Nghiên cứu khoa học

NĂNG LỰC TỰ HỌC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM


19-10-2020
Tác giả: Nguyễn Đức Giang và Phạm Thị Hồng Nhung

Tóm tắt. Bài viết về năng lực tự học và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển năng lực tự học được đặt trong bối cảnh sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin và mạng internet đang lan tỏa vào mọi lĩnh vực trong giáo dục. Nội dung nghiên cứu về năng lực tự học dựa trên các nghiên cứu về cấu trúc của năng lực tự học gồm: năng lực nhận thức, năng lực siêu nhận thức, năng lực tình cảm; và các yếu tố bên ngoài tác động đến tự học như môi trường vật lí, yếu tố trợ giúp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi cùng với phương pháp quan sát quá trình phát triển năng lực tự học của sinh viên. Kết quả nghiên cứu là các số liệu về thực trạng năng lực tự học và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tự học của sinh viên. Kết quả nghiên cứu trợ giúp giảng viên vận dụng phương pháp dạy học tích cực và các bài tập phát triển năng lực nhận thức, tự đánh giá giúp cho sinh viên độc lập hơn trong việc áp dụng lí luận vào thực tiễn, sinh viên độc lập hơn trong nhận thức, phân tích mạch lạc hơn trong các tình huống học tập.

Từ khóa: năng lực tự học; phát triển năng lực tự học; sinh viên sư phạm.

1.     Mở đầu

Tới những năm đầu của thế kỉ 20, các nhà giáo dục đã thảo luận rất sâu sắc về việc dạy sinh kiến thức hay cách học. Chúng ta có muốn sinh viên (SV) biết những gì chúng ta biết, hay chúng ta muốn họ hiểu chúng ta nghĩ như thế nào? Thời đại Internet ngày nay, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khoa học giáo dục. Đặc biệt trong quá khứ, việc thu hồi thông tin đã tạo ra sự khác biệt giữa các nhà khoa học thì ngày nay nhờ các công cụ tìm kiếm việc này không có nhiều ý nghĩa. Chỉ cần nhập một câu hỏi vào công cụ tìm kiếm sinh viên sẽ nhận được thông tin trả lời một cách dễ dàng. Tình huống này đặt ra câu hỏi liệu bài giảng tập trung vào việc tăng kiến thức cho sinh viên có phải là phương pháp giảng dạy có lợi nhất trong giáo dục đại học, hay coi tự học là chìa khóa vàng càng cần được mài sáng thêm trong quá trình học tập (Phạm Trọng Luận, 1998).

Năng lực tự học (NLTH) được coi là nhân tố thiết yếu của việc cá nhân hóa trong giáo dục. Rất nhiều học giả, và chính phủ các nước tin rằng sự phát triển năng lực tự học sẽ thúc đẩy học tập ở các bậc lên cao và suốt đời (DfES, 2006). Việc thúc đẩy năng lực tự học đòi hỏi một vai trò mới đối với giáo viên dựa trên việc dạy lấy người học làm trung tâm, đảm bảo sinh viên tham gia tích cực vào quá trình học tập. Giảng viên (GV) với vai trò cung cấp những bài giảng thúc đẩy phát triển năng lực tự học thông qua thúc đẩy các thuộc tính trí tuệ bên trong của sinh viên như khả năng lập luận khoa học, khả năng tư duy sáng tạo, khả năng tự đánh giá. Muốn thúc đẩy, phát triển năng lực tự học cho sinh viên nhất thiết phải có các đánh giá thực trạng như chi ra các yếu tố ảnh hưởng và các khó khăn sinh viên gặp phải khi phát triển năng lực tự học của bản thân.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu này phương pháp sử dụng chính là Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp quan sát.
Phiếu điều tra được thiết kế gồm nội dung đánh giá năng lực tự học (23 item) được thiết kế dựa trên nghiên cứu của Kesten, Birenbaum về năng lực tự học của sinh viên chia ra thành năng lực nhận thức, năng lực siêu nhận thức, năng lực tình cảm (Kesten.C, 1987), (Birenbaum.M, 2002). Đi kèm với các năng lực tự học này là hệ thống 16 (16 item) yếu tố tác động tới năng lực tự học như môi trường vật lí: thư viện, cơ sở vật chất (Williams.J,2003) (Paris.S & Paris.A, 2001), yếu tố nguồn lực giảng viên hỗ trợ (Sharp.C và cộng sự, 2002). Nội dung các khó khăn gặp sinh viên gặp phải khi phát triển năng lực tự học được khảo sát dựa trên (9 item). Tất cả các câu hỏi đều được thiết kế dưới dạng các thang đánh giá Likert 5 mức về tần suất (frequency) từ 1 tới 5. Để có được phiếu điều tra tin cậy, chúng tôi tiến hành thiết kế phiếu đánh giá và thử nghiệm lần 1 (pilot) kiểm tra độ tin cậy của từng item, loại bỏ các item không đạt từ đó xây dựng bảng đánh giá chính thức. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 485 sinh viên hệ sư phạm tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà nội và một số giảng viên. Từ kết quả thu được qua việc phân tích đánh giá số liệu thực trang chi tiết năng lực tự học của sinh viên sư phạm như sau:
2.1. Năng lực tự học của sinh viên sư phạm
Bảng 1. Năng lực tự học của sinh viên
Năng lực Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Năng lực nhận thức 2,367 0,867
Năng siêu nhận thức 2,345 0,937
Năng tình cảm 2,469 0,966
Năng lực tự học 2,394 0,923
Các tiêu chí đánh giá năng lực tự học chia theo 5 mức gồm (level) : (1) Đang hình thành; (2) Tiệm cận; (3) Đạt yêu cầu; (4) Thành Thạo; (5) Vượt trội (chuyên gia).
Trong đó, khi SV tự đánh giá năng lực tự học của bản thân mình thì điểm trung bình của 3 nhóm năng lực đạt 2.4, mức này là mức tiệm cận. Với độ lệch chuẩn 0.9, cho thấy năng lực tự học của SV thuộc vùng từ đang hình thành đến đạt yêu cầu, trong đó nhiều nhất ở mức độ tiệm cận và tiến đến đạt yêu cầu. Chúng tôi sẽ phân tích từng năng lực để thấy rõ hơn SV còn cảm thấy những vấn đề gì trong từng năng lực chưa hoàn thiện.
2.1.1. Năng lực nhận thức
Bảng 2. Năng lực nhận thức
Năng lực nhận thức N Nhỏ nhất Lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Tra cứu, tìm kiếm và thẩm định thông tin (Search, Find & Verify Information) 485 1,00 5,00 2,56 0,89
Phân tích và luận giải (Analyse and Interpret) 480 1,00 4,00 2,23 0,74
Đánh giá và nhận định (Evaluating Assumptions) 485 1,00 5,00 2,24 0,87
Xây dựng luận điểm (Formulating
Arguments) 475 1,00 4,00 2,27 0,74
Xử lí vấn đề (Problem Processing) 465 1,00 5,00 2,40 0,88
Dự đoán (Guesses) 470 1,00 5,00 2,32 0,90
Đọc phản biện (Reading Critically) 470 1,00 4,00 2,08 0,89
Ghi chép để học tập (Note Making for Study) 465 1,00 5,00 2,79 0,97
Kĩ thuật ghi nhớ (Memory Techniques) 470 1,00 4,00 2,37 0,87
Trong năng lực nhận thức, hai nội dung ghi chép để học tập và tra cứu, tìm kiếm, thẩm định thông tin là hai nội dung có số điểm cao nhất. Năng lực ghi chép để học tập đạt 2.8 điểm với độ lệch chuẩn 0.97; tra cứu, tìm kiếm và thẩm định thông tin đạt 2.6 điểm với độ lệch chuẩn 0.89. Hai nội dung này phần lớn SV đã đạt được mức đạt yêu cầu, nhìn vào độ lệch chuẩn thấy rằng vẫn còn những SV có năng lực ghi chép và tra cứu cũng chỉ đánh giá mình đạt mức đang hình thành. Ghi chép được 2.8, cho thấy SV đã biết cách ghi chép, việc ghi trở trở nên dễ dàng mà không cần nhiều chú ý. SV đã biết ghi các kiến thức cần thiết, ghi nhận những gì quan trọng, cần lưu ý để dễ dàng tìm hiểu. Tóm lại, đối với việc ghi chép, SV đã đạt được mức cơ bản cần có. Tương tự, tra cứu, tìm kiếm và thẩm định thông tin được 2.6 cũng cho thấy SV đã biết cách để tìm kiếm những thông tin cần, thẩm định mức độ chính xác của thông tin bằng cách nào, biết được những công cụ và những việc làm để tra cứu thông tin trong tự học.
Kĩ thuật ghi nhớ và xử lí vấn đề được 2.4 điểm, độ lệch chuẩn 0.9. Với mức điểm này, phần nhiều SV chỉ đạt mức tiệm cận, với mức độ tiệm cận việc ghi nhớ và xử lí vấn đề diễn ra khi SV gặp những vấn đề quen thuộc, đã từng trải qua và cần có sự hướng dẫn của GV cũng như những người xung quanh để giải quyết vấn đề
Đánh giá và nhận định; phân tích và luận giải; xây dựng luận điểm; dự đoán ở mức độ điểm 2.2 và 2.3. Những nội dung cũng đạt mức độ tiệm cận, nhưng ở ngưỡng thấp.
Đọc và phản biện đạt mức điểm thấp nhất 2.1, với độ lệch chuẩn 0.9. Độ lệch chuẩn cho thấy mức độ giao động nằm trong khoảng 1 đến 3, chỉ nằm ở ngưỡng bắt đầu hình thành và chạm ngưỡng đạt yêu cầu. SV tự nhận thấy khả năng phản biện vấn đề của mình không tốt, khả năng này vẫn trong quá trình hình thành và cần rất nhiều nỗ lực cũng như sự giúp đỡ của mọi người khi phản biện vấn đề, dù chỉ là những vấn đề quen thuộc. 
Với điểm trung bình của năng lực nhận thức đạt 2.4 cho thấy SV cần có sự hướng dẫn, tác động của GV cũng như nỗ lực của bản thân để phát triển NLTH lên mức độ cao hơn của thang đánh giá.
2.1.2. Năng lực siêu nhận thức
Bảng 3. Năng lực siêu nhận thức
Năng lực siêu nhận thức N Nhỏ nhất Lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Suy ngẫm về những điều đã học (Reflection on Subject Matter) 470 1,00 5,00 2,38 0,95
Suy ngẫm về mức độ thành thục kiến thức, kĩ năng (Reflection on Skill Proficiency) 475 1,00 5,00 2,21 0,90
Đặt mục tiêu (Setting Goals) 470 1,00 5,00 2,46 0,94
Lập kế hoạch tự học (Planning Activities) 480 1,00 5,00 2,34 0,92
Sắp xếp nguồn lực học tập (Organising Resources) 470 1,00 5,00 2,24 0,96
Quản lí tài liệu học tập (Organising Files) 475 1,00 4,00 2,37 0,95
Điều chỉnh nhận thức (Revising Views) 465 1,00 5,00 2,39 0,90
Năng lực siêu nhận thức là năng lực có điểm trung bình thấp nhất trong ba năng lực thành phần của tự học. Năng lực siêu nhận thức là sự phát triển của kĩ năng nhận thức, có thể hiểu một cách đơn giản về kĩ năng siêu nhận thức như sau: người ta sử dụng các kĩ năng nhận thức vốn của bản thân để giải quyết vấn đề, sau đó cần có kĩ năng siêu nhận thức để suy ngẫm, đánh giá về vấn đề mà mình đã giải quyết rồi khái quát, phân tích những kiến thức để biến chúng trở thành những kiến thức, kĩ năng của bản thân, tự bản thân bộc phát ra và có thể ứng dụng trong những vấn đề hoàn toàn mới.
Năng lực siêu nhận thức có điểm trung bình là 2.3, đây chính là năng lực đóng vai trò quan trọng và rất cần thiết cho việc phát triển năng lực tự học. Muốn năng lực tự học của SV phát triển thì điều cần thiết là làm cho SV có năng lực siêu nhận thức đạt mức độ cao trong thang đánh giá.
Mức điểm thấp nhất 2.2 của hai nội dung sắp xếp nguồn lực học tập và suy ngẫm về mức độ thành thục kiến thức, kĩ năng độ lệch chuẩn 0.9. Tự đánh giá của SV cho thấy SV gặp khó khăn trong việc phân tích, đánh giá những năng lực mà mình đã sử dụng trong giải quyết vấn đề từ đó khó có thể biến thành năng lực của bản thân. Cũng như thế, SV còn thiếu năng lực trong việc sắp xếp nguồn lực học tập, không biết nên sử dụng loại tài liệu nào, những tài liệu nào nên được dùng trước. Sở dĩ việc sắp xếp nguồn lực học tập không tốt là do việc lập kế hoạch tự học không tốt. Khi kĩ năng suy ngẫm về mức độ thành thục kiến thức, kĩ năng được cải thiện sẽ hỗ 82
trợ tuyệt vời cho SV trong việc phát triển NLTH nói riêng và nâng cao năng lực giải quyết vấn đề nói chung
Điểm thấp tiếp theo là nội dung lập kế hoạch học 2.3. Như vừa nói trên, khi lập kế hoạch không tốt dẫn tới việc sắp xếp nguồn lực học tập không tốt. Lập kế hoạch đạt 2.3, điều đó có nghĩa SV có thể tự lập kế hoạch và thực hiện kế hoạc đó nhưng cần có sự giúp đỡ của GV, khi không có sự giám sát mạnh mẽ của GV SV dễ dàng đi lệch hướng hoặc bỏ dở kế hoạch của mình. Thực tế cho thấy rằng, nếu GV giám sát tốt thì SV có thể hoàn thành mục tiêu của mình, nhưng GV khó có thể giám sát lượng SV lớn, vì vậy SV thường khó hoàn thành mục tiêu đề ra, nên sau khi lập được kế hoạch tự học nhưng thiếu sự giám sát thì kết quả tự học của SV thường không tốt. Khi SV có khả năng lập kế hoạch và tự giác thực hiện theo kế hoạch ở mức đạt yêu cầu trở lên thì việc phát triển NLTH sẽ rất có hiệu quả, nhưng khi lập kế hoạch chỉ đang ở mức độ tiệm cận thì GV cần hỗ trợ nhiều hơn trong việc cố vấn và giám sát thì dần dần SV mới có thể phát triển cao hơn trong thang mức độ và có khả năng tự học được cải thiện.
Những nội dung đạt điểm 2.4 là: suy ngẫm về những điều đã học, đặt mục tiêu, quản lí tài liệu học tập và điểu chỉnh nhận thức. Tuy là những nội dung có điểm số cao nhất trong năng lực siêu nhận thức, nhưng nhìn chung vẫn chỉ nằm ở mức tiệm cận, chính vấn đề này làm cho NLTH của SV chưa phát triển đúng mức mong muốn. Những nội dung trong năng lực siêu nhận thức có liên quan ảnh hưởng lẫn nhau, việc này sẽ thúc đẩy cho việc kia có hiệu quả và nâng cao năng lực tự học của bản thân. Khi SV có những suy ngẫm về bài học từ đó có thể khắc sâu hơn nhưng nội dung vấn đề, sau đó khái quát vấn đề lên và tổng hợp thành những kiến thức chung có thể vận dụng trong nhiều tình huống khác, giải quyết những tình huống mới. Khi nhìn lại những kiến thức, kĩ năng đã sử dụng có thể thấy điểm mạnh và điểm yếu từ đó thay đổi nhận thức cho phù hợp. Hay việc đặt mục tiêu sẽ tác động tới việc lập kế hoạch, từ đó liên quan tới quản lí và sắp xếp nguồn lực học tập.

 

Xem thêm:

Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4, pp. 79-88

Post by: Vu Nguyen HNUE
19-10-2020