Văn hóa

MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẨM THỰC DƯỚI  GÓC NHÌN NHÂN HỌC - VĂN HÓA


05-01-2022

 

Trần Thị Thái

 

1. Mở đầu

Ở mọi thời đại, mọi dân tộc/ quốc gia trên thế giới, việc ăn uống đều có ý nghĩa hết sức quan trọng, nếu không muốn nói là có ý nghĩa quan trọng nhất. Bởi ẩm thực không chỉ có giá trị về dinh dưỡng đảm bảo sinh tồn mà còn phản ánh sâu sắc các đặc điểm văn hóa của một tộc người hay nhóm cư dân. Khi nhìn vào quan niệm và thói quen ăn uống, chúng ta có thể tiếp cận các vấn đề văn hóa xã hội từ một góc nhìn liên quan đến cấu trúc xã hội như quyền lực, sự chia sẻ, kết nối xã hội. Nghiên cứu về ẩm thực từ lâu đã được nhiều học giả trên thế giới quan tâm, bởi ẩm thực không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con người mà còn hàm chứa các giá trị văn hóa. Tổng quan nghiên cứu qua nguồn tài liệu tiếng Anh cho thấy, có ba khuynh hướng tiếp cận chủ yếu khi nghiên cứu văn hóa ẩm thực, đó là tiếp cận chức năng, tiếp cận cấu trúc và tiếp cận phát triển. Các cách tiếp cận này đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng trong nghiên cứu về ẩm thực. Bài viết này sẽ nêu lên những khuynh hướng tiếp cận chính về nghiên cứu ẩm thực trên thế giới hiện nay, từ đó đưa ra một số đánh giá về những mặt tích cực cũng như hạn chế của các khuynh hướng tiếp cận này.

2. Tiếp cận chức năng

Cách tiếp cận chức năng có ảnh hưởng tc nhà nhân học xã hội Anh với những đại biểu như Bronislaw Malinowski, Audrey Richard... Trong nhân học, tiếp cận chức năng thường hướng tới c xã hội nguyên thủy, nơi mà nguồn lương thực sử dụng để ăn uống vẫn ch yếu là t cung t cấp. Trước hết các nhà nghiên cứu chức năng quan m đến vấn đdinh dưỡng của thực phẩm. Chẳng hạn, Malinowski đã thhiện tiếp cận chức năng qua một nghiên cứu vhthống sản phẩm và sphân phối lương thực, kết hợp với xem xét n ngưỡng và tương trtrong sản xuất nông nghiệp của cưn quần đảo Trobriand (Malinowski 1935) hay Audrey Richard, một học trò của Malinowski với một nghiên cứu về chức năng dinh dưỡng của người Nam Ban- tu. Trong một nghiên cứu khác, Richard cũng đã kết hợp m một dán với chuyên gia dinh dưỡng E.M. Widdowson đ“xem t c khả năng hợp c giữa c nhà nhân học với các chuyên gia dinh dưỡng trong việc nghiên cứu chế đăn uống của người n tộc thiểu số” hay tập trung nghiên cứu việc sản xuất, chế biến trao đổi, slựa chọn c n ăn yêu thích, stiêu thvà những hqudinh dưỡng của thức ăn (Avieli 2012: 16). c nghiên cứu chức năng vdinh dưỡng n nhìn nhận đến smất an toàn lương thực, u thuẫn n tộc với nạn đói, nạn suy dinh dưỡng, c chính sách lương thực và c chiến lược phát triển.

Thuyết chức năng n được vận dụng trong nghiên cứu m thực đnhấn mạnh những bối cảnh vật chất như điều kiện địa lý, sinh thái. Trong nghiên cứu của Nir Avieli vm thực Hội An, khi đcập đến mối quan hgiữa i trường và ăn uống, ông đã đưa ra c thành phần thiết yếu trong cấu trúc một bữa ăn của người Hội An, bao gồm cơm-rau- cá. Theo phân tích của Nir, gạo là một loại lương thực rất quan trọng. Gạo được nấu thành m - thực phẩm chđạo trong bữa ăn, rau và cá là thành phần phụ. n cạnh đó, gạo còn được sdụng đchế biến thành nhiều món ăn khác như cháo, , bánh bao, bánh nếp... Đgiải thích cho khía cạnh ảnh hưởng của i trường tới m thực ở đây, Nir phân tích rằng, Hội An là thành phdu lịch nhưng một bphận n cư ở ngoại thành vẫn sinh sống chyếu bằng nghnông. Sản phẩm mà hm ra là a và c loại ngũ cốc như ngô, khoai, đậu phộng (lạc) và c loại rau củ. Bên cạnh đó, Hội An cũng có biển và hthống các đầm phá, c kênh rạch - nguồn cung cấp c loại hải sản và thủy sản rất dồi dào cho bữa ăn thường ngày của người n nơi đây (Nir Avieli 2012). Trong một c phẩm khác khi i đến vấn đchức năng của thực phẩm, George Condominas - một nhà nhân học Pháp quan m đến người Mơ Nông trong việc khai thác rừng hay i đúng n là “ăn” môi trường sống. Ở khía cạnh thực phẩm, Codominas viết vcanh c lúa, m vườn, câu , n bắn, nấu nướng và ăn uống. Ông đã mô tbằng squan sát, trải nghiệm trong thời gian hai m sống với người Mơ Nông tại làng Sar Luk. Tuy nhiên, trongc phẩm này, chúng ta chđược thấy những mô tsinh động vcuộc sống hằng ngày của người Mơ Nông và thói quen ăn uống của họ, song được cung cấp rất ít c thông tin vnhững cách thức mà người Mơ Nông hiểu vthế giới, các nguyên tắc cấu thành n hóa, xã hội của họ và ông không giải thích vai trò của thực phẩm trong những vấn đy (Georges Codominas 2003). c gi Evans-Prichard (1997) khi nghiên cứu công trình xã hội của người Nuer cũng đã nhìn nhận thói quen ăn uống của người n i đây dưới c đchính trvà sinh thái. Ông đã mô tmột cách chi tiết mối quan hdòng hvà đặc điểm cư trú, vhệ thống thức ăn dựa trên thiết chế phhcủa cư n ở i đây như thế nào, vc biểu tượng của vật nuôi...

   Các nhà nhân học m thực theo trường phái chức năng không chnghiên cứu đến những bối cảnh vật chất như điều kiện địa lý, chính trị, sinh thái, dinh dưỡng mà trên thực tế, hn quan m tới c cách thức trong đó ăn uống thhiện việc biểu tượng a c mô thức quan hxã hội. Chẳng hạn theo Richards, việc m kiếm thức ăn vừa đòi hỏi shợp tác xã hội vừa củng c, và cho rằng schuẩn bị, chia sthức ăn giúp duy trì cấu trúc xã hội cơ bản. Bà chra rằng “việc nấu cháolà cách thông dụng nhất của người phntrong việc thhiện tình cảm thân tộc đối với những người hhàng là nam giới(Richards 1939:

127). Bà n phân biệt c giai đoạn của sự “chế biến”, “chuẩn bịvà “tiêu thụthức ăn, đặt chúng trong những bối cảnh m lý và xã hội đthhiện skết nối với c skiện vòng đời, với mối quan hgiữa c cá nhân và với cấu trúc xã hội (Richards 1939). Tác giPeter Farb và George Armelgos qua tác phẩm Niềm đam mê và thhưởng - Nghiên cứu Nhân học ăn uống cũng cho rằng ăn uống của con người có thđặt trong hthống xã hội và n hóa. Theo c giả, trong mọi xã hội, ăn uống là cách thức đầu tiên tạo n mối quan hgiữa con người, thhiện qua việc con người ăn ở đâu? Ăn khi o và với ai? Tức xác định được mối quan hxã hội của hqua ăn uống. Tn cơ s đó,cc gin phân tích những chức năng khác của ăn uống như vai trò của giới, ăn uống với c mã n hóa (kiêng kỵ, biểu tượng), ăn uống với strao đổi hàng hóa, ăn uống với i trường (dẫn theo Vương Xuân Tình 2004: 16).

Có thi rằng cách tiếp cận chức năng trong nghiên cứu m thực là một khuynh hướng chyếu ttrước đến nay. Bởi nghiên cứu m thực không thbqua vai trò vsinh học cũng như c điều kiện vsinh thái và dinh dưỡng. Tuy nhiên, thuyết chức năng cũng bchtrích vphương pháp tiếp cận vì chchú trọng đến việc phân tích chức năng của thực phẩm mà bqua c khía cạnh liên quan đến n hóa. Chẳng hạn Yudkin và McKenzie (Dẫn theo Avieli 2012: 18) cho rằng có ththiết lập một liên kết trực tiếp giữa “hương vịvà giá trdinh dưỡng, lượng calo trong thực phẩm. c thực phẩm nhiều dinh dưỡng được cho là ngon. Vì vậy, ở một snền n hóa, c thực phẩm tđộng vật được cho là ngon n thực phẩm tthực vật hay bất k loại tinh bộto khác. Tuy nhiên rất khó đkhẳng định điều y. Trong thực tế, c n ăn tđộng vật hoặc một sđộng vật nhất định vẫn không được sdụng trong một strường hợp, một tầng lớp nhất định, một nhóm xã hội hay toàn bnền n hóa ấy. Sanday đã cho rằng skhẳng định như vậy vchức năng của thực phẩm có thdẫn đếnhiềthuẫnNếnhư  thenhận định của Yudkin và McKenzine thì thịt người chính là những thức ăn dinh dưỡng hoản hảo nhất. Tuy nhiên rõ ràng là việc ăn thịt người là cực khiếm và nếu có thường được gắn với những ý nghĩa tượng trưng. Thuyết chức năng đã bchtrích bởi đã bqua hoàn toàn không gian lịch sử, sthờ ơ với c nhân tố “phi chức năng”, không giải quyết c vấn đvxung đột, c vấn đvcấu trúc xã hội như giới và vthế xã hội (Goody 1982).

3. Tiếp cận cấu trúc

Tiếp cận cấu trúc khi nghiên cứu về ăn uống là một khuynh hướng của c nhà nhân học Pháp mà đại biểu là Lévi-Strauss. Nếu như tiếp cận chức năng tập trung o các hoạt động thực tiễn, phân tích vai trò của dinh dưỡng, phân phối và tiêu thlương thực, mối quan hcủa con người thhiện qua việc ăn uốngthì tiếp cận cấu trúc lại m kiếm cấu trúc n u n trong tạo n n hóa. Lấy cơ sttam giác phâm và tam giác nguyên âm của Jakobson, Lévi-Strauss đã thông qua tam giác m thực đcho thấy việc nấu ăn của con người khác biệt giữa thức ăn sống và thức ăn chín hay i đúng n là skhác biệt giữa tự nhiên và n a (Lévi-Strauss 1963).

 

Trong  biểu  đồ  này,  Lévi-Strauss  diễn tả quá trình thức ăn sống qua sự tác động của con người (nấu) đã trở thành thức ăn chín. Đây chính là quá trình chuyển đổi về văn hóa. Song thức ăn chín có thể được xem là gắn với tự nhiên hơn nếu biến thành thối rữa. Tất nhiên thức ăn sống tự nó cũng có thể chuyển biến từ một trạng thái tự nhiên này sang một trạng thái tự nhiên khác. Sau này, khi phát triển mô hình Tam giác trong nấu nướng, Lévi-Strauss đã phân tích một cách tỉ mỉ hơn. Ông đưa ra ví dụ khi nướng một súc thịt. Theo ông, khi nướng sẽ làm thịt thay đổi rất ít, song cũng súc thịt này nếu đem hun khói - một kỹ thuật gần gũi với sự chuyển đổi có tính văn hóa hơn, thì sẽ giữ được nguyên liệu này trong một thời gian lâu dài. Cùng với ví dụ là súc thịt trên, ông cũng cho rằng nếu đem luộc thì thức ăn sẽ không giữ được lâu mà nhanh chóng thối rữa hơn. Cũng trong biểu đồ, qua những phân tích của Lévi-Strauss cho thấy luộc thịt và nướng thịt tương phản với nhau vì luộc thịt còn giữ lại tất cả các dưỡng chất (vì vậy phù hợp một cách tự nhiên với tầng lớp nghèo phải tiết kiệm), trong khi nướng làm mất đi một số phần và chất dinh dưỡng của thịt và ở những xã hội phân chia thứ bậc, nó thể hiện sự liên quan đến những tầng lớp trên, những người có khả năng lãng phí thực phẩm (Lévi-Strauss 1963). Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng, của Lévi-Strauss tương đối mơ hồ, những cố gắng khái quát hóa của ông đối với sự bình đẳng và phân chia thứ bậc gây ra nhiều hoang mang và thậm chí trở thành đối tượng châm biếm (Barnard 2015: 190).

Trong một số nghiên cứu khác, Douglas bàn về phân loại và cấm kỵ thực phẩm giữa người Lele và người Do Thái (Douglas 1975); hay nghiên cứu của Tambiah về các loại hình ăn uống ở Thái Lan và bài thảo luận của Sahlins về tình hình tiêu thụ thịt ở Mỹ (Dẫn theo Avieli

2012: 27). Các nghiên cứu này đều cho rằng không có một nền văn hóa nào tiêu thụ toàn bộ những thức ăn có sẵn trong môi trường sống của họ mà mỗi nhóm văn hóa lập ra một hệ thống phân loại để phân biệt những thứ “ăn được” và “không ăn được”. Vì vậy, việc ăn thịt tê tê trong cộng đồng người Lele (Douglas 1975), ăn thịt lợn của người Do Thái (Douglas 1966, 1975) hoặc ăn thịt chó của người Thái Lan  và  người  Mỹ  (Tambiah  1969;  Sahlins 1976) là việc không thể chấp nhận không phải vì những động vật này thuộc về nhóm “không ăn được” mà chúng thuộc nhóm những thức ăn “kiêng kị”. Ví dụ, thịt chó không được coi là thực phẩm của cả người Thái và người Mỹ bởi vì theo họ, chúng là một loài vật trung thành, gần giống như những người bạn. Trong khi tê tê, một động vật có vú có thể bơi và cư trú trên cây bị cấm kỵ vì nó không tuân theo sự phân loại “chuẩn” nào trong xã hội của người Lele. Qua phân tích, các tác giả này cho thấy, đằng sau những kiêng kị là do văn hóa chứ không phải do yếu tố sinh học và việc giải thích về ý nghĩa văn hóa của những điều cấm kị trong thực phẩm phải được tìm thấy từ những nguyên tắc văn hóa được định hình cho những xã hội khác nhau.

Cũng c giDouglas trong nghiên cứu khác đã không thảo luận vngười Lele hay người Do thái cđại, thay o đó, bà phân tích một bữa ăn của người Anh đương đại (Douglas 1972). Bắt đầu bằng việc phân tích một bữa ăn trong chính gia đình của mình, bà đã khái quát cấu trúc của một bữa ăn tại nhà của người Anh gồm thịt và hai loại rau và cho thấy cách thức mà c bữa ăn được mã a và cấu thành các skiện xã hội. Bà chra rằng thói quen trong bữa ăn hằng ngày, hằng tuần và hằng m tạo ra ranh giới giữa những “người trong cuộcvà “người ngoài cuộctức là những người chúng ta cùng chia sthức ăn và những người không cùng ăn uống chung với chúng ta.

Douglas và c học trò của mình như Nicod và Gross cùng một snhà nhân học người Anh tiếp tục theo đuổi vchđ“một bữa ăn tại nhà hợp của người Anh (Dẫn theo Avieli 2012: 27), chra cấu trúc cơ bản của , vai trò trung m của thịt đ(thịt của động vật u nóng), vsxung đột của cấu trúc bữa ăn như đăn nóng và đăn lạnh, vai trò trung gian của nước sốt... Hđã đóng góp rất lớn o vốn kiến thức hiểu biết của chúng ta về ý nghĩa của một bữa ăn.

Cùng với hướng tiếp cận cấu trúc, RolanBarthenhấmạnsự  tươnđồng giữa thực phẩm và ngôn ngữ. Barthes khẳng định rằng mỗi loại thực phẩm truyền tải một thông điệp như sphân biệt giữa vđắng và vngọt (Barthes  1979) hoặc rượu whisky và rượu vang (Barthes 1998), theo thtự, tượng trưng cho c tầng lớp “caovà “thấptrong xã hội. Ông cũng cho rằng việc ăn một miếng thịt bò i vẫn n đu hay là uống một cốc rượu vang thì ý nghĩa biểu tượng đằng sau nó là tượng trưng cho snam tính và quyền lực. Nghiên cứu của ông là một bsung quan trọng cho nghiên cứu của Pierre Bourdieu, người đã coi hương vnhư là một dấu hiệu của sphân biệt giai cấp và giới tính. Tuy nhiên những phân tích thú vy cũng đã bchtrích vì những kết luận chyếu chdựa o trực giác n là một sphân tích có hthống từ các dliệu xã hội học

Tiếp cận cấu trúc trong nghiên cứu ăn uống n được đcập khi xem t mối quan hgiữa ăn uống với n a của Harris(1). Khi nghiên cứu vc thức ăn kiêng hay thức ăn cấm ktrong n giáo, Harris m sáng tỏ thuật ngmà ông gọi là “những bí n của thực phẩm và n hóavà thảo luận c vấn đề như: sthích chung vthịt và mối liên hgiữa sthích đó với hthống n giáo và chính trị; tránh sdụng thực phẩm “phi kinh tế” - chẳng hạn như scấm ktrong ăn uống: người Ấn Đ(theo Hin đu giáo) không ăn thịt , người Do Thái không ăn thịt heo hay người phương Tây cấm ăn thịt thú cưng và ngựa. Đối với trường hợp kiêng ccủa người n Độ, Harris khẳng định rằng những con bò được bảo vệ bởi vì đối với người nông n n Độ, bò là một vật nuôi rất quan trọng. Nó không chsử dụng đm sức o mà n cung cấp sữa để uống và chế biến c loại thực phẩm khác. Không có bò skhông có a , gạo hoặc đậu lăng đcung cấp khối lượng lớn lương thực cho một slượng n skhổng lnhư n Độ. Còn đối với việc kiêng ăn thịt lợn của người Do Thái lại được ông giải thích bởi lý do sinh thái. Theo ông, vùng Trung Đông với khí hậu khô cằn, thiếu nước, cũng là vùng đất cư trú của người Do Thái thì không hthuận tiện cho việc chăn nuôi lợn. T những lý giải trên, ông cho rằng ngoài lý do n ngưỡng thì scấm kị còn liên quan đến c vấn đnhư dinh dưỡng, sinh thái và kinh tế (Harris 1991, 1987, 1990).

Giống như những người tiền nhiệm nghiên cứu vthuyết chức năng, thuyết cấu trúc của Lévi-Strauss cũng đã nhận vnhững lời chtrích và những phê phán gần với thuyết chức năng. Người ta cho rằng thuyết cấu trúc đã lỗi thời và gần như c phương pháp tiếp cận không được ủng hộ. Điều thú vlà  những lời chtrích đối với chai thuyết y tương đối giống nhau. Thuyết cấu trúc bchtrích là đã bqua c chức năng vsinh học cũng như dinh dưỡng của thực phẩm trong khi đây mới chính là đặc điểm nổi bật và vấn đtrọng yếu khi nghiên cứu m thực. Mặc dù bchtrích rộng i nhưng việc phân tích thực phẩm như một hthống giao tiếp hay khái niệm coi thực phẩm là một n bản (hàm ý đến ngôn ngữ) sẽ còn tiếp tục u i và việc giải mã ý nghĩa của các nguyên liệu và c n ăn trong nghiên cứu nhân học ở thời điểm hiện tại cũng quan trọng không m gì thời hoàng kim của thuyết cấu trúc.

4. Tiếp cận phát triển

Hướng tiếp cận y được một snhà xã hội học và nhân học xã hội khởi xướng vào khoảng những m 1980 khi xem t vấn đề ăn uống đặt trong bối cảnh chuyển biến của xã hội đbiết quá trình và nguồn gốc biến đổi của . Trong nghiên cứu của Mennell, tiếp cận phát triển được phân tích trên cơ sso sánh văn uống, khẩu vcủa cư n Anh và Pháp (Mennell 1985). n nghiên cứu của Goody, ngoài những mô tn tộc học, ông đã lý giải xu hướng phát triển của hthống ăn uống trong bối cảnh toàn cầu hóa. Theo ông, cư n châu Phi không chsdụng cách nấu nướng truyền thống mà đã tiếp thu một số cách chế biến của người Anh (Goody 1982).

Trong cuốn Sbiến đổi của vgiác (2015), Bourdieu cho rằng con người hầu hết sdụng thực phẩm dựa trên sthích cá nhân và những sthích đó dđược nhận biết qua vị thế xã hội của họ. Dựa trên c sliệu thống kê liên quan đến c hình thức tiêu dùng thực phẩm ở Pháp, ông cho thấy rằng ngoài tiền bạc thì “vốn n hóacũng quyết định sở thích ăn uống và c hình thức ăn uống. Vì vậy, những người có vốn n a tốt hơn, tầng lớp thượng u hay trung u thường lựa chọn các loại rau, hoa quvà c sản phẩm sữa, những thđược cho là tốt n cho sức khỏe và khẳng định đẳng cấp hơn; trong khi những người có vốn n a ít hơn, quản đốc hay công nhân lại lựa chọn thịt đỏ, khoai y, rượu và thịt hầm. Bourdieu cũng mô tskhác biệt vcách thức ăn uống giữa tầng lớp thượng lưu và hu ở Pháp. Ông khẳng định trong việăuốngtầnlớlađộncotrọng v“lượngn là v“chất”. Hthường lựa chọn những n như p và mì ống hay các miếng bánh đã được đóng sẵn trong c hộp các tông. Kiểu chọn lựa n ăn y đáp ứng cho u cầu một bữa ăn nhanh. Ông cho rằng, thói quen ăn uống cũng như gu thời trang, hay kiến trúc, nó chính là tấm gương phản chiếu sphân tầng trong xã hội, hay i đúng hơn, thhiện vốn n a và điều kiện kinh tế.

Xuất phát tvấn đan ninh lương thực, Mennel cho rằng khi nguồn cung cấp lương thực trn dồi o và đảm bảo chất lượng thì thực phẩm không n đóng vai trò trong việc phân biệt tầng lớp cao hay thấp trong xã hội nữa. Việc được ăn “no nê”, đthhiện đẳng cấp của c lãnh chúa phong kiến hiện tại cũng là việc bình thường của tầng lớp thấp hơn. Phân biệt đẳng cấp trong ăn uống hiện tại được thhiện ở stinh tế trong việc lựa chọn các n ăn và cách ăn (Mennel 1985).

Các món ăn Pháp và Anh vốn được xem là giống nhau một cách đáng kể, bắt đầu được phân tách theo dòng phát triển chính trị nội bộ. Người Pháp dần dần biến ẩm thực thành một đấu trường cạnh tranh xã hội gay gắt cùng với việc giới quý tộc với kiểu cách tiêu thụ xa xỉ, các thức ăn được lựa chọn một cách cẩn thận dành cho người sành ăn, các bữa tiệc được chuẩn bị một cách trau chuốt và tinh tế. Trong khi đó ở Anh, giới quý tộc vẫn cho rằng các món ăn tinh tế là các món ăn mang tính chất thôn dã, chẳng hạn như chỉ đơn giản là thịt nướng và bánh mì tráng miệng. Một đóng góp tổng quát hơn trong nghiên  cứu của Mennell ở chỗ, ông cho rằng nhu cầu về thực phẩm ngày càng giới hạn trong việc giản đơn và đòi hỏi chất lượng và sự tinh tế. Theo ông, đặc điểm này đầu tiên được giới hạn trong tầng lớp thượng lưu nhưng dần lan sang các tầng lớp thấp hơn trong xã hội. Nếu như trước kia ăn nhiều và béo tốt là dấu hiệu của sự giàu có và quyền lực thì hiện nay, nó còn bị chỉ trích và chế nhạo, đặc biệt là đối với phụ nữ (Mennel 1985).

Một trong những cuốn sách điển hình nhất trong hướng tiếp cận phát triển là của Sydney Mintz. Trong nghiên cứu của mình, ông cho rằng c biểu tượng vthực phẩm không thgiải mã một cách đơn thuần mà nó còn phát sinh tc bối cảnh n a và luôn có m ý n trong. Đchứng minh quan điểm của mình, Mintz đã mô tc quá trình mà ở đó ý nghĩa của đường (đường ăn) biến đổi từ một biểu tượng tượng trưng cho đẳng cấp và sxa xt khi được nhập khẩu) thành một mặt hàng giá rmà c tầng lớp thấp trong xã hội cũng có thsdụng. Minz đã chra rằng việc giao thương đường (cùng với việc buôn n một sgia vquý hiếm khác) đã trở nên thuận lợi sau khi phát hiện ra Thế giới mới (New World). Tđây, mối quan m về sphát triển c đồn điền a ở y n đã trực tiếp dẫn đến nạn buôn n nô ltchâu Phi o Mỹ. Sau đó, đường trthành nhiên liệu cho cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh và c nước y Âu bởi  giá thành của đường rất rnhưng lại cung cấp một lượng calo cần thiết đtăng cường sức khỏe cho những người công nhân. Ông cho rằng, việc giao thương đường đã đóng p o sthay đổi chính trị. Theo Mintz, mặc dù vmặt sinh học, vngọt của đường là một khẩu vđược ưa thích, song đthúc đẩy và phbiến loại hàng a y như hiện nay là nho sphát triển kinh tế và quyền lực - đây mới chính là nhân tquan trọng.  Nghiên cứu của Mintz đáng chú ý bởi ông đã tập trung o một loại hàng a duy nhất, đó là đường đgiải thích những thay đổi chung của xã hội. Tuy nhiên, những phân tích này lại không hoàn toàn tập trung o thực phẩm. Đối với ông, đường chlà một loại hàng a u thông trong nền kinh tế toàn cầu và đằng sau nó là những ý nghĩa n a thì hầu như đã bbqua (Mintz 1986).

Một địa hạt khác vmối quan m của khuynh hướng nghiên cứu phát triển đó là sgiao thoa và toàn cầu a m thực. Trong cuốn Gạo như là i i (Rice as Self), tác giả  Ohnuki-Tierney (1993) đã mô tgạo như một sn dcho những gì gọi là “tinh khiết” của người Nhật. Theo nghiên cứu của , gạo chưa bao gilà thực phẩm chính trong bữa ăn thường ngày của người Nhật mà nó là một loại hàng a xa xỉ, được nhập khẩu tTrung Quốc và một snước khác đến Nhật chưa đầy một ngàn m trăm m vtrước. Gạo là thực phẩm dành cho tầng lớp thượng lưu và chđược sdụng trong c nghi lễ, lhội quan trọng. Do vậy, gạo như là một phương tiện đthhiện bản sắc của người Nhật. Trong nghiêcứyOhnuki-Tierneđã  chỉ  ra rằng ý nghĩa của gạo là quá trình lịch scủa sgiao thoa n hóa. Cùng hướng nghiên cứu này, c c giDavid và Sydney khi nghiên cứu vvấn đtoàn cầu a trong ăn uống của Trung Quốc đã cho rằng n a m thực nước y sdĩ có sđa dạng là vì đã tiếp nhận nhiều truyền thống ăn uống của c n tộc khác trất u đời. n ăn Trung Quốc ngày nay càng có sức lan tỏa và thích nghi, nhất c khu vực đô thị, i cư n Hoa kiều kinh doanh c dịch văn uống (dẫn theo Vương Xuân Tình 2004: 20).

c nghiên cứu theo hướng phát triển có xu hướng đồng ý với quan điểm của thuyết cấu trúc khi cho rằng thực phẩm là thtạo tác có nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên vẫn có những bất đồng u xa liên quan đến bản chất ý nghĩa văn a của thực phẩm giữa c nhà nghiên cứu phát triển và c nhà nghiên cứu cấu trúc. Trong khi phương pháp tiếp cận cấu trúc cho thấy một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, rằng quan hgiữa c đối tượng thực phẩm và ý nghĩa của chúng mang tính ngẫu hứng thì các nghiên cứu vphát triển lại không đồng tình, bởi khẳng định rằng thực phẩm có ý nghĩa biểu tượng và được đặt trong c bối cảnh vật chất và c quá trình lịch sử, rằng ý nghĩa của c biểu tượng không thđược giải mã một cách đơn giản mà nó n phát sinh tcác bối cảnh n hóa. Hay i cách khác khi nhìn nhận khía cạnh biểu tượng (symbol) của ăn uống, không thchlý giải một cách thuần túy bằng ý nghĩa n a mà cần phân tích trong mối liên quan với dinh dưỡng, sinh thái và kinh tế. Chẳng hạn, khi nghiên cứu vthức ăn kiêng hay thức ăn cấm ktrong n giáo, Harris (1986) nhận xét, ngoài c lý do về quan niệm, n có nguyên nhân dinh dưỡng hay n có sthích ứng của cộng đồng với môi trường.

5. Kết luận

Tc khuynh hướng nghiên cứu trên thế giới cho thấy hiện nay nghiên cứu vẩm thực có ba cách tiếp cận chính, đó là tiếp cận cấu trúc, chức năng và phát triển. Có ththấy các khuynh hướng tiếp cận y ngoài những đóng p nhất định thì vẫn có những mặt hạn chế. Nếu như thuyết chức năng chchú trọng đến việc phân tích chức năng của thực phẩm, nhấn mạnh vai trò vmặt sinh học của thực phẩm cũng như c điều kiện vsinh thái và dinh dưỡng mà bqua c khía cạnh liên quan đến n a thì thuyết cấu trúc và phát triển lại coi trọng nhiều đến việc giải mã ý nghĩa của c nguyên liệu và c n ăn. Mặc dù bchtrích vmặt y hay mặt khác, nhưng việc phân tích thực phẩm như một chức năng đảm bảo ssinh tồn hay coi thực phẩm là một văn bản (hàm ý đến ngôn ngữ) và đồng ý rằng thực phẩm là một quá trình lịch sử, một thứ tạo c có nhiều ý nghĩa và biểu tượng scòn tiếp tục u i trong c nghiên cứu vvăn hóa m thực.

Khi vận dụng c lý thuyết y trong nghiên cứu, chúng ta có thtiếp cận nghiên cứu m thực tmột c nhìn mới, rằng ẩm thực không đơn thuần là một thực thể  độc lập mà nó có mối quan hchặt chvới n hóa. Thuyết chức năng được vận dụng trong nghiên cứu m thực đnhấn mạnh những bối cảnh vật chất như điều kiện địa , chính trị, sinh thái, dinh dưỡng; c mối quan hxã hội; thảo luận c vấn đliên quan đến thực phẩm và ăn uống đxem m thực có chức năng gì trong đời sống xã hội của một tộc người. Chẳng hạn thông qua u chuyện nấu ăn đxem có sự phân biệt lao động vgiới hay không? Thông qua cách sắp xếp chngồi trong khi ăn, cách ưu tiên thhưởng lvật, chúng ta có thhiểu vvthế xã hội của những người tham gia. Các nhà nghiên cứu nhân học m thực vận dụng thuyết cấu trúc đxem t cấu trúc của bữa ăn trong đời sống thường ngày và trong c nghi lễ; giải mã ý nghĩa của c n ăn và c lễ vật cúng tế. Thông qua việc kiêng ktrong các món ăn, cách i trí, u sắc của thực phẩm, các biểu tượng đxem t m thực phản ánh điều gì vthế giới quan của một tộc người. Với cách tiếp cận y, m thực n được nhìn nhận như một phương tiện giao tiếp hay một biểu tượng truyền tải thông điệp tượng trưng cho c tầng lớp cao thấp trong xã hội. Thuyết phát triển ngoài việc được c nhà nghiên cứu vận dụng đgiải mã ý nghĩa biểu tượng đằng sau c n ăn n được sdụng đdiễn giải những thay đổi trong n a m thực khi có sgiao u n a giữa c tộc người, khi có sxuất hiện vdu lịch và internet, chẳng hạn những thay đổi trong cách sắp xếp bữa ăn, những thay đổi trong phân công lao động về giới, những thay đổi trong cấu trúc lvật…

 

Chú thích

(1) Mặc dù Marvin Harris thường được xếp vào trường phái “tiếp cận phát triển”, nhưng trong nghiên cứu của ông về bản chất là mối tương liên giữa thực phẩm và văn hóa. Harris giải thích rằng thực hành về ăn uống chính là sản phẩm của bối cảnh văn hóa, nhân khẩu và sinh thái nhất định. Do đó, nghiên cứu của ông nên được xếp vào loại công trình của những học giả coi lĩnh vực nấu nướng như là một sự phản ánh, hay chính xác hơn, là kết quả của các điều kiện vật chất và kinh tế - xã hội, mà không phải xếp vào cách tiếp cận “phát triển” - cách tiếp cận nhấn mạnh tới công đoạn nấu nướng trong lĩnh vực sản xuất văn hóa.

 

Tài liệu tham khảo

1. Avieli, Nir (2012), Rice talks-Food & Community in Vietnamese Town, Indiana University.

2. Barnard, Alan (2015), Lịch sử và lý thuyết nhân học (Dương Tuấn Anh, Đỗ Thu Hà dịch), Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

3. Barthes, R. (1979), “Toward a Psycho-sociology of Contemporary Food Consumption”, in R. Foster and O. Ranum (eds), Food and Drink in History, Baltimore, Md: the Johns Hopkins University Press.

4. Bourdieu, P. (1980), The Matamorphoses of Taste, Publisher Houghton Harcourt.

5. Codominas, Georges (2003),  Chúng tôi ăn Rừng Đá - Thần Gôo (Trần Thị Lan Anh, Phan Ngọc Hà, Trịnh Thu Hồng, Nguyễn Thu Phương dịch), Nxb. Thế giới, Hà Nội.

6. Conklin, H.C. (1954), The Relations of Hanunoo Culture to the Plant world, Ph.D Thesis, Yale University.

7. Douglas, M. (1975), Deciphering a Meal, Daedalus 101.

8. Douglas, M. (1966), Purity and Danger, New York: Praeger.

9. Goody, J. (1982), Cooking, Cuisine and Class: a Study in Comparative Sociology, Cambridge, UK: Cambridge Univ. Press.

10. Harris,  M.  (1987),  The  Sacred  Cow  and  the Abominable Pig: Riddles of Food and Culture, Publisher Simon & Schuster.

11. Harris,  M.  (1990),  Out  Kind,  Publisher  Harper Perennial.

12. Harris, M. (1991), Cannibals and Kings: Origins of Cultures, Publisher: Vintage, Reissue edition.

13. Lévi-Strauss (1963), Structural Anthrology, New York: Basic Book.

14. Mead, M. (1943), The fators of Food Habits, Ann. Am. Acad. Politic. Soc. Sci 225, pp. 136 - 141.

15. Mead, M. (1949), Cultural Partnering of Culturally Relevant Behavior, J.Am.Ditet.Ass.25, pp. 677 - 680.

16. Mennell, S. (1985), All Manners of Food: Eating and Taste in England and France from Middle Ages to Present, Oxford: Blackwell.

17. Mintz (1986), Sweetness and Power, Publisher: Penguin Books, Reprint Edition.

18. Murcott, A. ed (1983), The Sociology of Food and Eating, Aldershot, Hants, UK: Gower.

19. Evans   Prichard,   E.E.   (1967),   The   Nuer:   A Description of Modes of Livelihood and Political Institutions of a Nilotic People, Oxford, Clarenden Press.

20. Richards, A.L.  (1932),  Hunger  and  work  in  a Savage Tribe: A Functional Study of Nutrition Among the Southern Bantu, London, Routledge.

21. Richards, A.L. (1939), Land, Labor and Diet in Northern Rhodesia, Oxford University Press.

22. Sahlins, M. (1976), Culture and Practical Reason, Chicago, IL: Univ. Chicago Press.

23. Tierney,   O.   (1994),   Rice   as   Self,   Publisher: Princeton University Press.

24. Vương Xuân Tình (2004), Tập quán ăn uống của người Việt ở vùng Kinh Bắc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

 

 

Nguồn: Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2 (182)/ 2019, tr.41-48.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Post by: admin
05-01-2022