Nghiên cứu khoa học

SỰ NHÀO NẶN NGƯỜI ĐỌC TRONG VĂN HỌC XÔ VIẾT


15-10-2020
Tác giả: GS.TS Trần Đình Sử

Tôi xin tóm tắt rất ngắn ý tưởng chính trong cuốn sách có tên Sự hình thành người đọc Xô viết của GS Evgenie Dobrenko, xuất bản năm 1997 tại Xanh Peterburg. Dày 322 trang. Tóm tẳ ngắn thì đồng thời bỏ sót nhiều điểm quan trọng trong công trình có nội dung rất phong phú này.

Đầu thế kỉ XX các nhà lí thuyết Nga đã đi đến xác nhận ká đúng đắn vị trí, vai trò của người đọc trong sự tiếp nhận văn học. Nhàt hơ Mandenstam cho rằng thiếu giao lưu giữa thơ ca và người đọc thì thơ không tồn tại. Nhà phê bình Ju. Eykhenvald cho rằng văn học không cần nhà phê bình, người đọc tự nó đã là nhà phê bình, cho nên nó cũng không cần nhà phê bình. Ông phản đối văn học có khuynh hướng, vì khuynnh hướng sẽ tạo ra nô dịch, làm mất tự do trong nghệ thuật. A. Beletski nghiên cứu người đọc kẻ đồng sáng tạo của tác giả. N. Rubakin nghiên cứu ý nghĩa của văn bản do sự tương tác giữa người đọc với văn bản tạo thành. Ông nêu câu hỏi: Cái ý nghĩa mà người đọc thu được từ tác phẩm là của tác giả hay là của bản thân người đọc? Và ông trả lời: Là do người đọc tương tác với tác phẩm mà có được.

Đó là nhận thức tiệm cận với mĩ học tiếp nhận những năm 60 sau này.  NHưng sau cách mạng tháng 10, nhà nước xô viết có chiến lược mới trong việc nhào nặn một người đọc mới, đặc biệt là từ những năm 30. J. Stalin đề cao nhà văn lên mức là kĩ sư tâm hồn của xã hội, đặt người đọc vào  thế người bị giáo dục, sản phẩm của nhà văn, thủ tiêu sự tương tác. Sau cách mạng thư viện tư nhân bị thủ tiêu, biến thành của nhà nước hay tập thể. Thư viẹn có tách nhiệm quản lí người đọc, hướng dẫn người đọc, giúp họ đọc hiểu đúng tác phẩm văn học. Thếo nào là hiểu đúng tác phẩm? Các nhà lí luận xô viết cho rằng mọi tác phẩm đều có ý nghĩa khách quan của nó.Đây là điều trái với quan điểm của mĩ học tiếp nhận hiện đại. Nhưng không phải mọi người đọc đều đọc ra ý nghĩa khách quan thì làm thế nào? Đến đây nổi lên vai trò của nhà phê bình xô viết. Nhà phê bình văn học có chức năng làm cầu nối giữa nhà văn và người đọc, họ giúp người đọc khám phá ý nghĩa khách quan của tác phẩm. Điều này được quy định trong điều lệ Hội nhà văn Liên Xô. Nư thế nhà văn và nhà phê bình, cùng với quan niệm ý nghĩa khách quan của tác phẩm, trên thực tế đã thủ tiêu người đọc văn học. Họ không có tính chủ động sáng tạo nào.

Nhưng mặt khác không thời đại nào mà vai trò của người đọc được đề cao như dưới thời Xô viết. Theo quan điểm của Lênin, nghệ thuật thuộc về nhân dân, tức làt huộc về người đọc – nhân dân, người đọc quần chúng. Mọi ý kiến, quan điểm về văn học nghệ thuật đều nêu ra bằng cách nhân danh người đọc nhân dân, người đọc quần chúng này. “Quần chúng đang đòi hỏi…” “Người đọc đang đòi hỏi…”, Sau này ở Việt Nam, cụ Hồ, các ông Trường Chinh, ố Hữu, Phạm Văn Đồng cũng thường nhân danh quần chúng đề nêu các yêu cầu đối với nhà văn. Người đọc được trang bị nhãn quan của phương pháp sáng ác hiện thực xa hội chủ nghĩa, họ đọc văn học không như người đọc, mà như là người chỉ đạo sáng tác, họ đòi hỏi nhà văn sáng tác theo phương pháp quan phương. Các thư bạn đọc góp ý tác phẩm của nhà văn, ví dụ như góp ý cho Sông Đông êm đềm của Sholokhov, nhiều ý kiến trên báo Sự Thật đề nghị nhà văn phải cho Grigori Mêlêkhov vào đảng cộng sản, chiến đấu theo sự lãnh đạo của đảng.

Để đào tạo người đọc các thư viện có nhiệm vụ ghi nhật kí theo dõi người đọc, xem họ mượn sách gì, đọc thế nào. Điều này gắn với việc chỉ điểm nguy hiểm. Nhiều cuộc thảo luận văn học của người đọc ở xí nghiệp hay ở nông trang, trường học cho thấy, người đọc nhìn nhận tác phẩm văn học hoàn toàn theo quan điểm quan phương, mà không hề có nhận xét rieng có tính cánhân. Nhiều cuộc điều tra xã hội học về việc họ thích tác phẩm văn học nào, kết quả đều là tcs phẩm của văn học xô viết: Thép đã tôi thế đấy, Sapảev, chiến bại, Thanh niên cận vệ, Rừng NGa, Cánh buồm đỏ thắm, Hai đại uý, Suối thép, Mười hai chiếc ghế, V. I. Lênin, Người đọc quần chúng này không có khuôn mặt riếng. Mặt khác họ đều trở thành người đọc lí tưởng của nền văn học. Do người đọc chỉ là một mặt khác của hà văn, cho nên không có tác động nào tích cực đối với văn học, kết quả là một thời gian dài văn học có chiều hướng trì trệ. Người đọc của nền văn học xô viết là một hiên tương nghịch lí. Một mặt nó không sáng tạo, không tích cực theo kiểu người đọc, mặt khác nó lại là nhân vật đứng trên cả nhà văn, có vai trò giám sát văn học. Người đọc đọc văn học cũng một cách giáo điều, công thức như nhà văn giáo điều, như phê bình giáo điều. Tình trạng người đọc như thế cũng đồng thời thủ tiêu luôn phê bình văn học. Bởi vì phê binh văn học chỉ có được trên tiền đề thừa nhận sự khác biệt trong đánh giá tác phẩm. Khi mà đánh giá chỉ có đúng/sai, chỉ có ta/địch thì phê bình bị thủ tiêu. Nhà lí luận B. Eikhenbaum từ những năm 30 đã nói, văn học xô viết không có phê bình. Qua đó ta thấy văn học xô viết là giai đoạn rất đặc thù. Nó đề cao nhà văn, đề cao phê bình, đề cao người đọc, mà thực tế không ai được đề cao cả. Nếu liên hệ với các phát ngôn về các mặt đó ở Việt Nam chắn chắn ta sẽ rút ra kết luân tương tự.

(nguồn trandinhsu.wordpress.com)

Post by: Vu Nguyen HNUE
15-10-2020