổ chức Đoàn thanh niên trong tổ chức các hoạt động tập thể chi đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;
- Kĩ năng nghiên cứu tâm lí học sinh cá biệt để có biện pháp giáo dục.
4. Các kĩ năng mềm mà giáo viên cần có
- Kĩ năng giao tiếp và ứng xử với học sinh;
- Kĩ năng rèn luyện các “tài lẻ” của người giáo viên;
- Kĩ năng tổ chức cuộc sống của bản thân để làm gương cho học sinh;
- Các kĩ năng sống cơ bản: Kĩ năng làm chủ cảm xúc của bản thân, Kĩ năng xây dựng hình ảnh bản thân trước học sinh, Kĩ năng chia sẻ với đồng nghiệp…
II. Tổ chức thực hiện
1. Đối với sinh viên K63, nội dung rèn luyện gồm 2 hoạt động
1.1. Học lí luận trong 4 tiết: do khoa Tâm lí dạy theo kế hoạch của trường, thời gian theo lịch của trường (nội dung I.1 ở trên).
1.2. Thực hành sư phạm trong 6 tiết (với các kĩ năng nằm trong các nội dung I.2,I.3,I.4) do GVCN hướng dẫn theo nhóm, (tối thiểu 20sv/nhóm), thời gian từ ngày 14/11 đến 20/11/2013. GVCN phối hợp với ban cán sự lớp lập kế hoạch cụ thể (thời gian, địa điểm, nhóm rèn luyện theo mẫu) và nộp về văn phòng khoa cho cô Nguyễn Thuỷ Nguyên chậm nhất vào 11h sáng thứ 2 ngày 11/11/2013 để gửi lên phòng đào tạo làm thủ tục thanh toán kinh phí cho các thầy cô giảng dạy.
2. Đối với sinh viên K60, K61, K62, nội dung thực hiện gồm 10 tiết thực hành sư phạm (với các kĩ năng nằm trong các nội dung I.2,I.3,I.4) do GVCN hướng dẫn theo nhóm (tối thiểu 20 sv/nhóm), thời gian từ ngày 14/11 đến 20/11/2013. GVCN phối hợp với ban cán sự lớp lập kế hoạch cụ thể (thời gian, địa điểm, nhóm rèn luyện theo mẫu) và nộp về văn phòng khoa cho cô Nguyễn Thuỷ Nguyên chậm nhất vào 11h sáng thứ 2 ngày 11/11/2013 để gửi lên phòng đào tạo làm thủ tục thanh toán kinh phí cho các thầy cô giảng dạy.
Sau tuần rèn luyện, GVCN sẽ nộp bảng điểm đánh giá kết quả rèn luyện của SV (theo mẫu ở phần phụ lục) về văn phòng khoa cho cô Nguyễn Thủy Nguyên chậm nhất vào sáng thứ 2 ngày 25/11/2013.
B. Hội thi NVSP cấp khoa
I. Thời gian, địa điểm hội thi: Ngày 15/11/2013 tại nhà B
Tập trung khai mạc lúc 7h30’ ngày 15/11/2013
(Các phòng thi và danh sách Ban giám khảo sẽ được thông báo cụ thể sau)
II. Thời gian và cách thức đăng kí danh sách thí sinh dự thi
1. Với 3 môn thi Dạy học; Chế tạo đồ dùng dạy học và ứng dụng CNTT; Thiết kế một hoạt động ngoại khóa cho học sinh, các sinh viên dự thi sẽ nộp bản in giáo án/bản thuyết minh/thiết kế vào 9h ngày 14/11/2013 tại văn phòng tổ bộ môn PPDH để được chấm sơ tuyển (bản in cần ghi đầy đủ thông tin về sinh viên: họ tên, lớp, mã sinh viên và có xác nhận của GVCN).
Danh sách sinh viên qua vòng sơ tuyển được dự thi chính thức sẽ được thông báo trên trang web của khoa và dán tại phòng thi vào sáng ngày 15/11/2013.
2. Với các môn thi còn lại, cán bộ lớp nộp danh sách thí sinh dự thi của lớp mình (theo mẫu như phụ lục) cho cô Nguyễn Thuỷ Nguyên tại văn phòng khoa; đồng thời đăng kí vào danh sách riêng của từng môn thi theo hướng dẫn của cô Nguyên; thời hạn cuối cùng: 15h30’ ngày 14/11/2013.
III. Nội dung các môn thi
1. Dạy học
a. Số lượng thí sinh dự thi: Mỗi lớp chọn tối đa 02 thí sinh dự thi (01 thí sinh dự thi dạy học đọc hiểu văn bản và 01 thí sinh dự thi dạy học tiếng Việt)
b. Nội dung và hình thức thi
- Thí sinh tự chọn một bài/tiết dạy học trong chương trình Ngữ văn THPT, thiết kế giáo án và nộp cho tổ PPDH chấm sơ tuyển theo thời gian, địa điểm trong phần II. ở trên. Trong vòng chấm sơ tuyển, bản thiết kế giáo án sẽ được đánh giá qua 5 tiêu chí sau:
+ Đảm bảo mục tiêu bài dạy học;
+ Đảm bảo các khâu của quá trình dạy học;
+ Lựa chọn các phương pháp, biện pháp, hoạt động dạy học phù hợp;
+ Ý tưởng thiết kế sáng tạo;
+ Hình thức trình bày khoa học.
- Trong buổi thi chính thức, các thí sinh đã qua vòng sơ tuyển đem theo 5 bản in giáo án nộp cho BGK và dạy một đơn vị kiến thức trong giáo án, thời gian khoảng 10 phút.
c. Tiêu chí đánh giá trong buổi thi chính thức:
- Thiết kế giáo án khoa học: 10% số điểm
- Đảm bảo nội dung, kiến thức bài học: 40% số điểm
- Đảm bảo phương pháp dạy học: 40% số điểm, trong đó:
+ Ngôn ngữ nói lưu loát, chuẩn mực, truyền cảm:10%
+ Khả năng tổ chức hoạt động: 10%
+ Trình bày bảng khoa học: 20% số điểm
- Phong cách sư phạm: 10% số điểm
2. Sân khấu hóa
a. Số lượng thí sinh tham dự: Mỗi lớp chọn 01 đội (gồm 5-8 sinh viên) tham dự.
b. Nội dung và hình thức thi:
- Phần 1(5 phút): Chào hỏi.
- Phần 2 (8 phút): Thể hiện hiểu biết kiến thức sư phạm và khả năng giải quyết tình huống sư phạm thông qua trả lời câu hỏi của BGK (có thể trả lời cách giải quyết tình huống bằng diễn xuất). Câu hỏi gồm 2 nội dung:
+ Kiểm tra về kiến thức sư phạm (những hiểu biết cơ bản về nghề sư phạm, về Trường ĐHSP Hà Nội và Khoa Ngữ văn);
+ Kiểm tra khả năng ứng xử, giao tiếp và giải quyết các tình huống sư phạm của người giáo viên trong và ngoài lớp học (chủ yếu trong quan hệ với học sinh, với đồng nghiệp, với phụ huynh).
Thời gian bốc thăm câu hỏi và thảo luận: 4’.
Thời gian trả lời: 4’.
c. Tiêu chí đánh giá
- Phần diễn xuất chào hỏi: 40% tổng số điểm, trong đó:
+ Khả năng diễn xuất: 20%;
+ Nội dung kịch bản: 20%.
- Phần thể hiện hiểu biết kiến thức sư phạm và giải quyết tình huống sư phạm: 60% tổng số điểm, trong đó:
+ Hiểu biết kiến thức sư phạm: 30% ;
+ Giải quyết tình huống sư phạm: 30% .
3. Đọc diễn cảm hoặc đọc nghệ thuật (ngâm thơ…)
a. Số lượng thí sinh dự thi: Mỗi lớp chỉ chọn 01 thí sinh
b. Nội dung và hình thức thi
- Trước khi thi, thí sinh tự chọn một văn bản/ đoạn văn bản trong chương trình Ngữ văn THPT/ THCS và một văn bản/ đoạn văn bản ngoài chương trình Ngữ văn) để luyện tập đọc diễn cảm hoặc đọc nghệ thuật.
- Trong buổi thi, trước khi đọc diễn cảm hoặc đọc nghệ thuật 2 văn bản/ đoạn văn bản đó, thí sinh phải thuyết minh ngắn gọn về việc lựa chọn nội dung và cách thức thể hiện văn bản/ đoạn văn bản đó. (Lưu ý: không sử dụng tài liệu).
- Thời gian tổng thể cho mỗi thí sinh dự thi tối đa là 10’.
c. Tiêu chí đánh giá
+ Thuyết minh phù hợp, sáng tạo: 30%;
+ Đọc chuẩn xác, giọng điệu diễn cảm, phù hợp với ý tưởng thuyết minh: 70%.
4. Bình thơ văn
a. Số lượng thí sinh dự thi: Mỗi lớp chỉ chọn 01 thí sinh
b. Nội dung và hình thức thi
- Trước khi thi, thí sinh tự chọn một văn bản/ đoạn văn bản trong chương trình Ngữ văn THPT/ THCS và một văn bản/ đoạn văn bản ngoài chương trình Ngữ văn để bình.
- Trong buổi thi, thí sinh trình bày nội dung bình về 2 văn bản/ đoạn văn bản đó (lưu ý: không sử dụng tài liệu ), thời gian bình tối đa là 10’.
c. Tiêu chí đánh giá
+ Đảm bảo nội dung: 20%;
+ Chọn đúng điểm sáng thẩm mĩ để bình: 40%;
+ Lời bình phù hợp với nội dung được bình: 40%.
5. Chế tạo đồ dùng dạy học và ứng dụng CNTT:
a. Số lượng sản phẩm tham dự và hình thức nộp về BTC:
- Mỗi lớp chọn tối đa 02 sản phẩm dự thi (có thể do cá nhân hoặc nhóm chế tạo).
b. Nội dung và hình thức thi:
Mỗi tác phẩm dự thi yêu cầu đính kèm: tên tác phẩm, tên tác giả, lớp, khoa...(không viết tên tác giả, lớp, khoa lên tác phẩm dự thi). Ngoài sản phẩm, thí sinh/nhóm thí sinh phải chuẩn bị một bản thuyết trình dạng powerpoint về ý tưởng, quá trình thiết kế sản phẩm và hướng dẫn sử dụng. Bản thuyết trình cần được in và nộp về tổ PPDH theo thời gian, địa điểm trong phần II. ở trên để được chấm sơ tuyển.
- Trong buổi thi, thí sinh mang theo sản phẩm cùng file thuyết trình đã chuẩn bị và trình bày trước BGK trong 10’ trên máy chiếu.
- Sau khi thuyết trình, thí sinh có thể trả lời các câu hỏi phụ nếu BGK yêu cầu.
c. Tiêu chí đánh giá:
- Đồ dùng thể hiện được tính sáng tạo, tính ứng dụng, tính hiệu quả trong giờ dạy học Ngữ văn ở nhà trường PT: 60% tổng số điểm;
- Bản thuyết trình làm nổi bật được ưu thế của sản phẩm: 40% số điểm.
6. Thiết kế một hoạt động ngoại khóa cho học sinh:
a. Số lượng sản phẩm dự thi: Mỗi lớp chọn tối đa 02 bản thiết kế dự thi.
b. Nội dung và hình thức thi
- Nội dung bản thiết kế là kế hoạch tổ chức 01 hoạt động ngoài giờ lên lớp cho lớp chủ nhiệm theo các chủ điểm ở trường phổ thông (20/11, 22/12, 03/2, 08/3, 26/3, 19/5). Nội dung thiết kế này cần tích hợp được với chương trình Ngữ văn trong nhà trường.
Bản thiết kế cần được in và nộp về tổ PPDH theo thời gian, địa điểm trong phần II. ở trên để được chấm sơ tuyển.
Gợi ý một số hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận chuyên đề/chủ đề; giao lưu với người trong cuộc; hội thi (văn nghệ, hiểu biết khoa học, HS thanh lịch,...); trò chơi; hình thức hỗn hợp (kết hợp hai hay nhiều hình thức trên).
- Cấu trúc bản thiết kế phải gồm 7 mục chính sau:
1) Tên chủ đề hoạt động
2) Mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động
3) Qui mô, đối tượng, thời lượng và địa bàn tổ chức hoạt động cụ thể
4) Phương tiện cần thiết
5) Công tác chuẩn bị: dành cho GV và HS
6) Tiến trình hoạt động:
Gợi ý khung thiết kế tiến trình hoạt động:
TT
|
Tên hoạt động cụ thể
|
Nội dung hoạt động
|
Thời lượng
|
Người chịu
trách nhiệm
|
Dự kiến kết quả
đạt được
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
7) Đánh giá và rút kinh nghiệm
- Hình thức trình bày: được đánh máy khổ giấy A4,Times New Roman; size 14; Line spacing 1,3; Left 3,5cm - Right 2cm - Top 2cm - Bottom 2cm. Phần đầu trang: Tiêu đề của bản thiết kế bằng chữ in hoa Times New Roman đậm cỡ 14, dưới tiêu đề phía phải ghi rõ tên, lớp.
- Các bản thiết kế đã qua vòng sơ tuyển cần được sao thành 05 bản để đưa cho BGK vào buổi thi. BGK gọi đến thí sinh nào, thí sinh đó đem nộp sản phẩm, sau đó thuyết trình ngắn gọn cho sản phẩm của mình trong 10’.
- Sau khi thuyết trình, thí sinh có thể trả lời các câu hỏi phụ nếu BGK yêu cầu
c. Tiêu chí đánh giá
- Tính khả dụng: 50% tổng số điểm;
- Tính sáng tạo: 20% tổng số điểm;
- Tính hấp dẫn: 30% tổng số điểm.
C. Hội thi NVSP cấp trường
1. Thời gian: 19/11/2013
2. Các môn thi
2.1. Sân khấu hoá (gồm 3 phần: Màn chào hỏi giới thiệu về khoa mình, Giải quyết tình huống sư phạm, Hiểu biết kiến thức sư phạm)
2.2. Chế tạo đồ dùng dạy học tự làm
2.3. Thiết kế hoạt động giáo dục cho học sinh
Căn cứ tình hình chung và kết quả dự thi cấp khoa ở 4 môn thi trên, BTC sẽ triệu tập, tổ chức hướng dẫn Đội thi NVSP cấp trường của Khoa theo lịch riêng. LCĐ - HSV chịu trách nhiệm các khâu tổ chức, huy động khán giả tham gia và cổ vũ cho các phần thi./.
|
TM. BCN KHOA NGỮ VĂN
P.TRƯỞNG KHOA
TS. Trần Văn Toàn
|
Phụ lục 1:
Kế hoạch tuần rèn luyện NVSP
Lớp................Khóa................
STT
|
Nội dung RLNVSP
|
Nhóm/ lớp
|
Thời gian, địa điểm
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
3
|
|
|
|
4
|
|
|
|
Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2013
GV hướng dẫn
Phụ lục 2:
Danh sách thí sinh tham gia hội thi NVSP cấp khoa
Lớp ............khoá....................
STT
|
Môn thi
|
Họ tên thí sinh
|
Ghi chú
|
1
|
Sân khấu hóa
|
1.
2.
3.
....
|
|
2
|
Đọc diễn cảm hoặc đọc
nghệ thuật
|
1.
|
|
3
|
Bình thơ văn
|
1.
2.
|
|
Ban cán sự lớp Hà Nội, ngày......tháng 11 năm 2013
GVCN lớp
Phụ lục 3:
Trường ĐHSP Hà Nội Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Khoa Ngữ văn Độc lập - tự do - hạnh phúc
Bảng điểm tuần RLNVSP tại lớp năm 2013
Lớp............. Khoá..........
STT
|
Họ tên
|
Mã SV
|
Điểm
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
3
|
|
|
|
4
|
|
|
|
5
|
|
|
|
6
|
|
|
|
7
|
|
|
|
8
|
|
|
|
Hà Nội, ngày......tháng … năm 2013
Giáo viên chủ nhiệm
(Kí, ghi rõ họ tên)