Nghiên cứu khoa học

CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU TRONG SỰ TRẢI NGHIỆM NGHỆ THUẬT GIAI ĐOẠN THẾ KỶ BẠC


19-10-2020
Tác giả: I.V.Pakhomova (TS Thành Đức Hồng Hà dịch)

Trong bài báo này chúng tôi nghiên cứu chủ đề tình yêu trong sự trải nghiệm nghệ thuật giai đoạn Thế kỷ Bạc. Tư tưởng triết học Nga cuối TK XIX – đầu TK XX đã mở ra nhiều hướng tiếp cận đa dạng, phức tạp đối với chủ đề tình yêu. Nó là sự kết hợp các vấn đề lịch sử và tâm lý, đạo đức và thẩm mỹ. Khái niệm (quan niệm) tình yêu trong giai đoạn thế kỷ bạc “là sự hợp nhất của triết học và nghệ thuật, bởi vậy nó gắn liền với thế giới của các hình tượng văn học”.  Thần tình yêu của nước Nga không tách rời nền văn hóa truyền thống của Châu Âu và thế giới, nó gắn với nền văn hóa ấy bằng những sợi chỉ mong manh, tuy nhiên trong “thần tình yêu Nga” giá trị đạo đức được nâng cao (tôn vinh) hơn. Trước  hết, tình yêu được hiểu như con đường đến với sự sáng tạo, đến với sự tìm kiếm tâm hồn, sự hoàn thiện về luân lý đạo đức. Tình yêu có vai trò to lớn  trong việc khắc phục sự phân hóa nhân cách con người, sự biến đổi thế giới, tạo ra nền tảng đạo đức mới của sự sáng tạo. Sự khác biệt của thần tình yêu Nga so với các trường phái và khuynh hướng khác thể hiện ở sự khai sáng và sức cuốn hút về tinh thần.Chủ đề tình yêu luôn hiện diện trong nền văn minh của con người. Thần tình yêu giống như một yếu tố mà mỗi thời kỳ đều giải thích theo cách riêng của mình, lấp đầy bằng những nội dung khác nhau. Nhưng ngay từ  thời kỳ cổ đại, tình yêu đã gắn liền với các phạm trù thẩm mỹ và đạo đức. Platon đã từng hiểu tình yêu không chỉ  là sức mạnh tình cảm kết nối đàn ông và đàn bà, mà còn là sức mạnh của sự thăng hoa cảm xúc, niềm hân hoan thẩm mỹ và khát khao hướng tới quan niệm chân, thiện mỹ.  Nhà triết học,nhà văn Nga G.Đ. Gachev định nghĩa thần tình yêu như “sức mạnh của vũ trụ tổng hợp mọi mối liên hệ (re-ligio) với tất cả trong sự tồn tại, phân chia thành những phần và đơn vị, xã hội và sự vật, ý tưởng và lời nói”[1]. Khái niệm tình yêu xuất hiện trong tất cả các tôn giáo và thường là yếu tố chính. Trong Kitô giáo, đấy là tình yêu đối với Chúa, đối với những người thân yêu, sự ban phước lành cho các đôi uyên ương. Phạm vi khái niệm tình yêu được mở rộng: từ tất cả những mối liên kết nhỏ nhất đến những rung động tinh tế nhất của cuộc sống tâm hồn và tình yêu cá nhân (vị kỷ). Thần tình yêu là cuộc đối thoại vĩnh cửu đầu tiên của người đàn ông và người đàn bà, là năng lượng sức sống, nơi ươm mầm và sinh ra không chỉ những bản thế sống mà cả những ý tưởng triết học, ý tưởng cộng đồng, mô hình của thế giới và con người. Không phải ngẫu nhiên  chủ đề về tình yêu trong văn học Nga thế kỷ bạc trở thành  một trong những chủ đề quan trọng nhất. Nếu văn học của thế kỷ XIX (những tác phẩm của A.S.Pushkin, M.Y. Lermontov, I. A. Goncharova, I. S. Turgenev, F. Tiutchev, N. A. Nekrasov, L. N. Tolstoy, F.Dostoevsky, N. S. Leskov) đã tạo ra những hình tượng tình yêu tuyệt diệu, như V. Shestakov đã nhận xét, trong thời đại thế kỷ bạc chủ đề tình yêu với “năng lượng núi lửa” đã thâm nhập vào văn nghị luận Nga, phê bình nghệ thuật, tiểu luận, triết học và thần học[2]. Các nhà triết học và thần học (V. S. Soloviev, N. A. Berdyaev, P. A. Florensky, S. N. Bulgakov, N. O. Lossky, I. A. Ilyin, L. P. Karsavin, B. P. Vysheslavtsev, C. Frank …), những nhà thơ và nhà văn, những nhà văn học sử và các nhà phê bình văn học (V. M.  Zhirmunsky, N. S. Arseniev, I. N. Golenishtchev-Kutuzov, AN Veselovsky…) đều viết về tình yêu. Hơn nữa nền văn học này  khác biệt bởi chiều sâu tư tưởng, bởi sự tích cực tìm kiếm và sự độc đáo của ý tưởng. Nguyên nhân của mối quan tâm sâu sắc này là sự cảm nhận khủng hoảng thời đại, dự cảm tai họa đến gần đã hướng suy nghĩ đến những vấn đề giới hạn của sự tồn tại. “Tình yêu và cái chết trở thành hình thức cơ bản và gần như là duy nhất đối với sự tồn tại của con người, là phương thức chính để nắm bắt (hiểu) nó; và khi trở nên như vậy, chúng hợp nhất với nhau trong một sự thống nhất siêu nhiên nào đó. Trực giác hợp nhất tình yêu và cái chết trở thành bất biến đối với nền văn hóa này, với những biểu hiện rất khác nhau của nó, như triết học  của V. Solovyov, những tác phẩm muộn của A. Tolstoy,  thơ của V. Ivanov, những tiểu thuyết của D. Merezhkovsky, những vở kịch của L. Andreeva và phân tâm học của S. Spielrein”[3]. Khi cố gắng vượt qua sự khủng hoảng sâu sắc của xã hội, sự sụp đổ các mối quan hệ, của những hình thức lối sống, lao động cũ, hệ thống các giá trị tinh thần, nhiều họa sĩ Nga và các nhà tư tưởng đã tìm thấy nền tảng đầu tiên của  tất cả mọi vật trong phạm trù tình yêu. Các nhà sáng tạo thế kỷ bạc nhìn thấy trong tình yêu cái khởi điểm  để có thể kết nối hai thế giới: cao cả, lý tưởng, và đời thường, hiện thực. Theo V. Solovyov, đối với họ “Hơi thở niềm vui xa lạ” của tình yêu là mối liên kết thiêng liêng. Đồng thời, cũng chính sự gần gũi đối với sự tồn tại cao cả trong triết học tôn giáo nga dẫn đến mâu thuẫn hiện sinh giữa tình yêu và thế giới thực, từ đấy dẫn đến bi kịch của nó trong cuộc sống trần gian. Chính phương diện tư duy này đã đẩy phạm trù tình yêu đến gần phạm trù cái chết. Trong giai đoạn thế kỷ bạc các khái niệm đó xích lại gần nhau, trở thành điểm chính yếu trong tư tưởng nghệ thuật. Khái niệm tình yêu của phương tây chủ yếu dựa trên triết học của A. Schopenhauer. Ông lên án tình yêu như “bản năng trá hình”, dựa vào đấy mà ý chí thế giới phi lý buộc con người trở thành vũ khí mù quáng của sự tiếp nối giống nòi. Schopenhauer phê phán mọi hình thức của tình yêu. Đặc biệt trong tiểu luận về vấn đề tình yêu “Siêu hình học tình yêu của các giới”, ông đã chỉ ra rằng tình yêu đẩy những người đàn ông và đàn bà đến chỗ tự sát, điên rồ và sự hy sinh cực đoan, và ông khẳng định rằng tất cả các hình thức của tình yêu bắt nguồn từ tình dục.

Bước vào thế kỷ XIX-XX ở Tây Âu, khái niệm chi phối các vấn đề về triết học giới tính và tình yêu là học thuyết Freud – theo đó nhu cầu sinh lý của con người được đặt lên trên xã hội.  Cấu trúc “sinh học” chính của Z. Freud – “ham muốn tình dục” gợi nhớ đến “ý chí sống” của Schopenhauer và thể hiện không chỉ như một bản năng sinh học, mà quan trọng hơn là khát vọng sống. Freud không thuyết giáo về việc từ chối tình yêu xác thịt, nhưng cũng không bao giờ phủ nhận sự cần thiết củaviệc tự hạn chế và tự giác kỷ luật. Ông tin tưởng vào sự tổng hòa của tình yêu và chứng minh rằng ham muốn sinh lý có thể phân biệt và xa lạ với mục đích sinh học của họ. Về bản chất, Freud đã đặt nền móng cho đạo đức, thoát khỏi những quy tắc  Kinh Thánh.

Những vấn đề mà các nhà khoa học nghiên cứu phân tích tâm lí chú ý đến  đã nhiều lần trở thành trung tâm sự tìm kiến của giới trí thức Nga. Trong số đó có bí mật về giới tính.

Tuy nhiên phân tâm học Nga khác với Tây Âu, nó phát triển mạnh bởi xuất phát từ gốc rễ triết học và đạo đức Nga, đặc biệt điều đó thể hiện trong những công trình phân tâm học của L. Andreas-Salome. “Khác với triết học Phương Tây, các nhà tư tưởng Nga từ đầu thể kỷ đã phát triển truyền thống nhân văn trong việc hiểu bản chất tình yêu, khi hướng tới những vấn đề về giới, gắn liền năng lượng tình dục của con người không chỉ với sự tiếp nối giống nòi,  mà còn với hiểu biết văn hóa tinh thần của con người, với tôn giáo, sáng tạo nghệ thuật, với sự tìm kiếm những giá trị đạo đức. Triết học của tình yêu cùng lúc là đạo đức, thẩm mỹ, tâm lý và tâm linh. Đó là sự tổng hòa – một trong những đặc trưng của thần tình yêu Nga”[4].

Các nhà nghiên cứu I. V. Brylin, V. P. Shestakov kết nối vấn đề về sự xuất hiện của hiện tượng thần tình yêu Nga  với khả năng tổng hợp của triết học Nga. Không có một hệ thống triết học riêng lẻ nào, bất chấp tính logic và tính toàn vẹn của nó, có thể làm mất đi sự trọn vẹn và đa dạng của những vấn đề triết học, thần tình yêu Nga xuất hiện từ sự tổng hòa các hệ thống triết học khác nhau và chính nó trở thành sự tổng hợp của khoa học, nghệ thuật, triết học và tôn giáo. Đó là sự hợp nhất cùng một lúc nhiều tính đa dạng của nhiều khái niệm triết học và nghệ thuật tạo nên chất độc đáo của thần tình yêu Nga như một trong những biểu hiện của ý thức nghệ thuật giai đoạn thế kỷ bạc.

Đáng chú ý là sự hồi tưởng của N. A. Berdyaev về “những thứ tư” nổi tiếng của V. Ivanov. Khi nghĩ về bầu không khí tinh thần ngự trị trong các buổi họp như vậy, ông nhận xét: “Sẽ là sai lầm khi nhìn vào “những thứ tư” như những cuộc họp tôn giáo – triết học.”. Đó không phải chỗ tìm kiếm tôn giáo. Đó là lĩnh vực văn hóa, văn học, nhưng với khuynh hướng giới hạn. Những chủ đề thần bí giáo và tôn giáo luôn được đề cập, và được nói tới như những chủ đề văn học, văn hóa hơn là như những vấn đề đời sống. (…) Và dường như ngay lập tức khuynh hướng văn học nghệ thuật Nga tiếp cận với khuynh hướng triết học tôn giáo. (…) … tôi nhớ cuộc trò chuyện về thần tình yêu – một trong những chủ đề trung tâm “thứ tư”. Thành lập các nhóm chuyên đề thực sự, mọi người đều nói về tình yêu cũng như chính chủ nhà V. Ivanov, ngài Andrei Belưi đến từ Moskva, , và vị giáo sư lịch thiệp F. F. Zelinsky, và A. Lunacharsky – người đã nhìn thấy trong văn học vô sản đương thời sự hóa thân của thần tình yêu cổ đại.

Có những “thứ tư” dành để tôn vinh thơ ca và tại đây nhiều nhà thơ trẻ lần đầu tiên đã đọc thơ của mình”[5]. Sự hội nhập những tư tưởng triết học và văn học của hai thế kỷ XIX –XX đánh dấu một sự thật rằng phân tích các hiện tượng tình yêu được đưa ra bởi những nhà triết học thế kỷ bạc trong  các sáng tác của các nhà văn Nga và các nhà văn hải ngoại (V. S. Solovyov với Bi kịch cuộc sống của Platon, N. A. Berdyaev – Tình yêu của Dostoievsky, S. N. Bulgacov -Vladimir Solovyov và Anna Schmidt,  B. P. Vysheslavtsev – Dostoievsky về tình yêu và sự bất tử, L.P. Karsavin - Fyodor Pavlovich Karamazov như nhà tư tưởng của tình yêu), còn các nhà thơ và các nhà phê bình nghệ thuật chú ý nhiều đến vấn đề lý thuyết tình yêu (Z. N. Gippius – Đang yêu,  Về tình yêu, Toán học tình yêu, Nghệ thuật và Tình yêu, A. Belưi - Weininger về giới và tính cách, V. V. Rozanov - Những kết thúc và khởi điểm. “Thiên thần và ác quỷ. Chúa và quỷ”, D. S. Merezhkovsky - Tình yêu của Tolstoy và Dostoevsky, Cuộc đời của Dante, V. F. Khodasevich - Kết thúc Renata). Theo lời của N.A.Berdyaev, V. V. Rozanov là một trong những người đầu tiên đã trở thành kẻ khiêu khích thiên tài và kẻ đặt điều của gia đình Kitô giáo. Trong các bài báo chính luận và phê bình, ông đã đưa một vấn đề cấm cho đến thời điểm đấy ra làm chủ đề tranh luận xã hội. V.V. Rozanov không ít khi bị gọi là “Nietzsche của Nga” vì sự nổi loạn đam mê của ông, vì chủ nghĩa phê phán trong các vấn đề luân lý đạo đức và tôn giáo. Trong những cuốn sách của mình như “Cô độc”, “Những chiếc lá rơi”, “Thoáng qua”, V.V. Rozanov đăng đàn với lời ngợi ca tình yêu đã đưa ông tới gần cái đẹp và chân lý. Ngược lại với những lời giáo huấn của Kitô giáo, Rozanov tôn thờ thể xác và tình yêu sắc dục giống như ngọn nguồn cuộc sống, đem tới sức mạnh và hồi sinh sức lựccủa giống nòi. V.V.Rzanov ca ngợi chủ đề tình yêu trong văn học Nga qua một số bài báo chuyên biệt. Ông cho rằng mối quan tâm của nhà văn đối với phụ nữ giống như chiếc chìa khóa để tiếp cậntác phẩm và để hiểu những ngọn nguồn sáng tạo của anh ta. Và từ tiêu chí này, ông dẫn chứng thơ “quỷ” của M.U. Lermontov, thế giới những linh hồn “chết” của N.V.Gogol và hình tượng tình yêu của Tolstoy giống như nỗi đau khổ tuyệt vọng. Tác giả bài báo dẫn nhập phần “Nước Nga” trong cuốn sách “Thế giới và thần tình yêu. Tuyển tập những bài viết triết học về tình yêu ” R.G. Podolny, khi chia hai khuynh hướng “vật chất” và “tôn giáo” trong triết học tình yêu nga, đã nhận xét những người ủng hộ khuynh hướng này hay khuynh hướng khác “đều đứng vững trên nền tảng lịch sử, xem xét tình yêu như một hiện tượng thay đổi trong bước phát triển của con người”, cũng như toàn bộ triết học và văn học nga về tình yêu “hòa quyện với cuộc sống hiện thực hàng ngày, và trở thành một phần trong nó” [6]. Ở điểm này, ông nhìn thấy sự thống nhất của triết học tình yêu nga. Theo ý kiến của V.P. Shestakov, trong triết học tình yêu Nga ở thế kỷ XIX-XX tồn tại hai xu hướng. Một trong số đó là hướng thần học chính thống, với đại diện là P.A. Florensky, S.N.Bulgakov. I.A. Ilin. Triết học của họ dựa trên đạo lý Kitô giáo. Tình yêu được hiểu là sự chịu đựng, lòng từ bi, lòng thương hại. P.A. Florensky xem xét tình yêu như sự xuất hiện của Chúa: “Tình yêu – theo nhận thức của Chúa - cần thiết như như nguồn sáng chiếu rọi từ ngọn đèn, với làn hương đêm tan chảy từ những đài hoa hé nở” [7]. Trong tình yêu ấy I.A.Ilin nhìn thấy ngọn nguồn chính của sự phục sinh tâm hồn, sự hồi sinh nền văn hóa tinh thần: “Vâng, trong con người có rất ít tình yêu. Họ loại bỏ nó từ hành vi văn hóa của mình: từ khoa học, từ niềm tin, từ nghệ thuật, từ đạo đức, từ chính trị và từ giáo dục. Và hậu quả của điều đó là con người đương thời rơi vào cuộc khủng hoảng tinh thần không đáy và không giới hạn…

Chúng ta không thể sống thiếu tình yêu. Thiếu nó, chúng ta trở nên tuyệt vọng với nền tất cả văn hóa của chúng ta. Tình yêu chính là hy vọng và sự cứu rỗi của chúng ta. (…) Con người không thể sống thiếu tình yêu, bởi vì chính tình yêu thức tỉnh và nắm bắt chúng ta. Và điều này ban cho chúng ta từ Chúa và cội nguồn (thiên nhiên). (…) Chỉ có tình yêu suy tưởng mở ra cho con người con đường đến với tôn giáo và Chúa”[8].

L.P.Karsavin đưa ra tình yêu lý tưởng giống như “ sự thống nhất hai mặt” của thể xác và tinh thần, ông nhìn thấy trong tình yêu quyền lực, không kiềm chế được, bản năng sống, sự hòa trộn  trong nó cảm xúc lý tính, nam tính và nữ tính, “khuôn mặt tươi sáng của Madonna” và “biển chết của Sodom” [9]. B.P.Vysheslavtsev trong cuốn “Đạo đức của thần tình yêu biến hình” suy ngẫm về mối quan hệ giữa pháp luật và lòng ân sủng, đạo đức và tình yêu thánh thiện. Ông tranh luận với từng luận điểm của nhà phân tâm học Sigmund Freud, nhưng lại thừa nhận công lao của nhà khoa học trong việc phát hiện ra hình thức cao nhất của nhận thức con người – tôn giáo và nghệ thuật – những bản năng tiềm thức tình dục. B.P. Vysheslavtsev khẳng định rằng, khái niệm “thăng hoa” chứa đựng trong đó không phải từ cái cao cả đối với thấp hèn như quan niệm của Freud, mà ngược lại đi từ thấp hèn đến cao cả. Ông đặt Freud đối lập với khái niệm Thăng hoa của Platon và Kito giáo , chứng minh đạo đức của thần tình yêu biến hình. Lý thuyết tình yêu trở thành đề tài trung tâm của triết học N. A. Berdyaev. Ở một chừng mực nào đó, ông chọn tổng hợp hai dòng phát triển triết học tình yêu trong sự nghiệp sáng tạo của mình. Triển khai vấn đề tình yêu và tình dục, N. A. Berdyaev chia làm hai chủ đề: 1, Thần tình yêu là ngọn nguồn vĩnh cửu của sáng tạo. 2, Lãng mạn gắn liền với cái đẹp, nó là sự tìm kiếm và con đường đến với điều tuyệt diệu. N.A. Berdyaev công nhận ảnh hưởng to lớn của tình dục trong cuộc sống tâm hồn (đời sống tinh thần) con người. Cũng như V.S. Solovyov, ông nói tới sự hưng phấn cần thiết của tình dục, sự hài hòa trong tình yêu cảm xúc và tâm hồn. Ông phản đối thái độ Kito giáo truyền thống đối với tình yêu. Theo ông, Kitô giáo chỉ công nhận ba trạng thái: 1, quan hệ gia đình; 2, chủ nghĩa khổ hạnh; 3, trụy lạc (dâm dục). Theo ý kiến của Berdyaev, không một trạng thái nào có mối liên quan trực tiếp đến tình yêu. Trong khi đó, bí mật về tình dục chỉ mở ra trong tình yêu, chứ không phải kinh tế gia đình hay sinh lý học. Sau V.S. Soloviev, NA Berdyaev phát triển ý tưởng về bản chất lưỡng tính của tình yêu. Mỗi cá thể đều ái nam ái nữ và mang trong mình những hồi ức mơ hồ về sự trọn vẹn của mình trước đây.Tình yêu – đó là sự kiếm tìm, vượt qua sự phân chia khởi điểm nam, nữ . Berdyaev nhấn mạnh tính bi kịch của mọi tình yêu đích thực.  Theo bản chất tự nhiên tình yêu là bi kịch, bi kịch nằm ở chỗ không thể xóa bỏ triệt để sự xa lạ ngăn cách giữa đàn ông và đàn bà. Đàn ông và đàn bà nghĩ về tình yêu: “… đàn bà là sinh vật hoàn toàn khác so với đàn ông. Đàn bà có ít phần “Người”, nhiều phần bản năng. Cô ấy thực chất là người mang trong mình bản năng tính dục. Còn người đàn ông chứa đựng bản chất tính dục ít hơn người đàn bà. Người đàn bà là hiện thân của giới tính,  cuộc sống giới tính của cô – là tất cả cuộc đời cô, bao trùm trọn vẹn cô ta”. (…)…sự khác nhau sâu sắc giữa đàn ông và đàn bà trong mối quan hệ với tình yêu.”[10]. N.A. Berdyaev nhận xét rằng người đàn bà thường là thiên tài trong tình yêu, mối quan hệ (cách ứng xử) đối với tình yêu thật toàn diện, bởi cô ấy đặt hết bản năng của mình vào đó và gắn kết mọi hi vọng của mình với tình yêu: “Trong tiềm thức, tình yêu của người đàn bà có một chút gì đó rất đáng sợ đối với đàn ông, có gì đấy dữ dội và cuốn hút như đại dương. Khát vọng tình yêu của người đàn bà quá lớn, không bao giờ người đàn ông có thể lấp đầy được. Trên nền tảng ấy, bi kịch không lối thoát của tình yêu đã phát triển.”[11]. Theo quan điểm của N.A. Berdyaev, tình yêu có nghĩa là sự tự do vĩ đại và đồng thời là chế độ nô lệ lớn nhất. Trong xã hội tình yêu được hiện thực hóa bởi gia đình và hôn nhân. Nhưng hôn nhân không có tình yêu là trái đạo đức: “Hai quá trình là cần thiết, khi đặt chủ đề tình dục (giới) và tình yêu – thần tình yêu: sự giải phóng bên trong khỏi áp bức và nô lệ của xã hội, quan điểm độc tài của gia đình và sự khổ hạnh bên trong, những thứ làm cho  con người trở thành nô lệ của chính bản thân mình và bản năng thấp hèn. Tất cả các dạng tình yêu có thể trở thành nộ lệ và tù nhân của con người – và tình yêu – thần tình yêu, và tình yêu – (trắc ẩn)sự thương hại. Nhưng tình yêu – thần tình yêu cần có sự kết nối với tình yêu – sự thương hại, nếu không nó sẽ trở thành kẻ áp bức. Chỉ khi đó, giá trị của tình yêu mới không nô dịch, khi nó kết nối với giá trị tự do”[12].

Bàn luận về vấn đề tình yêu, N.A. Berdyaev gắn triết lý của mình với văn học Nga. Như trong cuốn sách “Thế giới quan của Dostoevsky”, ông cho rằng, trong toàn bộ sáng tác của Dostoevsky đều xuất hiện chủ đề tình yêu nóng bỏng và say đắm (tình yêu bỏng cháy và say đắm xuyên suốt toàn bộ sáng tác của Dostoevsky). Theo ý của ông, trong sáng tác của nhà văn có hai dạng tình yêu, đặc trưng cho tính cách Nga: tình yêu – sắc dục và tình yêu – trắc ẩn. Cả hai cảm xúc này tạo nên hai cực của tình yêu. N. Berdyaev cho rằng, vương quốc Karamazovshina đó là vương quốc của sắc dục, “lý tưởng của Sodomsky”[13], dẫn đến sự  hủy diệt  nhân cách con người. Tình yêu chân thực – đó là hồi tỉnh bởi sự bắt gặp hình mẫu, khuôn mặt của người bạn mình ở Chúa”[14]. Điều đặc biệt là trong suy nghĩ về chủ đề tình yêu, các nhà triết học thế kỷ Bạc (V.S. Solovyov,  N.A. Berdyaev, B.P. Vysheslavtsev, L.P. Karsavin) thường xuyên nói đến sáng tác của F.M. Dostoevsky. Khám phá thế giới đa dạng những ý tưởng và hình mẫu của Dostoevsky, các nhà tư tưởng nhận thấy rằng, những  vấn đề về tình yêu đóng một vị trí quan trọng trong đó. Vào những năm 1900-1930, nhà thơ, nhà phê bình nghệ thuật Z.N. Gippius đã viết loạt bài báo về vấn đề tình yêu. Bà chú ý đến tính  thể xác - tinh thần và thánh thiện – phàm tuc của tình yêu. Trong các bài báo, Gippius đưa ra những phân tích thú vị hiện tượng tình yêu trong sáng tác của các nhà văn khác nhau, các nhà văn Nga cũng như các nhà văn nước ngoài: I.A. Bunin, N.V. Gogol, F.M. Dostoevsky, L.N. Tolstoy, G.Ibsen, B. Proust. Tư tưởng triết học Nga cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX chứa đựng hướng tiếp cận đa dạng phức tạp đến chủ đề tình yêu. Ở đây kết hợp những vấn đề lịch sử và tâm lý, đạo đức và thẩm mỹ. Thật đúng với nhận xét của V.P. Shestakov, khái niệm tình yêu trong  thế kỷ Bạc “giả thiết sự hợp nhất của triết học và nghệ thuật, và do đó nó gắn kết chặt chẽ với thế giới của các hình tượng văn học”[15].

Thần tình yêu Nga không tách biệt khỏi nền văn hóa truyền thống Châu Âu và thế giới, nó gắn với văn hóa ấy bởi sợi những chỉ mong manh, tuy nhiên trong “thần tình yêu Nga” giá trị đạo đức được nâng cao (tôn vinh) hơn. Tình yêu được hiểu trước hết như con đường đến với sáng tạo, với sự tìm kiếm tinh thần (tâm hồn), với hoàn thiện đạo đức và tinh thần. Nó đã giữ  một vai trò cao trong việc khắc phục sự phân hóa nhân cách con người, trong việc thay đổi thế giới, để tạo ra một nền đạo đức mới của sự sáng tạo. Đặc trưng thần tình yêu Nga khác với các trường phái và các khuynh hướng ở chỗ hướng về sự hồi tỉnh và tâm hồn. Thần tình yêu Nga hướng tới việc “ ánh sáng thay cho cháy bỏng(…), dịu dàng thay chohoan hỉ, thương hại (trắc ẩn) thay cho đam mê ”[16].

Tình yêu trong tư tưởng nghệ thuật Nga được hiểu như cuộc tìm kiếm sự hài hòa, được hình thành như sự rộng mở cuộc sống và tâm hồn, nó đem đến một cái nhìn khác về sự tồn tại và là mỗi phần của nó và mỗi hiện tượng của nó giống như một khả năng hoàn hảo.

THƯ MỤC THAM KHẢO

1. Бердяев, Н. Эрос и личность. Философия пола и любви [Текст]. – М. : Прометей, 1989. – 158 с.

2. Брылина, И.В. Феномен «Русского Эроса» как объект социально-философского исследования : автореф. дис. ... канд. филос. наук. – Владивосток, 1995. – 23 с.

3. Гачев, Г. Русский эрос («роман» Мысли с Жизнью) [Текст]. – М. : Эксмо : Алгоритм, 2004. – 640 с.

4. Мир и Эрос. Антология философских текстов о любви [Текст]. – М. : Политиздат, 1991. – 335 с.

5. Немеровская, О. Судьба Блока. Воспоминания [Текст] / О. Немеровская,

Ц. Вольпе. – М. : Аграф, 1999. – 288 с.

6. Русский эрос, или Философия любви в России [Текст] / сост. В.П. Шестаков. – М. : Прогресс, 1991. – 448 с.

7. Шестаков, В.П. Вступительная статья [Текст] // Русский эрос, или Философия любви в России. – М. : Прогресс, 1991. – С. 5–19.

8. Эткинд, А. Эрос невозможного. История психоанализа в России [Текст]. – М. :Гнозис : Прогресс-Комплекс, 1994. – 384 с.

TIẾNG ANH

1. Berdyayev, N. Eros i lichnost'. Filosofiya pola i lyubvi [Eros and personality. Philosophy

of sex and love] [Text]. – Moscow : Prometey, 1989. – 158 p.

2. Brylina, I.V. Fenomen «Russkogo Erosa» kak ob"yekt sotsial'no-filosofskogo issledovaniya

[The phenomenon of «Russian Eros» as an object of socio-philosophical research]

[Text] – Vladivostok, 1995. – 23 p.

3. Gachev, G. Russkiy eros («roman» Mysli s Zhizn'yu) [Russian Eros («novel»

Thoughts with Life)] [Text]. – Moscow : Eksmo : Algorithm, 2004. – 640 p.

16 Гачев Г. Русский эрос («роман» Мысли с Жизнью). С. 40.

4. Mir i Eros. Antologiya filosofskikh tekstov o lyubvi [Peace and Eros. Anthology of

philosophical texts about love] [Text]. – Moscow : Politizdat, 1991. – 335 p.

5. Nemerovskaya, O. Vol'pe TS, Sud'ba Bloka. Vospominaniya [Fate of Block. Memories]

[Text]. – Moscow : Agraf, 1999. – 288 p.

6. Shestakov, V.P. Russkiy eros, ili Filosofiya lyubvi v Rossii [Russian Eros, or philosophy

of love in Russia] [Text]. – Moscow : Progress, 1991. – 448 p.

7. Shestakov, V.P. Vstupitel'naya stat'ya [Introductory article] [Text] // Russkiy Eros, ili

Filosofiya lyubvi v Rossii. – Russian Eros, or love in Russian philosophy. – Moscow : Progress,

1991. – P. 5–19.

8. Etkind, A. Eros nevozmozhnogo. Istoriya psikhoanaliza v Rossii [Eros impossible.

The history of psychoanalysis in Russia] [Text]. – Moscow : Gnozis : Progress-

Complex, 1994. – 384 p.

I.V. Pakhomova

 

 


[1] Гачев Г. Русский эрос («роман» Мысли с Жизнью). М. : Эксмо : Алгоритм, 2004. С. 303

[2] Шестаков В.П. Вступительная статья // Русский эрос, или Философия любви в России. М.

[3] Эткинд А. Эрос невозможного. История психоанализа в России. М.: Гнозис : ПрогрессКомплекс, 1994. С. 8.

[4] Шестаков В.П. Вступительная статья. С. 7

[5] Бердяев Н. Ивановские среды // Немеровская О., Вольпе Ц. Судьба Блока. Воспоминания. М. : Аграф, 1999. С. 105.

[6] Подольный Р.Г. Вступительная статья к разделу «Россия» // Мир и Эрос. Антология философских текстов о любви. М. : Политиздат, 1991. С. 234.

[7] Флоренский П. Столп и утверждение истины // Русский эрос, или Философия любви в России. С. 290

[8] Ильин И. Без любви // Русский эрос, или Философия любви в России. С. 397, 399, 400

[9] Карсавин Л. Фёдор Павлович Карамазов как идеолог любви // Русский эрос или Философия любви в России. С. 356

[10] Бердяев Н. Творчество и любовь. Брак и семья // Эрос и личность. Философия пола и любви. М. : Прометей, 1989. С. 95–96.

[11] Бердяев Н. Творчество и любовь. Брак и семья // Эрос и личность. Философия пола и любви. М. : Прометей, 1989. С. 97.

[12] Бердяев Н. О работе и свободе человека // Эрос и личность. Философия пола и любви. С. 133.

[13] Бердяев Н Любовь у Достоевского // Русский эрос или Философия любви в России. С. 280.

[14] Бердяев Н Любовь у Достоевского // Русский эрос или Философия любви в России. С. 281.

[15] Шестаков В.П. Вступительная статья. С. 7.

Post by: Vu Nguyen HNUE
19-10-2020