Nghiên cứu khoa học

ĐỨC MẸ NHƯ LÀ MỘT VỊ THÁNH MẪU VĨ ĐẠI TRONG CÁC NGHI LỄ CHỮA BỆNH Ở BUNGARIA


10-10-2020

Khái niệm thần thánh trong hình tượng về Thánh Mẫu Vĩ Đại đã được chứng nhận tồn tại ở khu vực Đông Nam châu Âu và đặc biệt là trên các vùng đất thuộc Bulgaria từ thời tiền sử (ít nhất là từ thiên niên kỷ thứ 7-8 trước Công Nguyên). Khái niệm này có thể xuất hiện từ thời tiền sử, nhưng cùng với thời gian, khái niệm này đã phát triển song hành cùng với nhiều cộng đồng dân cư và nền văn hóa, điều đó được thể hiện qua nhiều giai đoạn khác nhau, ở những vùng đất mà ngày nay nằm trong lãnh thổ Bulgaria. Ví dụ như trong văn hóa của người Thracia cổ thì niềm tôn kính có từ thời cổ đại này tiếp tục được lưu giữ vàtruyền lại cho những tộc người đến sau ví dụ như người Sla-vơ và người Bulgaria cổ…, họ đã làm phong phú thêm tập tục bằng tín ngưỡng và lễ nghi của riêng mình. Sự chồng chất về ý tưởng và thực tiễn không ngăn cản sự tồn tại của những cái cũ mà trái lại, trong một số trường hợp, giữa chúng có điểm tương đồng lại trở thành những điểm thuận lợi để duy trì tín ngưỡng và nghi lễ cổ xưa ở những vùng đất đại diện cho chúng. Sự xuất hiện và biến mất của những mô hình tôn giáo khác nhau đã tạo nên những diện mạo khác nhau cho những tín ngưỡng này. Vậy nên, khái niệm Thánh Mẫu nguyên thủy đã được đặt theo nhiều tên và được nhắc đến trong các hình thức nghi lễ khác nhau.  Những tên này - hay nói đúng hơn là những “cách gọi tên” này thay đổi liên tục theo thời điểm và xu hướng. Những tên gọi có ý nghĩa về Nữ thần mà người dân địa phương Thracia sử dụng trong thời kì Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại đã được “dịch nghĩa” phù hợp với các vị thần đó. Vì thế, trên những công trình cổ đại, bà được biết dưới những cái tên như: Artemis, Diana, Cybele, Hekate, Demeter và nhiều tên khác[1]. Ở những thời kì sau, với người Sla-vơ, bà được gọi là Mokosh, Lada. Chúng ta biết khá ít thông tin về người Sla-vơ cũng như tín ngưỡng của họ, chủ yếu thông qua những tư liệu được viết tay, nhưng điều đó vẫn là chưa đủ. Từ những nguồn tư liệu văn học, chúng ta có thể biết rằng những tác giả thời cổ đại đã đánh đồng những nữ thần được tôn thờ bởi người Sla-Vơ với những hình tượng tương đương ở thời kì trước đó. Ví dụ, có sự liên quan giữa nữ thần Mokosh của người Sla-Vơ và nữ thần Hecate.[2]   Và rất có thể, người Bulgaria cổ đã kết hợp những ý tưởng này với quan niệm của họ do sự tương đồng giữa hình tượng Thánh Mẫu mà họ tìm thấy trên mảnh đất này với quan niệm của riêng mình.

  Với việc chấp nhận Thiên Chúa Giáo, những hình tượng và ý niệm cổ xưa về Nữ Thần có thêm những cái tên mới. Dân gian lưu giữ những tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống, nhưng họ cũng đã biến đổi chúng nhằm mục đích bảo tồn. Có vẻ như tiến trình này được thực hiện không phải dựa trên những tính toán và mục đích. Mà có lẽ, sự khâm phục đối với thiên nhiên và tính tất yếu việc đồng nhất thiên nhiên là lí do dẫn đến sự tìm kiếm những phương thức bảo tồn tín ngưỡng và nghi lễ, và cung cấp tính khả thi để tương tác với chúng. Có những bằng chứng tồn tại cho thấy việc thực hiện các nghi lễ tiền Thiên Chúa Giáo sau khi Thiên Chúa Giáo được chấp nhận. Một trong số đó được ghi trong cuốn tiểu sử của Thánh George the Hagiorite ở thế kỷ thứ X-XI sau Công Nguyên, nói về một ngôi làng ở vùng núi Rhodope[3], nơi có bức tượng nữ thần bằng đá cẩm thạch[4] được dân làng tôn thờ và Thánh George the Hagiorite đã đập phá để chứng tỏ sức mạnh của Thiên Chúa Giáo. Điều này một lần nữa chứng minh rằng trong dân gian Bulgaria luôn tồn tại đức tin tất yếu đối với vị nữ thần của họ. Bức tượng có thể đã bị phá, nhưng vẫn còn đó những dòng suối linh thiêng, những hang động, những tòa nhà mang tính chất thần thánh- là những địa điểm từng được người xưa gắn liền với những nghi lễ liên quan đến Thánh Mẫu, và cho đến bây giờ vẫn là nơi thực hiện các tập tục đó. Thời cổ đại bà được gọi bằng những cái tên như  Bendis, Hekate, Zerynthia, Cotyto, Cybele, Artemis, Demeter và nhiều tên khác. Ngày nay, người ta gọi bà là Maria, Marina, Helen…. Nhưng hình tượng Nữ Thần cho đến ngày nay vẫn được tìm kiếm và tôn kính trong những lễ nghi cổ, bởi vì Đức Mẹ trong đạo Thiên Chúa cũng được coi như là một nữ thần.

  Những lễ tế mang tính ma thuật, bao gồm nghi lễ chữa bệnh thường là những tri thức của dân gian và được bảo tồn rất tốt. Một trong những lý do khiến cho những di sản ấy còn được lưu truyền đến ngày nay là do chúng được lưu giữ một cách bí mật, và những điều thường được coi là “văn hóa chính thống” có khi lại không có sức ảnh hưởng bằng những tín ngưỡng và lễ nghi cổ được diễn ra công khai. Vì lẽ đó, trong bài viết này, tôi sẽ đưa ra vài ví dụ là làm thế nào mà hình tượng Đức Mẹ Đồng Trinh Mary ở đây được hiểu theo một cách rất khác so với truyền thống chung của Thiên Chúa Giáo. Trong những buỗi tế lễ mang tính chất ma thuật và đặc biệt là trong những buổi lễ trị bệnh thì Đức Mẹ Mary hoàn toàn vô danh. Bà được gọi là “Mẹ của Chúa” giống như trong truyền thuyết dân gian Bulgaria, rất quan trọng khi nhắc đến vị trí của bà như một người mẹ, một vị thần Genetrix. Trong các buổi lễ người dân thường cầu khấn Đức Mẹ cùng với Thiên Chúa như một bộ đôi. Cũng có lúc bà chỉ xuất hiện một mình và đó là sự giúp đỡ duy nhất dành cho những người bị bệnh.

  Cũng từ các đoạn văn tế lễ thời cổ đại, ví dụ như của người Hittite và nhiều nơi khác, Thánh Mẫu được mời đến để chiến đấu với bệnh tật. Bà giống như một nguồn sức mạnh có thể khôi phục lại trật tự và mang lại sức khỏe. Cùng với đó, Thánh Mẫu cũng được cho là người có quyền năng mạnh hơn các thế lực siêu nhiên khác nên bà thường đóng vai trò trung gian trong việc tập hợp sự giúp đỡ cho người tốt và trục xuất kẻ xấu. Trong thần thoại và lời cầu khấn cổ của người Hitite có ghi như sau:

“Chúng đã mang đến

Chúng đã mang đến bệnh tật

Chúng đã mang đến bệnh ở mắt

Chúng đã mang đến bệnh ở chân

Chúng đã mang đến bệnh ở tay

Chúng đã mang đến bệnh ở đầu

Hơi ấm đã biến mất trong nó

Và nó khóc than

Biển cả hỏi nó rằng:

Sao người lại khóc?

Lửa trả lời

Vì hơi ấm đã bỏ ta đi rồi”[5]

Tương tự với cấu trúc và lối nghĩa như đoạn thơ trên là câu thần chú chống lại “đôi mắt quỷ dữ” trong phép thuật cổ truyền của người Bulgaria:

“Chúng đã tấn công (tên người bệnh)

Chúng kêu than, chúng gào thét

Chúng đã lấy đi giấc mơ

Chúng đã lấy đi khuôn mặt

Chúng đã lấy đi đôi mắt

Chúng đã lấy đi cái đầu

Chúng đã cướp đi thân thể

Chúng đã lấy đi bàn chân

Chúng đã lấy đi bữa ăn

Chúng đã lấy đi nước uống.”[6]

  Trong đoạn văn tự Hittite ở trên thì Lửa đã kêu than và Biển Cả đã lắng nghe lời than đó, sau đó Lửa đã cầu xin sự giúp đỡ của nữ thần Kamrusepa. Tương tự như vậy, với trường hợp của nghi lễ chữa bệnh của người Bulgaria thì ở đây vị trí nữ thần vĩ đại là Thánh Mẫu:

“(Người bệnh) than khóc

Lời than ấy đã được Thánh Mẫu nghe thấy”.[7]

  Đây là một trong những kiểu phổ biến nhất trong những lời thần chú chữa bệnh của Bulgaria, người bệnh khóc than do bị 1 căn bệnh nào đó và Chúa Mẫu nghe thấy cũng như giúp đỡ. Sau đây tôi xin trích thêm 1 đoạn thần chú tương tự như thế nữa, nó khá thú vị bởi nó cũng xuất phát cùng thời điểm với những câu thần chú đã nhắc tới ở trên:

“LỜI THẦN CHÚ CHỐNG LẠI MODRITSA[8][9]

Chúa Mẫu đang trên đường đi

Bà gặp Modritsa bước tới phía mình

Cô ta hỏi bà :’ Ngươi đi đâu đó?”

Ta đang đến những ngọn núi

Ta sẽ tống khứ ngươi

Ta sẽ tống khứ người ra (khỏi cơ thể người bệnh)

Ở đây không có chỗ cho ngươi

Ở đây họ không thể chấp nhận ngươi

Ở đây họ không thể chào đón và che chở cho ngươi

Đằng kia có 1 khu rừng xanh

Nơi có 70 bà vợ

Nơi có 70 thiếu nữ trẻ chưa chồng

Nơi có 70 nam thanh niên trẻ chưa vợ

Ở nơi đó họ sẽ chăm sóc cho ngươi

Ở nơi đó họ sẽ cho ngươi ở

ở nơi đó họ sẽ hát cho nguwoi nghe

Ở nơi đó họ sẽ nhảy điệu nhảy vòng tròn cho ngươi xem

Ở đó có 70 tông đồ

Họ sẽ chăm sóc cho ngươi

Tất cả các vị thánh trên thiên đường sẽ làm điều đó

Sự công bằng chia đều như thế nào

Thì sự bất hạnh cũng như thế

Mọi thứ ở chợ phân tán thế nào

Thì sự bất hạnh cũng diễn ra như thế

Cũng như cách mà muối tan vào trong nước biển như thế nào

Thì điềm không may mắn cũng tan biến như vậy.”

Đoạn nửa đầu của khổ thần chú trên gần như giống hệt những gì được tìm thấy ghi trên 1 miếng bạc có từ khoảng thế kỷ thứ nhất hay thứ 2 sau Công Nguyên, ở đây vị trí của Chúa Mẫu được thay thế bằng nữ thần Arrtemis của Ephesos, vị thần cũng có chức năng tương tự.:[10]

Về chứng bệnh“ đau nửa đầu”  “Antaura bước ra từ biển cả.Bà ta hét lên như 1 con hươu. Bà ta rống lên như một con bò cái:

Artemis của Ephesos gặp Antaura và nói:” Ngươi đi đâu đó?”

Antaura trả lời:” Đến chỗ 1 nửa cái đầu”

Artemis: Không, không được vào đó”

Ở mép trái:….  cho những điều may mắn…….

Ở một phiên bản của bài khấn này được lưu trữ 1 cách toàn vẹn hơn của tác gỉa Roy .Kotansky[11]có nhiều điểm tương đồng với những bài khấn cổ truyền Bulgaria. Sự khác biệt giữa hai phiên bản là ở phiên bản cổ truyền Bulgaria thì sự giúp đỡ đến từ Thần Mẫu - kế thừa vị trí của thần Artemis. Phiên bản còn lại thì trách nhiệm đó là của chúa Jesus. Ở đoạn sau của bài thần chú có miêu tả làm thế nào mà căn bệnh bị tống khứ vào rừng sâu, và được đối đải tử tế thế nào.

  Nghi lễ sẽ được mô tả ngay sau đây là một nghi lễ phức tạp với việc sử dụng thảo mộc, những yếu tố lien quan đến phép thuật, những hành động và lời thần chú nhắc đến Thần Mẫu.

CHỮA BỆNH BẰNG CÁCH TẮM TRONG BỒN THẢO MỘC[12]

Ở thị trấn tên Silven có một cụ già 86 tuổi tên là Stoyan Yordanov Sabev, người làng Zhelyo Voyvoda, cụ là một thầy lang rất nổi tiếng. Cụ còn được những người tới từ phía bắc Bulgaria tìm đến nhờ chữa bệnh, bởi những lễ tắm gội trong thảo dược của cụ đã giúp nhiều người nhiều người chữa lành hầu hết các loại bệnh tật. Trong quá khứ, việc nhìn thấy 1 lúc 40 chiếc xe kéo đầy người bệnh tìm đến trước cửa nhà cụ là chuyện bình thường. Cụ Stoyan bắc đầu hành nghề này từ năm 1927. Lúc đó bà cụ thân sinh- cũng là một  thầy lang cổ truyền-qua đời. Trong đời mình, cụ Stoyan đã làm lễ tắm rửa để chống lại nỗi sợ cho hơn 3000 người. Cách thức để tiến hành 1 lễ tắm như thể được mô tả như sau:

 Ông cụ sử dụng 41 loại nguyên liệu[13], bao gồm các búi cỏ cháy[14], cây thổ mộc hương[15], cây nữ lang[16], cây họ bạc hà[17], cỏ móng ngựa[18], lá lưỡi hươu[19], cây liễu ngư[20], cây Bathur[21]st Burr, cây dương xỉ nam[22], cỏ Thánh john[23], cây long đởm chữ thập[24], hoa tulip dại, ngoài ra còn có lá của 9 loại cây ăn quả- cây lê, cây táo, cây mận, cây toothwort thường[25], và vài loại cây khác. Những loại thảo dược trên được cụ Stoyan đun nóng và sau đó bồn nước này sẽ được đặt ra ngoài trời,dưới những vì sao. Người bệnh sẽ cởi bỏ quần áo và nước sẽ được dội lên người họ. Lễ tắm rửa thường được thực hiện vào khoảng 5-6 giờ sang và vào 9h tối. Trong lúc tắm cho bệnh nhân, cụ Stoyan sẽ đọc đoạn thần chú sau:

Những thời khắc, những tác hại của ma quỷ

Thần Mẫu đã tập hợp chúng lại

Bảy mươi bảy

Niềm tin ( là những linh hồn) chưa được rửa tội, chưa được xức dầu thánh ( chưa được ban phước)

Đi đến nơi-nơi mà không có gì để ăn

Không có gì để uống

Và ở đó chẳng có điều gì tốt đẹp

Thần Mẫu đã gom chúng lại trong 1 nhà thờ

Bà đã phân loại chúng ra

Và đã thả chúng vào rừng sâu

Bà đã thả chúng vào rừng sâu như con sói mẹ trả lại tự do cho  bầy sói con”[26]

Sau đó khoảng 20 ngày sẽ biết được liệu buổi tắm có tác dụng hay không. Lúc đó thầy lang sẽ tiến hành một lễ tắm thứ hai. Lúc này cụ Stoyan sẽ sử dụng một vài dụng cụ mang tính ma thuật như một cái trục bánh xe ngựa, một hộp sọ của loài sói, chất sừng lấy từ xác rắn đã lột da. Những thứ ấy dược đặt lên đầu người bệnh trong lúc dội nước thảo dược lên người họ. Chỗ nước bẩn sau khi tắm sẽ được đổ vào một cái bồn và đổ đi ở một nơi mà không ai đã dẫm chân vào.

  Như đã nhắc đến ở phần trên, lễ nghi này bao gồm nhiều yếu tố khác nhau- thảo dược, các đồ vật mang tính ma thuật, yếu tố vè thời gian, lời thần chú. Quyền lực siêu nhiên duy nhất được vời đến ở đây là Thần Mẫu.Bà được gọi đến không chỉ bằng lời niệm chú mà còn bằng các dụng cụ trong buổi lễ. Các loại thảo dược dùng trong buổi lễ, đặc biệt một vài loại trong số chúng như cỏ cháy, cây thổ mọc hương, cây nữ lang, cây dương xỉ nam, cây toothwort thường, cây long đởm có mối liên hệ rất mạnh với các nữ thần rừng samodiva. Việc đun nóng các loại thảo dược và đặt dưới bầu trời sao là 1 chi tiết rất cổ xưa của nghi lễ, được biết đén từ thời cổ đại và được ghi lạ rõ ràng trong các tư liệu thời kì đó.  Ngưỡng thời gian kích thích dưới để thực hiện buổi lễ - trước lúc mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặn là một hình ảnh mang tính biểu tượng có liên hệ với ý nghĩa từ thể trạng cơ thể ốm đau đến khỏe mạnh. Thần Mẫu là hình tượng đáng chú ý nhất trong nhưng lời thần chú trên, bởi Bà được mô tả là người cai trị tất cả những linh hồn, bà tập hợp những linh hồn đó lại và thiết lập trật tự cho chúng Bà đưa những linh hồn gây ra bệnh tật vào rừng sâu, đi xa khỏi thế giới của con người và những nơi có nền văn hóa ngự trị. Ở câu cuối cùng của bài thần chú có so sánh việc Thần Mẫu đưa những linh hồn đó vào rừng giống như một con sói mẹ dẫn theo bầy sói con đi. Có một chi tiết thú vị đáng được nhắc đến ở đây, theo như các dữ kiện trong văn hóa cổ truyền Bulgaria thì có đến 3 vị Thần Mẫu được người xưa thờ phụng – vị Nhỏ, vị Nhỡ và vị Lớn[27]. Vị thần Nhỡ được tưởng nhớ hàng năm vào ngày 21 tháng 11 và được coi là nữ thần của loài sói :” Vị Thần Mẫu này chỉ huy bầy sói”[28]. Theo như tín ngưỡng cổ truyền thì ba vị Thần Mẫu này là 3 chị em[29]. Chi tiết này rất thú vị, bởi lẽ theo như truyền thống tư tưởng của Thiên Chúa Giáo thì hình tượng 3 chị em ở trên là không thể chấp nhận được, nhưng rõ ràng là đối với quan niệm dân gian thì điều này hoàn toàn không gặp bất cứ trở ngại nào cả.[30]

THẦN CHÚ CHỐNG LẠI CON MẮT CỦA QUỶ DỮ[31]

Cần có 3 nắm muối biển. Thầy lang (nam hoặc nữ) đứng trước mặt người bệnh. Ông ta/bà ta cầm một nắm muối bằng tay phải và xoay nắm tay đó quay trên đầu người bệnh, cùng lúc đó đọc bài thần chú sau:

Thần mẫu ngồi trên một ngã tư đường

Bà xắn tay áo lên

Đan một miếng vải en màu đen và nói:

Hỡi những nữ thần samodivi hoang dã

Hãy vượt qua chin cánh rừng

Hãy bang qua chin dòng song lạnh giá

Đến đây và đem phương thuốc cho đứa trẻ của chúng ta

Nếu đứa bé là con trai

Thì lời nguyền con mát quỷ trên người thằng bé sẽ bị phá vỡ

Nếu đứa bé là con gái

Thì lời nguyên con mắt quỷ trên người con bé sẽ bị phá vỡ

Nếu đứa bé là con trai

Tinh hoàn bên trái của nó sẽ vỡ

Nếu đứa bé là con gái

Ngực bên trái của con bé sẽ nổ tung

Giống như đám đông tản ra từ nhà thờ

Thì con mắt quỷ

Cũng phân tán ra như thê

Từ thắt lung

Từ Trái Tim

Từ những đầu móng tay bé xíu

Cũng như cách mà điệu nhảy một hàng tan ra

Thì con mắt quỷ

Cũng phân tán ra như thê

Từ thắt lung

Từ Trái Tim

Từ những đầu móng tay bé xíu

Ngày hôm qua có 3 anh em trai ra đời

Ngày hôm qua chúng đã ra đời

Cũng trong ngày hôm qua chúng bắt đầu biết đi

Và cùng lúc chúng bắt đầu biết nói

Và chúng lấy ba con ngựa khỏe

Phi vào trong rừng Tilileyan

Để chặt một cái cây

Đốn hạ ngọn

Nhổ bật rễ

Nếu như lúc đó đứa trẻ của chúng ta đến đó

Và ngồi dưới cái cây đó

Thì đứa bé mới có thể bị

Hứng chịu lời nguyền của con mát quỷ dữ[32]

Trong buổi lễ trị bệnh để chống lại ảnh hưởng của con mắt quỷ dữ này, vị thần được vời đến để giúp đỡ một lần nữa lại là Thần Mẫu,  nhưng lần này bà được mô tả thực sự là một vị thần có nguồn gốc cổ xưa. Bà được thỉnh cầu bằng biểu tượng của mình là muối biển, mà xưa kia ở thời La Mã cổ đại cũng có một vị nữ thần tên Salus cũng có đặc điểm tương tự. Trong lời thần chú, bản chất lưỡng cực của vị thần đã được mô tả bằng hai màu trắng và đen và điều này khiến bà có điểm tương đông với vị nữ thần Bendis của người Thracia- người còn được gọi bằng cái tên δίλογχος- vị thần có ngọn giáo hai lưỡi, mà các nhà từ điển học giải thích rằng đó là vì bả được cả Trời và Đất vinh danh. Bà có nhiệm vụ đêm lại cân bằng cho vũ trụ, theo cả chiều ngang- biểu tượng bằng ngã tư đường, và chiều dọc - đan len. Việc đăn len làm chúng ta liên tưởng tới trường hợp của thần Bendiss, còn được gọi là Người Quay Tơ[33].Bằng hành động quay tơ, nữ thần đã tạo ra các mối liên kết và sợi nối trong vũ trụ, bà nối chúng lại và liên kết chúng với nhau[34], hợp nhất cả chiều ngang lẫn chiều dọc.

  Trong câu thần chú- bùa phép chữa bệnh trên,Thần Mẫu đã kêu gọi các Samodivi, tức là những nữ thần rừng, là những người kế nhiệm các tiên nữ cổ đại,cũng được coi như là các thấy lang. Thần Mẫu ở đây đóng vai trò lãnh đạo và là cô chủ của những nữ thần Samodivi, điều này khiến bà có vị trí như Thần Mẫu Vĩ đại, người cũng có chức năng tương tự vào thời cổ đại.

  Sau khi đã kêu gọi sự giúp đỡ từ các Samodivi,  phần tiếp theo của đoạn thần chú miêu tả cơ sở của nguyên tắc liên kết các phép thuật với nhau- nguyên tắc” Cái kia như thế nào thì cái này như thế đó”. Sự phá hủy về các đặc thù giới tính gây bệnh của người bệnh còn có tác dụng  tiêu diệt luôn những ảnh hưởng đối với người đó.  Trong trường hợp này những biểu hiện giới tính của người bệnh mà làm phát sinh ra căn bệnh là nguồn sức mạnh của người đó- tinh hoàn ở nam giớivà ngực ở nữ giới.

  Ở đoạn kế tiếp có sự xuất hiện của 3 anh em cưỡi ngựa vào trong một khu rừng, chặt một cái cây mà khi đó người bệnh của chúng ta bước tới, ngồi dưới cái cây bị hặt đó, và chỉ khi đó anh ta mới bị bệnh một lần nữa có ý nghĩa như đoạn thần chú có tác dụng bảo vệ người bệnh trong tương lai.

  Trong những xã hội mang tính truyền thống tại khu vực Balkan như Bulgaria thì cho đến tận giữa thế kỷ trước vẫn còn lưu giữ và thực hành những lễ nghi cổ truyền bất chấp chính sách do các tôn giáo chính thức áp đặt (Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo). Bằng cách bảo tồn những lễ nghi truyền thống như vậy trong nhiều thế kỉ, người dân đã gìn giữ được các hình thức tế lễ có nguồn gốc rất lâu đời cũng như những khái niệm về vị thần trong các buổi lễ ấy.  Họ gọi những quan niệm thần thoại đó như là một thế lực, đóng vai trò như một người mẹ của tất cả, một người chữa bệnh, và là một bà mẹ- người bảo vệ tận tâm tận tụy.  Và trong các nghi lễ đó thì Đức Mẹ xũng xuất hiện như một vị nữ thần. Tới nay, bà vẫn được thỉnh cầu để mang đên sức khỏe cho cả tâm hồn lẫn thể xác cho những con chiên của mình./.

G.M

Nguồn: Kỉ yếu hội thảo quốc tế: Nghiên cứu thực hành tín ngưỡng trong xã hội đương đại (Trường hợp tín ngưỡng thờ Mẫu)- Nam Định. 2016


[1] Fol, V. Popov. Những vị thần của người Thracia. Sofia, 2010, 66-68.

[2] Tìm đọc bài Thuyết Giảng của Thánh Greogory Nhà Thần Học 893 y.): "Goddess Ekatia (Hekate) for virgin they proclaim her and Mokosh they venerate...." online: http://liternet.bg/publish/akaloianov/slovo.htm <20.10.2011>.

[3] Sự kiện này xảy ra vào khoảng sau 200 năm kể từ khi Thiên chúa Giáo trở thành tôn giáo chính tại Quốc Gia Đầu Tiên của Người Bulgaria (vào năm 864).

[4] Gerasimov,T. Thông tin về một bức tượng bằng cẩm thạch được người Sla-Vơ tại Bulgaria tôn thờ tại vùng Thessanoliki từ những nghiên cứ về ngôn ngữ học-dân tộc học trong các bút ký của Acad. St. Romanski. Sofia, 1960, 557-561. (Герасимов, Т. Сведение за един мраморен идол у българските славяни в Солунско. // Езиковедско-етнографски изследвания в памет на акад. Ст. Романски. София, 1960, 557- 561).

[5] Được Georgi Mishev dịch sang tiếng Anh từ những dòng chữ của người Hitite trong tác phẩm tiếng Đức, của tác giả F. Fuscagni (ed.), accessed at: hethiter.net/: CTH 457 (TRde 05.02.2013).

[6] Pirgova, I. Các buổi lễ chữa bệnh và nghi thức ma thuật theo phong tục cổ truyền Bulgaria Sofia, 2003, 150. (Пиргова, И. Баяния и магии.София 2003, 150).

[7] Ibid., 353.

[8]              Modritsa là linh hồn mà theo như truyền thuyết Bulgaria là cái đem đến những cơn đau trên cả cơ thể, ở các khớp xương cũng như cơ bắp”

[9]              Ghi chú va hình vẽ ở trên là của Kotansky, R. người làm ra các lá bùa ma thuật. Nhưng lá bùa dduwwocj khắc trên lá vàng, bạc, đồng đỏ và đồng thiếc cũng như những dòng chữ trên đó là của Roy Kotansky .[In Zusammenarbeit mit der Arbeitsstelle für Papyrusforschung im Institut für Altertumskunde der Universität zu Köln].(Abhandlungen der Rheinisch-Westfalischen Akademie der Wissenschaften: Sonderreihe Papyrologica Coloniensia; Vol. 22), 60.

[10].Ghi chú va hình vẽ ở trên là của Kotansky, R. người làm ra các lá bùa ma thuật. Nhưng lá bùa dduwwocj khắc trên lá vàng, bạc, đồng đỏ và đồng thiếc cũng như những dòng chữ trên đó là của Roy Kotansky [InZusammenarbeitmitderArbeitsstellefürPapyrusforschung im InstitutfürAltertumskundederUniversitätzuKöln].(AbhandlungenderRheinisch-WestfalischenAkademiederWissenschaften: SonderreihePapyrologicaColoniensia; Vol. 22), 60.

[11]            Nguyên văn đoạn thần chú cổ do Kotansky (Ibid. 61 khắc như sau:

Những người cầu nguyện để chữa trị chứng đau nửa đầu:

Cơn đau nửa đầu bước ra từ đại dương , rống lên và gầm thét. Đấng cứu thế Jesus Christ đến gặp nó và hỏi:

“ Ngươi đang đi đâu vậy?”  Bệnh đau nửa đầu: ( Ở thời đó được cho là nguyên nhân gây ra những cơn đau ở đầu, mắt, chứng viêm giác mạc, chảy nước mắt và chóng mặt”) trả lời chúa Jesus rằng:

“ Chúng tôi đi đến chỗ những con chiên của ngài và ngồi vào trong đầu họ, đại loại thế”

Và Chúa Jesus tả lời rằng:

“ Nhìn đây, không được tìm đến những con chiên của ta. Thay vào đó bọn mi hãy đi xa vào những ngọn núi không có người ở và chui vào trong đầu 1 con bò nào đấy. Bọn mi sẽ tha hồ được ăn thịt tươi, uống máu tươi, làm đôi mắt tàn tạ, làm đầu óc tối tăm, tha hồ gào thết và quằn quại. Nhưng nếu bọn mi không nghe lời ta, ta sẽ thiêu cháy bọn mi trên ngọn núi rực lửa, nơi mà chó không thể sủa và gà không thể gáy nổi”.

Các ngươi, những người có trách nhiệm phải chặn đứng việc Đau Đầu và Đau Nửa ĐẦu từ biển cả chui lên, phải ngăn không cho chúng gây ra đau đầu, đau mắt cũng như những cơn đau trong tủy sống với môn đồ của ta . Đại loại những thứ như thế.

[12]            .Tên gọi của hoạt động này trong tiếng Bulgaria (Янакиева, Ж. Народнотолечение в Сливенскиякрай.Сливен, 1980, 4-5).

[13]            Tên gọi của các loại thảo dược sau đây là do cá nhân tôi dịch ra. Bởi theo như bản ghi tay tiếng dân tộc thì có 1 số loại thảo dược có tên không rõ rang. Nguyên văn của 1 vài cái tên áy trong tiếng Bulgaria như sau -  росен, оман, диляна, маточина, подбел, волски език, линиче, чумотрън, папрат, кантарион, синя тинтява, диво лале.

[14]            Dictamnusalbus

[15]            Inulahelenium

[16]            Valerianaofficinalis

[17]            Melissa officinalis

[18]            Tussilagofarfara

[19]            Phyllitisscolopend

[20]            Linaria vulgaris

[21]            Xanthium spinosum

[22]            Dryopterisfelix-mas

[23]            Hypericumperforatum

[24]            Gentianacruciata

[25]            Lathraeasquamaria

[26]Đoạn thần chú nguyên văn trong tiếng Bulgaria như sau:

Зъл час, зла злина,

Божа майка ги събра,

седемдесет и седем,

вери некръстосали, не миросани,

там дето няма ядене

и няма пиене,

там няма и добро:

Божа майка ги увела в черковата и ги разпределила на вери и ги пуснала в гората, и ги пуснала като вълчицата вълчетата.

[27]Vị Thần Mẫu Sói Vĩ Đại được coi là vị thần ở giữa 2 vị Thần Mẫu còn lại, bởi vì đã có 2 lễ hội để tưởng nhớ 2 vị Thần Mẫu kia. Đầu tiên là ngày mồng 8 tháng 9 được cho là ngày sinh ra vị Tiểu Thần Mẫu Vĩ Đại, hay còn được gọi là Thánh Thần Mẫu Vĩ Đại. Còn ngày 16/8 là ngày kỉ niệm Đại Thần Mẫu Vĩ Đại, tức là hiện than thực sự của Tiểu thần Mẫu Vĩ đại trên Thiên Đường. Vì thế nên vị Thần Mẫu Sói Vĩ đại được coi là vị thần ở giữa 2 vị kia, cũng như biểu tượng cho khoảng cách giữa lúc sinh ra và lúc chết đi của 2 vị thần kia.

[28]Để tìm hiểu them về vòng tuần hoàn của các vị thánh thần và Thấn Mẫu Sói- hãy tìm đọc Tuyển tập chọn lọc về Tôn Giáo và Phong Tục Cổ Truyền của tác giả Marinov, D gồm 5 tập  v. I, part 2. Sofia, 2003, 397-402 (Маринов Д., Религиозни народни обичаи – избрани произведения в 5 тома, том І, част 2. София, 2003, 397-402).

[29]Ibid 398.

[30]Hình tượng về 1 bộ đôi hay 1 bộ ba các vị thần thành là 1 hiện tượng khá lí thú xuất hiện trong các đức tin cổ truyền và có những bằng chứng xác thực về điều này tồn tại từ thời điểm trước sự xuất hiện của Thiên Chúa Giáo, để tìm hiểu them đọcPopov, R. TwinSaintsintheBulgarianFolkCalendar.Sofia, 1991. (Попов Р.,Светци близнацив българския народен календар. София, 1991).

[31]Pirgova, I. NhỮNG nghi lễ chữa bệnh theo lối cổ truyền và các hoạt động mang tính ma thuật Sofia, 2003, 139-140. (Пиргова, И. Баяния и магии. София 2003, 139-140).

[32]Nguyên văn đoạn thơ trên bằng tiếng Bulgaria:

Божамалеседнала на кръстомпът,

запретнала бели ръкави,

запрела църнакъдела и рекла:

- Диви самодиви,

прездевет гори да минете,

прездевет води студени –

на наштодятеляк да донете.

Ако е от мъжко –

от мъжко да сапръснатуроките.

Ако е от женско –

от женско да сапръснатуроките.

Ако е мъжко –

да мусапръснелявотомъдо;

ако е женско –

да йсапръснеляватабизка.

Къктосахората

от черкваразтурят,

така да саразтурят

неговитеураки

по снагата,

по сърцето,

по некътчетата.

Къктосахоропръска,

така да сапръскат

неговитеураки

по снагата,

по сърцето,

по некътчетата.

Снощаса родили тримабратя,

снощиса родили,

сноща проходили,

сноща продумали

и отзелибърза коня,

и отишлив гора тилилейска

дърво да отчат –

върханадолу,

коренанагоре.

Когадойде

да седнетвадяте

под твадърво,

тогава нега

ураки да фанат.

[33]Vị nữ thần này thường được gắn với hình ảnh là vị Nũ Thần Số Mệnh và vì thế hình tượng đan len thường gắn với bà. Điều này được ghi trong những dòng chữ tế lễ của người Hitite cổ. Bossert, H. DieSchicksalsgöttinnenderHethiter. // DieWeltdesOrients, Bd. 2, H. 4. 1957, 349-359.

([34] Có vẻ như nghĩa của cái tên “Bendis” theo như ngôn ngữ Ấn-Âu cổ nghĩa là “kết nối” rất phù hợp trong tình huống này khi bà là người lien kết và thống nhất những yếu tố  cũng như các thế lực trong vũ trụ.

 

Post by: Vu Nguyen HNUE
10-10-2020