Nghiên cứu khoa học

KHUNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN TRẺ Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC


19-10-2020
Tác giả: Phạm Thị Kim Anh Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tóm tắt. Dù đã được đào tạo kiến thức, kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm trong trường sư phạm, nhưng khi mới bước vào nghề, GV trẻ ở THPT còn hạn chế nhiều về năng lực dạy học (NLDH). Gần đây, những nghiên cứu về NLDH của GV nói chung khá nhiều, song những nghiên cứu về NLDH dành riêng cho GV trẻ mới bước vào nghề thì dường như chưa được quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ đặc điểm, nhiệm vụ và yêu cầu về NLDH của GV trẻ trong thời gian tập sự, đồng thời dựa trên mô hình cấu trúc NLDH của người GV và những yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay, chúng tôi xây dựng khung NLDH cho GV trẻ mới vào nghề. Để có những luận cứ khoa học cho việc đề xuất khung NLDH dành cho đối tượng này, bài viết tập trung vào 2 nội dung chính: (1) Một số căn cứ xây dựng khung NLDH cho GV trẻ ở THPT; (2) Khung NLDH của GV trẻ theo yêu cầu đổi mới GDPT.

Từ khóa: Năng lực dạy học, khung năng lực dạy học, giáo viên trẻ, trung học phổ thông, đổi mới giáo dục.

1.     Mở đầu

Năng lực dạy học (NLDH) là một trong những năng lực chuyên biệt, cốt lõi nhất của người giáo viên (GV), nó quyết định chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học trong nhà trường cũng như chất lượng của mỗi GV. Bởi thế, có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu vấn đề này. Từ các cách tiếp cận khác nhau, các tác giả: Xavier Roegiers [1]; Marzano và cộng sự [2],[3] ; Phạm Minh Hạc [4]; Trần Bá Hoành [5]; Vũ Xuân Hùng [6] [7]; Lê Quang Sơn [8]; Bùi Minh Đức [9]; Nguyễn Thị Kim Dung [10]; Phạm Thị Kim Anh [11]; Hà Thị Lan Hương [ 12]... đã chỉ rõ những NLDH cơ bản cùng những tiêu chí mô tả thành phần cốt lõi của từng NLDH mà mọi GV phải đạt được. Đặc biệt, chuẩn đầu ra trong đào tạo sư phạm và chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông mà Bộ GD&ĐT đã ban hành [13], [14] cũng đã xác định rõ những tiêu chí về NLDH của người GV. Có thể nói, những nghiên cứu về khung NLDH của GV Trung học phổ thông (THPT) rất phong phú và chuyên sâu. Tuy nhiên, những nghiên cứu về khung NLDH dành riêng cho GV trẻ mới bước vào nghề ở cấp THPT thì dường như chưa được quan tâm nghiên cứu.

Công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục (GD) Việt Nam, đặc biệt là việc đổi mới chương trình-sách giáo khoa (CT-SGK) sau 2020 với định hướng chuyển từ truyền thụ nội dung kiến thức sang phát triển năng lực học sinh (HS), đồng thời biết phải dạy học (DH) tích hợp, phân hóa đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với NLDH của đội ngũ GV phổ thông, nhất là đối với những GV trẻ mới vào nghề. Bởi phần lớn, sau khi tốt nghiệp đại học, GV trẻ mới đạt được những yêu cầu tối thiểu về NLDH theo chuẩn đầu ra và còn non yếu về nhiều mặt, nhất là kĩ năng DH. Những vấn đề đổi mới của GD hiện nay dường như họ chưa được tiếp cận và chưa được đào tạo trong các trường sư phạm. Chính vì vậy, việc xác định và chỉ rõ những NLDH nào là quan trọng, cần thiết và đáp ứng với yêu cầu đổi mới GD là đặc biệt cần thiết đối với GV trẻ trong bối cảnh hiện nay. Xuất phát từ đặc điểm, nhiệm vụ và những yêu cầu về NLDH của GV trẻ đang trong thời gian tập sự, đồng thời dựa trên mô hình cấu trúc NLDH của người GV THPT và những yêu cầu của đổi mới GD hiện nay, chúng tôi xây dựng khung NLDH cho GV trẻ mới bước vào nghề. Đây là những NLDH chung, cốt lõi mà mọi GV viên phải đạt được mà không đi sâu vào NLDH đặc thù của từng bộ môn.
2. Nội dung nghiên cứu
Sơ đồ 1. Hệ thống năng lực dạy học của GV
Nguồn: TS. Vũ Xuân Hùng (2016).
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về Giáo dục học, Tâm lí học đã xác định rõ cấu trúc của NLDH bao gồm nhiều yếu tố như: Năng lực hiểu HS; tri thức và tầm hiểu biết của người GV; năng lực chế biến tài liệu học tập; năng lực nắm vững kĩ thuật DH; năng lực ngôn ngữ... [4].
Từ việc nghiên cứu chuẩn đào tạo GV của Cộng hòa Liên bang Đức, Lê Quang Sơn [8] đã chỉ rõ NLDH của GV được thể hiện ở việc:
-GV phải biết lập kế hoạch DH phù hợp với chuyên môn, công việc của mình và tiến hành thực hiện kế hoạch khách quan, cụ thể về chuyên môn;
- GV hỗ trợ việc học của HS qua việc tổ chức các tình huống học, động viên HS và tạo cho chúng có năng lực thiết lập các mối liên hệ và vận dụng kiến thức đã học;
- GV khuyến khích các khả năng tự quyết định học và làm việc của HS
Theo cách tiếp cận tiến trình tổ chức DH, Vũ Xuân Hùng [7] đã cho rằng NLDH của người GV bao gồm 4 năng lực thành phần là: Năng lực thiết kế DH; Năng lực tiến hành DH; Năng lực kiểm tra, đánh giá; và Năng lực quản lí DH (Sơ đồ 1).
Với cách tiếp cận này, tác giả đã coi năng lực quản lí DH là một trong những năng lực cấu thành nên NLDH của người GV.
Tiếp cận theo yêu cầu đổi mới GD, một số tác giả đã đưa ra những yêu cầu mới về NLDH của người GV hiện nay. Nguyễn Thị Kim Dung [10] đã xác định 10 NLDH, đó là:
- Năng lực phát triển chương trình và tài liệu giáo khoa;
- Năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức DH bộ môn;
- Năng lực dạy học phân hóa;
- Năng lực dạy học tích hợp;
- Năng lực lập kế hoạch dạy học, kế hoạch bài học;
- Năng lực tổ chức hoạt động học tập của HS trên lớp;
- Năng lực tổ chức và quản lí lớp học trong giờ học;
- Năng lực hỗ trợ HS đặc biệt trong dạy học;
- Năng lực đánh giá sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh;
- Năng lực xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ dạy học.
Theo Vũ Xuân Hùng [6], GV hiện nay phải là những chuyên gia để tổ chức, điều khiển, cố vấn, khuyến khích, động viên, kích thích và phát huy tính tích cực nhận thức của HS trong quá trình học tập của các em hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức. Mặt khác, trong điều kiện xã hội phát triển như hiện nay, trí tuệ của HS có sự phát triển hơn so với học sinh thời kì trước, nên trong quá trình DH, người GV cần:
- Quan tâm khai thác những hiểu biết và kinh nghiệm sống của HS với nhiều hình thức như tổ chức cho HS viết báo cáo, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, vận dụng kinh nghiệm đã có để giải quyết những nhiệm vụ học tập hoặc những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống đặt ra.
- Tính đến năng lực nhận thức của các em để không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức DH.
- Tính đến nhu cầu, hứng thú học tập, tâm tư tình cảm, nguyện vọng của HS để xây dựng và lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức DH phù hợp. Bên cạnh đó, người GV còn có thể khơi dậy ở HS lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Bùi Minh Đức [9] đã đưa ra 8 yêu cầu cần thiết của người GV trong xã hội hiện nay, trong đó có các yêu cầu về NLDH như:
- GV phải đảm bảo cho người học làm chủ được việc học và biết ứng dụng hợp lí tri thức học được vào cuộc sống của bản thân, gia đình, cộng đồng;
- GV phải là người đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bầu không khí dân chủ, thiết lập các quan hệ xã hội công bằng, tốt đẹp trong lớp học, trong nhà trường;
- GV phải có lòng yêu mến, tôn trọng và có khả năng tương tác với HS;
- GV phải có năng lực đổi mới PPDH, có khả năng cập nhật và nghiên cứu, vận dụng những PPDH mới, tích cực; biết phối hợp các PPDH truyền thống, hiện đại để nâng cao chất lượng, hiệu quả DH;
- GV phải có trình độ tin học và có khả năng sử dụng các phần mềm DH cũng như biết cách khai thác mạng Internet phục vụ cho công việc giảng dạy của mình;
- GV phải có kĩ năng hợp tác và phải có năng lực giải quyết vấn đề.
Tuy các nghiên cứu đưa ra những quan niệm về cấu trúc NLDH của GV rất khác nhau, nhưng về cơ bản đều bao hàm những năng lực cốt lõi của việc DH.
2.1.2. Yêu cầu về khung NLDH theo chuẩn đào tạo và chuẩn nghề nghiệp GV
❖ Theo chuẩn đào tạo GV:
Theo khung các tiêu chuẩn cốt lõi nhóm NLDH trong “Chương trình đào tạo và rèn luyện năng lực sư phạm cho SV trường ĐHSP Hà Nội” ban hành vào năm 2015 thì NLDH cần hình thành cho SV gồm những năng lực cốt lõi sau:
- Phân tích chương trình và học liệu;
- Thiết kế kế hoạch DH;
- Sử dụng thành thạo các phương tiện DH hiện đại, đặc biệt là biết khai thác các tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động DH;
- Tổ chức các hoạt động học tập của HS;
- Tổ chức và quản lí lớp học;
- Tổ chức đánh giá hiệu quả DH;
- Xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ DH;
Như vậy, ngay trong quá trình đào tạo, các NLDH cơ bản của GV đã được xác định một cách cơ bản và rõ ràng.
❖ Theo chuẩn nghề nghiệp GV
Chuẩn nghề nghiệp GV THCS và THPT ban hành theo Thông tư 30/2009/TT-BGĐDT ngày 22/10/2009 của Bộ GD&ĐT đã xác định rõ 8 tiêu chí về NLDH của GV (thể hiện qua Sơ đồ 2):
Năng lực dạy học
(1) Xây dựng kế hoạch day hoc (2) Đăm bao kiên thức món hoc Đạm bao chương trinh mòn hoc (4)
Vân dung các phượng pháp day hoc C)
Sừ dụng các phương tiên day hoc (6) Xậỵ dựng mõi trường hoc tãp Quan Ịý b.ể sơ day hoc (8) Kiêm
ti£L đành Síátò ijua hoc tap cuaHS


Sơ đồ 2. NLDH của GV phổ thông theo Thông tư 30/2009/TT-BGĐDT
Theo chuẩn nghề nghiệp GV ban hành năm 2018 (Thông tư số 20/2018/TT-BGDDT ngày 22/8/ 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), NLDH của GV không được sắp xếp theo một trình tự logic có hệ thống mà được lồng trong các tiêu chuẩn khác nhau. Điểm khác biệt là các NLDH của GV đều hướng tới mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực HS:
- Xây dựng kế hoạch DH theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS ( nằm trong tiêu chí 4, tiêu chuẩn 2);
- Sử dụng PPDH theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS (tiêu chí 5, tiêu chuẩn 2);
- Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS (tiêu chí 6, tiêu chuẩn 2)
- Tư vấn và hỗ trợ HS (tiêu chí 7, tiêu chuẩn 2);
- Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện hoạt động DH cho HS (tiêu chí 12, tiêu chuẩn 4);
- Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc liên quan đến hoạt động DH ( tiêu chí 14, tiêu chuẩn 5);
- Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong DH (tiêu chí 15, tiêu chuẩn 5);
Có thể thấy, trong các nghiên cứu nói trên cũng như trong các chuẩn nghề nghiệp GV đã ban hành, NLDH của GV THPT được xác định theo những quan điểm và góc nhìn khác nhau, song về cơ bản đều bao gồm các năng lực cơ bản như: năng lực thiết kế kế hoạch DH; năng lực tổ chức các hoạt động DH; năng lực vận dụng các phương pháp, phương tiện DH; năng lực tổ chức và quản lí lớp học; năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS; năng lực xây dựng, quản lí hồ sơ DH,...

 

    Xem thêm:

    Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 1, pp. 64-73

Post by: Vu Nguyen HNUE
19-10-2020