Các hoạt động

Thông báo Tổ chức Hội nghị Sinh viên NCKH Khoa Ngữ văn 2014 (Thông báo số 2)


13-10-2020

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI

KHOA NGỮ VĂN

----------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------­-----------

 

THÔNG BÁO

TỔ CHỨC HỘI NGHỊ SV NCKH KHOA NGỮ VĂN 2014

(THÔNG BÁO SỐ 2)

Thực hiện сông văn số 483/ĐHSPHN – KH của Trường ĐHSP Hà Nội về Kế hoạch tổ chức Hội nghị sinh viên NCKH các cấp năm học 2013 - 2014, Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ văn thông báo Kế hoạch tổ chức Hội nghị SVNCKH khoa Ngữ văn năm 2014 như sau:

I.Kế hoạch tổ chức Hội nghị SVNCKH cấp khoa

1.Thời gian tổ chức Hội nghị (dự kiến): 15 - 20/ 04/ 2014

     2. Hạn nộp báo cáo toàn văn và báo cáo tóm tắt: chậm nhất là 16h00 ngày 10/ 04/ 2014

 Nộp tại Phòng tư liệu (cô Hương) từ 9h30 đến 16h các ngày làm việc trong tuần.

(Lưu ý: Các đăng kí đề tài và báo cáo nộp sau thời hạn quy định sẽ không được chấp nhận).

II. Yêu cầu về báo cáo khoa học (toàn văn và tóm tắt)

1. Về báo cáo toàn văn

- Nộp bản gốc (bản in), không nộp bản photocopy, font Times New Roman, cỡ chữ 14, giãn dòng 1,5 (phần chính văn dài không quá 50 trang).

- Báo cáo cần có trang bìa chính và bìa phụ [mẫu 1]

- Bản chính văn cần đóng kèm thêm các văn bản sau đây:

+ Ý kiến (thông qua) và chữ kí của người hướng dẫn (nếu đề tài có người hướng dẫn) [mẫu 2]

+ Nhận xét của hội đồng giám khảo [mẫu 3]

2. Về bản tóm tắt

- Mỗi báo cáo cần có 1 bản tóm tắt, độ dài tối đa từ 5 - 6 trang A4 (quy cách chế bản tương tự bản chính văn).

- Cách thức trình bày tóm tắt cần theo mẫu [mẫu 4]

- Để tiện cho việc biên tập và in ấn Kỉ yếu Hội nghị, các bản tóm tắt cần được chế bản và gửi về BTC bằng file ghi trên đĩa CDRom, hoặc file đính kèm thư gửi đến địa chỉ email sau đây: khoahocnguvansinhvien@gmail.com

Lưu ý: Tiêu đề thư gửi cần ghi: Tên SV_lop_TomtatbaocaoKHSV2014. Nếu sinh viên không gửi bản tóm tắt thì sẽ bị trừ 02 điểm vào tổng điểm của báo cáo.

Đề nghị các sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học nộp báo cáo đúng thời hạn và đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu.

Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2014

T/M Ban Chủ nhiệm Khoa

                                                                      (Đã kí)

 

                                                               TS. Trần Văn Toàn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu 1: Bìa báo cáo (bìa chính và bìa phụ)

 

 

 

Mẫu 2

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

 

Về đề tài: .........................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Của sinh viên:.................................................................................................

Lớp.............................................Khóa.............................................................

 

1. Về nội dung báo cáo:

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

         
2. Về hình thức báo cáo:

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

3. Về thái độ làm việc của sinh viên:

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

4. Những nhận xét (đề nghị) khác:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Hà Nội, ngày .... tháng ..... năm 2014

Người hướng dẫn

(Kí và ghi rõ họ tên)

Mẫu 3

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO

 

 

1. Về đề tài:

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

2. Về nội dung:

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

         
3. Về hình thức:

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

4. Điểm chấm (bằng số):............................................................................

 

5. Điểm chấm (bằng chữ): .........................................................................

6. Đề xuất khác:……………………………………………………………….

 

Giám khảo 1

Giám khảo 2

Tổ trưởng

Chủ tịch Hội đồng

                                          

 

Mẫu 4: Quy cách trình bày tóm tắt BCKH:

(Lưu ý: Nội dung mẫu chỉ có tính chất tham khảo)

 

HỆ THỐNG NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI TRONG

TRUYỆN NÔM HOÀNG TRỪU

 

Nguyễn Văn A - B – K55 Ngữ văn

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS……………….

I - ĐẶT VẤN ĐỀ 

          Hoàng Trừu là một truyện Nôm có cốt truyện đặc biệt, khác với môtip của các truyện Nôm khác, đặc biệt hệ thống ngôn ngữ đối thoại được sử dụng nhiều trong hệ thống ngôn ngữ của các nhân vật. Trong truyện Nôm hệ thống ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật mang tính đa tthanh, nó vừa có chức năng tự sự, vừa có chức năng xây dựng tính cách nhân vật cũng như sự kết hợp hài hoà giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học tạo nên những giá trị thẩm mĩ và giá trị biều đạt. Xuất phát từ những lí do trên mà chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài về Hệ thống ngôn ngữ đối thoại trong truyện Nôm Hoàng Trừu

          Trong đề tài này, chúng tôi đặt ra mục đích nghiên cứu sau: Khảo sát hệ thống ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong truyện Nôm Hoàng Trừu đồng thời phân loại hệ thống ngôn ngữ đối thoại, thông qua đó làm rõ tính đa thanh của ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong truyện Nôm. Từ đó rút ra những kết luận để giúp cho việc giảng dạy truyện Nôm trong nhà trường sau này.

II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

          [Từ việc xác định mục đích nghiên cứu như trên, chúng tôi triển khai các nội dung nghiên cứu cụ thể  như sau:]

Chương 1: Cơ sở lí luận của ngôn ngữ đối thoại trong truyên Nôm

          Báo cáo trình bày khái quát truyện Nôm trong đó có nhắc lại khái niệm truyện Nôm, nội dung chủ yếu của Truyện Nôm bác học cũng như truyện Nôm bình dân là phản ánh khát vọng về cuộc sống hạnh phúc, khát vọng về tình yêu tự do và khát vọng về công lí.

          Bên cạnh đó người viết trình bày khái quát về ngôn ngữ đối thoại trong truyện Nôm. Ở phần này tác giả báo cáo trình bày khái niệm ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật,tính cách nhân vật. Nêu lên tầm quan trọng của ngôn ngữ đối thoại trong kết cấu truyện Nôm. Hệ thống ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong Truyện Nôm bao gồm ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ bình dân. Hai hệ thống ngôn ngữ này được nhân vật sử dụng đan xen nhau tạo nên giá trị biểu đạt và giá trị thẩm mĩ trông ngôn ngữ của nhân vật, nó tạo nên chức năng tự sự cho tác phẩm, chức năng xây dựng tính cách nhân vật.

Chương 2Hệ thống ngôn ngữ đối thoại trong truỵên Hoàng Trừu

           Người viết tập trung khảo sát phân loại hệ thống ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong truyện Hoàng Trừu thông qua các dấu hiệu cơ bản như việc dùng các động từ ngữ vi, các dấu ngắt. Qua khảo sát và phân loại người viết thấy quy mô sử dụng ngôn ngữ đối thoại trong truyên Hoàng Trừu rất lớn, chiếm 45,7% ngôn ngữ toàn tác phẩm, trong đó Công chúa Nam Việt và Hoàng Trừu là hai nhân vật có số lượng ngôn ngữ đối thoại lớn nhất. Điều đặc biệt là trong các nhân vật phụ thì nhân vật bà mối cũng có số lượng ngôn ngữ đối thoại lớn chỉ sau Hoàng Trừu, đây là nhân vật có ảnh hưởng lớn đối với cuộc đời của hai nhân vật chính.

           Trong chương này chúng tôi cũng phân loại hệ thống ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học trong ngôn ngữ của các nhân vật, qua đó xét thấy cả ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học đều được các nhân vật sử dụng gần tương đương nhau (ngôn ngữ bác học là  255, còn ngôn ngữ bình dân là 276). Trong ngôn ngữ bình dân số lượng khẩu ngữ chiếm tỉ lệ lớn còn trong ngôn ngữ bác học thì từ ngữ Hán việt  lớn hơn cả. Số lượng thành ngữ tục ngữ cũng được sử dụng nhưng không nhiều chủ yếu tập trung ở những nhân vật như công chúa, Hoàng Trừu.

Chương 3Chức năng của ngôn ngữ đối thoại trong truyện Nôm Hoàng Trừu

           Báo cáo đi phân tích chức năng của ngôn ngữ đối thoại trong Truyện Hoàng Trừu. Trong phần chức năng xây dựng tính cách nhân vật người viết tập trung phân tích ngôn ngữ đối thoại của hai nhân vật chính là công chúa Nam Việt và Hoàng Trừu, bên cạnh đó có điểm qua ngôn ngữ của các nhân vật phụ để làm nổi bật tính cách  của hai nhân vật chính, qua hệ thống ngôn ngữ đối thoại ta thấy Công chúa Nam Việt hiện lên là một một công chúa đoan trang, người con hiếu thảo, một người vợ thủy chung và là một người có khát vọng tình yêu tự do mãnh liệt, đồng thời công chúa cũng là sứ giả của hòa bình. Hoàng Trừu thì hiện lên với tính cách của một hòang tử đất Bắc tài hoa, văn võ song toàn, và rất mực hiếu thảo, yêu thương vợ con, ghét sự giả dối lừa lọc, chàng chính là khát vọng cho công lí.

          Ngoài ra trong chương này người viết còn phân tích giá trị biểu đạt và giá trị thẩm mĩ của ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học trong hệ thống ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật.

III- KẾT LUẬN
          [Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:]

          1. Các nhân vật trong truyện nôm bình dân nói chung và truyện Hoàng Trừu nói riêng đều rất có ý thức trong việc sử dụng hai hệ thống ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân.

          2. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong truyện Hoàng Trừu có chức năng xây dựng tính cách nhân vật và kết hợp hài hoà giữa hệ thống ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học tạo nên giá trị thẩm mĩ và giá trị biểu đạt.

          3. Đồng thời, qua hai hệ thống ngôn ngữ mà các nhân vật sử dụng, ta thấy được phong cách thời đại, hiểu sâu hơn đời sống tinh thần, tình cảm và quan điểm sống của nhân dân, của người trung đại là xây dựng nhân vật từ khuôn mẫu ước lệ đến hiện thực sinh động.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(Lưu ý: chỉ trích những tài liệu tham khảo chính, trích không quá 10 tài liệu, sắp xếp theo quy cách dưới đây)

[1]. Dương Quảng Hàm (1968). Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm Học liệu xuất bản, Sài Gòn, tái bản.

[2]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000). Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[3]. Nguyễn Hữu Hào (1987). Truyện Song Tinh, Hoàng Xuân Hãn phiên khảo, Nxb Văn học, Hà Nội.

[4]. Phạm Đình Hổ (1989). Vũ trung tuỳ bút, Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến dịch, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

[5]. Cao Xuân Huy (1995). Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

v.v…

Post by: Vu Nguyen HNUE
13-10-2020