Nghiên cứu khoa học

ÁP DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRỰC TUYẾN (ONLINE MIND MAP) TRONG VIỆC CẢI THIỆN VIẾT ĐOẠN VĂN


02-04-2022

Phạm Thị Diệu Linh

 

Khoa Cơ bản - Bộ môn Ngoại ngữ, Học viện Chính sách và Phát triển

 

Tóm tắt. Bài báo khái quát cơ sở lí luận về việc sử dụng sơ đồ tư duy trực tuyến (online mind map) trong giảng dạy kĩ năng viết đoạn văn. Trên cơ sở đó, tác giả thực hiện nghiên cứu hành động 60 sinh viên (SV) đang học môn tiếng Anh cơ bản 3 (TACB 3) tại Học viện Chính sách và Phát triển về việc vận dụng online mind map trong giảng dạy kĩ năng viết đoạn văn. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định vai trò của online mind map trong việc cải thiện kĩ năng viết đoạn văn: giúp sinh viên phát triển ý (ideas) và sắp xếp nội dung một cách mạch lạc, khoa học; tạo môi trường rèn luyện kĩ năng viết đồng thời củng cố và phát triển tư duy độc lập cho SV.

 

Từ khoá: Sơ đồ tư duy trực tuyến (online mind map), kĩ năng viết đoạn văn, tư duy độc lập.

 

  1. Mở đầu

 

Nhiều năm qua, có nhiều sinh viên tại Học viện Chính sách và Phát triển gặp khó khăn trong việc tìm ra ý tưởng khi viết một đoạn văn. Kết quả bài thi cuối kì với kĩ năng viết có điểm khá thấp (trung bình từ 3 đến 6 điểm trên thang điểm 10). Qua quá trình giảng dạy kĩ năng viết trên lớp và tham gia chấm bài thi cuối học phần trong suốt quá trình 10 năm công tác và gắn bó với Học viện, tác giả nhận thấy rằng có nhiều sinh viên để trống phần thi viết trong bài thi cuối kì, trong khi có những sinh viên chỉ viết một vài câu. Sinh viên không có khả năng viết, diễn đạt ý tưởng và sắp xếp các ý một cách hợp lí để đáp ứng yêu cầu của bài viết đoạn văn. Các em chưa làm quen với việc lập dàn ý trước khi viết đoạn văn. Khi được yêu cầu viết một đoạn văn trong lớp hoặc trong điều kiện thi, họ thường viết những gì nảy ra trong đầu ngay lập tức mà không có bước lập dàn ý cho đoạn văn cần viết. Đây là nguyên nhân khiến ý tưởng của các em không được mạch lạc và gắn kết và các em gặp khó khăn trong việc sản sinh ý tưởng. Hơn nữa, việc viết đoạn văn không chỉ gây áp lực về thời gian mà còn gây thất vọng cho người học vì không biết viết gì và làm thế nào để sắp xếp các ý một cách logic và mạch lạc. Những trở ngại này tạo ra những thách thức cho những người học kĩ năng viết. Dần dần, sinh viên mất hứng thú viết và có cảm giác “sợ” viết đoạn văn. Từ những khó khăn nêu trên, tác giả đã thực hiện một nghiên cứu hành động về cải thiện khả năng viết đoạn văn dành cho sinh viên không chuyên tiếng Anh thông qua việc sử dụng bản đồ tư duy trực tuyến (online mind map) tại Học viện Chính sách và Phát triển.

Việc sử dụng sơ đồ tư duy trực tuyến (online mind map) trong giảng dạy kĩ năng viết đoạn văn đã được một số tác giả nước ngoài nghiên cứu. Zhufron (2012) trong luận văn Thạc sĩ của mình tại NU TBS Kudus [1], đã tập trung vào việc áp dụng chiến lược lập bản đồ tư duy trong viết tường thuật để cải thiện kĩ năng viết. Nghiên cứu của ông được thực hiện để tìm hiểu liệu có bất kì cải tiến nào trong việc viết tường thuật trước và sau khi sử dụng chiến lược sơ đồ tư duy hay không. Nghiên cứu thử nghiệm được sử dụng với học sinh lớp 10 tại NU TBS Kudus. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của việc sử dụng chiến lược sơ đồ tư duy để cải thiện kĩ năng 

viết tường thuật của học sinh. Tác giả Anna Buran và Andrey Filyukov (2015) trong nghiên cứu của mình, đã mô tả “kĩ thuật lập bản đồ tư duy là công cụ có ý nghĩa, mạnh mẽ và hiệu quả, được sử dụng để khuyến khích sinh viên kĩ thuật trong lớp học ngoại ngữ. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy bản đồ tư duy giúp học sinh giải quyết vấn đề, lên ý tưởng sáng tạo, ghi nhớ từ vựng mới, ghi chép, nâng cao kĩ năng đọc, sắp xếp các nhiệm vụ và chuẩn bị bài thuyết trình. Nghiên cứu này chỉ ra rằng việc lập bản đồ tư duy được coi là công cụ cập nhật, sáng tạo, hữu ích và sẵn có cho sinh viên, cho nhà giáo dục và nhà nghiên cứu” [2]. Tác giả Hamid Marashi và Mitra Kangani (2018) đã đề cập đến bản đồ khái niệm và bản đồ tư duy trong cách triển khai viết đoạn văn miêu tả và tường thuật dành cho người học ngoại ngữ. Kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm thực nghiệm với nhóm sử dụng bản đồ tư duy. Nhóm sử dụng bản đồ tư duy có mức điểm trung bình cao hơn trong cả hai bài kiểm tra (đầu vào và đầu ra) so với nhóm sử dụng bản đồ khái niệm [3]. Tác giả Ali Malmir và Fatemeh Khosravi (2018) cũng đã miêu tả “các bản đồ lập luận là việc biểu diễn sơ đồ của các lập luận và các mối quan hệ logic của chúng như là những sơ đồ hiệu quả trong giảng dạy cũng như trong phát triển ngoại ngữ. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng các chiến lược lập bản đồ lập luận có tác động cải thiện đáng kể đối với các nhiệm vụ viết mô tả và trình bày, đồng thời có thể cải thiện bài viết của người học về ngữ pháp, tính mạch lạc, tính liên kết và hoàn thiện yêu cầu bài viết. Tuy nhiên, bản đồ lập luận không có lợi trong việc cải thiện vốn từ vựng trong bài viết của những người tham gia nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy người dạy và người học ngoại ngữ có thể sử dụng bản đồ lập luận để dạy kĩ năng viết mô tả và giải thích” [4]. Các tác giả Imran Mahmud, Md.Jahidur Rahman và Shahriar Rawshon (2011) đã mô tả bản đồ tư duy như một công cụ để “nâng cao kĩ năng viết của sinh viên trình độ đại học. Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc sử dụng bản đồ tư duy giúp nâng cao năng lực học tập về số lượng ý tưởng được tạo ra cũng như cải thiện sự tập trung khi viết [5]. Điều này xảy ra bất chấp những hạn chế về ngôn ngữ của những học sinh quen với phương pháp học hành vi hơn, tức là học vẹt.

Đây cũng là vấn đề thu hút sự chú ý của một số tác giả Việt Nam. Tác giả T.T.Thu (2016) đã đề cập đến “sơ đồ tư duy như một công cụ để cải thiện kĩ năng viết của sinh viên không chuyên tiếng Anh cho trình độ A1”. Nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên có phản hồi tích cực và nhận thấy sơ đồ tư duy rất hữu ích trong việc cải thiện kĩ năng viết của mình [6]. Tác giả L.N.Hien (2014) cho rằng “sơ đồ tư duy có hiệu quả trong việc dạy từ vựng và sắp xếp ý tưởng trong bài viết”. Nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng bản đồ tư duy trong chiến lược lập kế hoạch trước khi viết đã giúp người học ngôn ngữ cải thiện kĩ năng viết của họ [7]. Còn tác giả N.T.Anh (2017) đã mô tả bản đồ tư duy như là công cụ hữu ích để cải thiện bài viết của học sinh. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng sơ đồ tư duy có thể giúp sinh viên sắp xếp ý tưởng tốt hơn và do đó nâng cao chất lượng bài viết của họ [8].

Mặc dù các nghiên cứu đề cập ở trên đều nói đến hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong việc nâng cao kĩ năng viết, nhưng những nghiên cứu này vẫn chưa được thực hiện một cách hệ thống và toàn diện. Họ chủ yếu tập trung vào nhận thức của học sinh về việc sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy, họ chưa định lượng được mức độ tiến bộ của học sinh và cách giúp học sinh cải thiện bài viết của mình. Vì vậy, sơ đồ tư duy trực tuyến có thể được sử dụng như một công cụ hữu hiệu trong bài viết này nhằm khắc phục những thiếu sót đó.

2.   Nội dung nghiên cứu

2.1. Cơ sở lí luận của việc vận dụng sơ đồ tư duy trực tuyến trong quá trình giảng dạy kĩ năng viết đoạn văn

2.1.1. Khái niệm sơ đồ tư duy trực tuyến

2.1.1.1. Khái niệm sơ đồ tư duy

Có nhiều quan niệm khác nhau về sơ đồ tư duy (mind map):

Theo Antonacci (1991), sơ đồ tư duy “là một biểu diễn trực quan của tri thức, một bức tranh về mối quan hệ khái niệm” [9].

 

Mapman thì cho rằng “sơ đồ tư duy là khi một ý tưởng, từ ngữ hoặc khái niệm được khám phá thông qua một sơ đồ” [10].

 

Theo Buzan T. (2002) “sơ đồ tư duy là cách dễ nhất để phát triển thông tin trong tâm trí con người và lấy thông tin từ não bộ. Đó là một cách sáng tạo và hiệu quả để sản sinh (tạo ra) những ý tưởng của chúng ta” [11].

 

Sơ đồ tư duy là một công cụ tư duy trực quan có một số ưu điểm so với các kĩ thuật ghi chép truyền thống - các ý tưởng được ghi lại theo một trình tự từ trên xuống và người viết rất khó kết nối các ý tưởng. Sơ đồ tư duy cho phép kết nối các ý tưởng với chủ đề chính. Bằng cách này, các

 

  • tưởng thu thập được rất dễ thực hiện theo. Với sơ đồ tư duy, thông tin có thể được trình bày bằng cách sử dụng hình ảnh, k hiệu, từ khóa và màu sắc ở mức độ mà người dùng mong muốn.

 

Theo Budd (2004) “sơ đồ tư duy là một phác thảo trong đó các danh mục chính tỏa ra từ một hình

 

ảnh trung tâm và các danh mục nhỏ hơn được mô tả như các nhánh của các nhánh lớn hơn” [12].

2.1.1.2. Khái niệm sơ đồ tư duy trực tuyến

 

Sơ đồ tư duy trực tuyến (dựa trên web/ phần mềm) là một công cụ hữu ích để người dạy và người học làm việc cộng tác và động não cùng nhau trong thực tế. Phần mềm giúp người dạy và người học khám phá các ý tưởng, khái niệm và các dạng thông tin khác một cách trực quan.

Hình 1. Sơ đồ tư duy trực tuyến

 

(nguồn: https://www.mindmeister.com, 2021)

Bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy trực tuyến, người học có thể chia sẻ và đóng góp vào nhiệm vụ chính bằng cách thêm các điều chỉnh của họ (ý tưởng, hình ảnh, liên kết đến trang web bên ngoài, tệp, ghi chú hoặc thậm chí nhiệm vụ). Phần mềm lập bản đồ tư duy trực tuyến không yêu cầu cài đặt hoặc cập nhật thêm. Điều này đặc biệt quan trọng vì nó giải phóng tài nguyên CNTT và có thể dễ dàng quản lí bởi giáo viên, những người có thể thêm học sinh mới vào hệ thống chỉ bằng một vài cú nhấp chuột (https://www.mindmeister.com, 2021).

 

Xem thêm: Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 2, pp. 25-35

 

 

Post by: admin
02-04-2022