Văn học dân gian

Những vai trò của người tham dự trong một cuộc kể chuyện


09-10-2020

Tóm tắt:

Trong bài báo này, những vai trò của các cá nhân tham dự tuân thủ trong suốt buổi kể chuyện sẽ được mô tả. Quá trình nghiên cứu này được tiến hành ở vùng Bovec, miền Bắc Slovenia, toàn bộ những cuộc gặp gỡ kể chuyện, ở đó có 1 số những sự kiện flolklore (những câu chuyện hoàn thành) đã diễn ra và được ghi âm lại. Những bản kí âm của những cuộc gặp gỡ này được tạo thành từ những tư liệu băng đĩa bao gồm những câu chuyện và tiếp theo là những cuộc đối thoại của những người tham dự trong và giữa câu chuyện. Trong những chức năng cơ bản của những hoạt động tham dự vào trong quá trình kể chuyện, có thể phân loại những người tiếp nhận dưới 6 vai trò: Người thúc đẩy, người trợ giúp, người thẩm tra, người trả lời có – không, người bổ sung, người bình luận. Vai trò người tham dự đa dạng hơn thể hiện rõ ràng trong nhóm có 3 hoặc nhiều hơn số người tham dự, đặc biệt nếu có ít nhất một người nghe biết được vốn liếng truyện kể của người kể chuyện.

 

Một sự kiện folklore là một trạng thái xã hội trong đó hình thức tự sự diễn ra. Nó là một chỉnh thể gồm  ba cấp độ: văn bản (lời kể), kết cấu (cách thức mà chuyện kể được trình bày) và ngữ cảnh (tình huống mà việc kể chuyện xảy ra) [Dundes 1980: 29 - 32]. Mọi trường hợp kể chuyện dân gian không chỉ độc nhất và đơn lẻ bởi vì, nó phát triển trong một ngữ cảnh không lặp lại của thời gian, địa điểm, không gian và những người tham dự. Bên cạnh người kể, hình thức kể chuyện đòi hỏi sự hiện diện của ít nhất một người tham dự mà câu chuyện hướng tới – một người nghe [Stanonik – 2001: 228, 229]. Câu chuyện phát triển như thế nào chịu ảnh hưởng bởi sự thúc đẩy, đặc điểm cá nhân, tâm tính và hoạt động của tất cả những người tham dự, và những mối liên hệ giữa chúng cũng rất quan trọng bởi vì họ quyết định việc ngừng nghỉ hoặc chi phối đến các sự kiện như thế nào [Về ngữ cảnh xã hội và tâm lí học của nghệ thuật kể chuyện tự sự, xem Jason, 1997, 223, 224]

Ấn tượng sâu sắc của việc kể chuyện phụ thuộc rất lớn vào người kể chuyện: năng lực kể chuyện của họ với ngôn từ và phi ngôn từ, quyết định họ sẽ thành công như thế nào trong việc nắm bắt sự chú ý của khán giả và những hiệu ứng mà họ sẽ tạo ra sức cuốn hút từ đó. Mục đích này đòi hỏi sự kết hợp tâm lí, trí tuệ và sức lực của người kể chuyện, kết quả của sự sáng tạo và của chính tác giả  [Ivancic Kutin, 2005, 181 – 4]

Vai trò của người kể chuyện có thể bị hạn chế với một cá nhân, đặc biệt khi chỉ có một vài người tham dự và đặc biệt là nếu chỉ có một người nghe là nhà nghiên cứu. Nếu có nhiều hơn người tham dự, ít nhất là 3 người, thì một vài người tham dự có thể lần lượt đóng vai trò của người kể chuyện. [Ivancic Kutin, 2005, 182]

Những người tham dự đóng vai như những khán giả hưởng ứng câu chuyện bằng việc nghe, xem, bình luận, đặt câu hỏi, biểu hiện cảm xúc và đưa ra những phản ứng.

Tư liệu trong lĩnh vực nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vai trò của người tham dự có thể phân chia ra một cách đúng đắn hơn dựa trên những dạng thức/chức năng cơ bản của sự can thiệp tích vào của quá trình kể chuyện: người thúc đẩy, người trợ giúp, người điều tra, người trả lời có không (kiểm duyệt), người bổ sung, người bình luận. Cá nhân những người nghe có thể thích hợp với một vài vai trò này và tất cả những yếu tố đó ảnh hưởng đến cách người kể chuyện sẽ kể câu chuyện đó như thế nào [Ivannic Kutin, 2005, 182-192]

 

1.    Người thúc đẩy

Có hai kiểu người thúc đẩy: Kiểu người thúc đẩy A không quen biết với tiết mục của người kể chuyện và anh ta cố gắng kích thích sự hào hứng liên tưởng của người kể - cung cấp thông tin (ví dụ: Anh có biết một vài chuyện về cái chết, về ma quỷ, về những người lùn không?…). Người nghiên cứu thường phụ thuộc vào nhóm đầu tiên bởi vì hứng thú nghề nghiệp của anh ta trong việc sưu tầm truyện kể dân gian: bằng cách đưa ta những câu hỏi hoặc cung cấp những mẫu kể, anh ta cố gắng kích thích sự hào hứng của người kể chuyện với một đề tài nhất định để bắt đầu quá trình kể chuyện. Những người nghên cứu thường chọn vai trò của người thức đẩy khi anh ta có một cuộc gặp cá nhân với người kể chuyện mà vốn tiết mục của người đó anh ta không biết hoặc biết rất ít ỏi. Kiểu người tham dự B biết vốn tiết mục của những người kể chuyện. Nhóm này gồm có những người chỉ dẫn cho người kể chuyện với những chú ý đặc biệt (ví dụ: Anh có nhớ khi nào? Hãy kể cho chúng tôi về…, Điều đó giống như là gì…)

2.    Người trợ giúp

Người trợ giúp đóng vai trò như cánh tay phải của người kể chuyện với những khoảnh khắc then chốt của câu chuyện, giúp họ hồi tưởng những chi tiết: một cái tên, thời gian, con người, trích dẫn chính xác… (Ví dụ: Đó là… Tôi không nhớ… ; ở thời điểm mà người trợ giúp bỏ qua nó: Vào năm 1920…). Thêm vào việc cung cấp tư liệu đặc biệt, anh ta có thể trợ giúp bằng cách cung cấp câu chuyện với những điệu bộ cử chỉ, nét mặt hoặc biểu hiện bằng ngôn từ…

Vai trò này có thể được tiến hành bởi một vài người biết câu chuyện. Vài trò của người trợ giúp được tiến hành trong những cuộc gặp với một số người tham dự.

 

3. Người điều tra

Vai trò tiêu biểu của người điều tra là xen vào câu chuyện với những câu hỏi hoặc yêu cầu một sự giải thích bất cứ khi nào mà anh ta cảm thấy rằng người kể chuyện đã kể không rõ ràng hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ (ví dụ: Ai kể cho anh câu chuyện đó? Có phải việc xảy ra khi trời tối? Có ai biết việc đó nữa không?). Ở những thời điểm sự can thiệp cho thấy người điều tra không hoàn toàn chú ý, bởi vì anh ta chỉ nghe một phần của câu chuyện, để trả lời cho những thắc mắc của anh ta. Người nghiên cứu khám phá ra chính bản thân anh ta trong vai trò người điều tra, bởi vì anh ta thú vị với những chi tiết khác của câu chuyện được kể: anh ta hỏi, đưa ví dụ, ở đâu, khi nào và bởi ai mà người kể chuyện học được câu chuyện hoặc về những chi tiết khác. Thỉnh thoảng, những vai trò của người thúc đẩy và người điều tra thực sự giống nhau: cả hai đặt các câu hỏi, nhưng có một điểm khác biệt cơ bản: người thúc đẩy biết rất rõ câu chuyện, đưa ra những câu hỏi để dẫn dắt câu chuyện theo một phương hướng nhất định, dù là anh ta đã biết câu trả lời; người điều tra, nói cách khác, tìm kiếm để gạn lọc cho rõ thêm.

4. Người trả lời có không (người kiểm duyệt)

Vai trò này tiếp tục bởi những người tham dự, những người biết rõ câu chuyện (và nó được kể như thế nào), cũng bởi vì họ đã từng nghe về nó hoặc bởi vì họ chứng kiến sự kiến của câu chuyện liên quan. Những bình luận của họ về sự đáng tin của câu chuyện (ví như: vâng, đúng rồi, tôi nhớ điều đó...) hoặc những phản ứng khác (gật đầu, lắc đầu) xác nhận câu chuyện là thực. Họ xen vào khi cảm thấy rằng người kể chuyện không đưa ra những miêu tả chính xác, đáng tin của sự kiện hoặc đã thay đổi câu chuyện so với sự ưa thích của họ. Ở điểm này, họ xen vào thường tạo ra những hiệu đính nho nhỏ, ví dụ: bao gồm một cái tên, một địa điểm, thời gian… (Vào năm 1900, không, vào năm 1910. Tôi tin rằng tên anh ta là Ivan chứ không phải Janez)

5. Người bổ sung

Chỉ một vài người biết nội dung của một câu chuyện có thể thực hiện được vai trò của người bổ sung. Anh ta sẽ bổ sung cho người kể chuyện những điểm mà anh ta cảm thấy sau cùng mà không nói điều đó thì không đủ chính xác, vì thế anh ta xen vào với những nhận xét thêm về sự kiện (Ví dụ: Người kể chuyện: Nó xảy ra vào mùa đông… sau đó người bổ sung phụ thêm: Có vài lớp tuyết dầy…)

6. Người bình luận

          Tất cả người tham dự có thể đóng vai trò người bình luận, dù họ biết hay không biết câu chuyện. Một số người nghe bình luận khi câu chuyện đang kể nhưng những bình luận của họ thường được đưa ra sau khi một đơn vị của truyện kể dân gian được hoàn thành. Sau đó người kể chuyện cũng bình luận. Những bình luận bao gồm sự bày tỏ về khả năng có thể xảy ra câu chuyện hoặc những cảm xúc và những bình luận về cảm hứng bộc phát của họ khi nghe câu chuyện hoặc cách câu chuyện được kể (Ví dụ: Tôi sẽ làm như thế nếu tôi ở đó. Đó là một câu chuyện vui. Tôi không tin điều đó…). Những bình luận đó cũng bao gồm tất cả những phản ứng không lời của người nghe: cười, reo hò, tiếng suỵt.

 

Trong nghiên cứu thực địa được tiến hành từ 1999 – 2004 ở vùng Bovec, phía Bắc Slovenia, tất cả những cuộc gặp gỡ kể chuyện, với một số lượng lớn các sự kiện folklore (những câu chuyện hoàn chỉnh) xảy ra, được ghi âm (được tính từ 15-48 đơn vị - những câu chuyện hoàn chỉnh trong cuộc gặp gỡ riêng lẻ với những người cung cấp thông tin). Số lượng người tham dự được chọn trong các cuộc kể chuyện là từ 2 – 7 người. Những cuộc gặp này được sao từ băng ghi âm, bao gồm bên cạnh những câu chuyện,

Như 1 ví dụ, bảng 1 giới thiệu sự phân bố của các vai trò giữa những người tham dự trong một buổi kể chuyện có 7 người tham dự. Bảng ghi những người tham dự và vai trò mà họ đảm nhận. Ô người kể chuyện bao gồm cả số lượng những câu chuyện mà họ đã kể.

Bảng 1Những vai trò của những người tham dự trong buổi kể chuyện ở Bovec tháng ngày 1 tháng 11 năm 2000

 

Vai trò

Người tham dự

Zvonko

Matilda

Alenka

Barbara

Ivanka

Damijan

Aldo

Người kể chuyện

+ 11

+ (1)

 

 

+ (1)

 

+ (8)

Người thúc đẩy

+

 

+

+

 

+

 

Người trợ giúp

 

+

 

 

 

 

+

Người điều tra

+

 

 

+

 

 

+

Người trả lời

 

+

 

 

 

 

+

Người bổ sung

 

+

 

 

+

 

+

Người bình luận

+

+

+

+

+

+

+

 

Một trong 21 câu chuyện được kể ở buổi kể chuyện được chọn làm mẫu. Bản gốc của Slovene được sao từ băng ghi âm: giữ nguyên phương ngữ và theo đúng như là nó được kể, những sự can thiệp phi ngôn từ và những bình luận về những việc họ làm như thế nào bằng những chữ in nghiêng.

Những mẫu kể được dịch sang một bản Anh ngữ (2). Điều này có nghĩa là một vài đặc điểm của ngôn ngữ thông tục, ví như sự lặp lại, ngôn từ phi văn học, những dạng ngữ pháp, đều được cố gắng giữ lại.

          Bốn đến bảy người tham dự tham gia tích cực vào một đơn vị đặc biệt. Bốn vai trò khác, bên cạnh người kể chuyện, được phân biệt thành: người thúc đẩy (dạng B), người điều tra, người bổ sung, người bình luận. Văn bản cho thấy rằng, người kể chuyện (Zvonko) cũng đóng vai trò người điều tra (lúc bắt đầu) và người bình luận (lúc kết thúc sự kiện).

Ví dụ câu chuyện:

Ai là người táo bạo, chịu được những gì sẽ đến với anh ta

Alenka như là người thúc đẩy dạng B: Hãy kể cho chúng tôi về anh chàng đó có thể đóng những chiếc đinh vào trong quan tài.

Zvonko: Vâng, đó là người mà bác tôi cũng đã từng kể rồi

Barbara như người điều tra: Bác nào?

Zvonko: Bác Lou, một người đã sống ở đây. Các bạn còn nhớ bác ấy không?

Barbara: Vâng, vâng

Zvonko: Ồ, bác ấy là một người đã kể chuyện đó. Các bạn biết đấy, họ đánh cuộc, vâng, họ đã đánh cuộc 5 hay 10 lít rượu. Họ nói “Hãy đi đến nghĩa địa nếu anh không sợ. Có một chiếc quan tài ở đó…”

Các bạn biết đấy, đi đến nghĩa địa, có nhiều những chiếc quan tài gỗ ở bên ngoài, nếu họ cần một chiếc thì sẵn có vì nhà thờ đã để đấy. “Ồ, có một chiếc quan tài và anh hãy đóng đinh vào nó”. Anh hãy cầm một chiếc búa và những cái đinh và hãy đóng những chiếc đinh đó vào chiếc quan tài. Và hãy chắc chắn anh thực sự đóng được chúng bởi vì chúng tôi sẽ đến và kiểm tra chúng vào sáng mai”. “Được rồi, tôi sẽ làm được” (giọng người kể cương quyết), anh ta nói “Tôi sẽ làm được. Tôi sẽ lấy một chiếc búa và 3 chiếc đinh và sẽ đi. Anh nghĩ tôi sẽ sợ à? Không đời nào. (giọng thì thào)!!! Nào những chiếc quan tài, ta đến đây”.

Ôi, và sau đó chàng đi đến nghĩa trang và bắt đầu đóng những chiếc đinh, ba chiếc đinh vào trong quan tài. Và anh ta mở chiếc quan tài ra (đứng dậy và cởi áo khoác đặt lên trên)…

Aldo như nhà điều tra (trong và giữa câu chuyện): Áo của anh ta có bị mắc lại?

Zvonko: Và anh ta đóng đinh xuyên qua áo khoác, bởi vì trời tối và anh ta không nhìn thấy gì. Không, anh ta không nhìn thấy gì khi anh ta mở nắp chiếc quan tài cũ và đóng chiếc đinh bên phải (biểu diễn) qua áo khoác của anh ta. Sau khi đóng 3 chiếc đinh, anh ta định về nhà

Aldo là người bổ sung: (ngắt giữa chừng): Nhưng anh ta bị mắc lại

Zvonko: Ồi, anh ta bị mắc lại, bởi vì anh ta đóng đinh xuyên qua áo, các bạn biết không. Thật là kinh hoàng. Và sáng hôm sau, họ tìm thấy anh ta chết ở đó.

Aldo là người bình luận: Ôi, thật là đáng sợ

Barbara là người bình luận: Một cú đánh kết liễu

Zvonko: Đúng, một cú đánh đáng sợ. Ồ, đó là những điều mà bác tôi đã kể

Kết luận

Vai trò những người tham dự có sự đa dạng hơn rõ ràng là trong một nhóm 3 hoặc nhiều hơn những người tham dự. Một nhóm như này hoạt động trong vòng tròn, đặc biệt là có một người rất nhanh trí trong việc thúc đẩy câu chuyện. Vai trò của người thúc đẩy dạng B, người trợ giúp, người trả lời và người bổ sung chứng tỏ rằng việc kể chuyện (câu chuyện) là một sự tái thiết lập của một bản kể câu chuyện mà những người nghe có liên hệ đến. Điều này có nghĩa là câu chuyện được kể và được nghe và do đó nó vẫn tồn tại trong truyền thống truyền miệng.

 

CHÚ THÍCH

(1): Điều rất quan trọng trong việc quan sát cuộc đối thoại giữa một sự kiện folklore này với một sự kiện Folklore kế tiếp (quan sát khoảng trống không gian), nơi mà nó không liên quan đến câu chuyện có trước hay có sau, nếu chúng ta muốn tìm ra vai trò của người tham dự. Những sơ đồ cho thấy rằng đôi khi kết thúc của một câu chuyện là bắt đầu của một câu chuyện khác ngay trong lúc đó

(2) Dịch bởi Franc Smrke

 

THAM KHẢO

Dundes, Alan 1980: Kết cấu, văn bản và ngữ cảnh (Texture, Text and context, Interpreting Folklore. Bloomington (Indiana): Indiana University ấn hành, trang 20-32

Jason, Heda 1997: Kết cấu, văn bản và ngữ của văn học dân gian (Texture, Text and context of folklore). Xem Tạp chí nghiên cứu Folklore, Vol 34 (Tháng 9, 10) trang 221-225

Ivanic Kutin, Barbara 2003: Nghiên cứu những phương pháp sưu tầm văn học truyền miệng trên thực địaTraditiones, 32:1. Khoa Văn học, Đại học Ljubjana

Stanonik, Marija  2001: Đặc trưng lí luận của văn học dân gian Slovenia, Đại học Ljubjana

 

(Nguyễn Việt Hùng dịch từ bản tiếng Anh – The roles of participants in a storytelling event. Tạp chí Folklore Journal Estonia: số 37 năm 2007)

Post by: Vu Nguyen HNUE
09-10-2020