Nghiên cứu khoa học

Ảnh hưởng của phim truyền hình trong đời sống người Việt qua hai thập kỷ 1990 & 2000


15-06-2022
Đinh Mỹ Linh

 

 

Phim truyền hình là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam từ nông thôn tới thành thị. Nhìn lại ảnh hưởng của phim truyền hình trong văn hóa, lối sống người Việt qua hai giai đoạn quan trọng của thời chuyển giao thế kỷ: thập niên cuối thế kỷ XX (TK XX) và thập niên đầu thế kỷ XXI (TK XXI), có thể nhận thấy diện mạo văn hóa và lối sống dân tộc đã biến đổi thế nào, vị trí của phim truyền hình đã thay đổi ra sao với tư cách một loại hình văn hóa tinh thần của cộng đồng.

 

  1. Ảnh hưởng của phim truyền hình trong thập niên cuối TK XX
  2.  

Truyền hình cách mạng Việt Nam ra đời năm 1970, sau điện ảnh cách mạng Việt Nam 17 năm[1]. Trong kháng chiến, truyền hình sát cánh cùng điện ảnh, phục vụ nhu cầu chiến đấu và kiến quốc trên mặt trận văn hóa. Đến cuối thập kỷ 80 và đặc biệt vào thập kỷ 90 của TK XX, trong khi điện ảnh Việt Nam tụt dốc vì khủng hoảng phim video ngoại nhập, vì sự thoái trào của làn sóng phim mỳ ăn liền, nguồn phim chiếu bóng của Liên Xô và Đông Âu không còn tài trợ, thì phim truyền hình nội và ngoại chiếu trên các đài trung ương và địa phương lại nhanh chóng tạo sức hút với khán giả. Liên tiếp trong thập kỷ 90, Đài Truyền hình Việt Nam bắt đầu phát song song VTV1 và VTV2, tiếp đó là kênh giải trí VTV3 và truyền hình cáp MMDS, thời lượng phát sóng dần tăng lên 24/24. Năm 96 - 97, truyền hình chỉ phát 8 - 10 tiếng/ngày nhưng đã tiêu thụ khoảng 600 phim (tập phim). Năm 1997 đài truyền hình đã đặt hàng sản xuất khoảng 30 phim Việt Nam[2]. Từ năm 1997, Đài truyền hình Việt Nam chủ trương tự sản xuất phim để phát sóng, có hẳn Hãng phim truyền hình Việt Nam[3]. Trong bối cảnh đó, sự lên ngôi của phim truyền hình đã kéo theo những ảnh hưởng sâu rộng lên đời sống văn hóa cộng đồng.

Trước hết, thói quen xem truyền hình có ảnh hưởng tới lối sống cố kết gia đình, làng xóm. Nếu trước những năm 1980 khung cảnh quen thuộc trong đời sống văn hóa nước ta là cảnh người dân làng trên xóm dưới tập trung tại bãi chiếu của các đội chiếu bóng lưu động, thì sang tới những năm 1990 lại thay bằng cảnh tối tối, các gia đình quây quần trong nhà bên chiếc máy thu hình. Đánh giá về giai đoạn cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, tác giả Trần Duy Hinh nhận xét Chương trình tivi ngày càng hấp dẫn, các gia đình ngày càng quây quần bên máy thu hình nhiều hơn, gần như người ta quên dần điện ảnh, quên rạp chiếu phim, đồng nhất điện ảnh với truyền hình, xem phim trên tivi cũng như xem ngoài rạp[4]. Hôi ky cua nguyên sư rung Quôc tai êt am Ly ia Trung vê cơn sôt phim truyên hinh g Quôc tai êt am cho biết: “(Nguyên) Pho hu tương uyên Công Tan luc đo cho biêtim truyên hinh ung Quôc chiêu vao tôi nao thi cac cơ quan chinh phu kho triêu tâp hôi nghi vao hôm ây bô câp cao cung mong vê nha đung giơ đê không bo dơ tâp nao. a Bô ăn hoa iêt am cho biêt, môi khi chiêu phim truyên hinh g Quôc, ngươi đi bô trên phô Nôi se giam ro rêt cô giao thông cung giam tương ưnghư thế, những năm 1980 và đặc biệt trong thập niên 1990, cư dân Việt Nam dần dần thiết lập và phổ biến một thói quen sinh hoạt văn hóa mới mẻ: giải trí và tiếp cận văn hóa bằng phương tiện truyền hình.

Có thể nhận thấy dấu ấn thời đại ở đây: Khi thời bình lập lại, đặc biệt từ thời kỳ đổi mới, văn hóa Việt Nam cũng rời bỏ tính tập trung đoàn thể, cộng đồng thời chiến để quay về gốc rễ cố kết gia đình thời bình. Tính cố kết, gắn bó gia đình được nâng cao, mà truyền hình là một công cụ thúc đẩy. Nếu chiếu bóng lưu động thời chiến gắn liền với những kỷ niệm hò hẹn, giao lưu, giúp cố kết sức mạnh tinh thần làng xóm thì nay, truyền hình lại thúc đẩy tính cố kết hộ gia đình, tạo điều kiện cho những quây quần, chia sẻ riêng tư bên người thân.

Bên cạnh đó, cuối những năm 80 đầu những năm 90 TKXX, với điều kiện sống chưa đủ trang bị máy phát hình rộng rãi, vẫn có hiện tượng mỗi xóm làng, khu tập thể đều có cảnh bà con cả xóm tập trung quanh một chiếc tivi để cùng xem chung một bộ phim truyền hình. Điều này phản ánh sự bảo lưu tính cộng đồng trong văn hóa, cũng như tinh thần san sẻ, gần gũi thân thiết của tình làng nghĩa xóm. Chia sẻ của các độc giả báo VnExpress cũng đề cập tới kỷ niệm này: độc giả Trịnh Tuấn chia sẻ: thây nhớ tuôi thơ quaôi đo tôi mơi gân 10 tuôi xom co một cai ti vi trăng đen quây quân lai xemng chỉ có ở nông thôn, tinh thần văn hóa cộng đồng này cũng chuyển dịch lên thành phố, góp phần tạo nên một nét đặc trưng mới của văn hóa thành thị: lối sống khu tập thể. Đến nay, không ít người Hà Nội đồng tình rằng chính lối sống khu tập thể, với những san sẻ buồn vui, va chạm chung đụng, thói quen những ngày hè cả xóm quanh một chiếc tivi đen trắng ngoài sân tập thể, là một phần của văn hóa Hà Nội từ sau thời mở cửa. Về sau này, cuối thập niên 1990, khi đời sống lên cao, mỗi nhà có nhiều khả năng sắm sửa tivi hơn, không gian cộng đồng đó bị tách vỡ, chia nhỏ về từng hộ gia đình riêng.

Thứ nữa, phim truyền hình đáp ứng cơn khát văn hóa của khán giả Việt. Sau những năm dài chiến tranh, trong điều kiện đất nước đang từng bước phát triển, phương tiện giải trí cho người dân chưa nhiều, khi ấy, truyền hình là một hình thức giải trí mới lạ và phổ cập, thông qua truyền hình mà mọi thành phần dân chúng mới được tiếp xúc rộng rãi với phim ảnh trong nước cũng như nhiều quốc gia trước đây chưa được biết đến. Trên diễn đàn webtretho.com, chị Kim nhận định thời đấy ít phim và phim nào cũng chất lượng nên đài mình chiếu gì mọi người cũng háo hức xem và đón nhận vô cùng nồng nhiệt, mình nhớ ngày ấy đi gặt với đi nhổ lạc vừa làm vừa rôm rả bàn chuyện phim, đây như một món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân quê mình. Khán giả Hải Anh cho rằng Ngày xưa thiếu thốn văn hóa nên đọc nhiều báo, sách, xem phim... cái gì cũng kỹ và nhớ lâu, chả bù bây giờ. Chị Kalen cũng cùng ý kiến Sao phim ngày đấy xem thấy hay thế, hồi đấy không phổ biến Internet như bây giờ nên tối nào cũng hồi hộp chờ tới giờ phim, đang xem hay mà hết tập phim thì tiếc đứt ruột, lại ngóng tối mai mau đến, còn độc giả Minh Thu của báo VnExpress chia sẻ Có lẽ bây giờ thế hệ trẻ đã bão hoà với những bộ phim hiện đại nên chắc không hiểu được cảm giác háo hức mỗi khi đến 6h xem "Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên", đến 9h xem "Osin' hay "Nữ tiếp viên hàng không"”[5]. Như thế, sự say mê, tình cảm hâm mộ của khán giả với một loạt các phim truyền hình kinh điển giai đoạn này một phần là bởi các phim chất lượng cao này đáp ứng kịp thời nhu cầu giải trí trong tình trạng đói văn hóa giải trí của nước ta lúc đó. Với tính chất đó, phim truyền hình thực sự đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, gắn liền với một phần cuộc sống và khắc họa ký ức một thời của khán giả Việt. Độc giả Hoài Thương của VnExpress rất xúc động Tôi còn nhớ mẹ tôi, khi cơn lũ đã vào đến ngõ, đã không "thèm" dọn dẹp nhà mà mải mê khóc cùng Người giàu cũng khóc!  [6]. Có những phim truyền hình thậm chí tạo ra hiện tượng trở thành đề tài nóng hổi trong nhà ngoài ngõ - như lời báo Dân Trí nhận xét: “Những bộ phim được bàn tán, tranh cãi trong từng bữa ăn, trong từng câu chuyện, trong từng thành viên của mỗi gia đình[7].

Từ đó, phim truyền hình định hướng thẩm mỹ, cân bằng cán cân thưởng thức văn hóa của cộng đồng. Sau năm 1986 khi vừa xóa bỏ bao cấp, bước sang Đổi Mới với sự chuyển hướng sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, thị trường văn hóa phẩm ở ta có sự mất cân bằng nghiêm trọng: phim nội chính thống mất nguồn trợ cấp, nhà nước chưa kịp có quy định nào về việc nhập khẩu phim nước ngoài nên phim và băng hình trôi nổi được nhập vào Việt Nam tràn lan để kiếm lời, thậm chí những phim thương mại hạng tồi, phim đen mang tính độc hại của Mỹ, Hồng Kông, Đài Loan lại khá phổ biến. Trong hoàn cảnh đó, phim chiếu trên truyền hình đóng vai trò đáng kể trong việc đưa những tác phẩm chất lượng, chính thống và giàu tính nhân văn đến với khán giả. Những dạng phim giúp đài truyền hình giành khán giả và nâng cao thẩm mỹ là thể loại phim kinh điển được đón nhận trên toàn thế giới, phim chuyển thể từ tác phẩm văn học kinh điển, phim thiếu nhi. Biết bao lớp khán giả Việt Nam từng say mê với những bộ séries dài tập Người giàu cũng khóc, “Đơn giản tôi là Maria, “Trở về Eden, “Bạch tuộc, “Oshin nổi tiếng của thế giới, các phim từ tác phẩm văn học kinh điển Hồng Lâu Mộng, “Tam quốc diễn nghĩa, “Tiếng chim hót trong bụi mận gai...

Như vậy, trong bối cảnh nền điện ảnh tiêu điều, suy thoái trầm trọng và vấn nạn video trôi nổi khó kiểm soát, thì phim truyền hình, với tính chất là kênh văn hóa chính thống phổ biến tới diện rộng khán giả, làm nhiệm vụ đưa những tác phẩm có giá trị cao về nghệ thuật và văn hóa tới công chúng. Phim truyền hình đóng vai trò như quả cân chuẩn mực, cân bằng lại giá trị nhân văn trong hình thức giải trí cộng đồng. Nói cách khác, phim truyền hình được dùng như một phương thức định hướng chuẩn thẩm mỹ, chống lại nguy cơ tha hóa văn hóa. Hiện tượng này không chỉ riêng có ở Việt Nam, mà trong các nghiên cứu văn hóa - lịch sử Mỹ, các nhà nghiên cứu, như Timothy Corrigan, cũng chỉ ra rằng khi văn hóa Mỹ có nguy cơ bị bình dân hóa bởi các giá trị ngoại lai thì điện ảnh chất lượng cao, chuyển thể từ các tác phẩm văn học là một thiết chế để củng cố, giữ chuẩn mực cho phần văn hóa tinh hoa[8]. ở Việt Nam, việc trình chiếu các bộ tác phẩm nước ngoài kinh điển, chất lượng cao và đầu tư sản xuất phim truyền hình nội địa quy củ chính là biểu hiện của sự củng cố chuẩn mực văn hóa như vậy.

Cũng bởi tinh thần hâm mộ phim truyền hình trong tầng lớp khán giả ngày càng cao, thời kỳ này còn tạo ra thế cạnh tranh giữa các đài truyền hình trong việc giành bản quyền phát hành phim. Đài phát thanh CRI chỉ ra rằng Nhăm gianh đươc cơ hôi chiêu phim truyên hinh uôc, Đai ruyên hinh ôc gia iêt am va ai ruyên hinh Nôi thinh thoang cung xay ra mâu thuân va canh tranh vơi nhaui vây ma tôi hôm trươc ruyên hinh êt am chiêu phim 'Tê tương u gu', sang thư hai i Truyên hinh Nôi con chiêu laihư thế, truyền hình không chỉ là sự cạnh tranh giữa nguồn chính thống nhà nước với nguồn băng đĩa video trôi nổi, mà còn kéo theo việc hình thành thế cạnh tranh mua quyền phát sóng giữa Đài Truyền hình Việt Nam và các Đài địa phương, thậm chí một phim được phát lại cùng ngày trên nhiều đài mà vẫn hút khán giả. Từ hiện trạng này có thể nhận thấy bước chuyển đổi của xã hội Việt Nam, từ chỗ quan niệm văn nghệ là quà tặng, chu cấp một chiều tới chỗ ngày càng nhận thức được nhu cầu khổng lồ của khán giả, hình thành hướng cạnh tranh thương mại hóa, hàng hóa hóa hoạt động giải trí truyền hình. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ sự chuyển dịch trong cái nhìn của nhà cung cấp dịch vụ đã hướng đến khán giả, nhưng cũng là tiền đề cho hình thức xã hội hóa truyền hình và đặt nặng cán cân thương mại ở thế kỷ sau.

Phim truyền hình cung cấp bài học nhân văn, giàu tính giáo dục. Khi bàn về các phim truyền hình thập niên 1990, độc giả Thành nhớ lại: “Hồi ấy tôi mê game điện tử lắm (thời đó mới có điện tử bốn nút thôi). Đi học buổi chiều, hết học là la cà điện tử và đọc truyện tranh. Nhưng mấy bộ phim này đã lôi cuốn tôi, đủ sức kéo tôi về nhà sau mỗi buổi tan trường[9]. Còn thành viên Kim của diễn đàn webtretho nhận định: “Nói chung đa phần là những bộ phim hay và có tác động tích cực, thành viên lepapi cũng khẳng định: “Phim Hàn hay phim Trung Quốc, xem phim làm suy nghĩ mình tích cực hơn, muốn phấn đấu hơn[10]. Việc thêm vào đời sống nhân dân một kênh giải trí có chất lượng có tác dụng thu hút con người vào hướng giải trí lành mạnh hơn, cung cấp nhiều tri thức, trải nghiệm xã hội hơn. Ví dụ như dòng phim đề tài đổi mới và xây dựng xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc thập niên 1990 rất gần gũi và lôi cuốn khán giả Việt Nam, bởi chiếu đúng thời điểm Việt Nam cũng đang mở cửa, những người trẻ tìm thấy bóng dáng của chính mình trong các nhân vật trên phim, đồng cảm với những bỡ ngỡ trước cuộc chiến thương trường. Dòng phim này tới nửa cuối thập niên 1990 Việt Nam mới sản xuất. Những phim này sở dĩ tác động sâu vào lòng khán giả là bởi bối cảnh trùng khớp với hoàn cảnh sống của xã hội Việt Nam đương thời. Khán giả Việt không chỉ tìm thấy chính mình trong đời sống trên phim, mà còn được cổ vũ, học hỏi, tích lũy thêm từ quá trình vươn lên của nhân vật. Đến nay, khi điều kiện sống và hoàn cảnh xã hội nước ta đã khác, bối cảnh phim một thời nghèo khó như vậy không còn trùng khớp nữa; nhưng mặt khác, phim đề cập tới bối cảnh quá sa hoa, hào phú thì thực tế cũng chưa chạm tới. Bởi vậy, cả hai hướng lấy bối cảnh khai thác cuộc sống hậu chiến khó khăn và cuộc sống hiện đại hào nhoáng của phim truyền hình đầu TK XXI đều không có đông khán giả.

Giới thiệu những nét văn hóa của các dân tộc ở các quốc gia khác tới khán giả. ở thời điểm đất nước mới dứt khỏi chiến tranh không lâu thì chính phim truyền hình là phương tiện tiếp cận với thế giới đương thời dễ dàng và phổ biến nhất. Độc giả Trịnh Tuấn của VnExpress còn nhớ về bộ phim truyền hình Hàn Quốc đầu tiên được xem: vào đúng dịp tết năm 1997, và lúc đó hầu như tôi và mấy đứa bạn không biết Hàn Quốc là gì, đặc biệt là những con chữ nhìn vào thì thấy ngay không phải chữ Hán, tiếng nói cũng không phải tiếng Trung Quốc hay là tiếng Nhật. Trước đó phim Nhật đã chiếu nhiều lần rồi nên còn biết tiếng Nhật và chữ Nhật, chứ Hàn Quốc thì đó là lần đầu tiên được nghe tiếng Hàn Quốc và nhìn chữ Hàn Quốc[11].

Tạo ra một loạt các sản phẩm ăn theo phim truyền hình. Trong các phim truyền hình nổi tiếng tại Việt Nam thập niên 1980, 1990, không ít phim đã tạo ra một trào lưu học theo phim truyền hình. ở đây xin tạm kể đến ảnh hưởng này trên hai dạng: sản phẩm thương mại ăn theo phim truyền hình và tâm lý học theo phim truyền hình. Đáng kể trong những vật phẩm thương mại ăn theo phim truyền hình là sản phẩm đồ chơi cho trẻ em, từ những đồ chơi hóa trang Trung thu ăn theo phim Tây du ký”, “Hoàn Châu cách cách mà góp phần thúc đẩy thị hiếu tiêu dùng của trẻ quen với mẫu mã đồ chơi Trung Quốc. Sự học theo phim truyền hình còn thể hiện trong những thói quen sinh hoạt, giải trí, gu thẩm mỹ, cách nghĩ v.v Thành viên Kim của diễn đàn webtretho.com chia sẻ: “Lũ trẻ con hàng xóm vào mùa gặt toàn trèo lên đống rơm cao ngất ngưởng rồi hô to "Ta là Tôn Ngộ Không đây", bọn con gái thì dành dụm tiền cho đủ để mua con búp bê 2000đ thiết kế thời trang cho nó giống như Maria, rồi một thời cũng có phong trào viết nhật kí giống như phim Nhật kí của Daniela[12]Hay khi bộ phim Hàn Quốc đầu tiên được phát sóng trên VTV1 (“Yumi tình yêu của tôi”), ngay lập tức kiểu tóc của nhân vật chính trở thành mốt, thời đó gọi là mốt tóc tém Yumì. Phim truyền hình Bạch tuộc của ý được phát sóng, trong các nam thanh niên cũng rộ lên mốt đầu Tano; bấy giờ thịnh hành kiểu các tay đua đi Win, GL Rro với kiểu đầu xịt gôm ngược ra đằng sau[13]. Một độc giả báo VnExpress còn nhớ: “Phim Oshin ngoài việc có thêm từ Oshin: người giúp việc nhà còn gắn liền với 1 loại xe máy của Suzuki (GN125), hồi đó thanh niên dân chơi toàn gọi là Su-Oshin. Nhiều bạn trẻ Việt Nam cũng rất quen thuộc với câu nói cố lên Chiaki trong phim truyền hình Chuyện nữ tiếp viên hàng không hay các câu thoại trong phim truyền hình Việt: “Không nên hoãn cái sự sung sướng đó lại!  (“Đất và người”), “Anh thề! Anh hứa! Anh đảm bảo!  (“Lập trình cho trái tim”).

Phim truyền hình nước ngoài ăn khách cũng có ảnh hưởng tới sáng tạo văn nghệ - giải trí nước ta: Cuối thập kỷ 90 TK XX một loạt các video ca nhạc dòng nhạc thị trường (Đan Trường, Cẩm Ly…) có xu hướng dựa theo phim truyền hình nước ngoài ăn khách (Hoàn Châu cách cách). Các phim thương mại (thường là phim truyện video) của Việt Nam sản xuất thập kỷ 1990 cũng ảnh hưởng từ thị hiếu phim bộ Hồng Kông và Đài Loan, ví dụ các phim cổ trang hành động - võ hiệp hoặc phim tình cảm sướt mướt của hãng phim Lý Huỳnh. Ngay cả tên phim cũng mang dáng dấp chạy theo phim bộ Hồng Kông, Đài Loan: tràn lan kiểu tên phim bốn chữ, ngôn từ hào nhoáng, sướt mướt hoặc giật gân (Hào phú đa tình, Yểu điệu thục nữ, Kỳ phùng địch thủ, Một đời lầm lỡ, Hào quang mê vọng, Vĩnh biệt tình anh, Lửa tình thầm lặng).

 

2. Ảnh hưởng của phim truyền hình trong thập niên đầu TK XXI

 

Bước sang TK XXI, truyền hình gặp phải sự cạnh tranh giành khán giả mạnh mẽ từ Internet, băng đĩa và nhiều hình thức giải trí khác. Mạng Internet và dịch vụ truyền hình cáp phong phú kéo theo nhiều biến đổi trong cách thức thưởng thức phim truyền hình. Xu hướng xã hội hóa và quy định về thời lượng phim Việt phát sóng trên truyền hình tối thiểu 30% kéo theo sự tăng vọt về số lượng phim truyền hình trong nước được sản xuất: Nếu năm 1994 cả nước chỉ làm ra 500 tập phim truyện truyền hình thì tới năm 2010 vừa qua con số ấy đã tăng tới 5000 tập[14]. Phim truyền hình giai đoạn 10 năm đầu TK XXI cũng phản ánh tính chất toàn cầu hóa ngày càng mạnh (xu hướng Việt hóa kịch bản nước ngoài, học theo thị hiếu phim Hàn), đồng thời cho thấy sự độc tôn phim Hàn Quốc, Trung Quốc trên truyền hình đã để lại hệ quả trong thị hiếu người xem thế nào.

Trong bối cảnh đó, có thể thấy tầm ảnh hưởng của phim truyền hình đã có sự biến đổi so với thế kỷ trước, thể hiện rõ rệt trong ba đặc điểm:

ảnh hưởng phối hợp của phim truyền hình và công nghệ số. TK XXI đánh dấu những thay đổi đáng kể về kỹ thuật, ngày nay ngoài truyền hình, khán giả có thể xem phim giải trí trên nhiều hình thức Internet, băng đĩa, rạp chiếu bóng từ đó mỗi người đều có khả năng chủ động lựa chọn thời điểm xem phim, giải trí theo nhu cầu riêng. Truyền hình cáp phát triển với nhiều kênh hơn cũng phân tán mối quan tâm chung của từng thành viên trong gia đình. Như trích dẫn của tạp chí Công nghệ viễn thông thuộc công ty truyền thông VTC: Anh Trung Nghĩa, nhà ở chung cư Linh Đàm than thở: “Ngày xưa thì đến giờ là cả nhà quây quần quanh cái TV cùng xem một chương trình hay nghe bản tin thời sự cho dù lúc đó chỉ là cái TV đen trắng hay Sony màu to đùng. Giờ thì TV xịn, dàn xịn, nhiều kênh, mỗi người một ý, chẳng ai chịu ai.[15] Nhìn lại, tính cố kết gia đình đã thiết lập nên qua thói quen xem truyền hình trong thập kỷ cuối thế kỷ trước đến nay đã bắt đầu nứt vỡ. Thói quen xem phim truyền hình theo sở nguyện cá nhân ít nhiều làm giảm thời gian giao tiếp, quây quần giải trí và chia sẻ sở thích chung giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên trong gia đình. Không gian gia đình bị chia nhỏ về từng không gian sinh hoạt riêng trong thời đại này, tình cảm làng xóm và lối sống công cộng tập thể bị phá vỡ, và dịch vụ truyền hình là một tác nhân thúc đẩy.

Phim truyền hình với tác động thương mại hóa. Tính chất thương mại hóa của thời đại này được phản ánh trước nhất trong bản thân guồng máy sản xuất của phim truyền hình. Các hãng phim bỏ tiền sản xuất, mỗi đài truyền hình mua phim phát sóng dựa trên năng lực bán sóng quảng cáo của từng phim. Điều đó khiến guồng máy sản xuất phim phải đặt vấn đề lợi nhuận và hút quảng cáo lên cao nhất, phim truyền hình gặp áp lực phải chạy theo thị hiếu câu khách thật nhanh và dễ nhất. Chất lượng phim cũng không được đầu tư, không coi trọng. Cơ chế sản xuất này phản ánh tác động của xã hội kinh tế thị trường trong một lĩnh vực văn hóa ở Việt Nam: hàng hóa văn hóa cũng phải chạy theo lợi nhuận. Mặt khác, mục đích thương mại kéo theo sự thay đổi cả về thẩm mỹ, thị hiếu của dòng phim truyền hình: để thu hút được khán giả một cách nhanh nhất, một số lượng lớn các phim truyền hình Việt Nam TK XXI này khai thác góc độ hào nhoáng, sang trọng, chạy theo mối quan tâm đang gây chú ý của giới trẻ, học theo tạo hình đang mốt trong phim Mỹ, Hàn, hoặc thậm chí, nhiều cảnh nóng hơn. Những sự ảnh hưởng ngược từ thị hiếu thời thượng, a dua của một bộ phận giới trẻ trên mạng hoặc từ thị hiếu của một số báo điện tử giải trí theo hướng lá cải như vậy trong phim truyền hình, vô hình chung đang biến một xu hướng văn hóa nhất thời của một bộ phận thiểu số thành thứ được phổ biến rộng rãi, được chấp nhận tự nhiên trước toàn xã hội. Những biến đổi trong thẩm mỹ của phim truyền hình thời chạy theo thị hiếu ăn khách này, không chỉ gây bất bình, khó chấp nhận với đa số người xem truyền hình không thuộc các trào lưu thời thượng trên, mà với mặt bằng văn hóa nói chung, phim truyền hình với sức phổ biến rộng khắp, đang có nguy cơ cổ súy, bình thường hóa, đại chúng hóa những xu hướng, lối sống, thẩm mỹ mang tính trào lưu và thiếu tinh túy.

Phim truyền hình cũng có ảnh hưởng tới lối tiêu dùng của khán giả. Những phim truyền hình gây chú ý như Ngôi nhà hạnh phúc, Cô gái xấu xí, Bỗng dưng muốn khóc tạo ra trào lưu trang phục giống trong phim. Việc xin tài trợ của doanh nghiệp để làm phim cũng kéo theo sự lồng ghép chi tiết quảng cáo sản phẩm vào phim, đó là một cách chi phối thói quen tiêu dùng thông qua phim truyền hình của các nhà tài trợ. ở thế kỷ này, tình cảm hâm mộ thần tượng còn được tận dụng để thúc đẩy kinh doanh thương mại; thậm chí có hẳn chiến lược phát triển đồng bộ cho việc quảng bá văn hóa, giải trí và thương mại đến từ các nước bạn: Làn sóng Hàn Quốc (Hallyu) với phim truyền hình đi tiên phong không dừng lại ở việc khiến khán giả ưa chuộng, bắt chước một kiểu tóc, một màu son, kiểu dáng trang phục như thế kỷ trước, mà đến nay đã xây dựng thành công không ít thương hiệu ở Việt Nam. Các hãng mỹ phẩm Hàn Quốc DeBon, Ohui, Skinfood, Laneige hay The Face Shop với nhiều gian hàng đại diện và đại sứ quảng cáo là diễn viên thần tượng Kim Hyun Jung hiện rất quen thuộc và được giới trẻ Việt Nam ưa dùng. Hãng thời trang cao cấp Roem được biết đến ở Việt Nam cũng dùng diễn viên Song Hye Kyo làm đại diện. Chính phim truyền hình là phương tiện truyền bá hiệu quả những xu hướng, phong cách mới nhất theo các minh tinh Hàn Quốc. Hãy chọn cho mình những thỏi son, kẻ mắt, phấn má hồng, mà các diễn viên Hàn Quốc đang dùng để được rực rỡ như họ là lời quảng cáo thường thấy trên các trang mạng bán mỹ phẩm. Tương tự, các sản phẩm văn hóa đặc sản khác như nhân sâm, chăn đệm, ẩm thực cũng được tích cực quảng bá bằng những nhân vật phim truyền hình. Nhìn lại 10 năm phim Hàn tiếp cận khán giả Việt Nam, có thể thấy rằng phim truyền hình đã tạo bệ đỡ để người tiêu dùng Việt Nam, đến nay, đã quen thuộc và đánh giá sản phẩm Hàn Quốc thuộc vào mặt hàng đáng tin cậy.

Tác động của phim truyền hình trong làn sóng hâm mộ thần tượng ở giới trẻ. Khán giả truyền hình thời nay, đặc biệt là khán giả trẻ, khác với khán giả thời kỳ trước ở sự hâm mộ ngôi sao theo làn sóng, trào lưu toàn cầu. Sang tới đầu thế kỷ này, mới có hiện tượng những làn sóng hâm mộ thần tượng từ nước ngoài được lan rộng qua sự phát triển của Internet, đáng kể nhất là làn sóng Hàn Quốc, tên chiến dịch quảng bá văn hóa và giải trí ra thế giới của Hàn (Hallyu). Nếu nửa cuối thập niên 1990 báo chí nhắc tới vị thế thống trị của phim truyền hình Trung Quốc thì những năm đầu TK XXI này, phim Hàn lại phủ sóng dày đặc trên các đài truyền hình nước ta. Nhiều bộ phim đã tạo nên thần tượng của giới trẻ (Bản tình ca mùa đông,, Vườn sao băng, Ngôi nhà hạnh phúc, Khu vườn bí mật). Ngay tại Hà Nội, có hẳn một đoạn đường ven hồ Tây với phong cảnh lãng mạn được giới trẻ gọi bằng cái tên đường Hàn Quốc, bến Nhật Bản. ảnh hưởng của phim Hàn trong lối sống, đặc biệt ở giới trẻ, thậm chí gây lo ngại về những tác động xấu. Dưới tác động của phim Hàn, nhiều bạn trẻ khi yêu lại mong được sống chung nhà với người mình yêu để có được tình yêu trọn vẹn như trên phim (Theo Tuổi Trẻ). Nguyễn Ngọc Thiên Thanh (học sinh lớp 10 Trường trung học Thực hành, TP.HCM) lại cho biết: “Một số bạn xem phim Hàn xong cũng bắt chước thành lập các nhóm đặt tên là F4, F5 rồi đi gây rối khắp nơi để chứng tỏ bản lĩnh của mình. Hình ảnh nhân vật trong phim trong sáng bao nhiêu thì những gì các bạn bắt chước lại xấu xí bấy nhiêu[16]. Infonet cũng có nhận xét rằng: thường rất dễ nhận ra ai là fan của làng giải trí Hàn, bởi họ có phong cách ăn mặc, cách hành xử rất giống những nhân vật trong các bộ phim truyền hình của xứ Kim chi vốn được chiếu nhan nhản khắc các đài truyền hình. Xa hơn nữa, các fan này còn đổ xô đi học tiếng Hàn để có thể hiểu được thần tượng, khi trò chuyện cũng không quên sử dụng tất cả vốn từ có được để chèn vào cuộc trò chuyện của mình. Những cuộc cãi vã giữa các fanclub thường xuyên xảy ra, âu cũng là bắt nguồn từ sự bênh vực thần tượng không cần lý do, với lý do đơn giản rằng: "Tất cả những gì thần tượng nói đều đúng"[17]. Bên cạnh đó, nhiều nhà báo và nhà bình luận cho rằng cơn sốt lấy chồng Hàn Quốc của phụ nữ Việt Nam có một phần nguyên nhân ở những ảo tưởng về cuộc sống lãng mạn, tốt đẹp mà phim truyền hình vẽ ra trước khán giả. Trang VTC lý giải về ước mơ lấy chồng Hàn của các cô gái vùng cù lao sông Hậu: “Hình ảnh đàn ông Hàn Quốc lãng tử, hay khóc trên phim là giấc mơ của họ. Không ít trường hợp khi được hỏi vì sao lấy chồng Hàn Quốc, các cô thật thà: “Con chỉ mong được nhìn thấy thủ đô Seoul, được thấy nhà cao tầng, thấy sông Hàn, thấy thần tượng, được xem ban nhạc X. biểu diễn[18]. Như thế, sức tác động của phim ảnh tới người xem, đặc biệt là phim Hàn, nằm ở chỗ đưa lên màn ảnh cuộc sống trong mơ và nuôi dưỡng ở khán giả mộng ước biến cuộc sống thực của mình gần với giấc mơ trên phim ảnh. Chính vì thế, ông Lê Huy Khoa - Nguyên phụ trách lao động Việt Nam tại Đại Sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cũng cảnh báo trước những mơ mộng lấy chồng Hàn Quốc: “Chỉ vì tin vào những thông tin màu hồng do phim ảnh cung cấp, hoặc do công ty môi giới, giao phó cuộc đời mình cho người hoàn toàn xa lạ chỉ là những việc làm mạo hiểm vô cùng[19].

Bằng công nghệ thông tin, khán giả hiện nay không còn dừng lại ở vị trí người tiếp nhận bị động, mà đã cho mình quyền bình phẩm, tương tác - tham gia chủ động vào guồng máy công nghiệp giải trí. Như việc các mạng xã hội, fanclub tự tổ chức bình chọn và trao giải cho các thần tượng truyền hình được yêu thích nhất. Giải thưởng tự phát này được các bạn trẻ gửi tới trang web của một số diễn viên thần tượng, thông qua Internet, họ được những diễn viên nổi tiếng châu á như Huỳnh Hiểu Minh, Lâm Tâm Như, Xa Thi Mạn biết đến và gửi lời cảm ơn trên blog cá nhân. Hành động phản hồi đó khiến giới trẻ càng tự hào, phấn khởi và gia tăng sự theo đuổi thần tượng. Bởi thế có thể nói, so với thế kỷ trước thần tượng là khá xa vời do khoảng cách và nguồn thông tin hạn hẹp, thì nay các minh tinh gần hơn, đời thực hơn, khán giả có khả năng giao lưu, bày tỏ và được thần tượng phản hồi nhiều hơn. Thời đại truyền thông mới cấp cho khán giả trẻ quyền chủ động tác động lại vào vận động của ngành công nghệ giải trí; đồng thời cho phép họ gia tăng kết nối với những ngôi sao thần tượng xa vời, cho họ nhiều công cụ để kéo thần tượng xa xôi lại gần với cuộc sống thực của mình hơn. Chính điều này là một nhân tố khuyến khích, thúc đẩy để giới trẻ bộc lộ lòng hâm mộ cuồng nhiệt, coi thần tượng như người thân thực sự và dễ dàng bắt chước, học theo, gửi gắm vào thần tượng nhiều tình cảm đời thực hơn so với thế kỷ trước, như báo chí gần đây lên tiếng.

Một hiện tượng thú vị khác cũng được báo chí đề cập cho thấy lòng hâm mộ phim truyền hình đang tác động tới cuộc sống đồng bào miền núi nước ta. Tại huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi), hầu hết phụ huynh người Kdong ở các bản làng vùng cao đặt tên con theo tên các diễn viên do mê phim Hàn Quốc. Tương tự đồng bào Cơtu ở xã A Tiêng, huyện Tây Giang, Quảng Nam cũng đua nhau đăng ký đặt trên con theo kiểu họ Cơtu, tên Hàn Quốc. Cụ thể, do yêu thích diễn viên các phim Hàn Quốc trên truyền hình (như phim Mối tình đầu) nên con em đồng bào có những cái tên như Phơloong San Diu, Riah Thị Su U, Briu Thị Hy Su, Pơloong San ốc, Pơloong Hiên U...[20] Trường hợp chị Am Len (Giáo viên cấp 1 của xã), một trong những giáo viên mẫu mực và có trình độ trong làng, giải thích việc đặt cho con cái tên Hàn Quốc Sy Y Mun: “Sy Y Mun là tên của nhân vật chính trong bộ phim Vua đầu bếp, đây là diễn viên mình thích nhất trong bộ phim này. Mình đặt tên cho con không chỉ vì yêu thích phim Hàn, mà còn có ý nghĩ mong muốn con mình sau này cũng tài giỏi và có đạo đức giống y như nhân vật trong bộ phim.[21] Như thế, sự hâm mộ phim truyền hình có sức tác động vào đời sống, văn hóa đồng bào ta là bởi tâm lý mong ước giấc mơ đẹp trên phim truyền hình cũng xảy đến trong đời sống thực. Và trong tâm lý người hâm mộ, sự yêu thích thần tượng phim truyền hình không chỉ bởi sự hào nhoáng bên ngoài, mà ở chính giá trị nhân văn mà nhân vật trong phim thể hiện. Từ đó để thấy rằng phim Việt hiện nay chỉ đang chạy theo cái đẹp hào nhoáng của phim ngoại mà không chú trọng yếu tố tình cảm, nhân văn, đó là lý do thất bại của những phim nhái ngoại.

Tóm lại, qua hai thập kỷ, tình cảm đón nhận của khán giả đối với phim truyền hình có sự biến đổiThập niên 1990 là giai đoạn hút khán giả nhất của phim truyền hình. Lúc này, ở thời điểm đất nước mới dứt khỏi chiến tranh không lâu thì chính phim truyền hình là phương tiện tiếp cận thế giới nhanh và rộng, nâng cao giá trị thẩm mỹ và giáo dục, đồng thời thắt chặt tính cố kết gia đình, đem tới những trải nghiệm mới lạ trong lối sống cho bao thế hệ người Việt Nam trong giai đoạn đất nước đang chuyển mình cải cách và hội nhập. Bước sang thập niên đầu TK XXI, phim truyền hình trong, ngoài nước thập kỷ này lấy một câu chuyện lãng mạn, hoàn hảo như trong mơ làm xu hướng chủ đạo, chinh phục khán giả ở việc cấp cho họ những giấc mơ cổ tích giữa cuộc sống hiện đại ngột ngạt. Những lối sống, suy nghĩ lậm phim truyền hình, đến mức kỳ lạ, xa rời truyền thống có phần do khán giả hướng tới mơ ước hoàn hảo mà các câu chuyện trên phim vẽ ra. Thêm sự trợ giúp của công nghệ thông tin hiện đại, mạng lưới hâm mộ đó dễ dàng được lan truyền và tạo hiệu ứng đám đông ở số lượng khổng lồ. Phim truyền hình, ngày nay, đã nằm trong một tổng thể chiến dịch quảng bá kích thích và cố hướng người hâm mộ đến cảm giác biến thần tượng vào đời sống thực, chính nó lý giải những biểu hiện cuồng mộ quá đáng ở giới trẻ ngày nay. Sau cùng, so với thời kỳ trước, sự mất khách của phim truyền hình thời nay chính bởi thiếu vắng tác phẩm phản ánh kịp thời và hòa nhịp với thời cuộc, không tạo được hiệu ứng đồng hành, cổ vũ con người trong hiện thực cuộc sống đang diễn ra như phim truyền hình thập kỷ trước đã làm được.

 


 

[1] Trần Duy Hinh: “Điện ảnh - truyền hình bạn đồng hành lỡ nhịp, tr.686 - 693. Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam. Nhiều tác giả. 2007. NXB Văn hóa thông tin -  Tạp chí Văn hóa - nghệ thuật. Hà Nội.

[2] Trần Đăng Tuấn: “Kết hợp với truyền hình - Một hướng phát triển điện ảnh, tr.682. Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam. Nhiều tác giả. 2007. NXB Văn hóa thông tin - Tạp chí Văn hóa - nghệ thuật. Hà Nội.

[3] Trần Duy Hinh: “Điện ảnh - truyền hình bạn đồng hành lỡ nhịp, tr.686. Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam. Nhiều tác giả. 2007. NXB Văn hóa thông tin - Tạp chí Văn hóa - nghệ thuật. Hà Nội.

[4] Trần Duy Hinh: “Điện ảnh - truyền hình bạn đồng hành lỡ nhịp, tr.688. Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam. Nhiều tác giả. 2007. NXB Văn hóa thông tin - Tạp chí Văn hóa - nghệ thuật. Hà Nội.

[5] Webtretho: Những phim truyền hình gợi nhớ thập niên 1990. http://www.webtretho.com/forum/f26/nhung-phim-truyen-hinh-goi-nho-thap-nien-1990-a-1281464/index17.html

[6]Nguyên Minh: Những phim truyền hình gợi nhớ thập niên 1990. http://vnexpress.net/gl/van-hoa/san-khau-dien-anh/2012/06/nhung-phim-truyen-hinh-goi-nho-thap-nien-1990/

[7] Dân Trí: Sống lại ký ức với những bộ phim truyền hình cũ http://dantri.com.vn/c730/s812-622024/Song-lai-ky-uc-voi-nhung-bo-phim-truyen-hinh-cu.htm

[8] Trích bài giảng của Timothy Corrigan tại Dự án điện ảnh, khoa Văn học, ĐH KHXH &NV Hà Nội. Tháng 05/2012.

[9] Nguyên Minh: Những phim truyền hình gợi nhớ thập niên 1990. http://vnexpress.net/gl/van-hoa/san-khau-dien-anh/2012/06/nhung-phim-truyen-hinh-goi-nho-thap-nien-1990/

[10] Webtretho: Những phim truyền hình gợi nhớ thập niên 1990. http://www.webtretho.com/forum/f26/nhung-phim-truyen-hinh-goi-nho-thap-nien-1990-a-1281464/index17.html    

[11] Nguyên Minh: Những phim truyền hình gợi nhớ thập niên 1990. VnExpress. 17/06/2012.  http://vnexpress.net/gl/van-hoa/san-khau-dien-anh/2012/06/nhung-phim-truyen-hinh-goi-nho-thap-nien-1990/

[12] Webtretho: Những phim truyền hình gợi nhớ thập niên 1990. http://www.webtretho.com/forum/f26/nhung-phim-truyen-hinh-goi-nho-thap-nien-1990-a-1281464/index17.html

[13] Mai Bửu Hoàng Hưng: Những cái tên đình đám một thời trên truyền hình Việt Nam http://www.yes24.vn/ZineView/3977/16/nhung-cai-ten-dinh-dam-mot-thoi-tren-truyen-hinh-viet-nam.html

[14] Tô Hoàng: Phim truyền hình Việt Nam: Tự sinh tự sản thì tự tiêu. Tuần Việt Nam. 12/06/2011. http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-10-phim-truyen-hinh-viet-nam-tu-sinh-tu-san-thi-tu-tieu-

[15] Võ Trung: Công nghệ và cuộc chién trong phòng khách. http://vtc.vn/tapchi/print/349667/index.htm

[16] Tuổi Trẻ: ảnh hưởng xấu của phim thần tượng Hàn Quốc đến giới trẻ Việt. 04/01/2011. http://afamily.vn/giai-tri/2011010310295515/Anh-huong-xau-cua-phim-than-tuong-Han-Quoc-den-gioi-tre-Viet.chn

[17] Phương Giang: Sao Việt có xứng đáng là thần tượng của giới trẻ? Infonet.vn. 21/05/2012. http://news.zing.vn/phim-viet-nam/sao-viet-co-xung-dang-la-than-tuong-cua-gioi-tre/a250579.html

[18] Hậu Giang: Hòn đảo phụ nữ đua nhau lấy chồng Hàn Quốc. VTC News. 16/08/2012. http://vtc.vn/394-344794/phong-su-kham-pha/hon-dao-phu-nu-dua-nhau-lay-chong-han-quoc.htm

[19] Lê Huy Khoa: Lấy chồng Hàn Quốc, chuyện không dễ dàng. VnExpress. 24/08/2010. http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/the-gioi/2010/08/3ba1f909/

[20] L.Tâm: Con oán cha mẹ vì cái tên không giống ai. Vietnamnet. 26/07/2012. http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/82120/con--oan--cha--me-vi-cai-ten--khong-giong-ai-.html

[21] Nhật Khánh: “Làng Hàn Quốc giữa đại ngàn. Người đưa tin. 21/07/2012. http://www.nguoiduatin.vn/lang-han-quoc-giua-dai-ngan-a49845.html

 

 

Theo: Thông báo văn hóa 2011 – 2012, Nhiều tác giả, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2013.

Ảnh hưởng của phim truyền hình trong đời sống người Việt qua hai thập kỷ 1990 & 2000

 

Phim truyền hình là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam từ nông thôn tới thành thị. Nhìn lại ảnh hưởng của phim truyền hình trong văn hóa, lối sống người Việt qua hai giai đoạn quan trọng của thời chuyển giao thế kỷ: thập niên cuối thế kỷ XX (TK XX) và thập niên đầu thế kỷ XXI (TK XXI), có thể nhận thấy diện mạo văn hóa và lối sống dân tộc đã biến đổi thế nào, vị trí của phim truyền hình đã thay đổi ra sao với tư cách một loại hình văn hóa tinh thần của cộng đồng.

 

  1. Ảnh hưởng của phim truyền hình trong thập niên cuối TK XX
  2.  

Truyền hình cách mạng Việt Nam ra đời năm 1970, sau điện ảnh cách mạng Việt Nam 17 năm[1]. Trong kháng chiến, truyền hình sát cánh cùng điện ảnh, phục vụ nhu cầu chiến đấu và kiến quốc trên mặt trận văn hóa. Đến cuối thập kỷ 80 và đặc biệt vào thập kỷ 90 của TK XX, trong khi điện ảnh Việt Nam tụt dốc vì khủng hoảng phim video ngoại nhập, vì sự thoái trào của làn sóng phim mỳ ăn liền, nguồn phim chiếu bóng của Liên Xô và Đông Âu không còn tài trợ, thì phim truyền hình nội và ngoại chiếu trên các đài trung ương và địa phương lại nhanh chóng tạo sức hút với khán giả. Liên tiếp trong thập kỷ 90, Đài Truyền hình Việt Nam bắt đầu phát song song VTV1 và VTV2, tiếp đó là kênh giải trí VTV3 và truyền hình cáp MMDS, thời lượng phát sóng dần tăng lên 24/24. Năm 96 - 97, truyền hình chỉ phát 8 - 10 tiếng/ngày nhưng đã tiêu thụ khoảng 600 phim (tập phim). Năm 1997 đài truyền hình đã đặt hàng sản xuất khoảng 30 phim Việt Nam[2]. Từ năm 1997, Đài truyền hình Việt Nam chủ trương tự sản xuất phim để phát sóng, có hẳn Hãng phim truyền hình Việt Nam[3]. Trong bối cảnh đó, sự lên ngôi của phim truyền hình đã kéo theo những ảnh hưởng sâu rộng lên đời sống văn hóa cộng đồng.

Trước hết, thói quen xem truyền hình có ảnh hưởng tới lối sống cố kết gia đình, làng xóm. Nếu trước những năm 1980 khung cảnh quen thuộc trong đời sống văn hóa nước ta là cảnh người dân làng trên xóm dưới tập trung tại bãi chiếu của các đội chiếu bóng lưu động, thì sang tới những năm 1990 lại thay bằng cảnh tối tối, các gia đình quây quần trong nhà bên chiếc máy thu hình. Đánh giá về giai đoạn cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, tác giả Trần Duy Hinh nhận xét Chương trình tivi ngày càng hấp dẫn, các gia đình ngày càng quây quần bên máy thu hình nhiều hơn, gần như người ta quên dần điện ảnh, quên rạp chiếu phim, đồng nhất điện ảnh với truyền hình, xem phim trên tivi cũng như xem ngoài rạp[4]. Hôi ky cua nguyên sư rung Quôc tai êt am Ly ia Trung vê cơn sôt phim truyên hinh g Quôc tai êt am cho biết: “(Nguyên) Pho hu tương uyên Công Tan luc đo cho biêtim truyên hinh ung Quôc chiêu vao tôi nao thi cac cơ quan chinh phu kho triêu tâp hôi nghi vao hôm ây bô câp cao cung mong vê nha đung giơ đê không bo dơ tâp nao. a Bô ăn hoa iêt am cho biêt, môi khi chiêu phim truyên hinh g Quôc, ngươi đi bô trên phô Nôi se giam ro rêt cô giao thông cung giam tương ưnghư thế, những năm 1980 và đặc biệt trong thập niên 1990, cư dân Việt Nam dần dần thiết lập và phổ biến một thói quen sinh hoạt văn hóa mới mẻ: giải trí và tiếp cận văn hóa bằng phương tiện truyền hình.

Có thể nhận thấy dấu ấn thời đại ở đây: Khi thời bình lập lại, đặc biệt từ thời kỳ đổi mới, văn hóa Việt Nam cũng rời bỏ tính tập trung đoàn thể, cộng đồng thời chiến để quay về gốc rễ cố kết gia đình thời bình. Tính cố kết, gắn bó gia đình được nâng cao, mà truyền hình là một công cụ thúc đẩy. Nếu chiếu bóng lưu động thời chiến gắn liền với những kỷ niệm hò hẹn, giao lưu, giúp cố kết sức mạnh tinh thần làng xóm thì nay, truyền hình lại thúc đẩy tính cố kết hộ gia đình, tạo điều kiện cho những quây quần, chia sẻ riêng tư bên người thân.

Bên cạnh đó, cuối những năm 80 đầu những năm 90 TKXX, với điều kiện sống chưa đủ trang bị máy phát hình rộng rãi, vẫn có hiện tượng mỗi xóm làng, khu tập thể đều có cảnh bà con cả xóm tập trung quanh một chiếc tivi để cùng xem chung một bộ phim truyền hình. Điều này phản ánh sự bảo lưu tính cộng đồng trong văn hóa, cũng như tinh thần san sẻ, gần gũi thân thiết của tình làng nghĩa xóm. Chia sẻ của các độc giả báo VnExpress cũng đề cập tới kỷ niệm này: độc giả Trịnh Tuấn chia sẻ: thây nhớ tuôi thơ quaôi đo tôi mơi gân 10 tuôi xom co một cai ti vi trăng đen quây quân lai xemng chỉ có ở nông thôn, tinh thần văn hóa cộng đồng này cũng chuyển dịch lên thành phố, góp phần tạo nên một nét đặc trưng mới của văn hóa thành thị: lối sống khu tập thể. Đến nay, không ít người Hà Nội đồng tình rằng chính lối sống khu tập thể, với những san sẻ buồn vui, va chạm chung đụng, thói quen những ngày hè cả xóm quanh một chiếc tivi đen trắng ngoài sân tập thể, là một phần của văn hóa Hà Nội từ sau thời mở cửa. Về sau này, cuối thập niên 1990, khi đời sống lên cao, mỗi nhà có nhiều khả năng sắm sửa tivi hơn, không gian cộng đồng đó bị tách vỡ, chia nhỏ về từng hộ gia đình riêng.

Thứ nữa, phim truyền hình đáp ứng cơn khát văn hóa của khán giả Việt. Sau những năm dài chiến tranh, trong điều kiện đất nước đang từng bước phát triển, phương tiện giải trí cho người dân chưa nhiều, khi ấy, truyền hình là một hình thức giải trí mới lạ và phổ cập, thông qua truyền hình mà mọi thành phần dân chúng mới được tiếp xúc rộng rãi với phim ảnh trong nước cũng như nhiều quốc gia trước đây chưa được biết đến. Trên diễn đàn webtretho.com, chị Kim nhận định thời đấy ít phim và phim nào cũng chất lượng nên đài mình chiếu gì mọi người cũng háo hức xem và đón nhận vô cùng nồng nhiệt, mình nhớ ngày ấy đi gặt với đi nhổ lạc vừa làm vừa rôm rả bàn chuyện phim, đây như một món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân quê mình. Khán giả Hải Anh cho rằng Ngày xưa thiếu thốn văn hóa nên đọc nhiều báo, sách, xem phim... cái gì cũng kỹ và nhớ lâu, chả bù bây giờ. Chị Kalen cũng cùng ý kiến Sao phim ngày đấy xem thấy hay thế, hồi đấy không phổ biến Internet như bây giờ nên tối nào cũng hồi hộp chờ tới giờ phim, đang xem hay mà hết tập phim thì tiếc đứt ruột, lại ngóng tối mai mau đến, còn độc giả Minh Thu của báo VnExpress chia sẻ Có lẽ bây giờ thế hệ trẻ đã bão hoà với những bộ phim hiện đại nên chắc không hiểu được cảm giác háo hức mỗi khi đến 6h xem "Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên", đến 9h xem "Osin' hay "Nữ tiếp viên hàng không"”[5]. Như thế, sự say mê, tình cảm hâm mộ của khán giả với một loạt các phim truyền hình kinh điển giai đoạn này một phần là bởi các phim chất lượng cao này đáp ứng kịp thời nhu cầu giải trí trong tình trạng đói văn hóa giải trí của nước ta lúc đó. Với tính chất đó, phim truyền hình thực sự đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, gắn liền với một phần cuộc sống và khắc họa ký ức một thời của khán giả Việt. Độc giả Hoài Thương của VnExpress rất xúc động Tôi còn nhớ mẹ tôi, khi cơn lũ đã vào đến ngõ, đã không "thèm" dọn dẹp nhà mà mải mê khóc cùng Người giàu cũng khóc!  [6]. Có những phim truyền hình thậm chí tạo ra hiện tượng trở thành đề tài nóng hổi trong nhà ngoài ngõ - như lời báo Dân Trí nhận xét: “Những bộ phim được bàn tán, tranh cãi trong từng bữa ăn, trong từng câu chuyện, trong từng thành viên của mỗi gia đình[7].

Từ đó, phim truyền hình định hướng thẩm mỹ, cân bằng cán cân thưởng thức văn hóa của cộng đồng. Sau năm 1986 khi vừa xóa bỏ bao cấp, bước sang Đổi Mới với sự chuyển hướng sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, thị trường văn hóa phẩm ở ta có sự mất cân bằng nghiêm trọng: phim nội chính thống mất nguồn trợ cấp, nhà nước chưa kịp có quy định nào về việc nhập khẩu phim nước ngoài nên phim và băng hình trôi nổi được nhập vào Việt Nam tràn lan để kiếm lời, thậm chí những phim thương mại hạng tồi, phim đen mang tính độc hại của Mỹ, Hồng Kông, Đài Loan lại khá phổ biến. Trong hoàn cảnh đó, phim chiếu trên truyền hình đóng vai trò đáng kể trong việc đưa những tác phẩm chất lượng, chính thống và giàu tính nhân văn đến với khán giả. Những dạng phim giúp đài truyền hình giành khán giả và nâng cao thẩm mỹ là thể loại phim kinh điển được đón nhận trên toàn thế giới, phim chuyển thể từ tác phẩm văn học kinh điển, phim thiếu nhi. Biết bao lớp khán giả Việt Nam từng say mê với những bộ séries dài tập Người giàu cũng khóc, “Đơn giản tôi là Maria, “Trở về Eden, “Bạch tuộc, “Oshin nổi tiếng của thế giới, các phim từ tác phẩm văn học kinh điển Hồng Lâu Mộng, “Tam quốc diễn nghĩa, “Tiếng chim hót trong bụi mận gai...

Như vậy, trong bối cảnh nền điện ảnh tiêu điều, suy thoái trầm trọng và vấn nạn video trôi nổi khó kiểm soát, thì phim truyền hình, với tính chất là kênh văn hóa chính thống phổ biến tới diện rộng khán giả, làm nhiệm vụ đưa những tác phẩm có giá trị cao về nghệ thuật và văn hóa tới công chúng. Phim truyền hình đóng vai trò như quả cân chuẩn mực, cân bằng lại giá trị nhân văn trong hình thức giải trí cộng đồng. Nói cách khác, phim truyền hình được dùng như một phương thức định hướng chuẩn thẩm mỹ, chống lại nguy cơ tha hóa văn hóa. Hiện tượng này không chỉ riêng có ở Việt Nam, mà trong các nghiên cứu văn hóa - lịch sử Mỹ, các nhà nghiên cứu, như Timothy Corrigan, cũng chỉ ra rằng khi văn hóa Mỹ có nguy cơ bị bình dân hóa bởi các giá trị ngoại lai thì điện ảnh chất lượng cao, chuyển thể từ các tác phẩm văn học là một thiết chế để củng cố, giữ chuẩn mực cho phần văn hóa tinh hoa[8]. ở Việt Nam, việc trình chiếu các bộ tác phẩm nước ngoài kinh điển, chất lượng cao và đầu tư sản xuất phim truyền hình nội địa quy củ chính là biểu hiện của sự củng cố chuẩn mực văn hóa như vậy.

Cũng bởi tinh thần hâm mộ phim truyền hình trong tầng lớp khán giả ngày càng cao, thời kỳ này còn tạo ra thế cạnh tranh giữa các đài truyền hình trong việc giành bản quyền phát hành phim. Đài phát thanh CRI chỉ ra rằng Nhăm gianh đươc cơ hôi chiêu phim truyên hinh uôc, Đai ruyên hinh ôc gia iêt am va ai ruyên hinh Nôi thinh thoang cung xay ra mâu thuân va canh tranh vơi nhaui vây ma tôi hôm trươc ruyên hinh êt am chiêu phim 'Tê tương u gu', sang thư hai i Truyên hinh Nôi con chiêu laihư thế, truyền hình không chỉ là sự cạnh tranh giữa nguồn chính thống nhà nước với nguồn băng đĩa video trôi nổi, mà còn kéo theo việc hình thành thế cạnh tranh mua quyền phát sóng giữa Đài Truyền hình Việt Nam và các Đài địa phương, thậm chí một phim được phát lại cùng ngày trên nhiều đài mà vẫn hút khán giả. Từ hiện trạng này có thể nhận thấy bước chuyển đổi của xã hội Việt Nam, từ chỗ quan niệm văn nghệ là quà tặng, chu cấp một chiều tới chỗ ngày càng nhận thức được nhu cầu khổng lồ của khán giả, hình thành hướng cạnh tranh thương mại hóa, hàng hóa hóa hoạt động giải trí truyền hình. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ sự chuyển dịch trong cái nhìn của nhà cung cấp dịch vụ đã hướng đến khán giả, nhưng cũng là tiền đề cho hình thức xã hội hóa truyền hình và đặt nặng cán cân thương mại ở thế kỷ sau.

Phim truyền hình cung cấp bài học nhân văn, giàu tính giáo dục. Khi bàn về các phim truyền hình thập niên 1990, độc giả Thành nhớ lại: “Hồi ấy tôi mê game điện tử lắm (thời đó mới có điện tử bốn nút thôi). Đi học buổi chiều, hết học là la cà điện tử và đọc truyện tranh. Nhưng mấy bộ phim này đã lôi cuốn tôi, đủ sức kéo tôi về nhà sau mỗi buổi tan trường[9]. Còn thành viên Kim của diễn đàn webtretho nhận định: “Nói chung đa phần là những bộ phim hay và có tác động tích cực, thành viên lepapi cũng khẳng định: “Phim Hàn hay phim Trung Quốc, xem phim làm suy nghĩ mình tích cực hơn, muốn phấn đấu hơn[10]. Việc thêm vào đời sống nhân dân một kênh giải trí có chất lượng có tác dụng thu hút con người vào hướng giải trí lành mạnh hơn, cung cấp nhiều tri thức, trải nghiệm xã hội hơn. Ví dụ như dòng phim đề tài đổi mới và xây dựng xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc thập niên 1990 rất gần gũi và lôi cuốn khán giả Việt Nam, bởi chiếu đúng thời điểm Việt Nam cũng đang mở cửa, những người trẻ tìm thấy bóng dáng của chính mình trong các nhân vật trên phim, đồng cảm với những bỡ ngỡ trước cuộc chiến thương trường. Dòng phim này tới nửa cuối thập niên 1990 Việt Nam mới sản xuất. Những phim này sở dĩ tác động sâu vào lòng khán giả là bởi bối cảnh trùng khớp với hoàn cảnh sống của xã hội Việt Nam đương thời. Khán giả Việt không chỉ tìm thấy chính mình trong đời sống trên phim, mà còn được cổ vũ, học hỏi, tích lũy thêm từ quá trình vươn lên của nhân vật. Đến nay, khi điều kiện sống và hoàn cảnh xã hội nước ta đã khác, bối cảnh phim một thời nghèo khó như vậy không còn trùng khớp nữa; nhưng mặt khác, phim đề cập tới bối cảnh quá sa hoa, hào phú thì thực tế cũng chưa chạm tới. Bởi vậy, cả hai hướng lấy bối cảnh khai thác cuộc sống hậu chiến khó khăn và cuộc sống hiện đại hào nhoáng của phim truyền hình đầu TK XXI đều không có đông khán giả.

Giới thiệu những nét văn hóa của các dân tộc ở các quốc gia khác tới khán giả. ở thời điểm đất nước mới dứt khỏi chiến tranh không lâu thì chính phim truyền hình là phương tiện tiếp cận với thế giới đương thời dễ dàng và phổ biến nhất. Độc giả Trịnh Tuấn của VnExpress còn nhớ về bộ phim truyền hình Hàn Quốc đầu tiên được xem: vào đúng dịp tết năm 1997, và lúc đó hầu như tôi và mấy đứa bạn không biết Hàn Quốc là gì, đặc biệt là những con chữ nhìn vào thì thấy ngay không phải chữ Hán, tiếng nói cũng không phải tiếng Trung Quốc hay là tiếng Nhật. Trước đó phim Nhật đã chiếu nhiều lần rồi nên còn biết tiếng Nhật và chữ Nhật, chứ Hàn Quốc thì đó là lần đầu tiên được nghe tiếng Hàn Quốc và nhìn chữ Hàn Quốc[11].

Tạo ra một loạt các sản phẩm ăn theo phim truyền hình. Trong các phim truyền hình nổi tiếng tại Việt Nam thập niên 1980, 1990, không ít phim đã tạo ra một trào lưu học theo phim truyền hình. ở đây xin tạm kể đến ảnh hưởng này trên hai dạng: sản phẩm thương mại ăn theo phim truyền hình và tâm lý học theo phim truyền hình. Đáng kể trong những vật phẩm thương mại ăn theo phim truyền hình là sản phẩm đồ chơi cho trẻ em, từ những đồ chơi hóa trang Trung thu ăn theo phim Tây du ký”, “Hoàn Châu cách cách mà góp phần thúc đẩy thị hiếu tiêu dùng của trẻ quen với mẫu mã đồ chơi Trung Quốc. Sự học theo phim truyền hình còn thể hiện trong những thói quen sinh hoạt, giải trí, gu thẩm mỹ, cách nghĩ v.v Thành viên Kim của diễn đàn webtretho.com chia sẻ: “Lũ trẻ con hàng xóm vào mùa gặt toàn trèo lên đống rơm cao ngất ngưởng rồi hô to "Ta là Tôn Ngộ Không đây", bọn con gái thì dành dụm tiền cho đủ để mua con búp bê 2000đ thiết kế thời trang cho nó giống như Maria, rồi một thời cũng có phong trào viết nhật kí giống như phim Nhật kí của Daniela[12]Hay khi bộ phim Hàn Quốc đầu tiên được phát sóng trên VTV1 (“Yumi tình yêu của tôi”), ngay lập tức kiểu tóc của nhân vật chính trở thành mốt, thời đó gọi là mốt tóc tém Yumì. Phim truyền hình Bạch tuộc của ý được phát sóng, trong các nam thanh niên cũng rộ lên mốt đầu Tano; bấy giờ thịnh hành kiểu các tay đua đi Win, GL Rro với kiểu đầu xịt gôm ngược ra đằng sau[13]. Một độc giả báo VnExpress còn nhớ: “Phim Oshin ngoài việc có thêm từ Oshin: người giúp việc nhà còn gắn liền với 1 loại xe máy của Suzuki (GN125), hồi đó thanh niên dân chơi toàn gọi là Su-Oshin. Nhiều bạn trẻ Việt Nam cũng rất quen thuộc với câu nói cố lên Chiaki trong phim truyền hình Chuyện nữ tiếp viên hàng không hay các câu thoại trong phim truyền hình Việt: “Không nên hoãn cái sự sung sướng đó lại!  (“Đất và người”), “Anh thề! Anh hứa! Anh đảm bảo!  (“Lập trình cho trái tim”).

Phim truyền hình nước ngoài ăn khách cũng có ảnh hưởng tới sáng tạo văn nghệ - giải trí nước ta: Cuối thập kỷ 90 TK XX một loạt các video ca nhạc dòng nhạc thị trường (Đan Trường, Cẩm Ly…) có xu hướng dựa theo phim truyền hình nước ngoài ăn khách (Hoàn Châu cách cách). Các phim thương mại (thường là phim truyện video) của Việt Nam sản xuất thập kỷ 1990 cũng ảnh hưởng từ thị hiếu phim bộ Hồng Kông và Đài Loan, ví dụ các phim cổ trang hành động - võ hiệp hoặc phim tình cảm sướt mướt của hãng phim Lý Huỳnh. Ngay cả tên phim cũng mang dáng dấp chạy theo phim bộ Hồng Kông, Đài Loan: tràn lan kiểu tên phim bốn chữ, ngôn từ hào nhoáng, sướt mướt hoặc giật gân (Hào phú đa tình, Yểu điệu thục nữ, Kỳ phùng địch thủ, Một đời lầm lỡ, Hào quang mê vọng, Vĩnh biệt tình anh, Lửa tình thầm lặng).

 

2. Ảnh hưởng của phim truyền hình trong thập niên đầu TK XXI

 

Bước sang TK XXI, truyền hình gặp phải sự cạnh tranh giành khán giả mạnh mẽ từ Internet, băng đĩa và nhiều hình thức giải trí khác. Mạng Internet và dịch vụ truyền hình cáp phong phú kéo theo nhiều biến đổi trong cách thức thưởng thức phim truyền hình. Xu hướng xã hội hóa và quy định về thời lượng phim Việt phát sóng trên truyền hình tối thiểu 30% kéo theo sự tăng vọt về số lượng phim truyền hình trong nước được sản xuất: Nếu năm 1994 cả nước chỉ làm ra 500 tập phim truyện truyền hình thì tới năm 2010 vừa qua con số ấy đã tăng tới 5000 tập[14]. Phim truyền hình giai đoạn 10 năm đầu TK XXI cũng phản ánh tính chất toàn cầu hóa ngày càng mạnh (xu hướng Việt hóa kịch bản nước ngoài, học theo thị hiếu phim Hàn), đồng thời cho thấy sự độc tôn phim Hàn Quốc, Trung Quốc trên truyền hình đã để lại hệ quả trong thị hiếu người xem thế nào.

Trong bối cảnh đó, có thể thấy tầm ảnh hưởng của phim truyền hình đã có sự biến đổi so với thế kỷ trước, thể hiện rõ rệt trong ba đặc điểm:

ảnh hưởng phối hợp của phim truyền hình và công nghệ số. TK XXI đánh dấu những thay đổi đáng kể về kỹ thuật, ngày nay ngoài truyền hình, khán giả có thể xem phim giải trí trên nhiều hình thức Internet, băng đĩa, rạp chiếu bóng từ đó mỗi người đều có khả năng chủ động lựa chọn thời điểm xem phim, giải trí theo nhu cầu riêng. Truyền hình cáp phát triển với nhiều kênh hơn cũng phân tán mối quan tâm chung của từng thành viên trong gia đình. Như trích dẫn của tạp chí Công nghệ viễn thông thuộc công ty truyền thông VTC: Anh Trung Nghĩa, nhà ở chung cư Linh Đàm than thở: “Ngày xưa thì đến giờ là cả nhà quây quần quanh cái TV cùng xem một chương trình hay nghe bản tin thời sự cho dù lúc đó chỉ là cái TV đen trắng hay Sony màu to đùng. Giờ thì TV xịn, dàn xịn, nhiều kênh, mỗi người một ý, chẳng ai chịu ai.[15] Nhìn lại, tính cố kết gia đình đã thiết lập nên qua thói quen xem truyền hình trong thập kỷ cuối thế kỷ trước đến nay đã bắt đầu nứt vỡ. Thói quen xem phim truyền hình theo sở nguyện cá nhân ít nhiều làm giảm thời gian giao tiếp, quây quần giải trí và chia sẻ sở thích chung giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên trong gia đình. Không gian gia đình bị chia nhỏ về từng không gian sinh hoạt riêng trong thời đại này, tình cảm làng xóm và lối sống công cộng tập thể bị phá vỡ, và dịch vụ truyền hình là một tác nhân thúc đẩy.

Phim truyền hình với tác động thương mại hóa. Tính chất thương mại hóa của thời đại này được phản ánh trước nhất trong bản thân guồng máy sản xuất của phim truyền hình. Các hãng phim bỏ tiền sản xuất, mỗi đài truyền hình mua phim phát sóng dựa trên năng lực bán sóng quảng cáo của từng phim. Điều đó khiến guồng máy sản xuất phim phải đặt vấn đề lợi nhuận và hút quảng cáo lên cao nhất, phim truyền hình gặp áp lực phải chạy theo thị hiếu câu khách thật nhanh và dễ nhất. Chất lượng phim cũng không được đầu tư, không coi trọng. Cơ chế sản xuất này phản ánh tác động của xã hội kinh tế thị trường trong một lĩnh vực văn hóa ở Việt Nam: hàng hóa văn hóa cũng phải chạy theo lợi nhuận. Mặt khác, mục đích thương mại kéo theo sự thay đổi cả về thẩm mỹ, thị hiếu của dòng phim truyền hình: để thu hút được khán giả một cách nhanh nhất, một số lượng lớn các phim truyền hình Việt Nam TK XXI này khai thác góc độ hào nhoáng, sang trọng, chạy theo mối quan tâm đang gây chú ý của giới trẻ, học theo tạo hình đang mốt trong phim Mỹ, Hàn, hoặc thậm chí, nhiều cảnh nóng hơn. Những sự ảnh hưởng ngược từ thị hiếu thời thượng, a dua của một bộ phận giới trẻ trên mạng hoặc từ thị hiếu của một số báo điện tử giải trí theo hướng lá cải như vậy trong phim truyền hình, vô hình chung đang biến một xu hướng văn hóa nhất thời của một bộ phận thiểu số thành thứ được phổ biến rộng rãi, được chấp nhận tự nhiên trước toàn xã hội. Những biến đổi trong thẩm mỹ của phim truyền hình thời chạy theo thị hiếu ăn khách này, không chỉ gây bất bình, khó chấp nhận với đa số người xem truyền hình không thuộc các trào lưu thời thượng trên, mà với mặt bằng văn hóa nói chung, phim truyền hình với sức phổ biến rộng khắp, đang có nguy cơ cổ súy, bình thường hóa, đại chúng hóa những xu hướng, lối sống, thẩm mỹ mang tính trào lưu và thiếu tinh túy.

Phim truyền hình cũng có ảnh hưởng tới lối tiêu dùng của khán giả. Những phim truyền hình gây chú ý như Ngôi nhà hạnh phúc, Cô gái xấu xí, Bỗng dưng muốn khóc tạo ra trào lưu trang phục giống trong phim. Việc xin tài trợ của doanh nghiệp để làm phim cũng kéo theo sự lồng ghép chi tiết quảng cáo sản phẩm vào phim, đó là một cách chi phối thói quen tiêu dùng thông qua phim truyền hình của các nhà tài trợ. ở thế kỷ này, tình cảm hâm mộ thần tượng còn được tận dụng để thúc đẩy kinh doanh thương mại; thậm chí có hẳn chiến lược phát triển đồng bộ cho việc quảng bá văn hóa, giải trí và thương mại đến từ các nước bạn: Làn sóng Hàn Quốc (Hallyu) với phim truyền hình đi tiên phong không dừng lại ở việc khiến khán giả ưa chuộng, bắt chước một kiểu tóc, một màu son, kiểu dáng trang phục như thế kỷ trước, mà đến nay đã xây dựng thành công không ít thương hiệu ở Việt Nam. Các hãng mỹ phẩm Hàn Quốc DeBon, Ohui, Skinfood, Laneige hay The Face Shop với nhiều gian hàng đại diện và đại sứ quảng cáo là diễn viên thần tượng Kim Hyun Jung hiện rất quen thuộc và được giới trẻ Việt Nam ưa dùng. Hãng thời trang cao cấp Roem được biết đến ở Việt Nam cũng dùng diễn viên Song Hye Kyo làm đại diện. Chính phim truyền hình là phương tiện truyền bá hiệu quả những xu hướng, phong cách mới nhất theo các minh tinh Hàn Quốc. Hãy chọn cho mình những thỏi son, kẻ mắt, phấn má hồng, mà các diễn viên Hàn Quốc đang dùng để được rực rỡ như họ là lời quảng cáo thường thấy trên các trang mạng bán mỹ phẩm. Tương tự, các sản phẩm văn hóa đặc sản khác như nhân sâm, chăn đệm, ẩm thực cũng được tích cực quảng bá bằng những nhân vật phim truyền hình. Nhìn lại 10 năm phim Hàn tiếp cận khán giả Việt Nam, có thể thấy rằng phim truyền hình đã tạo bệ đỡ để người tiêu dùng Việt Nam, đến nay, đã quen thuộc và đánh giá sản phẩm Hàn Quốc thuộc vào mặt hàng đáng tin cậy.

Tác động của phim truyền hình trong làn sóng hâm mộ thần tượng ở giới trẻ. Khán giả truyền hình thời nay, đặc biệt là khán giả trẻ, khác với khán giả thời kỳ trước ở sự hâm mộ ngôi sao theo làn sóng, trào lưu toàn cầu. Sang tới đầu thế kỷ này, mới có hiện tượng những làn sóng hâm mộ thần tượng từ nước ngoài được lan rộng qua sự phát triển của Internet, đáng kể nhất là làn sóng Hàn Quốc, tên chiến dịch quảng bá văn hóa và giải trí ra thế giới của Hàn (Hallyu). Nếu nửa cuối thập niên 1990 báo chí nhắc tới vị thế thống trị của phim truyền hình Trung Quốc thì những năm đầu TK XXI này, phim Hàn lại phủ sóng dày đặc trên các đài truyền hình nước ta. Nhiều bộ phim đã tạo nên thần tượng của giới trẻ (Bản tình ca mùa đông,, Vườn sao băng, Ngôi nhà hạnh phúc, Khu vườn bí mật). Ngay tại Hà Nội, có hẳn một đoạn đường ven hồ Tây với phong cảnh lãng mạn được giới trẻ gọi bằng cái tên đường Hàn Quốc, bến Nhật Bản. ảnh hưởng của phim Hàn trong lối sống, đặc biệt ở giới trẻ, thậm chí gây lo ngại về những tác động xấu. Dưới tác động của phim Hàn, nhiều bạn trẻ khi yêu lại mong được sống chung nhà với người mình yêu để có được tình yêu trọn vẹn như trên phim (Theo Tuổi Trẻ). Nguyễn Ngọc Thiên Thanh (học sinh lớp 10 Trường trung học Thực hành, TP.HCM) lại cho biết: “Một số bạn xem phim Hàn xong cũng bắt chước thành lập các nhóm đặt tên là F4, F5 rồi đi gây rối khắp nơi để chứng tỏ bản lĩnh của mình. Hình ảnh nhân vật trong phim trong sáng bao nhiêu thì những gì các bạn bắt chước lại xấu xí bấy nhiêu[16]. Infonet cũng có nhận xét rằng: thường rất dễ nhận ra ai là fan của làng giải trí Hàn, bởi họ có phong cách ăn mặc, cách hành xử rất giống những nhân vật trong các bộ phim truyền hình của xứ Kim chi vốn được chiếu nhan nhản khắc các đài truyền hình. Xa hơn nữa, các fan này còn đổ xô đi học tiếng Hàn để có thể hiểu được thần tượng, khi trò chuyện cũng không quên sử dụng tất cả vốn từ có được để chèn vào cuộc trò chuyện của mình. Những cuộc cãi vã giữa các fanclub thường xuyên xảy ra, âu cũng là bắt nguồn từ sự bênh vực thần tượng không cần lý do, với lý do đơn giản rằng: "Tất cả những gì thần tượng nói đều đúng"[17]. Bên cạnh đó, nhiều nhà báo và nhà bình luận cho rằng cơn sốt lấy chồng Hàn Quốc của phụ nữ Việt Nam có một phần nguyên nhân ở những ảo tưởng về cuộc sống lãng mạn, tốt đẹp mà phim truyền hình vẽ ra trước khán giả. Trang VTC lý giải về ước mơ lấy chồng Hàn của các cô gái vùng cù lao sông Hậu: “Hình ảnh đàn ông Hàn Quốc lãng tử, hay khóc trên phim là giấc mơ của họ. Không ít trường hợp khi được hỏi vì sao lấy chồng Hàn Quốc, các cô thật thà: “Con chỉ mong được nhìn thấy thủ đô Seoul, được thấy nhà cao tầng, thấy sông Hàn, thấy thần tượng, được xem ban nhạc X. biểu diễn[18]. Như thế, sức tác động của phim ảnh tới người xem, đặc biệt là phim Hàn, nằm ở chỗ đưa lên màn ảnh cuộc sống trong mơ và nuôi dưỡng ở khán giả mộng ước biến cuộc sống thực của mình gần với giấc mơ trên phim ảnh. Chính vì thế, ông Lê Huy Khoa - Nguyên phụ trách lao động Việt Nam tại Đại Sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cũng cảnh báo trước những mơ mộng lấy chồng Hàn Quốc: “Chỉ vì tin vào những thông tin màu hồng do phim ảnh cung cấp, hoặc do công ty môi giới, giao phó cuộc đời mình cho người hoàn toàn xa lạ chỉ là những việc làm mạo hiểm vô cùng[19].

Bằng công nghệ thông tin, khán giả hiện nay không còn dừng lại ở vị trí người tiếp nhận bị động, mà đã cho mình quyền bình phẩm, tương tác - tham gia chủ động vào guồng máy công nghiệp giải trí. Như việc các mạng xã hội, fanclub tự tổ chức bình chọn và trao giải cho các thần tượng truyền hình được yêu thích nhất. Giải thưởng tự phát này được các bạn trẻ gửi tới trang web của một số diễn viên thần tượng, thông qua Internet, họ được những diễn viên nổi tiếng châu á như Huỳnh Hiểu Minh, Lâm Tâm Như, Xa Thi Mạn biết đến và gửi lời cảm ơn trên blog cá nhân. Hành động phản hồi đó khiến giới trẻ càng tự hào, phấn khởi và gia tăng sự theo đuổi thần tượng. Bởi thế có thể nói, so với thế kỷ trước thần tượng là khá xa vời do khoảng cách và nguồn thông tin hạn hẹp, thì nay các minh tinh gần hơn, đời thực hơn, khán giả có khả năng giao lưu, bày tỏ và được thần tượng phản hồi nhiều hơn. Thời đại truyền thông mới cấp cho khán giả trẻ quyền chủ động tác động lại vào vận động của ngành công nghệ giải trí; đồng thời cho phép họ gia tăng kết nối với những ngôi sao thần tượng xa vời, cho họ nhiều công cụ để kéo thần tượng xa xôi lại gần với cuộc sống thực của mình hơn. Chính điều này là một nhân tố khuyến khích, thúc đẩy để giới trẻ bộc lộ lòng hâm mộ cuồng nhiệt, coi thần tượng như người thân thực sự và dễ dàng bắt chước, học theo, gửi gắm vào thần tượng nhiều tình cảm đời thực hơn so với thế kỷ trước, như báo chí gần đây lên tiếng.

Một hiện tượng thú vị khác cũng được báo chí đề cập cho thấy lòng hâm mộ phim truyền hình đang tác động tới cuộc sống đồng bào miền núi nước ta. Tại huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi), hầu hết phụ huynh người Kdong ở các bản làng vùng cao đặt tên con theo tên các diễn viên do mê phim Hàn Quốc. Tương tự đồng bào Cơtu ở xã A Tiêng, huyện Tây Giang, Quảng Nam cũng đua nhau đăng ký đặt trên con theo kiểu họ Cơtu, tên Hàn Quốc. Cụ thể, do yêu thích diễn viên các phim Hàn Quốc trên truyền hình (như phim Mối tình đầu) nên con em đồng bào có những cái tên như Phơloong San Diu, Riah Thị Su U, Briu Thị Hy Su, Pơloong San ốc, Pơloong Hiên U...[20] Trường hợp chị Am Len (Giáo viên cấp 1 của xã), một trong những giáo viên mẫu mực và có trình độ trong làng, giải thích việc đặt cho con cái tên Hàn Quốc Sy Y Mun: “Sy Y Mun là tên của nhân vật chính trong bộ phim Vua đầu bếp, đây là diễn viên mình thích nhất trong bộ phim này. Mình đặt tên cho con không chỉ vì yêu thích phim Hàn, mà còn có ý nghĩ mong muốn con mình sau này cũng tài giỏi và có đạo đức giống y như nhân vật trong bộ phim.[21] Như thế, sự hâm mộ phim truyền hình có sức tác động vào đời sống, văn hóa đồng bào ta là bởi tâm lý mong ước giấc mơ đẹp trên phim truyền hình cũng xảy đến trong đời sống thực. Và trong tâm lý người hâm mộ, sự yêu thích thần tượng phim truyền hình không chỉ bởi sự hào nhoáng bên ngoài, mà ở chính giá trị nhân văn mà nhân vật trong phim thể hiện. Từ đó để thấy rằng phim Việt hiện nay chỉ đang chạy theo cái đẹp hào nhoáng của phim ngoại mà không chú trọng yếu tố tình cảm, nhân văn, đó là lý do thất bại của những phim nhái ngoại.

Tóm lại, qua hai thập kỷ, tình cảm đón nhận của khán giả đối với phim truyền hình có sự biến đổiThập niên 1990 là giai đoạn hút khán giả nhất của phim truyền hình. Lúc này, ở thời điểm đất nước mới dứt khỏi chiến tranh không lâu thì chính phim truyền hình là phương tiện tiếp cận thế giới nhanh và rộng, nâng cao giá trị thẩm mỹ và giáo dục, đồng thời thắt chặt tính cố kết gia đình, đem tới những trải nghiệm mới lạ trong lối sống cho bao thế hệ người Việt Nam trong giai đoạn đất nước đang chuyển mình cải cách và hội nhập. Bước sang thập niên đầu TK XXI, phim truyền hình trong, ngoài nước thập kỷ này lấy một câu chuyện lãng mạn, hoàn hảo như trong mơ làm xu hướng chủ đạo, chinh phục khán giả ở việc cấp cho họ những giấc mơ cổ tích giữa cuộc sống hiện đại ngột ngạt. Những lối sống, suy nghĩ lậm phim truyền hình, đến mức kỳ lạ, xa rời truyền thống có phần do khán giả hướng tới mơ ước hoàn hảo mà các câu chuyện trên phim vẽ ra. Thêm sự trợ giúp của công nghệ thông tin hiện đại, mạng lưới hâm mộ đó dễ dàng được lan truyền và tạo hiệu ứng đám đông ở số lượng khổng lồ. Phim truyền hình, ngày nay, đã nằm trong một tổng thể chiến dịch quảng bá kích thích và cố hướng người hâm mộ đến cảm giác biến thần tượng vào đời sống thực, chính nó lý giải những biểu hiện cuồng mộ quá đáng ở giới trẻ ngày nay. Sau cùng, so với thời kỳ trước, sự mất khách của phim truyền hình thời nay chính bởi thiếu vắng tác phẩm phản ánh kịp thời và hòa nhịp với thời cuộc, không tạo được hiệu ứng đồng hành, cổ vũ con người trong hiện thực cuộc sống đang diễn ra như phim truyền hình thập kỷ trước đã làm được.

 


 

[1] Trần Duy Hinh: “Điện ảnh - truyền hình bạn đồng hành lỡ nhịp, tr.686 - 693. Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam. Nhiều tác giả. 2007. NXB Văn hóa thông tin -  Tạp chí Văn hóa - nghệ thuật. Hà Nội.

[2] Trần Đăng Tuấn: “Kết hợp với truyền hình - Một hướng phát triển điện ảnh, tr.682. Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam. Nhiều tác giả. 2007. NXB Văn hóa thông tin - Tạp chí Văn hóa - nghệ thuật. Hà Nội.

[3] Trần Duy Hinh: “Điện ảnh - truyền hình bạn đồng hành lỡ nhịp, tr.686. Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam. Nhiều tác giả. 2007. NXB Văn hóa thông tin - Tạp chí Văn hóa - nghệ thuật. Hà Nội.

[4] Trần Duy Hinh: “Điện ảnh - truyền hình bạn đồng hành lỡ nhịp, tr.688. Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam. Nhiều tác giả. 2007. NXB Văn hóa thông tin - Tạp chí Văn hóa - nghệ thuật. Hà Nội.

[5] Webtretho: Những phim truyền hình gợi nhớ thập niên 1990. http://www.webtretho.com/forum/f26/nhung-phim-truyen-hinh-goi-nho-thap-nien-1990-a-1281464/index17.html

[6]Nguyên Minh: Những phim truyền hình gợi nhớ thập niên 1990. http://vnexpress.net/gl/van-hoa/san-khau-dien-anh/2012/06/nhung-phim-truyen-hinh-goi-nho-thap-nien-1990/

[7] Dân Trí: Sống lại ký ức với những bộ phim truyền hình cũ http://dantri.com.vn/c730/s812-622024/Song-lai-ky-uc-voi-nhung-bo-phim-truyen-hinh-cu.htm

[8] Trích bài giảng của Timothy Corrigan tại Dự án điện ảnh, khoa Văn học, ĐH KHXH &NV Hà Nội. Tháng 05/2012.

[9] Nguyên Minh: Những phim truyền hình gợi nhớ thập niên 1990. http://vnexpress.net/gl/van-hoa/san-khau-dien-anh/2012/06/nhung-phim-truyen-hinh-goi-nho-thap-nien-1990/

[10] Webtretho: Những phim truyền hình gợi nhớ thập niên 1990. http://www.webtretho.com/forum/f26/nhung-phim-truyen-hinh-goi-nho-thap-nien-1990-a-1281464/index17.html    

[11] Nguyên Minh: Những phim truyền hình gợi nhớ thập niên 1990. VnExpress. 17/06/2012.  http://vnexpress.net/gl/van-hoa/san-khau-dien-anh/2012/06/nhung-phim-truyen-hinh-goi-nho-thap-nien-1990/

[12] Webtretho: Những phim truyền hình gợi nhớ thập niên 1990. http://www.webtretho.com/forum/f26/nhung-phim-truyen-hinh-goi-nho-thap-nien-1990-a-1281464/index17.html

[13] Mai Bửu Hoàng Hưng: Những cái tên đình đám một thời trên truyền hình Việt Nam http://www.yes24.vn/ZineView/3977/16/nhung-cai-ten-dinh-dam-mot-thoi-tren-truyen-hinh-viet-nam.html

[14] Tô Hoàng: Phim truyền hình Việt Nam: Tự sinh tự sản thì tự tiêu. Tuần Việt Nam. 12/06/2011. http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-10-phim-truyen-hinh-viet-nam-tu-sinh-tu-san-thi-tu-tieu-

[15] Võ Trung: Công nghệ và cuộc chién trong phòng khách. http://vtc.vn/tapchi/print/349667/index.htm

[16] Tuổi Trẻ: ảnh hưởng xấu của phim thần tượng Hàn Quốc đến giới trẻ Việt. 04/01/2011. http://afamily.vn/giai-tri/2011010310295515/Anh-huong-xau-cua-phim-than-tuong-Han-Quoc-den-gioi-tre-Viet.chn

[17] Phương Giang: Sao Việt có xứng đáng là thần tượng của giới trẻ? Infonet.vn. 21/05/2012. http://news.zing.vn/phim-viet-nam/sao-viet-co-xung-dang-la-than-tuong-cua-gioi-tre/a250579.html

[18] Hậu Giang: Hòn đảo phụ nữ đua nhau lấy chồng Hàn Quốc. VTC News. 16/08/2012. http://vtc.vn/394-344794/phong-su-kham-pha/hon-dao-phu-nu-dua-nhau-lay-chong-han-quoc.htm

[19] Lê Huy Khoa: Lấy chồng Hàn Quốc, chuyện không dễ dàng. VnExpress. 24/08/2010. http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/the-gioi/2010/08/3ba1f909/

[20] L.Tâm: Con oán cha mẹ vì cái tên không giống ai. Vietnamnet. 26/07/2012. http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/82120/con--oan--cha--me-vi-cai-ten--khong-giong-ai-.html

[21] Nhật Khánh: “Làng Hàn Quốc giữa đại ngàn. Người đưa tin. 21/07/2012. http://www.nguoiduatin.vn/lang-han-quoc-giua-dai-ngan-a49845.html

 

 

Theo: Thông báo văn hóa 2011 – 2012, Nhiều tác giả, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2013.

 

Post by: admin
15-06-2022