Nghiên cứu khoa học

CUỐN SÁCH THE LANGUAGE OF LITERATURE VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO VIỆC VIẾT SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN MỚI Ở VIỆT NAM


19-10-2020
Tác giả: PGS. TS Phan Thị Hồng Xuân - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Hiện nay Việt Nam đang tiến hành đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển là một trong những nguồn tham khảo hữu ích cho công việc này.

Tóm tắt:

Hiện nay Việt Nam đang tiến hành đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển là một trong những nguồn tham khảo hữu ích cho công việc này.The Language of Literaturelà một cuốn sách Ngữ văn lớp 10 được dạy ở nhiều bang của Hoa Kì. Bài báo phân tích những ưu điểm của cuốn sách để có thêm một số kinh nghiệm khi viết SGK mới ở Việt Nam.

Từ khóa: sách giáo khoa, kinh nghiệm, năng lực

Title: The language of literature and some experiences in writing new high school literacy textbooks in Vietnam.

Abtract:

Vietnam is currently undertaking educational reforms, including renovation of curricula and textbooks. Experiences of developed countries is one of the useful reference sources for this work. The Language of Literature is a grade 10 literacy textbook taught in many states of the United States. This article analyzes the book’s advantages to gain some experiences in writing new textbooks in Vietnam.

Keyword: textbook, experience, capacity

1.   Đặt vấn đề

Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành đổi mới giáo dục để đáp ứng được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trong công cuộc đó, một việc rất quan trọng là đổi mới Chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK). Một trong những cơ sở để đổi mới CT và SGK là học tập một cách sáng tạo kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển. Hoa Kì là một trong những nước có nền giáo dục phát triển nhất hiện nay. The language of Literature là một cuốn sách Ngữ văn lớp Mười được viết theo định hướng tích hợp chủ đề và phát triển năng lực của người học,được sử dụng ở nhiều tiểu bang của Hoa Kì như: Texas, Califonia, Nevada, Washington, Tennessee, Alabania… Bài báo này phân tích những ưu điểm của cuốn sách để có thêm một số kinh nghiệm có thể tham chiếu khi viết SGK mới ở Việt Nam.

Các công trình nghiên cứu về vấn đề tiếp thu kinh nghiệm quốc tế cho việc biên soạn SGK Ngữ văn ở Việt Nam đã bắt đầu được chú ý trong những năm gần đây. Bài viết “SGK Ngữ văn của Hàn Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam” của Cho Jae Hyun và Bùi Mạnh Hùng [1] đã miêu tả SGK Ngữ văn Hàn Quốc từ bậc tiểu học, THCS và THPT. Từ kinh nghiệm biên tập SGK của Hàn Quốc, các tác giả đưa ra những gợi ý đổi mới SGK ở Việt Nam. Bài viết “SGK phổ thông nước ngoài và một kinh nghiệm cho Việt Nam” [2], [3]của tác giả Nguyễn Minh Thuyết phân tích một số bộ SGK nước ngoài như: Le francais của Pháp, Tiếng Anh của Ấn Độ, SGK của Hàn Quốc, Colombia…, từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho việc biên soạn SGK ở Việt Nam. Bàn về SGK của Hoa Kì, Trần Lê Hoa Tranh có bài viết “Giới thiệu một số cuốn SGK Ngữ văn của Mỹ” [4]. Trong bài viết này, tác giả đã giới thiệu mục lục của một số cuốn SGK của bang Ohio. Đó là các cuốn sách: Mastering the OGT (Ohio Graduation Test): Reading, và Mastering the OGT: Writing của tác giả Lesli J.Favor. Phân tích kinh nghiệm viết SGK của các nước, còn phải kể đến đề tài cấp Viện “Mô hình SGK nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015” của tác giả Đỗ Ngọc Thống [5]. Đề tài đã chỉ ra các xu hướng nghiên cứu SGK để xác định mô hình tổng quát (các yêu cầu chung) cho SGK theo định hướng của chương trình sau 2015 và đề xuất mô hình SGK cho một số môn cụ thể. Tuy nhiên đề tài chỉ nghiên cứu mô hình SGK nói chung và mô hình SGK một số môn. Như vậy, nhiều tác giả Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu và tiếp thu kinh nghiệm từ SGK của các nước có nền giáo dục phát triển. Song các tác giả đó mới chỉ miêu tả xu hướng viết SGK nói chung ở một số nước, điểm mục lục của một vài cuốn sách Ngữ văn ở Hoa Kì. Riêng bài viết của tác giả Nguyễn Minh Thuyết có phân tích cấu trúc SGK, bài học môn Ngữ văn sâu hơn của các nước Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc, Colombia. 

Xin xem thêm trong: Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Post by: Vu Nguyen HNUE
19-10-2020