Nghiên cứu khoa học

Thiết kế bài dạy học Ngữ văn


19-10-2020
Tác giả: TS Phạm Thị Thu Hương

Thiết kế bài dạy học là một khâu quan trọng để tạo nên thành công một giờ dạy học, đòi hỏi sự đầu tư trí tuệ, kinh nghiệm và thể hiện dấu ấn sáng tạo của người giáo viên, đặc biệt giáo viên Ngữ văn

1. Khái niệm

-  Thiết kế bài dạy học/ thiết kế dạy học (soạn bài, lập kế hoạch bài dạy học (động từ), giáo án, bài soạn (danh từ) :

+ Quá trình lập kế hoạch và hiện thực hoá kế hoạch bài dạy học thành văn bản chi tiết theo một trình tự lô gic những dự kiến mà giáo viên mong muốn sẽ thực thi trên lớp của mình để đạt mục tiêu bài dạy học.

+ Văn bản chi tiết theo một trình tự lô gic những dự kiến mà giáo viên mong muốn thực thi trên lớp để đạt mục tiêu dạy học

 (Thiết kế bài học được thể hiện bằng văn bản ghi chép hoặc soạn thảo là cơ sở để thiết kế giáo án điện tử (nếu như giáo viên có sử dụng).

2. Quy trình thiết kế bài dạy học

- Nghiên cứu kĩ lưỡng nội dung bài học

+ Xác định mục tiêu bài học (kiến thức, kĩ năng, thái độ). Mục tiêu bài dạy học cần được thể hiện bằng các động từ có thể lượng hoá được để thuận lợi cho hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả dạy học (ví dụ : Nhận diện/ hiểu/ phân tích/ vận dụng để làm gì/ Nhận thức được điều gì,…)

+Xác định cấu trúc tri thức bài học (bài học gồm các đơn vị kiến thức nào, cách tổ chức, trình bày các đơn vị kiến thức đó của sách giáo khoa, đơn vị kiến thức nào là trọng tâm,…)

+ Xác định mối liên hệ giữa tri thức, kĩ năng bài học với các tri thức, kĩ năng HS đã và sẽ được học trong chương trình để có cách định hướng, khai thác phù hợp

+ Phân chia nội dung kiến thức bài học thành các đơn vị kiến thức để học sinh tiếp nhận

- Tìm hiểu đối tượng người học: những kiến thức, kĩ năng đã có, những lỗ hổng kiến thức, những kĩ năng chưa thuần thục, lôgic của sự tiếp nhận kiến thức, kiến thức nào có thể tự hình thành bằng hoạt động, kiến thức nào cần giáo viên cung cấp, kiến thức nào dưới sự hướng dẫn của giáo viên HS có thể hình thành được,...

- Xác định phương pháp, biện pháp, phương tiện, các hoạt động, hành động, thao tác sẽ tiến hành trong bài học: phần nào nên sử dụng phương pháp, hoạt động nào, phần nào kết hợp sử dụng phương tiện, dự kiến và hình dung trước những phản hồi của người học và dự kiến phương án điều chỉnh,...

- Soạn bài theo tiến trình dạy học dự kiến

- Kiểm tra và hoàn thiện thiết kế bài học

- Rút kinh nghiệm và điểu chỉnh thiết kế (nếu có) sau giờ dạy học

3. Hình thức thiết kế

          Thiết kế bài học có thể được trình bày linh hoạt, không nhất thiết gò bó vào một hình thức nào. Sự đổi mới thể hiện ở tinh thần của thiết kế là để giáo viên dễ dàng truyền đạt kiến thức hay là để học sinh tích cực, chủ động khám phá và kiến tạo tri thức chứ không phải chỉ ở hình thức bên ngoài của thiết kế. Dấu hiệu đổi mới rõ rệt nhất của dạy học theo tinh thần tích cực hoá người học được thể hiện ở việc người soạn đã xây dựng được một hệ thống các hoạt động dạy học bao gồm : hoạt động của giáo viên, hoạt động của học sinh để học sinh có thể chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng qua hoạt động và hình thành nhận thức, tình cảm, thái độ cùng với kiến thức và kĩ năng đạt được. Hình thức để tổ chức các hoạt động cũng là điều giáo viên cần đầu tư để có được những cách thức tiến hành phong phú, sáng tạo, mới mẻ, hấp dẫn đối với học sinh, đảm bảo đặc trưng bộ môn, phù hợp với cơ sở vật chất và điều kiện sư phạm của nhà trường.

-  Thiết kế có thể được soạn theo trật tự tuyến tính thông thường, không kẻ cột. Ưu điểm của thiết kế này là tiết kiệm số trang, tuy nhiên GV khó quan sát sự tương ứng giữa hoạt động của gv, học sinh và yêu cầu cần đạt được. Thiết kế này thường là các tài liệu được biên soạn để giáo viên tham khảo thêm trong quá trình dạy học.

- Thiết kế có thể được chia thành các cột : Hiện nay có một số cách chia cột phổ biến như sau:

+ Chia làm 4 cột : Thời gian - Hoạt động của giáo viên - Hoạt động của học sinh  - Yêu cầu cần đạt/ Kiến thức cần đạt/ Nội dung kiến thức

+ Chia làm 4 cột : Hoạt động của giáo viên - Hoạt động của học sinh – Yêu cầu cần đạt/ Kiến thức cần đạt/ Nội dung kiến thức - Nội dung ghi bảng  (Thời gian dự kiến được xác định cùng với nội dung hoạt động)

+ Chia làm 4 cột : Thời gian, phương tiện - Hoạt động của giáo viên - Hoạt động của học sinh – Yêu cầu cần đạt/ Kiến thức cần đạt/ Nội dung kiến thức

+ Chia làm 3 cột : Hoạt động của GV - Hoạt động của học sinh  - Yêu cầu cần đạt/ Kiến thức cần đạt/ Nội dung kiến thức.

+ Chia làm 2 cột: Hoạt động của GV-HS; Phương pháp, Phương tiện; Yêu cầu cần đạt

4. Giới thiệu các hình thức thiết kế bài dạy học Ngữ văn

                                      Tiết học (Theo phân phối chương trình)

                                      Tên bài (Viết in hoa hoặc in thường)                                                                                       Tên tác giả (Nếu có)

                                      Đối tượng dạy học : Học sinh lớp, năm học

A.   Mục tiêu cần đạt

1.     Kiến thức

2.     Kĩ năng

3.     Thái độ

           B.  Chuẩn bị  của giáo viên, học sinh và các phương pháp dạy học

          1. Chuẩn bị của giáo viên

          2.  Chuẩn bị của học sinh

          3. Các phương pháp dạy học

          C. Tiến trình dạy học

          Người soạn có thể lựa chọn cách trình bày theo trật tự tuyến tính hoặc kẻ cột. Tuy nhiên, để tiện theo dõi sự tương thích giữa các hoạt động của thầy và trò với mục tiêu cần đạt, người soạn nên kẻ cột.

 Ví dụ về thiết kế bài dạy được chia làm 2 cột:

Hoạt động của gv-hs, phương pháp, phương tiện

Yêu cầu cần đạt

 Bước 1 :  Ổn định tổ chức và Kiểm tra bài cũ (Thời gian)

  Hoạt động này có thể tiến hành ở đầu giờ, trước bài học hoặc tích hợp vào trong quá trình làm việc của GV và HS. Nếu tích hợp thì ghi rõ vào nội dung nào.

- Ghi rõ nội dung định kiểm tra, dự kiến kiểm tra bao nhiêu học sinh

Bước 2Giới thiệu bài mới (Thời gian)

Ghi rõ cách thức giới thiệu (GV giới thiệu hay gợi dẫn từ câu trả lời của học sinh. Nên chú ý đến mối quan hệ giữa kiểm tra bài cũ, câu trả lời của học sinh và việc giới thiệu vào bài mới)

 Bước 3 : Hướng dẫn học sinh học bài mới (Thời gian)

 Từ đây trở đi sẽ bám theo đặc điểm của từng dạng bài dạy học để tổ chức các hoạt động hướng dẫn HS tiếp nhận theo trình tự       lô gíc bài học và lôgic tiếp nhận của HS. Người soạn có thể bám theo các đơn vị kiến thức cơ bản của bài học để gọi tên hệ thống các hoạt động.

GV dự kiến rõ các hoạt động, hành động, thao tác (vd câu hỏi, phiếu học tập, trò chơi nhận thức,...) và dự kiến các phương án phản hồi của HS, phương án điều chỉnh của GV, các phương tiện cần dùng.

VD: với bài dạy đọc hiểu văn bản có thể lựa chọn trật tự hoạt động sau đây:

-  Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu các tri thức ngoài văn bản (Tiểu dẫn, tri thức đọc hiểu) (Thời gian)

Hoạt động 2 :HDHS đọc, tóm tắt, cảm nhận chung về văn bản (Văn bản dài có thể đọc kết hợp với tóm tắt)  (Thời gian)

 

-  Các hoạt động tiếp theo : HD HS tiếp nhận lần lượt từng đơn vị kiến thức bài học (Thời gian)

 

 

 

 

 

Bước 4 : Hướng dẫn HS tổng kết bài học (Thời gian)

 

Xác định rõ cách thức, hành động hướng dẫn HS tổng kết.

Bước 5 : Hướng dẫn HS luyện tập và dặn dò (Thời gian)

 

Bước này tuỳ theo từng bài học mà có thể được tiến hành trên lớp hay yêu cầu học sinh luyện tập ở nhà. GV cũng xác định rõ lựa chọn phương án nào trong thiết kế bài dạy học.

Ghi rõ yêu cầu cần đạt

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi rõ yêu cầu cần đạt

 

 

 

 

 

- Ghi các đơn vị kiến thức (đề mục) và yêu cầu cần đạt của HS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Tìm hiểu chung/ Tiểu dẫn

 

II. Đọc hiểu văn bản/Tìm hiểu văn bản

1. Tóm tắt/ Cảm nhận chung/ Nhan đề/Đề từ,.... (Tuỳ vào từng văn bản cụ thể để quyết định có dựng mục này hay không)

2.Tiêu đề (Đơn vị kiến thức cơ bản thứ nhất của bài học)

3.Tiêu đề (Đơn vị kiến thức cơ bản thứ hai của bài học)

.........

 

III. Tổng kết

 -Ghi rõ nội dung tổng kết cần đạt

 

IV. Luyện tập (Có thể kết hợp cả hai đề mục Tổng kết và Luyện tập)

 

Ghi rõ nội dung luyện tập cần đạt và nội dung dặn dò

 

 

D. Nhận xét, rút kinh nghiệm sau giờ dạy

Ví dụ mẫu thiết kế 3 cột:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Yêu cầu cần đạt

Bước 1 :  Ổn định tổ chức và Kiểm tra bài cũ (Thời gian)

 

 

Bước 2Giới thiệu bài mới (Thời gian)

- Lời vào bài hoặc các hình thức vào bài khác

 

 

 

 

Bước 3 : Hướng dẫn học sinh học bài mới (Thời gian)

Hoạt động 1 : Tìm hiểu tri thức ngoài văn bản

(Xác định các hình thức hoạt động của giáo viên, ví dụ : Yêu cầu 1HS đọc Tiểu dẫn, các học sinh khác theo dõi sách giáo khoa, sau đó trả lời câu hỏi A hoặc yêu cầu học sinh đọc thầm, đánh dấu thông tin bên lề văn bản và thực hiện yêu cầu B (tóm tắt, nêu nội dung chính,…), hoặc dựa vào phần kiến thức được cung cấp trong Tiểu dẫn để làm bài tập trắc nghiệm, chơi ô chữ,…

……..

-Ổn định trật tự

- Thực hiện nội dung kiểm tra, tự nhận xét/ nhận xét

 

 

-Lắng nghe, tạo tâm thế tiếp nhận/ Thực hiện yêu cầu của giáo viên (nếu giáo viên vào bài bằng hình thức hoạt động khác)

 

 

 

 

 

-Xác định hình thức hoạt động của học sinh: Đọc to đoạn văn bản/ Theo dõi bạn đọc/ Trả lời câu hỏi/ Thực hiện bài tập/ Tham gia trò chơi nhận thức,….

Ghi rõ yêu cầu cần đạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi đề mục

Ghi rõ yêu cầu cần đạt

VD: Các thông tin chính về tác giả, tác phẩm,…

 

 

 

D. Nhận xét, rút kinh nghiệm sau giờ dạy

Tương tự như vậy, người soạn có thể thiết kế bài dạy theo các hình thức 4 cột. Bản chất của tư tưởng đổi mới thể hiện ở hệ thống các hoạt động giáo viên thiết kế tạo hứng thú học tập cho học sinh,  lôi cuốn học sinh làm việc để đạt được mục tiêu bài học, thay vì chỉ giảng bình say sưa, truyền đạt kiến thức một chiều cho học sinh.

5. Tổ chức quá trình dạy học theo thiết kế

          Giáo viên thực hiện thiết kế dạy học một cách linh hoạt. Có những phương án GV đã dự kiến sẵn và cũng có những tình huống xảy ra bên ngoài thiết kế, GV cần chủ động ứng biến trong các tình huống đó để đưa bài học về đúng quỹ đạo của mình. Nếu sử dụng thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ thì cần phải soạn thêm kịch bản giờ học trên máy. Nói chung chuẩn bị thiết kế công phu là một yếu tố quan trọng để giờ dạy có thể đạt hiệu quả cao. Sau khi tiến hành bài dạy, GV cần tự nhìn lại để đánh giá và rút kinh nghiệm cho bản thân, trên cơ sở đó có thể điều chỉnh để bài soạn tốt hơn.

SV đọc Thiết kế bài dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông, Phan Trọng Luận, NXB Giáo dục, H.1996; Các thiết kế bài dạy học 10, 11, 12, của Phan Trọng Luận (chủ biên), NXB Giáo dục 2006, 2007, 2008)

Đọc tài liệu tham khảo Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình sách giáo khoa, NXB Đại học Sư Phạm, 2007, trang 68 -79

Post by: Vu Nguyen HNUE
19-10-2020