Nghiên cứu khoa học

LỰA CHỌN NỘI DUNG DẠY HỌC TRÊN LỚP CHO GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN MỘT NGƯỜI HÀ NỘI – NGUYỄN KHẢI


19-10-2020
Tác giả: ThS. Đoàn Thị Thanh Huyền

Cùng với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải là một trong những nhà văn dẫn đầu của thời đại, nói như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn: “Muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay cái dở của họ, nhất là cách nghĩ của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải”. Trong chương trình Ngữ văn 12, truyện ngắn Một người Hà Nội được sáng tác vào năm 1990, in trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi (1995) đã thể hiện phát hiện của nhà văn về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Hà Nội qua bao biến động, thăng trầm của đất nước, đồng thời, truyện ngắn Một người Hà Nội còn chứng tỏ độ chín của ngòi bút Nguyễn Khải trong giai đoạn mới.

Nhà văn chia tác phẩm làm 7 phần:

- Phần 1: Giới thiệu mối quan hệ họ hàng giữa nhân vật “tôi” và cô Hiền. Năm 1955, trở về Hà Nội từ cuộc kháng chiến, gặp lại gia đình cô Hiền, với cái nhìn giai cấp định kiến, tôi đã đánh giá cô Hiền đích thị là tư sản và luôn giữ thái độ nghi ngại, xa cách với cô.

- Phần 2: Nguồn gốc xuất thân và thời trẻ tuổi đáng tự hào của cô Hiền. Xuất thân trong dòng họ nổi tiếng giàu có, gia giáo, cô Hiền lại xinh đẹp, thông minh, sắc sảo, hiểu biết văn chương, nổi tiếng cả vùng.

- Phần 3: Cuộc đối thoại giữa “tôi” và cô Hiền về chế độ mới.

- Phần 4: Cuộc đối thoại giữa “tôi” và cô Hiền về thành phần giai cấp của cô. “Tôi” vẫn đinh ninh cô thuộc giai cấp tư sản, còn cô đã lí luận một cách rất chính đáng vì sao mình không phải là tư sản. Qua cách xử lí việc nhà của cô để đảm bảo cuộc sống cho gia đình mà không bị vướng mắc bởi những bất cập của chế độ mới, “tôi” đã thừa nhận sự khôn ngoan thức thời của cô. Cô còn thẳng thắn nói ra những hạn chế trong cơ chế quản lí xã hội của một thời.

- Phần 5: Cái nhìn khác của “tôi” về cô Hiền trước sự lo toan, tính toán, dạy dỗ con cái của cô, nhất là khi cô đồng ý cho hai đứa con trai đi bộ đội với những suy nghĩ rất sâu sắc.

- Phần 6: Bữa tiệc mừng Dũng - con trai lớn của cô trở về. “Tôi” liên tưởng tới nếp sinh hoạt riêng của gia đình cô Hiền: mỗi tháng tổ chức một bữa ăn bạn bè, gồm những tên tuổi đã thành danh của đất kinh kì. Cuộc đối thoại của cô Hiền và tôi về tầng lớp nào là thượng lưu, là chuẩn giá trị của xã hội. Câu chuyện cảm động của Dũng về sự hi sinh của một chàng trai Hà thành càng làm cho tôi hiểu hơn về tấm lòng của con người Hà Nội trong kháng chiến.

- Phần 7: Thời điểm hiện tại, cô Hiền đã ngoài 70 nhưng vẫn là một người Hà Nội thuần tuý đang sắp xếp để đón cái tết cổ truyền. “Tôi” than phiền với cô về cách xử sự thiếu văn hoá của một số người Hà Nội ngày nay. Cô Hiền kể chuyện cây si ở đền Ngọc Sơn, suy nghĩ về những quy luật của tạo hoá và vẻ đẹp vàng son vĩnh cửu của Hà Nội. “Tôi” đã không kìm nén được sự cảm phục của mình và thốt lên lời ca ngợi, tôn vinh cô như hạt bụi vàng lấp lánh góp phần làm cho đất kinh kì chói sáng.

Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn cho tác phẩm này chính là hình tượng người kể chuyện và giọng điệu tác phẩm.

Câu chuyện trong tác phẩm được nhân vật “tôi” kể lại. “Tôi” là người quan sát chứng kiến, đồng thời cũng là người có quan hệ thân thiết với các nhân vật khác và tham gia trực tiếp vào các sự kiện, nhất là các cuộc đối thoại. Ở đây chúng ta gặp lại người kể chuyện quen thuộc trong tác phẩm Nguyễn Khải, người dẫn dắt, đánh giá các sự kiện và đối thoại với bạn đọc. Người kể chuyện với nhiều yếu tố tự truyện và cách trần thuật linh hoạt, hấp dẫn đã hiện diện trong tác phẩm Nguyễn Khải như một hình tượng nhân vật văn học thực sự, có cá tính, có tư tưởng, được coi như một sáng tạo thành công của Nguyễn Khải, đặc biệt ở giai đoạn sáng tác sau này.

Cách lựa chọn nhân vật người kể chuyện ở đây làm cho giọng kể sẽ tự nhiên, chân thực, người kể có thể thoải mái trình bày những nhận xét, đánh giá. Trong giọng kể ở tác phẩm Nguyễn Khải, mặc dù càng về sau, yếu tố chủ quan càng đậm nhưng đó là cái chủ quan để trình bày, để thể hiện, để chia sẻ chứ không phải để lấn át người đọc bởi ta nhận thấy sắc thái kể lể, cà kê rất dân dã. Nhiều người kết luận rằng chất giọng này đã đem lại một hiệu quả thẩm mĩ đáng kể. Các sự kiện trong tác phẩm không phải là những biến cố, những xung đột căng thẳng để rồi phải giải quyết mà chỉ là những chuyện đời thường được kể lại một cách ngẫu nhiên, bởi vậy đây là chất giọng phù hợp nhất tạo cho người đọc cảm giác dễ tiếp nhận những thông tin nhà văn đưa ra.

Quả thật, kh«ng xoay quanh mét cèt truyÖn hÊp dÉn hay mét t×nh huèng ®Æc s¾c, t¸c phÈm d­êng nh­ chØ lµ mét tËp hîp nh÷ng mÈu chuyÖn nhá theo m¹ch liªn t­ëng ngÉu høng cña nhµ v¨n vÒ ng­êi c« hä, ®­îc kÓ mét c¸ch tù nhiªn, chuyÖn nä gäi chuyÖn kia, chi tiÕt nµy gîi nhí chi tiÕt kh¸c chø kh«ng cã bµn tay s¾p ®Æt, bè trÝ cña t¸c gi¶. Qua mçi mÈu chuyÖn, ®o¹n chuyÖn, th«ng tin mang tÝnh chÊt t­ liÖu dån l¹i trong nhËn thøc cña ng­êi ®äc l¹i cã líp, cã lang h¬n, kh«ng hÒ g©y cho chóng ta c¶m gi¸c rèi vµ vôn bëi sù kÓ lÓ th©n mËt, t¹o kh«ng khÝ giao hoµ hÊp dÉn. Lời kể ở đây được kèm theo lời nhận xét, đánh giá, bình luận.  Nguyễn Khải không phải kể với mục đích cho người đọc biết mà ông còn muốn đạt tới cái đích cao hơn là phải phân tích để tìm ra và cắt nghĩa bản chất sự việc, hiện tượng. Hơn thế, dường như nhà văn đang trực tiếp hướng tới bạn đọc, coi như bạn đọc đang ở ngay cạnh mình nên vừa kể vừa chất vấn, giãi bày, vừa kể vừa ngẫm nghĩ. Cùng với lời kể, Nguyễn Khải còn tổ chức rất nhiều đối thoại trong tác phẩm. Đây vốn là sở trường của ông.

Lời kể của Nguyễn Khải đã giúp người đọc tô đậm ấn tượng về “một người Hà Nội” – trung tâm của thiên truyện.

Ấy là một người phụ nữ xinh đẹp, xuất thân trong gia đình gia giáo, giàu có; rất thông minh, sắc sảo, khôn ngoan, tỉnh táo, bản lĩnh: không bị quy là giai cấp tư sản mặc dù nhìn cuộc sống gia đình cô, kể cả “tôi” - người họ hàng khá gần gũi - cũng đinh ninh cô là tư sản, hiểu rõ những hạn chế của chế độ mới, tính toán chuyện làm ăn sao cho không vướng phải những bất cập trong cơ chế quản lí; không bị cám dỗ bởi bất cứ điều gì. Nhưng đẹp nhất ở cô Hiền chính là tâm hồn, nhân cách cao đẹp. Cô đã dạy con sống một cách có văn hoá, cốt cách: “nói năng có chuẩn mực, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”, “phải biết tự trọng, biết xấu hổ”. Cô đã đồng ý cho hai người con trai đi chiến đấu mặc dù vô cùng đau đớn bởi cô nhận thức sâu sắc được rằng: “Tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”, “Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ có hay hớm gì?”. Và đó cũng là con người biết trân trọng nét đẹp văn hoá của dân tộc.

 Không phải ngay từ đầu tác phẩm ta đã có ấn tượng tốt đẹp về nhân vật cô Hiền như vậy mà phải qua một quá trình thay đổi cách nhìn, cách đánh giá lúc đầu có phần thiên kiến, chủ quan, nông nổi của nhân vật “tôi”, ta mới cảm nhận đầy đủ về nhân cách cô Hiền. Cô chính là sự kết tinh vẻ đẹp trí tuệ, bản lĩnh của con người thức thời mà vẫn giữ vững tư tưởng văn hóa truyền thống, biết thích ứng mà không đánh mất mình, dám sống theo niềm tin và sự lựa chọn của mình. Một vẻ đẹp sang trọng mà lịch lãm mang cốt cách Hà Thành đã khiến cho ngòi bút Nguyễn Khải không thể không trực tiếp cất lên những lời ngợi ca đầy tự hào và thán phục.

Tóm lại, với Một người Hà Nội, để HS có thể cảm nhận hết vẻ đẹp nghệ thuật và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm, GV cần tập trung vào hình tượng người kể chuyện cùng các sắc thái giọng kể, qua đó thấy được hình tượng trung tâm – hình tượng cô Hiền.  

Post by: Vu Nguyen HNUE
19-10-2020