Nghiên cứu khoa học

TB BÀI DẠ TRẠCH TIÊN GIA PHÚ Ở ĐÌNH LÀNG QUAN XUYÊN XÃ THÀNH CÔNG HUYỆN KHOÁI CHÂU TỈNH HƯNG YÊN


15-10-2020
Tác giả: Nguyễn Minh Tường. Trương Đức Quả

1. Lời giới thiệu

Vào ngày 16-4-2005, nhận lời mời của các đồng chí phụ trách thôn Quan Xuyên, xã Thành Công, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, chúng tôi đã về làm việc tại địa phương trong một ngày. Công việc mà các đồng chí phụ trách thôn Quan Xuyên đề nghị chúng tôi giúp cho là: dịch những hoành phi, câu đối, bia đá... chữ Hán tại các công trình văn hóa - lịch sử trên địa bàn thôn như: đình Quan Xuyên, Nhà Sắc, Miếu Thượng, Miếu Trung, Miếu Hạ và tấm bia đá đặt tại bên tả (nhìn từ ngoài vào) của đình. Trong đó, đặc biệt có một bức hoành phi treo tại gian giữa nhà đại bái của đình Quan Xuyên, khắc toàn bộ bài Dạ Trạch Tiên gia phú khá nổi tiếng (có chừng 550 chữ). Ðây là một di sản vật thể quý báu về nhiều mặt (chạm khắc, thư pháp, nội dung văn học...) mà nhân dân Quan Xuyên còn lưu giữ được.

Bài Dạ Trạch Tiên gia phú vốn khắc tại đền Đa Hòa, thuộc tổng Mễ Sở, huyện Ðông Yên, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (nay là thôn Ða Hòa, xã Bình Minh, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên). Ðền Đa Hòa là ngôi đền chính thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa.

Vào nãm Ất Tỵ (1905) đời vua Thành Thái, một đàn cầu tiên được tổ chức tại đền Đa Hòa. Những người hầu dưới đàn là: Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Tấn Cảnh, Lê Chuyên... Bài Dạ Trạch Tiên gia phú này được coi là bài Giáng bút của Chử Đạo tổ (tức Chử Đồng Tử). Chu Mạnh Trinh, người xã Phú Thị, đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1892), từng giữ chức Quang lộc Tự khanh, kính chép và khắc bài phú Giáng bút này ở đền Đa Hòa.

Vào nãm Quý Sửu (1913) đời vua Duy Tân, các cụ phụ lão làng Quan Xuyên đã khắc lại bài Dạ Trạch Tiên gia phú này từ đền Đa Hòa đưa về treo tại đình. Nhận thấy đây là một bài phú hay, nội dung liên quan tới Chử Đồng Tử, một nhân vật được Đạo giáo Việt Nam suy tôn vào hàng "Tứ bất tử", chúng tôi xin phiên dịch toàn bộ bài Dạ Trạch Tiên gia phú và công bố để bạn đọc xa gần cùng tham khảo.

2. Nguyên vãn chữ Hán.

成 泰 乙 巳 年

渚 仙 降 筆 自 題
河 山 過 眼 幾 千 年
一 曲 高 歌 散 九 天
江 渚 月 明 雲 影 淡
澤 林 水 漲 隴 沙 圓
漫 傳 筇 笠 仙 家 事
誰 識 樓 臺 帝 子 緣
到 底 一 塵 還 不 染
金 鰲 駕 海 寓 雲 煙
夜 澤 仙 家 賦
玉 闕 天 高 金 臺 地 辟.

雲 萬 丈 以 騰 飛 水 千 重 而 凝 碧.

扁 舟 泛 泛 誰 從 訪 蓬 萊, 仙 境 之 虛 無;

夜 澤 汒 汒 我 獨 創 帝 子, 因 緣 之 屬 籍;

相 傳:

江 上 遇 帝 女 以 成 親;

誰 識:

仙 班 本 珠 宮 之 莫 逆.

雄 王 之 世, 十 九 相 承;

帝 曰 有 邦 彼 姝 者 子.

乃 從 星 而 顯 耀, 還 駕 雨 來,

赤 藤 勝 地 之 間;

因 伐 木 以 裁 樓, 別 向 風 雲,

白 社 圓 基 之 址.

是 處: 仙 家 雞 犬 何 事 飛 昇?

偶 然: 大 澤 龍 蛇 相 爭 議 庇.

杏 栽 千 樹, 藥 餌 遍 于 方 民;

桃 贈 萬 家 吟 詠 傳 於 閭 里.

辰 則:

月 明 夜 靜, 江 闊 天 空, 或 乘 舟 而 垂 釣, 或 倚 杖 以 迎 風;

攜 手 高 臺, 弄 玉 蕭 而 鳳 降, 識 針 還 閣, 聯 金 字 而 鵷 同.

塵 埃 風 景 蒼 汒 難 容, 久 住 日 月 壺 天 隱 約.

每 動 高 蹤; 乃 辭 帝 闕.

上 表 陳 情 旋 向 神 山 訪 予 舊 侶 赤 松 是 兩 師 遊 戲;

神 農 之 世 非 遙, 蒼 頡 生 文 字 契 書, 盤 古 之 風 可 緒.

四 頭 江 渚, 三 十 年 之 托 跡 轉 空;

扣 手 天 門 九 萬 里 之 高 歌 有 自.

樓 臺 亦 幻 瞕 梓 空 留; 江 波 寂 寂 雲 影 悠 悠.

閱 古 今 之 陳 跡; 感 禾 黍 於 郊 邱.

萊 公 之 陳 成 陰 德 能 兆 異; 潘 令 之 桃 結 寔, 我 亦 何 求.

然 而:

召 伯 甘 堂 不 伐; 總 人 心 之 思 慕

所 以:

羊 公 硯 首 興 言 示 來 者 之 綢 繆.

曰 庭 曰 閣; 成 邑 成 都.

仙 蹤 縹 緲; 往 事 荒 蕪.

筇 笠 林 間, 齊 東 野 之 妄 言 可 笑;

幕 帷 江 上, 趙 北 方 之 佳 話 還 無 虛 以 傳 虛 信 難 可 信.

人 思 舊 澤 而 不 忘; 我 獨 飛 靈 而 默 運

石 豈 能 言 之 物, 轉 也 何 曾;

檜 傳 左 紐 之 文, 是 誰 繆 引.

遂 使:

千 秋 韻 事, 遺 跡 難 憑 識;

看 一 片 閒 雲 仙 跡 不 泯.

維 新 癸 丑 春.

恭 錄 多 禾 祠.

乩 文.

奉 鐫 拜 進.

3. Phiên âm

Thành Thái Ất Tỵ niên

CHỬ TIÊN GIÁNG BÚT TỰ ĐỀ
Hà sõn quá nhãn kỷ thiên niên
Nhất khúc cao ca tán cửu thiên
Giang chử nguyệt minh vân ảnh đạm
Trạch lâm thủy trướng lũng sa viên(1)
Mạn truyền cung lạp tiên gia sự(2)
Thùy thức lâu đài đế tử duyên
Đáo để nhất trần hoàn bất nhiễm
Kim ngao giá hải ngụ vân yên.
DẠ TRẠCH TIÊN GIA PHÚ
Ngọc khuyết thiên cao; kim đài địa tịch

Vân vạn trượng dĩ đằng phi; thủy thiên trùng nhi ngưng bích.

Biển chu phiếm phiếm thùy tòng phỏng Bồng Lai tiên cảnh chi hư vô;

Dạ Trạch mang mang ngã độc sáng đế tử nhân duyên chi thuộc tịch.

Tương truyền Giang thượng ngộ Đế nữ dĩ thành thân;

Thùy thức: Tiên ban bản châu cung chi mạc nghịch.

Hùng Vương chi thế, thập cửu tương thừa.

Đế viết hữu bang, bỉ xu giả tử.

Nãi tòng tinh nhi hiển diệu, hoàn giá vũ lai, Xích Đằng thắng địa chi gian;

Nhân phạt mộc dĩ tài lâu, biệt hướng phong vân, Bạch Xã viên cõ chi chỉ.

Thị xứ: Tiên gia kê khuyển hà sự phi thăng ?

Ngẫu nhiên: Ðại trạch long xà tương tranh nghị tý.

Hạnh tài thiên thụ, dược nhị biến vu phương dân;

Ðào tặng vạn gia, ngâm vịnh truyền ý lý lý.

Thời tắc: Nguyệt minh dạ tĩnh, giang khoát thiên không,

Hoặc thừa chu nhi thùy điếu, hoặc ỷ trượng dĩ nghênh phong;

Huề thủ cao đài, lộng ngọc tiêu nhi phượng giáng,

Thức châm hoàn các, liên kim tự nhi uyển đồng.

Trần ai phong cảnh thương mang, nan dung cửu trú; nhật nguyệt hồ thiên ẩn ước, mỗi động cao tung;

Nãi từ Đế khuyết, thướng biểu trần tình;

Toàn hướng thần sõn, phỏng dư Cựu lữ;

Xích Tùng, thị lưỡng sư du hý, Thần Nông chi thế phi dao;

Thương Hiệt sinh văn tự khế thư, Bàn Cổ chi phong khả tự.

Tứ đầu giang chử, tam thập niên chi thác tích chuyển không;

Khấu thủ thiên môn, cửu vạn lý chi cao ca hữu tự.

Lâu dài diệc huyễn; hiêu tử không lưu.

Giang ba tịch tịch, vân ảnh du du.

Duyệt cổ kim chi trần tích; Cảm hòa thử ý giao khâu.

Lai Công chi trúc thành âm đức năng t riệu dị; Phan Lệnh chi đào kết thực, ngã diệc hà cầu.

Nhiên nhi: Thiệu Bá cam đường bất phạt, tổng nhân tâm chi tý mộ;

Sở dĩ: Dương Công nghiễn thủ hứng ngôn, thị lai giả chi trù mâu.

Viết đình viết các; thành ấp thành đô.

Tiên tung phiêu diểu; vãng sự hoang vu.

Cung lạp lâm gian, Tề đông dã chi võng ngôn khả tiếu;

Mạc duy giang thượng, Triệu bắc phương chi giai thoại hoàn vô.

Hý dĩ truyền hý; tín nan khả tín.

Nhân tý cựu trạch nhi bất vong; ngã độc phi linh nhi mặc vận.

Thạch khởi năng ngôn chi vật, chuyển dã hà tằng;

Cối truyền tả nữu chi văn, thị thùy mậu dẫn.

Toại sử: Thiên thu vận sự, di tích nan bằng;

Thức khán nhất phiến nhàn vân, tiên tung bất dẫn.

Duy Tân, Quý Sửu niên.

Cung lục Đa Hòa từ.

Kê vãn.

Phụng thuyên bái tiến.

v3. Dịch nghĩa:

Năm Ất Tỵ (1905) đời vua Thành Thái

ĐỀ TỰ BÀI GIÁNG BÚT CỦA TIÊN ÔNG CHỬ ĐỒNG TỬ

Sông núi này, mắt ta ngắm nhìn đã mấy nghìn năm.

Một khúc ca cao vút, lan rộng tới chín tầng trời.

Trăng sáng chiếu qua mây, bóng nhạt nhòa bên bến sông.

Sóng nước vỗ đập vào bãi cát vùng đất Dạ Trạch.

Câu chuyện thần tiên về chiếc gậy trúc, nón gồi chẳng qua là ngoa truyền.

Ai hay được chuyện tình duyên của con gái vua chốn đền đài ?

Dù cho sống nõi trần gian, nhưng cuối cùng chẳng nhiễm bụi trần.

Mọi chuyện rồi cũng theo Rùa vàng ra biển hay gửi trong đám mây trôi.

DẠ TRẠCH TIÊN GIA PHÚ

(PHÚ VỀ GIA ĐÌNH TIÊN ĐẦM DẠ TRẠCH)

Ngọc khuyết thiên cao; Kim đài rộng mở(3).

Mây muôn trượng bay cao, nước ngàn trùng xanh biếc(4).

Thuyền một lá lênh đênh, ai hỏi chốn Bồng Lai cảnh tiên hư ảo?

Dạ Trạch đầm nước mênh mang, ta riêng tạo chốn nhân duyên đế tử(5).

Tương truyền: May gặp Hoàng nữ trên sông, rồi bỗng nên duyên phận;

Biết chăng: Vốn nòi tiên sánh cùng Cung ngọc, chẳng có gì sai(6).

Hùng Vương dựng nghiệp, mười chín đời truyền(7);

Đế thất lưu truyền: Nước có mỹ nữ(8).

Theo sao mờ hiển hiện, chớp nhoáng như xe bay, mây lướt mưa sa ở đất Xích Đằng(9) thắng địa.

Rồi nhân thế phạt mộc dựng lầu cao, gây riêng một chốn, thử hỏi nào đâu Bạch Xã(10) nền xưa.

Đây xứ: Tiên cung chó gà kêu việc xẩy đột nhiên;

Bỗng nhiên: Ðầm lớn rồng rắn quấn quýt sao mà lạ(11).

Trồng hạnh nghìn cây, thuốc hay giúp khắp thôn dân;

Gây đào vạn cửa, lời ca vang cùng làng xóm.

Những khi: Trãng sáng, đêm thanh, trời cao sông rộng.

Lúc cưỡi thuyền buông câu; lúc tựa song đón gió.

Dan tay gác tía, thổi sáo ngọc mà chim phượng đến; cài trâm bên cửa biếc, gắn chữ vàng mà uyên ương theo.

Trần ai phong cảnh mênh mang, ở lâu sao đặng;

Nhật nguyệt giữa trời lấp lánh, thấy động dấu tiên.

Bèn từ cung khuyết. Dâng biểu trần tình;

Lại đến thần sõn, tìm hỏi bạn cũ(12).

Cùng Xích Tùng tiên du hí, đời ThầnNông(13) ngày ấy chẳng xa;

Chữ Thương Hiệt(14) thư khế rành rành, phong tục Bàn Cổ(15) đã có đầu mối.

Bốn mặt nước Chử giang(16), ba mươi nãm thác tích, thành không;

Hai tay chắp Cửu trùng, ngàn muôn dặm ngợi ca từ đó(17).

Lâu đài nào thấy; gậy cũ còn đâu !

Sóng nước mịt mờ, mây mù thãm thẳm.

Xem nào cổ kim dấu tích; nhớ tới ngoài nội lúa ngô.

Trúc Lại Công(18) nay đã thành rừng, đức thường gây dựng.

Ðào Phan Lệnh(19) vốn đà kết trái, ta cũng chẳng cầu.

Thế mà: Như Thiệu Bá(20) không phạt Cam đường, cũng là do lòng người tư mộ;

Sở dĩ: Dương Công(21) miệt mài bên nghiên mực, chỉ mong cho hậu thế đẹp tươi.

Nào đền, nào gác, nên xóm nên thành.

Gót tiên lãng đãng; sự cũ hoang vu.

Khá cười chuyện cũ hoang đường, gậy trúc nón gồi, đồn khắp hang cùng ngõ hẻm;

Lại hay giai thoại vu võ, màn gấm bên sông, lan xa ngoài cõi Bắc phương(22).

Đồn lại thêm đồn; tin không khó biết.

Đầm xưa, người nhớ mãi chẳng quên; Ta vẫn riêng cưỡi mây phù vận(23).

Đá có nói gì đâu mà vật chuyển dời, sao thế ?

Sao truyền cội gốc chuyện xa xưa ngoa vậy, vì ai ?(24).

Khiến cho: Nghìn thu chuyện đẹp, tích cũ khó tìm bằng cứ?

Hãy nhìn một áng mây trôi, dấu tiên như còn tỏ.

Năm Quý Sửu (1913) đời vua Duy Tân.

Kính cẩn chép từ đền Đa Hòa - Văn giáng bút.

Kính sao - Bái tiến.

4. Mấy nhận xét

Bài Dạ Trạch Tiên gia phú, chúng tôi vừa giới thiệu trên đây, như đã nói, được coi là bài phú "giáng bút" của Chử Đạo tổ trong một đàn cầu tiên tổ chức tại đền Đa Hòa vào năm 1905.

Ðàn cầu tiên là một sinh hoạt có tính văn hóa của những người trí thức Nho học Việt Nam tồn tại từ lâu đời. Đến khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đạo cầu hồn vốn xuất hiện ở Âu Mỹ, được gọi là Thần linh học hoặc Linh hồn học (Psychisme) thấm dần vào Việt Nam. Từ đó, đàn cầu tiên có thêm "người bạn đồng hành" là đạo cầu hồn nên đã phát triển hõn trước. Cầu hồn của phương Tây với cầu tiên của nước ta không khác nhau là bao nhiêu. Về nguyên tắc hai bên đều thừa nhận linh hồn bất tử, có thể giao tiếp với người sống, tiên "giáng bút" thì làm thõ, làm phú bằng chữ Hán. Cầu hồn kiểu Tây thì ai chấp bút cũng được, hồn nhập bút viết bằng chữ Pháp hay chữ Quốc ngữ.

Bài Dạ Trạch Tiên gia phú được ra đời trong hoàn cảnh Cầu tiên do các vị Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Tấn Cảnh, Lê Chuyên... tổ chức. Loại trừ việc coi bài phú này của Chử Đồng Tử là điều khó có thể tin được, thì giá trị văn học của Dạ Trạch Tiên gia phú là điều dễ nhận thấy. Về hình thức cũng như nội dung, Dạ Trạch Tiên gia phú có vẻ tài hoa, thanh thoát tương tự như bài Thanh Tâm Tài Nhân phú được sáng tác trong Tao đàn Hưng Yên cũng vào nãm 1905 của Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh. Do vậy, chúng tôi cho rằng việc công bố rộng rãi bài Dạ Trạch Tiên gia phú này, để bạn đọc tham khảo và thưởng thức là điều hết sức cần thiết và bổ ích.

N.M.T - T.Đ.Q

CHÚ THÍCH

(1) Nguyên chú: thủy trúng chính long.

(2) Nguyên chú: chữ nguyên chú nhỏ quá lại mờ chưa đọc được.

(3) Nguyên chú: lời này có ý rằng bậc quân chủ yêu quý người hiền tài.

(4) Nguyên chú: ta từ trên trời giáng xuống trần thế.

(5) Nguyên chú: lời này nói về đất nõi ta ẩn cư.

(6) Nguyên chú: ta cùng Chính phi Tiên Dung đều là tiên giáng thế, không cần Hoàng đế cho phép, vẫn kết hôn.

(7) Nguyên chú: Ta giáng sinh vào giờ Sửu (1-3 giờ sáng) năm Bính Ngọ, đời Hùng Vương thứ 19.

(8) Nguyên chú: bỉ xu giả tử: Đẹp sao người con gái kia. Câu này dẫn trong Kinh Thi lấy ý thơ chương Đại Minh.

(9) Xích Đằng: tên xã thuộc tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (nay thuộc huyện Kim Thi, tỉnh Hưng Yên), có đền thờ Phạm Bạch Hổ và Ðinh Ðiền.

(10) Bạch Xã: địa danh thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Hà Nam của Trung Quốc. Theo sách Tấn thư - Ðổng Kinh truyện, thì Bạch Xã là nõi mà Ðổng Kinh đã từng trú ngụ. Theo sách Thủy kinh chú thì Bạch Xã là tên làng cũ ở phía Bắc của sông Dương Cừ chảy qua tỉnh Hà Nam. (Từ nguyên-Bộ Ngọ, tr.57).

(11) Nguyên chú: ta có phép thần có thể biến thành rồng rắn giáng thế.

(12) Xích Tùng - Cựu Lã: tức Xích Tùng Tử và Lã Động Tân là hai vị tiên trong số Bát tiên của Đạo giáo thần tiên Trung Quốc.

(13) Thần Nông: một trong Ngũ Đế trong thời Cổ sử Trung Quốc (Phục Hy - Thần Nông - Hoàng đế - Đế Nghiêu - Ðế Thuấn). Tương truyền, Thần Nông đã có công dạy dân biết trồng trọt, phân biệt ngũ cốc và chữa bệnh.

(14) Thương Hiệt: người đời cổ của Trung Quốc, được coi là có công sáng tạo ra chữ Hán.

(15) Bàn Cổ: một nhân vật thần thoại Trung Hoa.

(16) Chử giang: dòng sông Hồng chảy qua bãi Chử Xá, nõi Chử Đồng Tử sinh ra và kiếm sống rồi gặp Tiên Dung công chúa.

(17) Nguyên chú: Ta ngồi hóa giờ Dậu (7-8 giờ tối), ngày 20-9 nãm Giáp Tuất đời Hùng Vương thứ 20. Ta sống tại cõi trần 30 năm, lại trở về cõi tiên, vì thế cổ nhân bảo ta có thuốc trường sinh.

(18) Lại Công Trúc: truyện Khấu Chuẩn trong Tống sử chép: Khấu Chuẩn bị biếm đến Lôi Châu, chết ở đó. Người nhà đem ông về táng ở Tây Kinh. Ðường đi qua huyện Công An, phía Nam Kinh Châu, nhân dân thương ông đều đặt bàn thờ, khóc lóc tế ông bên đường. Họ còn bẻ trúc trồng hai bên đường... Sau này trúc khô đi nhưng sinh ra măng. Do đó ở Kinh Châu có loại trúc Lại Công. ( ừ nguyên - bộ Thân, tr.27).

(19) Phan Lệnh đào: chưa rõ ở điển nào.

(20) Thiệu Bá: tên thật là Thiệu Công Thích, con thứ của Chu Vãn Vương. Ông cùng với Chu Công Ðán là hai bề tôi có công lao cai trị đất nước thời Chu Võ Vương và Chu Thành Vương. Thiệu Công Thích vốn họ Cõ, nhưng vì được chia thái ấp ở đất Thiệu, nên xưng là Thiệu Bá. Thiệu Bá xử kiện công minh cho dân, người sau trồng cây cam đường để ghi nhớ! Kinh Thi có câu: Tế phế cam đường (Rườm rà cây cam đường).

(21) Dương Công: chưa rõ tác giả sử dụng điển nào.

(22) Nguyên chú: sử nước ngoài có nói chuyện gậy trúc, nón gồi, có lý nào như vậy! Thế mà con Hoàng đế giáng vân. Đến việc vây màn bên sông, đều do bọn dốt nát bịa ra, không thể tin cậy được ! Muốn hiểu thấu phải tự mình lý giải mà thôi !

(23) Nguyên chú: nói là phi linh, tức giáng linh, đây dùng lời của bậc đại nhân.

(24) Nguyên chú: chỗ này cũng nên xem xét cho rõ ràng./.

Post by: Vu Nguyen HNUE
15-10-2020