Khúc Mạnh Kiên
1. Mở đầu
Tiền Phật hậu Thánh là tên gọi một số chùa ở miền Bắc Việt Nam. Theo tác giả Phạm Thị Thu Hương (2017), có 25 ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, còn tác giả Nguyễn Văn Quý (2012) cho rằng có khoảng 15 chùa, chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt ở Xứ Đoài. Theo khảo sát của chúng tôi, có khoảng 25 ngôi chùa thuộc dạng này. Có nhiều cách lý giải khác nhau về thuật ngữ tiền Phật hậu Thánh. Một số tác giả dựa vào các dã sử, truyền thuyết cũng như biện giải về mặt ngữ nghĩa của thuật ngữ thì cho rằng tiền Phật hậu Thánh là các ngôi chùa có gian tam bảo thờ Phật, và gian phía sau thờ Thánh, việc thờ Phật vẫn được chú trọng hơn thờ Thánh. Chu Quang Trứ cho rằng: “tiền Phật hậu Thánh là tên gọi mặt bằng dạng chùa thờ Phật là chính, thờ thánh là kết hợp và do đó nơi thờ thánh ở vị trí phụ” (2001: 105). Phần kiến trúc bao gồm nghi môn, hậu cung, tả hữu vu, gác chuông. Chùa tiền Phật hậu Thánh thờ các thiền sư vào thời kỳ Lý - Trần. Các thiền sư này tu tập hoặc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng Mật giáo. Họ vừa có nhiều pháp thuật tinh thông lại vừa là những tổ nghề dạy dân đánh cá, đúc đồng, múa rối nước... và được dân gian thần thánh hóa, lập đền thờ. Chẳng hạn, thiền sư Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ thuộc thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci), Nguyễn Minh Không thuộc phái thiền Vô Ngôn Thông, theo truyền thuyết, đều có pháp thuật cao cường, thần thông biến hóa. Từ Đạo Hạnh đã đầu thai làm vua Lý Thần Tông, còn Nguyễn Minh Không được coi là chữa khỏi bệnh hóa hổ của vị vua này. Theo tác giả Phạm Thu Hương, những vị thánh này có chung những đặc điểm sau:
- Là các nhà sư có thật hoặc được nghĩ là có thật, có nguồn gốc từ thời Lý, Trần (đa số là thời Lý: 5/6 vị, chỉ có thánh Bối là ở thời Trần), đã từng tu hành hay liên quan đến một ngôi chùa cụ thể, họ được xem như những vị Tổ khai sáng bởi có công xây dựng nên ngôi chùa đó.
- Trong các tài liệu, thư tịch cổ (cả những tư liệu của Phật giáo) đều gọi họ là thiền sư, nhưng trong thực tế, cách thức tu của nhiều nhà sư này mang nhiều yếu tố Mật tông, thậm chí còn kết hợp với Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian nên theo thần tích, họ ít nhiều mang tính chất phù thủy, có phép thuật và khả năng hàng long phục hổ…
- Do có công với địa phương nên sau khi chết, họ được nhân dân tôn thành thánh, thờ trong các ngôi chùa liên quan. Cho đến nay, vai trò của những vị thánh này trong đời sống tinh thần của người dân địa phương vẫn hết sức quan trọng và chưa hề thay đổi (2017: 12).
Bài viết này đề cập đến tâm thức dân gian về ba vị thánh Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không và Dương Không Lộ, nhưng chúng tôi đặt tâm thức ấy trong tâm thức tôn giáo của người Việt nói chung. Tâm thức dân gian là tâm thức của người dân, và tâm thức ấy “bàng bạc”, ở khắp mọi nơi, luôn lan tỏa, không quá sâu sắc nhưng đủ để dẫn hướng hành động. Hầu hết những người không theo Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, v.v... thì đều đến chùa, đền để lễ bái cầu an, giải hạn... Tuy rất nhiều người đi lễ chùa thường xuyên, nhưng không phải ai cũng tự nhận là Phật tử, là tín đồ Phật giáo vì họ không quy y, cũng không biết gì về lễ, kinh. Dù vậy, ai cũng có thể vào chùa, vào đền để lễ Phật, lễ Thánh, và có thể mời nhà sư, thầy cúng làm lễ tại chùa, đền, hoặc tại nhà thầy, tại nhà của chính mình. Vì thế cái gọi là “tâm thức” luôn bàng bạc, nhưng lại lan tỏa, ẩn hiện ở trong cuộc sống thường nhật, trong tâm khảm của con người.
Dựa trên các tư liệu thành văn và tư liệu điền dã của cá nhân về việc thờ phụng Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ, Nguyễn Minh Không tại một số ngôi chùa tiêu biểu như chùa Thầy ở Hà Nội, chùa Đại Bi ở Nam Định (thờ Từ Đạo Hạnh); chùa Keo ở Nam Định và Thái Bình (thờ Dương Không Lộ), chùa (còn gọi là đền) Nguyễn ở Ninh Bình (thờ Nguyễn Minh Không), bài viết luận giải về quyền năng của ba vị thánh trong tâm thức dân gian của người Việt ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ(1).
2. Ba vị thánh là phúc thần
2.1. Cầu tài, cầu lộc, cầu an, cầu duyên, cầu công danh sự nghiệp
Trong tâm thức dân gian, phần lớn các vị thánh được thờ cúng đều là phúc thần, là vị thần tối thượng mà người dân có thể cầu cúng, trông chờ sự che chở, trợ giúp mỗi khi gặp khó khăn, bệnh tật, tai ương trong đường đời. Điều này thể hiện càng rõ hơn trong tâm thức dân gian về việc thờ phụng ba vị thánh vừa là Phật, vừa là Thánh, xuất chúng, tài ba, đi mây về gió, có quyền năng vô biên.
Việc thờ phụng thể hiện ở nhiều hành vi tôn giáo, từ việc đi lễ chùa, đến việc làm lễ cúng và quan trọng trong tâm thức người dân hướng về các vị thánh và trông mong vào sự che chở, cứu giúp. Theo tập tục của người Việt, người dân thường đi lễ chùa vào dịp đầu xuân năm mới, mồng một hay ngày rằm hàng tháng. Họ đến chùa, đến đền cầu thỉnh tới thánh những mong ước đời thường. Theo bà Ngà, một bà “vãi” ở đền thánh Nguyễn (Ninh Bình), khi bước chân vào cửa Phật, cửa chùa là “người ta đặt niềm tin với Phật, với đức Thánh, thì người ta dễ giãi bày tấm lòng của mình, nói lên với nhà Ngài để Ngài giá hộ cho”(2).
Việc cầu cúng tới Phật, Thánh ít nhhiều
mang tính ma lực. Một người dân địa phương ở Thụy Khê (Sơn Tây), nơi thờ thánh Từ Đạo Hạnh, cho hay: “Đức Thánh tổ rất linh thiêng. Khi mình đặt niềm tin với nhà ngài, thì mình ‘ăn mày’ thánh tổ, để ngài gia hộ cho. Đối với người dân ở đây, ngài như một vị thần tối linh, giang tay cứu các con”(3).
Ở chùa Bi (hay còn là chùa Đại Bi, Nam
Giang, Nam Trực, Nam Định) thờ thánh Từ Đạo
Hạnh, dân làng truyền tụng nhau câu ca cổ: “20 [tháng giêng] phát tấu chùa Bi, Trai đi được vợ, gái đi được chồng”
thể hiện việc cầu duyên ở chùa Bi khá phổ biến. Theo lời kể của anh Bằng, một người dân ở Nam Giang, Nam Định: “Khóa lễ cắt giải tiền duyên của chùa Bi khá hiệu quả. Trước đây có cô làm kế toán, tôi là người dẫn cô ấy đến gặp cụ chùa, xin cầu cho cô ấy. Không biết là lễ lạt thế nào, khoảng năm sau cô báo tin là lấy một anh chồng bộ đội chuyên nghiệp”(4).
Việc cầu thỉnh đến các Thánh thật phong phú và đa dạng. Theo bà Ngà, “rất nhiều người muốn mua một thổ đất thì đều về đây làm lễ cầu xin Ngài. Mua được rồi, người ta làm lễ tạ. Còn chuyện mất tiền, mất của thì cũng về đây làm sớ kêu Ngài, Ngài cho quẻ thẻ biết ở phía đông, phía tây, còn nếu không tìm thấy được thì không nên tìm nữa. Muốn thay nhà sang cát cho ông bà mình được hay không thì cũng về cầu Ngài. Nếu được Ngài cho luôn, không phải vướng vấp gì thì làm, còn chưa được, hoặc động điều gì thì cũng biết mà tránh”(5).
Tương tự như vậy, theo ông Dinh, một doanh nhân ở làng Tống Xá, “đã đến đền là phải kêu tất, như gặp bệnh trọng đi bệnh viện là phải kêu cầu. Đây là tập tục và tâm linh của dân làng. Trong cuộc sống có gì khó khăn muốn kêu cầu đến Thánh thì người dân ra đền lễ Thánh để cầu sức khỏe, công danh sự nghiệp, cầu duyên, cầu làm ăn phát đạt, cầu ký được hợp đồng hanh thông”(6).
Đi lễ, cầu cúng Đức Phật, các vị thần thánh ở các chùa, điện thờ là một sinh hoạt nghi lễ mà một bộ phận những người Việt không theo một tôn giáo chính thống nào thường xuyên thực hành. Họ có thể đi lễ vào ngày mồng một, ngày rằm hàng tháng, hoặc khi có công việc của cá nhân, gia đình. Việc đi lễ để cầu mong sự che chở của các vị thánh như là một sự an ủi, một điểm tựa tâm linh, một sự mong muốn có được những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
2.2. Cầu tự
Câu chuyện về cầu tự khá phổ biến trong dân gian. Sau khi lập gia đình, nhiều cặp vợ chồng chưa có con, nhất là con trai phải chịu một áp lực, một sự thôi thúc lớn. Trong hoàn cảnh này, họ có
Dựa trên các tư liệu thành văn và tư liệu điền dã của cá nhân về việc thờ phụng Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ, Nguyễn Minh Không tại một số ngôi chùa tiêu biểu như chùa Thầy ở Hà Nội, chùa Đại Bi ở Nam Định (thờ Từ Đạo Hạnh); chùa Keo ở Nam Định và Thái Bình (thờ Dương Không Lộ), chùa (còn gọi là đền) Nguyễn ở Ninh Bình (thờ Nguyễn Minh Không), bài viết luận giải về quyền năng của ba vị thánh trong tâm thức dân gian của người Việt ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ(1).
2. Ba vị thánh là phúc thần
2.1. Cầu tài, cầu lộc, cầu an, cầu duyên, cầu công danh sự nghiệp
Trong tâm thức dân gian, phần lớn các vị thánh được thờ cúng đều là phúc thần, là vị thần tối thượng mà người dân có thể cầu cúng, trông chờ sự che chở, trợ giúp mỗi khi gặp khó khăn, bệnh tật, tai ương trong đường đời. Điều này thể hiện càng rõ hơn trong tâm thức dân gian về việc thờ phụng ba vị thánh vừa là Phật, vừa là Thánh, xuất chúng, tài ba, đi mây về gió, có quyền năng vô biên.
Việc thờ phụng thể hiện ở nhiều hành vi tôn giáo, từ việc đi lễ chùa, đến việc làm lễ cúng và quan trọng trong tâm thức người dân hướng về các vị thánh và trông mong vào sự che chở, cứu giúp. Theo tập tục của người Việt, người dân thường đi lễ chùa vào dịp đầu xuân năm mới, mồng một hay ngày rằm hàng tháng. Họ đến chùa, đến đền cầu thỉnh tới thánh những mong ước đời thường. Theo bà Ngà, một bà “vãi” ở đền thánh Nguyễn (Ninh Bình), khi bước chân vào cửa Phật, cửa chùa là “người ta đặt niềm tin với Phật, với đức Thánh, thì người ta dễ giãi bày tấm lòng của mình, nói lên với nhà Ngài để Ngài giá hộ cho”(2).
Việc cầu cúng tới Phật, Thánh ít nhhiều
mang tính ma lực. Một người dân địa phương ở Thụy Khê (Sơn Tây), nơi thờ thánh Từ Đạo Hạnh, cho hay: “Đức Thánh tổ rất linh thiêng. Khi mình đặt niềm tin với nhà ngài, thì mình ‘ăn mày’ thánh tổ, để ngài gia hộ cho. Đối với người dân ở đây, ngài như một vị thần tối linh, giang tay cứu các con”(3).
Ở chùa Bi (hay còn là chùa Đại Bi, Nam
Giang, Nam Trực, Nam Định) thờ thánh Từ Đạo
Hạnh, dân làng truyền tụng nhau câu ca cổ: “20 [tháng giêng] phát tấu chùa Bi, Trai đi được vợ, gái đi được chồng”
thể hiện việc cầu duyên ở chùa Bi khá phổ biến. Theo lời kể của anh Bằng, một người dân ở Nam Giang, Nam Định: “Khóa lễ cắt giải tiền duyên của chùa Bi khá hiệu quả. Trước đây có cô làm kế toán, tôi là người dẫn cô ấy đến gặp cụ chùa, xin cầu cho cô ấy. Không biết là lễ lạt thế nào, khoảng năm sau cô báo tin là lấy một anh chồng bộ đội chuyên nghiệp”(4).
Việc cầu thỉnh đến các Thánh thật phong phú và đa dạng. Theo bà Ngà, “rất nhiều người muốn mua một thổ đất thì đều về đây làm lễ cầu xin Ngài. Mua được rồi, người ta làm lễ tạ. Còn chuyện mất tiền, mất của thì cũng về đây làm sớ kêu Ngài, Ngài cho quẻ thẻ biết ở phía đông, phía tây, còn nếu không tìm thấy được thì không nên tìm nữa. Muốn thay nhà sang cát cho ông bà mình được hay không thì cũng về cầu Ngài. Nếu được Ngài cho luôn, không phải vướng vấp gì thì làm, còn chưa được, hoặc động điều gì thì cũng biết mà tránh”(5).
Tương tự như vậy, theo ông Dinh, một doanh nhân ở làng Tống Xá, “đã đến đền là phải kêu tất, như gặp bệnh trọng đi bệnh viện là phải kêu cầu. Đây là tập tục và tâm linh của dân làng. Trong cuộc sống có gì khó khăn muốn kêu cầu đến Thánh thì người dân ra đền lễ Thánh để cầu sức khỏe, công danh sự nghiệp, cầu duyên, cầu làm ăn phát đạt, cầu ký được hợp đồng hanh thông”(6).
Đi lễ, cầu cúng Đức Phật, các vị thần thánh ở các chùa, điện thờ là một sinh hoạt nghi lễ mà một bộ phận những người Việt không theo một tôn giáo chính thống nào thường xuyên thực hành. Họ có thể đi lễ vào ngày mồng một, ngày rằm hàng tháng, hoặc khi có công việc của cá nhân, gia đình. Việc đi lễ để cầu mong sự che chở của các vị thánh như là một sự an ủi, một điểm tựa tâm linh, một sự mong muốn có được những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
2.2. Cầu tự
Câu chuyện về cầu tự khá phổ biến trong dân gian. Sau khi lập gia đình, nhiều cặp vợ chồng chưa có con, nhất là con trai phải chịu một áp lực, một sự thôi thúc lớn. Trong hoàn cảnh này, họ có
năng cao, có những khả năng hơn người, trong đó có chữa bệnh tâm linh. Charles Keyes khi bàn về ma lực và tiểu sử linh thiêng cũng cho rằng “phần lớn các vị thánh và những người có ma lực được biết tới bởi khả năng chữa bệnh của họ hơn là bởi bất kỳ phẩm chất nào khác. Động cơ mạnh mẽ nhằm tìm ra phương cách chấm dứt những bệnh nan y chưa từng được cứu chữa” (Keyes 2006:
393). Vẫn theo Keyes, người được cho có khả năng chữa khỏi bệnh cho những người đối diện với tình trạng gần đất xa trời, hay những người mắc bệnh kinh niên, hoặc tàn tật lâu năm có thể được gán cho là có ma lực, và khả năng chữa bệnh của họ được diễn giải là tiếp nhận từ thần thánh. Việc tìm kiếm chung của nhân loại để chặn đứng những tai ương khiến cho biện pháp chữa bệnh trở thành những dấu hiệu phổ biến nhất của ma lực (Keyes 2006: 393).
Việc thỉnh cầu ba vị thánh để chữa bệnh, một mặt phản ánh thực trạng chung của người Việt khi đi cầu cúng, mặt khác cũng phản ánh tâm thức về ba vị thánh và có sự liên quan đến việc chữa bệnh thần kỳ cho nhà vua của các vị thánh theo huyền sử. Từ Đạo Hạnh, lúc tu ở chùa, là thầy lang lên núi hái lá thuốc chữa cho dân nhiều bệnh hiểm nghèo. Hiện nay, trên núi Sài Sơn, theo người dân kể, tại vườn dược sư còn có rất nhiều loại thuốc nam, xưa, được đức Thánh tổ sử dụng để cứu dân.
Câu chuyện về chữa bệnh ở chùa Keo Nam Định cũng được lan truyền trong dân gian. Theo ông Hùng, một mặt người ốm vẫn phải đi viện, mặt khác thì họ đi lễ. Cách chữa bệnh ở chùa Keo “cũng là nghệ thuật của các cụ.” Ông Hùng có ông bố là pháp sư tại chùa Keo kể: “Bố tôi viết vào sớ mực nào ra mực đó, tức là chữ đen, chữ đỏ. Riêng cách chữa bệnh cái bùa nói về tâm linh, yểm, đảo, mồ mả gia trạch khác là viết bằng mực tàu với son. Còn riêng bùa chữa bệnh, tôi thấy ông tôi làm thế này, ông phải đi mua những vị thuốc bắc ghi ra giấy. Tôi thấy là các giấy bản cụ viết ra sớ. Sau khi cụ thỉnh ông Thánh xong, là phù bùa và dặn về nhà đốt ra thành tro để nước trong, lắng xuống rồi mới gạn nước trong ra để uống. Sau này lớn lên tôi mới thấy mình uống là uống thuốc. Tức là mua các vị thuốc bắc sau đó pha chế ra cái nghiên thành mực rồi mới viết lên giấy bản”(12).
Chia sẻ kinh nghiệm và chứng kiến các nghi lễ chữa bệnh tại chùa Keo ở Hành Thiện, thầy pháp sư Thành kể là họ còn làm bùa, chữa bệnh âm, bệnh tâm thần, điên do bị hành, còn nếu là do gen di truyền thì không làm lễ chữa bệnh. Theo thầy Thành, “bệnh điên tình do người âm theo thì cũng khó chữa, vì âm hành, do hợp bóng vía của những người âm nên bị hành. Một ví dụ là cháu Anh ở Tam Điệp. Khi cháu 17-18 tuổi mắc bệnh điên tình, không biết ai mách mà từ Tam Điệp, cháu tìm về đây nhờ bố tôi cứu chữa. Ông tiến hành các phương pháp như vậy, chữa cho cháu khỏi. Sau này lấy chồng, có con giờ thành bà rồi, năm nào cũng về chùa lễ tạ”(13). Những câu chuyện chữa bệnh âm được lan truyền khá phổ biến ở các ngôi chùa Mật Tông ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và được lý giải từ góc độ nhân học, như trong các công trình của tác giả Nguyễn Thị Hiền (2015).
Ở chùa Keo, Nam Định, trong truyền thống ở làng Hành Thiện, có nhiều pháp sư làm bùa, yểm bùa chữa nhiều các loại bệnh theo kiểu ma thuật vì các pháp sư trụ trì trong chùa theo phái Thái thượng lão quân. Vì vậy, ngoài hành lễ nhà Phật các thầy còn thỉnh pháp lục, phù bùa để trừ tà, trị bệnh và hành nghề phù thủy. Theo thầy Thành, “chỉ chúng tôi mới có các đạo bùa để chữa bệnh”. Theo ông, trường phái của Thái thượng lão quân còn kết hợp với việc trị bùa theo pháp trị tà, ma thuật của thánh Trần Hưng Đạo. Không phải tất cả các khoa cúng đều là kinh đức thánh, mà do tính chất của từng việc, lời khấn kêu cho từng người và các công việc cụ thể do trình độ của từng thầy. Quan trọng, trong tâm thức dân gian ở chùa Keo, Nam Định là “ở đây đức thánh có biệt tài về cứu người, trị bệnh”(14).
Đối với đức thánh Nguyễn Minh Không
(thánh Nguyễn), theo tục truyền Ngài chữa bệnh hóa hổ cho vua, siêu phàm về chữa bệnh, nên tại nơi sinh của Ngài ở Ninh Bình có sớ đảo bệnh, cải tử hoàn sinh. Bà Ngà kể: “Từ khi lên chùa cùng chồng làm trụ trì đền thánh Nguyễn đã được ba năm, bà chứng kiến, nhiều trường họp ốm rất nặng, có người thở ô-xi nhưng gia đình về đây lễ kêu Ngài ba ngày, cầu đảo bệnh để gặp thầy gặp thuốc. Sau đó, người ta sống được thêm được 1-2 năm nữa. Cũng tại đây, nhiều người đến kêu cầu
vì bệnh âm, đi bệnh viện khám không ra bệnh, khi về nhà lại đổ bệnh”. Theo bà Ngà, một là do căn quả của mình, hai là do bị người âm hành, và bà cũng chính là người chữa những bệnh về đường âm. Bà kể câu chuyện về đứa cháu 23 tuổi, chưa có chồng, mà bị người âm theo, suốt ngày hành về ban trưa. Khi đến gặp bà, bà lễ cho 3 ngày, sau đó về nhà lễ tiếp. Bà kêu cho khỏi bệnh, “vì cửa của Ngài đây tối linh che chở cho”(15).
Việc xin chữa bệnh, đỡ bệnh liên quan đến những mảnh vỡ trong tiểu sử linh thiêng về việc chữa bệnh cho vua và về việc các vị thánh là thần y biết nghề thuốc. Bài viết không đi sâu vào việc phân tích tính hiệu nghiệm của các nghi lễ ma thuật, mà muốn nhấn mạnh trong tâm thức của người dân Việt, đến các chùa, đền thờ phụng ba vị thánh là để thỉnh cầu và làm lễ chữa bệnh về mặt tâm linh, như trong dân gian có câu “có bệnh thì vái tứ phương”. Trong việc cầu cúng chữa bệnh, cũng như việc cầu tự, có người cầu được ước thấy, có người cầu chỉ để giải tỏa tâm lý. Trong bài viết, tác giả muốn nhấn mạnh những biểu hiện điển hình của việc cầu thỉnh đến ba vị thánh, và những biểu hiện này cũng phản ánh tâm thức dân gian của người dân Việt thờ cúng thánh thần nói chung.
4. Ba vị thánh là tổ nghề
Theo sử liệu, các thánh đều là các vị thánh tổ của nhiều nghề: nghề đúc, nghề rối, nghề hoa cây cảnh, nghề chài lưới, đánh cá, nghề thuốc…, Trong bài viết này, tác giả phân tích hai nghề tiêu biểu là nghề rối và nghề đúc.
4.1.Ông tổ nghề rối
Từ Đạo Hạnh được suy tôn là ông tổ nghề rối. Qua thư tịch, truyện kể dân gian, trong tâm thức dân gian, thánh Từ Đạo Hạnh là tổ nghề múa rối cạn và rối nước. Lễ hội chùa Thầy vào ngày mồng 7 tháng ba âm lịch tổ chức múa rối nước tại thủy đình trước chùa. Đây là một thủy đình cổ kính. Tương truyền, rối nước là do Từ Đạo Hạnh truyền dạy, nhưng không phải người dân ở thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn, Sơn Tây, nơi có chùa Thầy biểu diễn rối nước, mà là dân làng Ra (nay là Phú Hòa, Thạch Thất, Hà Nội) cứ đến hội là diễn rối tại thủy đình với mục đích mua vui là chính. Sự tích kể rằng Từ Đạo Hạnh trên đường đi giảng đạo qua làng Ra, thấy cảnh trí vui
tươi, người dân cởi mở, nên ngài đã đem nghề rối truyền dạy cho dân trong làng. Trong các tiết mục rối nước, tiết mục ‘Rước kiệu rời tượng’ mang tính thiêng tái hiện cảnh rước tượng Từ Đạo Hạnh để tỏ lòng biết ơn đối với Thánh tổ sáng tạo và truyền dạy nghề rối nước (Đặng Thị Phong Lan 2010).
Từ Đạo Hạnh còn là vị Thánh tổ của rối hầu Ổi Lỗi, còn gọi là hát và múa rối hầu thánh ở chùa Đại Bi, thị trấn Nam Giang (Nam Trực, Nam Định). Đây là loại hình rối cạn độc đáo ở vùng châu thổ sông Hồng, chỉ được diễn vào đêm giao thừa và trong dịp lễ hội tại chùa Đại Bi vào đêm 20, 21, 22 tháng giêng hằng năm. Theo huyền tích, một lần thánh Từ Đạo Hạnh đang đi thuyền dạo trên sông thì thấy một cái bọc nổi lềnh bềnh, ông vớt lên xem thì thấy trong đó có sáu đứa trẻ quái thai. Động lòng trắc ẩn và từ tâm, thánh đã đem sáu đứa trẻ về chùa nuôi nấng và dạy dỗ. Để tưởng nhớ công lao của thánh, nhân dân đã sáng tạo ra sáu đầu rối, mang khuôn mặt của sáu người trưởng thành, khôn lớn, và rước các tích trò ca ngợi công đức của đức thánh Từ(16).
Đây là rối hầu thánh nên trong tâm thức
người dân ở đây, các con rối và các buổi diễn rất thiêng. Các con rối được thờ tự trong khám thờ, phía sau ban thờ Thánh ở tam bảo. Trong tâm thức nhân dân, những đầu rối là “thánh tượng”, không được gọi là “con rối’. Trước khi tổ chức hát rối, người ta phải làm thủ tục tế lễ xin phép rước và đưa thánh tượng từ nơi thờ tự ra nơi biểu diễn. Nghi lễ xin phép thánh được chia làm bốn phần: lễ thánh, lễ rước thánh tượng, lễ tắm tượng và lễ dâng tượng. Chỉ có những người có vai vế trong phường hát rối mới được phép rước thánh tượng. Kinh văn (ca từ) biểu diễn khi hát rối Ổi Lỗi chủ yếu mang nội dung nói về công lao của Đức Thánh Từ, ca ngợi đất nước thái bình thịnh trị, vua sáng tôi hiền. Khi diễn, các nghệ nhân rối đứng sau tấm màn, biểu diễn sao cho đầu rối hướng về phía bàn thờ Phật và thánh Từ Đạo Hạnh với ý nghĩa rối hầu dâng thánh.
Việc tham gia rối hầu Ổi Lỗi cũng phản ánh tâm thức của người dân về việc phụng sự thánh. Mọi người tự nguyện đăng ký tham gia vào phường rối, thì những người có trách nhiệm nhất, như các ông trùm của ba thôn, thuộc về thôn
nào thì trùm của thôn ấy phải chịu trách nhiệm về tập luyện và đào tạo những người mới. Đặc biệt, những người đã vào phường rối thì phục vụ cho đến khi chết. Tâm niệm của những người tham ra phường rối là để hầu hạ Phật Thánh, và làm cái phúc cho con cho cháu. Hồng phúc của mỗi người khác nhau, như anh Bằng, một thành viên tham gia múa rối, đã cầu tự được như ý có con trai sau ba lần sinh hạ toàn con gái. Việc cầu tự của anh Bằng đã được bài viết trình bày ở phần trên.
4.2. Ông tổ nghề đúc
Thánh Nguyễn Minh Không được thờ phụng như một ông tổ nghề đúc nói chung. Một số địa phương có nghề đúc đồng lâu đời như các làng nghề Yên Xá, Tống Xá ở Ý Yên, tỉnh Nam Định; phố nghề Ngũ Xã, phố Lò Đúc ở Tp. Hà Nội; làng Chè, làng Rỵ (Thiệu Hóa, Thanh Hóa), các làng nghề đồng Châu Mỹ, Long Thượng, Đông Mai ở Hưng Yên và Đào Viên, Điện Tiền ở Bắc Ninh đều thờ và tôn vinh Ngài là ông tổ đúc đồng. Ở một số địa phương, thờ thánh Nguyễn Minh Không là ông tổ đúc đồng trong sự đồng nhất với Dương Không Lộ. Làng nghề đúc đồng ở Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa và đền thờ sư tổ nghề đồng ở số 5 phố Châu Long ở Hà Nội thì tổ sư nghề đúc đồng là Khổng Minh Không. Dân gian đã hòa nhập Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không làm một, thành Khổng Minh Không(17). Về sự phụng thờ Nguyễn Minh Không, hiện nay có tới 100 ngôi đền thờ, trong đó có những nơi thờ lớn như chùa Phả Lại, Hải Dương, số 50 Lý Quốc Sư Hà Nội, chùa Bái Đính cổ, v.v… và ở nhiều tỉnh thành vùng châu thổ sông Hồng. Bài viết chọn một điểm tương đối điển hình về việc thờ phụng đức Thánh tổ Nguyễn Minh Không ở làng nghề Tống Xá, xã Yên Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Ở Tống Xá, hiện nay có 138 xưởng đúc đã đăng ký kinh doanh. Họ đúc các linh kiện cho các hệ thống nhà máy, các khu công nghiệp, chứ không làm mới cả bộ máy. Thánh tổ dạy nghề đúc đồng, đúc gang, còn sau này do kinh tế phát triển và nhu cầu của thời đại, dân làng mới có nghề đúc thép. Theo ông Khang, một trong những người thuộc Ban Quản lý đền, ban đầu Thánh tổ chỉ dạy đúc lưỡi cày, nông cụ, thể
hiện trong sớ cúng tổ có dòng chữ “giáo dân chế tác điền khí” (nghĩa là dạy dân đúc công cụ làm ăn nông nghiệp). Như vậy, đầu tiên là làm hàng nông nghiệp sau dần mới chuyển sang làm hàng công nghiệp. Bây giờ, các xưởng trong làng chủ yếu phục vụ hàng công nghiệp cho các nhà máy trong cả nước. Làng nghề cũng sản xuất được nhiều mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu, khẳng định khả năng và thương hiệu của làng nghề. Ví dụ, doanh nghiệp của Công ty Ngọc Hà do ông Dinh sáng lập chủ yếu sản xuất các mặt hàng thép, phục vụ cho ngành công nghiệp, hợp đồng chủ yếu cho ngành than, khai thác đá, ngành xi măng, ngành nhiệt điện, đóng tàu.
Do kinh nghiệm cha truyền con nối hàng trăm năm, kinh nghiệm làm việc là yếu tố quan trọng để cho làng nghề phát triển. Họ có thể làm theo các mô hình sản phẩm hay theo bản vẽ thiết kế sản phẩm. Hơn nữa, họ chủ yếu làm theo đơn đặt hàng chứ không sản xuất hàng loạt. Nhiều mặt hàng trước đây nhập khẩu từ Liên Xô, Trung Quốc như máy nghiền đá, thì giờ đây Tống Xá có thể sản xuất được, vừa rẻ, vừa tiết kiệm, vừa tận dụng được nhân công, nhanh hơn nhiều, chất lượng tương đương hàng nhập khẩu.
Được thánh dạy nghề và đúc kết kinh nghiệm qua nhiều đời, nên dân làng chỉ cần nhìn nước đồng lúc nào đổ được là đổ, nhìn bằng mắt không cần máy đo. Điều này thực tế là kinh nghiệm, là bí quyết và được lĩnh hội khi thành thạo nghề. Tuy nhiên, người dân làng nghề vẫn luôn nhờ cậy vào vị thánh tổ.
Trong tâm thức của người dân ở Tống Xá, thánh Nguyễn Minh Không rất thiêng và được gọi thân thuộc là “Cụ”. Họ tâm niệm rằng do có sự phù hộ của Cụ mà họ làm ăn phát đạt như ngày nay với sự phát triển của 138 công ty tư nhân và doanh thu lên đến hàng chục, hàng trăm tỉ năm mỗi năm. Trong suy nghĩ của anh Dinh: “Chúng tôi tôn kính Cụ trong công việc làm ăn, kể cả trong việc đi lễ ở đền vào ngày mồng 1 đầu tháng, hay trong nhà thắp hương cúng tổ tiên. Lúc nào cũng xin Cụ để Cụ phù hộ cho công việc suôn sẻ, làm ăn được an toàn, cho sản phẩm được tốt. Không những vậy, người dân làng nghề chưa được học qua bất kể trường lớp nào, nhưng với tâm thức là Cụ truyền nghề cho,
và do vậy có một cái gì ấy rất linh thiêng. Dù chúng tôi không được học, nhưng Cụ luôn gieo vào đầu chúng tôi những sáng kiến độc đáo, làm cho mình nhận biết rất nhanh nhạy”(18).
Họ có một niềm tin cao cả đối với Cụ. Họ luôn tâm niệm về một vị thánh đã hỗ trợ họ trong nghề và họ có thể cầu xin bất kể lúc nào để Cụ phù hộ cho làm ăn, công việc thuận lợi. Ông Dinh, một doanh nhân thành đạt tại Ý Yên nói: “Khi có đức tin mình cầu rồi thì đi làm rất thuận lợi, suôn sẻ, không chỉ ra đền cầu nguyện, mà ngay cả ở nhà mình cũng cầu đến Cụ và quan trọng trong tâm thức của mình lúc nào cũng tâm niệm về một vị thánh bảo trợ như thế”(19).
Cụ được thờ phụng như là một vị thánh, vì vậy, theo ông Dinh, “trong tiềm thức của người dân làng đã đặt niềm tin vào đức thánh, bất kể làm việc gì, đúc một mẻ thép nào, hay có một hợp đồng nào thì trong tâm linh đều nghĩ đến cúng, lễ Cụ. Chẳng hạn như hôm nay có một cái hợp đồng, hay đúc một cái sản phẩm khó hoặc được một hợp đồng mới thì người ta nghĩ ngay là phải sắm một cái lễ ra đền xin Cụ. Mặc dù biết là mình pha chế được sản phẩm nhưng vẫn phải sắm lễ kêu Cụ”(20).
Không những vậy, những người hợp tác làm ăn, ký kết hợp đồng với các doanh nhân ở làng nghề, như các đối tác công ty của ông Dinh thì mỗi khi đến bàn công việc, hay ngày lễ hội, họ cũng đều đến đền đức Thánh lễ cầu xin tài lộc, làm ăn sức khỏe, hợp tác thuận lợi. Vì vậy, vào dịp lễ hội, có rất nhiều đại diện các doanh nghiệp, đối tác ở những nơi khác đến dự hội, đi lễ đền. Các chủ doanh nghiệp thì làm lễ và làm cỗ mời các đối tác ăn tại nhà.
Nhờ có Cụ mà mọi công việc trong làng được suôn sẻ, các vấn đề đạo đức được chú trọng, không có người nghiện ngập, việc ứng xử giữa người với người rất tốt đẹp. Nói về đạo đức, nghề nghiệp Cụ truyền cho thì con cháu phải biết trân trọng, tương trợ giúp đỡ nhau, không được tranh giành nhau, không được giấu nghề. Ví dụ, sản phẩm này mình làm thành công, xưởng khác chưa làm được, người ta đến hỏi mình, thì mình phải đến tận nơi chỉ cho người ta. Đơn vị khác khó khăn về vật tư chẳng hạn, người ta chưa kịp mua thì có thể đến đây vay
mượn mình. Hơn nữa, ở Tống Xá, các doanh nghiệp chỉ cạnh tranh về kỹ thuật, chứ không cạnh tranh về khách hàng.
Điều này cho thấy công việc kinh doanh, làm ăn tại Tống Xá có phần khác với nơi khác bởi cái tâm, cái đức và tôn chỉ của làng nghề. Kinh tế thị trường, làm ăn chụp giật, manh mún, tranh giành thị trường, v.v... phần nào được hạn chế bởi phong tục, truyền thống đạo đức làm nghề của cha ông để lại. Những vấn đề đạo đức này, theo triết lý của làng nghề, cũng như là về mặt tâm linh đã giúp cho làng nghề Tống Xá phát triển mạnh mẽ với doanh thu hàng năm tăng dần từ 10-15% và thu nhập của các xưởng đúc có kinh nghiệm lâu đời, có nhiều mối khách hàng lên tới hàng chục, hàng trăm tỉ đồng.
Như vậy, trong tiềm thức của các doanh nghiệp ở Tống Xá, thánh Nguyễn Minh Không là tổ nghề. Do vậy khi đi ký hợp đồng với đối tác, họ đều ra đền cầu xin được thuận lợi. Khi ký kết xong họ lại về đền tạ lễ. Lễ vật tạ Cụ chỉ là lễ chay đặt lên ban thờ. Họ cũng làm lễ đối với những sản phẩm khó, mới bắt đầu nghiên cứu hoặc thử nghiệm. Trước khi nổi lửa nấu lò, họ đều làm lễ xin Cụ tổ phù hộ.
Trong tâm thức của những người làm nghề đúc, thánh Nguyễn Minh Không có một vai trò quan trọng, là cụ tổ dạy nghề, là người trợ giúp trong mọi công việc liên quan. Họ được Thánh phù trợ, nên đầu óc nhanh nhạy, sáng tạo. Qua kinh nghiệm, họ có thể đọc được bản vẽ sản phẩm mà nhiều chuyên gia cũng phải kính nể. Không được học, họ vẫn có thể nhìn những sản phẩm mới mà làm, pha chế hợp kim, đúc. Họ chỉ cần nhìn các mẻ đồng, mẻ thép là biết khi nào đổ được và pha chế tỉ lệ như thế nào để có sản phẩm tốt. Đó là bí quyết, là kinh nghiệm, mà trong tâm thức của họ là họ được thánh chỉ dẫn.
Tạm kết
Việc thờ cúng ba vị thánh Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ, Nguyễn Minh Không ở các chùa tiền Phật hậu Thánh có khá nhiều điểm tương đồng với tâm thức dân gian của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ, nhưng cũng có nhiều điểm riêng. Những khác biệt đó là do sự tác động của văn hóa làng, văn hóa vùng, và một phần cũng do sự quản lý, phụ trách cúng tế tại chùa là do sư, đại đức hay là pháp sư. Một số chùa thì nặng về Phật, một số chùa thì nặng về Thánh, nhưng tựu trung, người dân đến lễ chùa tiền Phật hậu Thánh thì vẫn hướng đến Thánh là chính. Mặt khác, tâm thức thờ phụng ba vị Thánh phần nào vẫn theo truyền thống phản ánh tâm thức thờ phúc thần mà người dân có thể cầu cúng bất kể nguyện vọng nào.
Tâm thức dân gian thể hiện qua nhiều hình thức, hành vi tôn giáo khác nhau. Về cơ bản, ba vị Thánh là phúc thần mà con người có thể cầu, xin mọi điều cho cuộc sống, từ làm ăn, buôn bán, đến bán nhà, dựng vợ gả chồng, từ việc cá nhân, gia đình đến việc của tập thể, cơ quan, làng xã… Đấy chính là nét điển hình trong tâm thức của người Việt.
Chú thích
(1) Trong bài viết này, để đảm bảo thông tin riêng của những thông tín viên, tác giả đã thay đổi tên của họ.
(2) Nói chuyện với bà Ngà ở đền Thánh Nguyễn, xã Gia Thắng, Gia Viễn tỉnh Ninh Bình, ngày 21 tháng
01 năm 2018.
(3) Phỏng vấn ông Quang, một người dân ở thôn Thụy Khê, xã Sài Sơn, huyện Thạch Thất, Sơn Tây, tháng 02 năm 2018.
(4) Phỏng vấn anh Bằng thị trấn Nam Giang, tỉnh Nam Định, 20 tháng 02 năm 2018.
(5) Phỏng vấn bà Ngà ở đền Nguyễn xã Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, ngày 21 tháng 01 năm 2018.
(6) Nói chuyện với ông Dinh, một doanh nhân ở Tống Xá, Ý Yên, Nam Định ngày 21 tháng 01 năm 2018
(7) Phỏng vấn anh Bằng, thị trấn Nam Giang, tỉnh Nam Định, ngày 20 tháng 02 năm 2017.
(8) Nói chuyên riêng với vợ chồng ông Trọng, làng Hành Thiện, ngày 13 tháng 02 năm 2018.
(9) Phỏng vấn bác Hùng, một thầy cúng ở chùa Keo Nam Định, ngày 13 tháng 2 năm 2018.
(10) Phỏng vấn bác Hùng, chùa Keo Nam Định, ngày 13 tháng 2 năm 2018.
(11) Tài liệu về 42 quẻ sưu tầm tại chùa Keo ở làng Hành Thiện, tỉnh Nam Định.
(12) Phỏng vấn ông Hùng, chùa Keo, Nam Định, ngày 13 tháng 2 năm 2018.
(13) Phỏng vấn pháp sư Thành ở chùa Keo, Nam Định, ngày 13 tháng 02 năm 2018.
(14) Phỏng vấn pháp sư Thành tại chùa Keo, Nam Định, ngày 13 tháng 02 năm 2018
(15) Nói chuyện với bà Ngà tại đền Thánh Nguyễn, Gia Viễn, Ninh Bình, ngày 21 tháng 01 năm 2018.
(16) Theo lời kể của ông Danh, thị trấn Nam Giang, tỉnh Nam Định, ngày 13 tháng 02 năm 2018.
(17) http://www.wikiwand.com/vi/L%C3%BD_ Qu%E1%BB%91c_S%C6%B0. Truy cập ngày 15 tháng 02 năm 2018.
(18) Phỏng vấn doanh nhân Dinh tại Tống Xá, Ý Yên, tỉnh Nam Định, ngày 21 tháng 1 năm 2018.
(19) Phỏng vấn doanh nhân Dinh tại Tống Xá, Ý Yên, tỉnh Nam Định, ngày 21 tháng 1 năm 2018.
(20) Phỏng vấn doanh nhân Dinh ở làng Tống Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, ngày 21 tháng 1 năm
2018.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Hiền (2015), “Câu chuyện Cô Đa Đai: thực hành tôn giáo tại một ngôi chùa Mật tông ở Hà Nội”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 04 (142).
2. Phạm Thị Thu Hương (2017), Những ngôi chùa “tiền phật hậu thánh” ở vùng châu thổ Bắc Bộ, Nxb. Lao động.
3. Keyes, Charles (2006), “Ma lực: Từ đời sống xã hội đến tiểu sử linh thiêng” trong Những vấn đề nhân học tôn giáo, Hội Khoa học lịch sử và Nxb. Đà Nẵng xb.
4. Đặng Thị Phong Lan (2010), Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa Thầy, Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Học viện KHXH, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Quý (2012), “Đặc trưng Phật giáo xứ Đoài thời Lý (nghiên cứu trường hợp chùa Thầy)” trong Kỷ yếu Hội thảo “Chùa Thầy và chư thánh tổ sư”, Nxb. Văn hóa
- Thông tin.
6. Chu Quang Trứ (2001), “Chùa “tiền Phật hậu Thánh”- một biểu hiện của kiến trúc Phật giáo Việt Nam”, Sáng giá chùa xưa - Mỹ thuật Phật giáo, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội.
Nguồn: Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2 (182), 2019, tr.8-15