Trong một tổng tập về phong tục người da đỏ xuất bản gần đây, tôi đã bàn về sự phát triển của thần thoại của bờ Bắc Thái Bình Dương. Bài này tôi sẽ tổng kết ngắn gọn những kết quả đạt được từ cuộc điều tra của mình, và thử đưa ra một vài điều chủ yếu chính xác mà theo tôi mang tính nền tảng và tôi tin là cần được khảo sát trong tất cả các thần thoại và phong tục của người nguyên thủy.
Phạm vi khảo sát của tôi, phía Bắc bờ biển Thái Bình Dương trên lục địa châu Mỹ, là vùng sinh sống lâu đời của những con người khác nhau về ngôn ngữ song giống nhau về văn hóa. Nền nghệ thuật của những bộ tộc trong vùng lãnh thổ rộng lớn này giống nhau đến mức quá khó để có thể tìm ra nguồn gốc của một hiện tượng nào đó, thậm chí là một kết cấu đặc sắc nhất trong các tư liệu của một dải đất rộng trong khu vực. Tiếp biến văn hóa của các dân tộc khác nhau lại có kết quả là trình độ và đặc điểm văn hóa của hầu hết các bộ tộc ấy giống nhau; kết quả là chúng tôi cũng thấy rằng các thần thoại đã lan truyền trong các bộ tộc, và một phần lớn các truyền thuyết cũng tương tự như vậy.
Khi chúng tôi rời khỏi khu vực mà nền văn hóa riêng biệt, khác thường của bờ Bắc Thái Bình Dương đạt đến đỉnh cao nhất - thì một sự thay đổi dần trong nghệ thuật và phong tục bắt đầu diễn ra, và cùng với nó, chúng tôi thấy sự giảm dần về số lượng của các thần thoại mà xuất hiện thường xuyên trong các bộ tộc xa xôi vùng Bắc bờ Thái Bình Dương. Cùng thời điểm đó, một sự thay đổi từ từ về các tình tiết và đặc điểm chung của truyền thuyết cũng xuất hiện.
Chúng ta có thể theo cách này lần theo những gì chúng ta có thể gọi là sự thu giảm của vòng quay phức tạp của thần thoại qua những cuộc phiêu lưu nhỏ, thậm chí qua các tình tiết của cuộc di chuyển, và ta có thể theo dõi từng bước của quá trình. Bất cứ khi nào quá trình lan truyền này xuất hiện dấu vết, ta sẽ có một ví dụ rõ ràng và chắc chắn về quá trình lan truyền của một thần thoại qua các bộ tộc lân cận. Hiện tượng lan truyền chỉ có thể giải thích bằng giả thuyết rằng các câu chuyện đã được lưu truyền từ bộ tộc này đến bộ tộc khác, và rồi bộ tộc vừa mới thu nạp ấy lại truyền cho hàng xóm của họ. Không nhất thiết quá trình lan truyền này xảy ra theo một hướng, nó có thể diễn ra theo một trong hai cách.. Theo cách phân tích này, một câu chuyện phức tạp có thể bị đơn giản hóa trong quá trình lan truyền, nhưng đồng thời những nhân tố mới lại có thể gia nhập vào nó.
Có lẽ cần có một ví dụ cho hiện tượng này. Truyền thuyết phổ biến nhất của vùng bờ Bắc Thái Bình Dương là truyền thuyết về con quạ. Cấu trúc đặc trưng của nó được tìm thấy trong truyền thuyết của người Tlingit, Tsimshian và Haida. Càng đi về phía Nam, mối quan hệ giữa các cuộc phiêu lưu càng lỏng lẻo và các con số càng giảm. Có vẻ như truyền thuyết được bảo lưu đầy đủ hơn khi ngược về phía Bắc đến tận cùng của đảo Vancouver. Xa hơn về phía Nam, số lượng các truyện được xác định là của người da đỏ giảm nhanh chóng. Ở Nahwittee, gần cực Bắc đảo Vancouver, 13 truyện trên tổng số 18 truyện còn xuất hiện. Đến Comox chỉ còn 8, Nootka còn 6 và bờ biển Salish còn lại 3. Hơn thế nữa, chuỗi truyền thuyết được tìm thấy ở Nahwittee có mối quan hệ giống như nguồn của nó ở phương Bắc, trong khi càng về Nam chúng càng giảm bớt. Câu chuyện về nguồn gốc thần Ánh sáng ban ngày, phát sinh từ chuỗi truyền thuyết về loài quạ, có thể coi là một ví dụ. Vị thần ấy tồn tại dưới hình dạng một bông hoa tuyết tùng mà một cô gái đã nuốt phải rồi sinh ra. Đến vùng Bờ biển Salish một đoạn khác quan trọng hơn còn lưu được, kể lại cụ thể con quạ đã dùng mưu mẹo như thế nào để bắt người giữ ánh sáng ban ngày phải thả ánh sáng ra khỏi cái hộp của anh ta. Câu chuyện tương tự được tìm thấy ở phía Nam xa xôi, vùng cảng Grey ở Washington. Cuộc phiêu lưu của hắc ín, cái mà con quạ giết chết bằng cách phô ra trước ánh mặt trời, dự định rằng sẽ dùng để trét lên chiếc xuồng của mình, thì xuất hiện ở truyền thuyết vùng đất phía Nam, nhưng trong một mối liên hệ hoàn toàn mới, tham gia vào chuỗi truyền thuyết về nguồn gốc của mặt trời và mặt trăng.
Nhưng cũng còn một số cuộc phiêu lưu vẫn có mặt trong chuỗi thần thoại con quạ ở các vùng phía Bắc mà có thể có nguồn gốc ở các vùng khác của châu Mỹ. Trong những sự tích này tôi đề cập đến chuyện con quạ được mời đến và được đáp lại. Con hải cẩu đặt tay nó vào gần ngọn lửa, cho mỡ nhỏ xuống khỏi tay nó, rơi vào cái đĩa mà sau đó nó đưa cho qụa. Kẻ tiếp sau thử bắt chước chú hải cẩu thế rồi đốt cháy tay mình (…). Câu chuyện này được tìm thấy, ở hình thức này hay hình thức khác, ở khắp phía Bắc châu Mỹ. Và không có bằng chứng nào rằng nó có nguồn gốc từ thần thoại con quạ của người Alaska.
Tôi tin giả thuyết rằng sự lan truyền đã diễn ra giữa những bộ tộc gần nhau sẽ không gặp bất cứ trở ngại nào. Xuất phát từ điểm này, chúng ta sẽ đi đến những lập luận sau đây.
Nếu có một bộ sưu tập đầy đủ các truyện cổ tích và thần thoại của các bộ tộc ở một khu vực nhất định, và sau đó liệt kê lập bảng tổng số tình tiết mà tất cả các phần sưu tầm của mỗi bộ tộc đều có một cách phổ biến, thì con số các tình tiết đó càng lớn sẽ càng khẳng định chắc chắn hơn mối quan hệ của hai bộ tộc và càng cho thấy khoảng cách giữa họ gần nhau hơn. Đây là những gì chúng tôi quan sát được từ một bảng liệt kê các di vật sưu tầm được ở bờ bắc Thái Bình Dương. Một cách tổng quát, các cư dân càng gần nhau thì số lượng các nhân tố càng lớn, và cứ xa dần con số ấy lại giảm dần.
Tất nhiên không chỉ riêng vị trí địa lý ảnh hưởng đến sự lan truyền của truyện dân gian trong một số trường hợp, khá nhiều truyện chỉ phổ biến trong phạm vi nhỏ ở một thời điểm nhất định, lại được tìm thấy bên ngoài khu vực ấy, với số lượng không đáng kể trong những mảnh vỡ thần thoại. Nhưng giới hạn này, không hề có dấu hiệu là đồng thời xảy ra với quá trình phân chia ngôn ngữ. Một ví dụ là truyền thuyết về con quạ mà tôi đã đề cập đến phần trước. Nó được tìm thấy gần như có cấu trúc giống nhau hoàn toàn ở khu vực từ Alaska đến Bắc đảo Vancouver, sau đó đột nhiên biến mất hầu như hoàn toàn, và không xuất hiện ở các bộ tộc phía Nam thuộc dòng giống Kwakiutl, cũng không xuất hiện ở bờ Tây của đảo Vancouver, dù các bộ tộc phía Bắc mà nói tiếng Kwakiutl lại có cốt truyện này. Chỉ một vài mảnh vỡ của những truyện này lạc xa xuống phía Nam, và con số này giảm theo sự gia tăng của khoảng cách. Chắc chắn phải có một nguyên nhân cho sự gãy vỡ đáng lưu ý này, một cuộc điều tra theo hướng thống kê cho thấy những tác phẩm dân gian phía Bắc có mối liên hệ gần gũi với truyện dân gian các bộ tộc xa dần về phía Nam so với khu vực trung tâm đảo Vancouver, nơi mà một bộ tộc thuộc dòng Salish sinh sống, nhưng hiện tượng này không đi xa hơn. Chỉ có thể có một lời giải thích khả dĩ cho thực tế này, là sự thiếu hụt nào đó trong tiếp biến văn hóa, điều mà có thể do một đặc điểm khác biệt về tính cách, do tình trạng chiến tranh kéo dài, hoặc do những thay đổi gần nhất về mặt địa lý giữa các bộ tộc, những điều mà không cho phép quá trình chậm chạp của tiếp biến văn hóa tác động được đến tầng những giá trị tinh thần của một dân tộc. Tôi cho rằng nguyên nhân sau cùng là nguyên nhân nhiều khả năng nhất. Lí do của tôi khi giữ quan điểm này là: bộ tộc Bella Coola, một giống người Salish khác, bị phân cách với các bộ tộc đồng ngữ ở phương Bắc, vẫn có trong hệ thống thần thoại của mình những liên hệ mật thiết với bộ tộc Salish phương Nam, những người có với họ nhiều nét đặc trưng tương đồng hơn là hàng xóm của họ về phía Bắc và phía Nam. Nếu sự di chuyển của họ là một cuộc chuyển dịch từ rất xa xưa, thì sự giống nhau trong hệ thống thần thoại đã có thể không được hoàn toàn, chúng có thể đã bị pha trộn bởi các bộ tộc lân bang.
Chúng ta cũng có thể mở rộng sự so sánh này ra ngoài phạm vi các bộ tộc lân cận nhau dưới quan điểm so sánh hệ thống thần thoại của các bộ tộc ở cao nguyên hay phần lục địa sâu trong đất liền, và thậm chí các bộ tộc ở xa về phía Đông so với các bộ tộc trên bờ biển. Thật không may, dữ liệu sẵn có về khu vực này rất ít ỏi. Những bộ sưu tập tốt nhất tồn tại từ bộ tộc Ahtapácan, từ các bộ tộc trên sông Columbia và phía Đông của vùng núi, từ bộ tộc Omaha, và từ một vài bộ tộc Algonqiun. Khi so sánh hệ thống thần thoại và truyện dân gian của những vùng cách xa nhau, chúng tôi nhận thấy số lượng các tình tiết tương đồng của họ lớn hơn rất nhiều so với mong đợi, nhưng một vài tình tiết trong số đó lại phổ quát đến mức chúng ta có thể mặc định rằng chúng không có mối liên hệ, và có thể đã phát sinh một cách độc lập. Tuy nhiên, có một điểm rất đặc thù mà nổi bật lên ngoài những lý do nhỏ lẻ là đây không phải là nguyên nhân duy nhất của sự giống nhau về cốt truyện và tình tiết. Chúng ta biết rằng trong khu vực đang được bàn đến, có hai con đường mậu dịch quan trọng đều đi đến bờ Thái Bình Dương. Một dọc theo sông Columbia, con đường này liên quan đến khu vực định cư nguyên thủy của các bộ tộc người Shoshonean tới bờ biển và gián tiếp dẫn tới khu vực định cư của các bộ tộc người Sionan và Algonquin. Một nữa dẫn từ khu vực Athapácan đến đất nước của những người Bella Coola.
Có một nhánh nhỏ đổ xuống sông Fraser. Một nghiên cứu về tác phẩm dân gian chỉ ra rằng dọc theo những tuyến đường này, các dấu hiệu về sự liên hệ thần thoại là mạnh nhất, và sự giảm xuống nhanh chóng diễn ra song song với khoảng cách lớn dần. Trên sông Columbia, có dấu hiệu về mối liên hệ giữa tộc người Algonquin và người Siouxu; giữa Bella Coola và Athpascan. Tôi tin rằng hiện tượng này không thể giải thích bằng cách nào khác mà chỉ bằng những thần thoại theo con đường lưu truyền của nó, và bằng việc xuất hiện một quá trình lưu truyền các câu chuyện trên toàn lục địa. Bảng thống kê của tôi bao gồm bộ tộc Micmac ở Nova Scotia, bộ tộc Eskimo ở đảo Greenland, bộ tộc Ponca của lưu vực sông Missisipi, và bộ tộc Athapascan ở vùng sông Mackenzie, và những kết quả đưa lại bằng chứng rõ nhất về sự vay mượn phổ biến.
Sự giống nhau của phần lớn các câu chuyện ở những khu vực địa lý tiếp giáp nhau đã dẫn tôi đến một quan điểm thừa nhận rằng bất cứ đâu mà sự giống nhau rõ rệt giữa hai câu chuyện được tìm thấy ở Bắc Mỹ, thì nó có vẻ như là kết quả của sự lan truyền nhiều hơn là nguồn gốc phát triển độc lập. Nhưng nếu không mở rộng những lý thuyết trên ra ngoài sự thực đã được chứng minh rõ ràng về sự phát truyền của các câu chuyện cổ trong các bộ tộc gần nhau, chúng ta có thể có một số kết luận xa hơn. Khi ta so sánh, ví dụ các truyện cổ về anh hùng văn hóa của người Chinook và những truyện cổ về nguồn gốc của các lễ nghi tôn giáo của người da đỏ Kwakiutl, chúng tôi thấy một sự giống nhau tương đối trong số phần nhất định của truyền thuyết mà cho ta thấy một cách hiển nhiên rằng những phần này là phát sinh của cùng một nguồn. Bà của vị thánh của người Chinook, khi còn là một đứa trẻ, đã bị một con quái vật bắt cóc. Đứa con của họ trở thành người mẹ của người anh hùng văn hóa, và nhờ sự giúp đỡ của bà, con quái vật đã bị giết chết. Trong một truyền thuyết của vùng đảo Vancouver, quái vật, một loài ăn thịt người, mang cô gái đi, và cuối cùng bị giết bởi có sự giúp đỡ của cô. Con của họ trở thành thế hệ sau của loài ăn thịt người. Có một khoảng cách nhất định chênh giữa những câu chuyện này, những truyện khẳng định sự giống nhau không nghi ngờ giữa chúng. Đầu mối quan trọng trong trường hợp này là những thần thoại được đưa ra có lẽ là những cốt truyện cơ bản trong hệ thống truyện dân gian của hai bộ tộc. Dù vậy, chúng không phải là sự phát triển tự nhiên bẩm sinh mà ít nhất là có sự mượn nhau từng phần. Phần lớn các truyền thuyết quan trọng khác chứng tỏ có nguồn gốc ngoại lai, được cấy ghép lên trên những gốc thần thoại cổ hơn. Đây trở thành một trường hợp mà tôi đã tổng kết là các thần thoại mà ta tìm thấy hiện nay đếu không phải là sự phát triển có hệ thống nhưng có sự phát triển từ từ và có được kết cấu hiện tại do có sự bồi thêm vào của vật liệu ngoại lai. Phần nhiều những vật liệu này đã được bản địa hóa, và sau đó được ghép vào và thay đổi về hình thức để phù hợp với đặc tính của dân tộc mới sử dụng nó. Chứng cứ của quá trình này rộng đến mức không có lý do gì để nghi ngờ sự thật. Chúng tôi, do đó, đi đến một kết luận rằng từ những thần thoại trong kết cấu hiện tại của chúng, ta có thể thu được kết luận là chúng là những sự giải thích mang tính thần thoại về các hiện tượng tự nhiên do chủ nhân của những thần thoại đó quan sát thấy; nhưng một số trong số đó, vào nơi, thời điểm mà ta tìm thấy bây giờ thì chưa hề có một ý nghĩa như thế. Nếu chúng ta công nhận kết luận này là đúng, chúng ta phải từ bỏ giả thuyết tức thời rằng thần thoại là sự tưởng tượng không thật, và ta phải đồng thời thừa nhận rằng sự giải thích của chính những người da đỏ cũng chỉ là khả năng thứ hai gián tiếp, không phản ánh được nguồn gốc thực sự của thần thoại.
Tôi không muốn bị hiểu lầm về những gì mình đã nói. Tất nhiên, các hiện tượng tự nhiên là tầng đáy của rất nhiều thần thoại, nhưng chúng ta không nên tìm mặt trời, mặt trăng, mây, bão, biển và đất với tư cách vai trò quan trọng trong tất cả thần thoại. Những điều tôi khẳng định chỉ là một vài thần thoại nhất định không thể được hiểu một cách giản đơn là kết quả của sự quan sát hiện tượng tự nhiên. Sự phát triển của nó quá phức tạp. Trong hầu hết trường hợp, cấu trúc hiện tại có một tầng vật liệu nền bị thay đổi bằng cách phân rã ra và được vật liệu ngoại lai bồi đắp thêm, vì thế mà lớp tư tưởng ban đầu nằm chìm sâu trong văn bản, trong trường hợp khả quan thì cũng bị mờ đi nhiều.
Có lẽ mục tiêu đề ra trong tham luận của tôi là: sự giống nhau của các thần thoại không chỉ do mượn nhau, mà còn do một thực tế là, trong những điều kiện giống nhau được duy trì ở những khu vực giới hạn thì sáng tạo của con người thường đưa đến những sản phẩm giống nhau. Trong khi một điều hiển nhiên trong tham luận là các kết cấu cơ sở của tư duy con người đều liên quan đến nhau, thì có vẻ như một điều khó tin là cùng một cốt truyện phức tạp lại có thể phát sinh hai lần trong một khu vực đã giới hạn. Sự rất phức tạp của câu chuyện và sự giản lược từng bước của chúng là do điều mà tôi đã đề cập đến, rằng không thể giải thích bằng lí do nào khác ngoài lí thuyết về sự lan truyền. Bất cứ ở đâu mà hiện tượng giao thoa dân tộc học do quá trình lan truyền giữa các khu vực địa lý lân cận nhau được tìm thấy, thì quy luật của những khả năng đều loại trừ giả thuyết rằng trong các khu vực địa ký liên tiếp các hiện tượng phức hợp có sự phát triển độc lập ở những nơi khác nhau, nhưng, qui luật ấy buộc chúng ta phải thừa nhận rằng trong phức thể hiện tại của nó sự phân loại dựa trên quá trình lan truyền, trong khi những nhân tố tạo thành lại có thể có nguồn gốc từ đâu đó khác.
Có lẽ sẽ tốt hơn khi diễn giải thêm về sự khác nhau giữa phương pháp so sánh mà tôi theo đuổi trong cuộc điều tra và phương pháp mà các nhà điều tra dân tộc học ủng hộ. Tôi đã giới hạn chặt chẽ sự so sánh của mình ở các khu vực kề nhau - nơi mà chúng tôi biết chắc sẽ diễn ra sự giao thoa. Tôi đã chỉ ra rằng khu vực này mở rộng từ bờ biển Thái Bình Dương đến những khoảng cách có thể xem xét được. Sự thực là các hệ thống thần thoại của khu vực Viến Đông và cực Đông Bắc không liên hệ với thần thoại của các vùng thuộc bờ Thái Bình Dương bằng những mối liên hệ trung gian như lẽ ra phải thế, và tôi cho điều đó bản chất là một khối lượng đầy đủ hơn các tư liệu từ những điểm gián tiếp được tập hợp lại để cuộc điều tra mà tôi đã tiến hành sẽ có thể diễn ra một cách chi tiết. Nhưng một so sánh về câu chuyện con quạ mà chúng tôi có được từ các điểm trung gian đã chứng minh rằng hầu hết những câu chuyện đó mà tôi đã liệt kê ra như là phổ biến ở khu vực Đông, Nam và Tây, sẽ được tìm thấy trên khắp các vùng tiếp nhau. Từ thực tế này, chúng ta có thể bàn tiếp về những câu chuyện phức thể mà nay được biết là chỉ từ những bộ phận biệt lập trên lục địa chúng ta, thì thực sự liên tục nhưng đã không được ghi lại ở các điểm trung gian; hoặc cuối cùng, chúng được đưa đến một vài khu vực nào đó một cách đột ngột, không qua các vùng trung gian. Hiện tượng cuối cùng này rất có thể xảy ra, mặc dù có lẽ là không xảy ra trên diện rộng. Tôi quan sát một ví dụ loại này trên bờ biển Thái Bình Dương, nơi một câu chuyện có quê hương ở Alaska chỉ được tìm thấy trong một bộ tộc ở Bắc đảo Vancouver, nơi mà có thể chứng minh được là đã được đem đến hoặc do du khách hoặc do nô lệ.
Điều kiện tiên quyết là mọi sự so sánh cần phải dựa trên những cứ liệu sưu tầm được ở các khu vực lân cận tiếp giáp, đã khu biệt phương pháp của chúng tôi với phương pháp của các nhà nghiên cứu như Petitot và nhiều nhà nghiên cứu khác, những người cho rằng bằng cứ của quá trình lan truyền hoặc thậm chí của mối quan hệ họ hàng trong mọi trường hợp giống nhau đều được tìm thấy giữa một bộ tộc và bất cứ một bộ tộc nào khác trên thế giới. Rõ ràng là càng nhiều các bộ tộc được đem ra so sánh theo hướng này thì càng nhiều cơ hội để tìm ra những tương đồng. Không thể thu được những kết luận đầy đủ từ kiểu so sánh như vậy, dù kiến văn mà một nhà nghiên cứu chiếm lĩnh được có rộng đến đâu, vì ngay lí do rằng những trường hợp pha trộn phức tạp được tìm thấy trong một vùng cá biệt lại so sánh với các mảnh vỡ thần thoại được tìm thấy trên khắp thế giới. Theo lối so sánh này, chúng ta có thể mong đợi sẽ tìm ra những tương đồng mà đã được tìm thấy trong qui luật về sự phát triển tinh thần của con người, nhưng chúng không bao giờ là bằng chứng của sự lan truyền văn hóa hoặc tư tưởng.
Ở Cựu Thế giới, bất cứ nơi nào đã có các công trình nghiên cứu về hệ thống thần thoại của các bộ tộc lân cận nhau, thì ở đó bằng chứng ngôn từ đều được xem là quan trọng nhất. Nghĩa là, khi cùng với các câu chuyện, tên của các nhân vật cũng được mượn. Đây được coi là bằng chứng đầy đủ nhất của việc vay mượn tác phẩm. Chúng ta không thể trông chờ sẽ tìm ra những cái tên được mượn giống như thế để chiếm lĩnh được khu vực rộng lớn châu Mỹ. Thậm chí ở châu Á, những cái tên mượn thường được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, do đó sự giống nhau về mặt ngữ âm hoàn toàn bị phá hủy. Một hiện tượng tương tự được quan sát ở châu Mỹ như sau: trong nhiều trường hợp, người anh hùng trong các thần thoại là những con vật, với những cái tên được giới thiệu trong thần thoại. Trong trường hợp khác, tên được mượn hoặc được dịch hoặc đã thay đổi đi phần lớn để phù hợp với qui luật phát âm của các ngôn ngữ khác nhau, do đó rất khó nhận ra chúng. Những trường hợp lưu truyền tên, dù thế nào, không hề ít. Tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ từ vùng Bắc bờ Thái Bình Dương.
Hầu hết tên trong thần thoại của Bella Coola là mượn từ tiếng Kwakiutl. Một phần của nghi thức tôn giáo chính của người Kwakiutl tên là "dlo'gwala". Cái tên này, mà có liên hệ gần gũi với một chuỗi thần thoại nhất định, đã lưu truyền lên phía Bắc, xuống phía Nam trong một khoảng cách khá xa. Xuống phía Nam chúng tôi thấy rằng nó đến tận vùng sông Columbia; trong khi lên phía Bắc nó ngừng lại ở khu vực người Tsimshian, còn về phía Bắc xa hơn có một tên khác là một phần của nghi lễ Kwakiutl được thay thế, nghĩa là, "nontlem". Cái tên này, khi nghĩa chỉ một nghi lễ, thì được tìm thấy ở rất xa, vùng Alaska. Nhưng đây là những ngoại lệ; nhìn chung, qui luật dịch lại tên và sử dụng tên các con vật đã loại trừ khả năng của các phương pháp ngôn ngữ nghiên cứu quá trình mượn thần thoại và tác phẩm dân gian.
Chúng ta sẽ xem xét một chút cái cách mà các tác phẩm dân gian đã lan truyền qua các khu vực nối tiếp nhau. Tôi tin sự xem xét này sẽ cho thấy lập trường của tôi - rằng sự tương đồng của tác phẩm dân gian trong các khu vực tiếp giáp là do có quá trình lan truyền, không phải là sự tự nảy sinh riêng rẽ - sẽ được chứng minh bằng thực tế. Và tôi sẽ minh họa điều này bằng những cứ liệu dân gian vùng Bắc bờ Thái Bình Dương, cụ thể là của người da đỏ Kwakiutl.
Có vẻ như là người Kwakiutl một thời nào đó bao gồm một cơ số các cụm dân cư nhỏ. Số dân cư này nhóm lại tạo ra cộng đồng lớn hơn - bộ tộc; và rối mỗi nhóm lại lớn lên, tách ra tạo nên những bộ tộc mới. Có lẽ do ảnh hưởng của hệ thống bộ tộc phía Bắc, các vùng cận biên bị đồng hóa, và thực tế đó dẫn tới sự xuất hiện tất yếu các truyện cổ cận biên. Phong tục tập quán của các bộ tộc hoàn toàn dựa trên sự phân loại bộ tộc, và thứ bậc càng cao thì các tác phẩm cận biên càng quan trọng. Hệ quả là có xu hướng sáng tạo lại các truyền thuyết này. Nghiên cứu đã chỉ ra có hai lớp truyền thuyết: lớp thứ nhất nói về câu chuyện tổ tiên của vùng đất này đã đến đây định cư như thế nào, từ trên trời, từ ngoài trái đất, và từ ngoài đại dương; lớp thứ hai tái hiện quá trình họ tu luyện tinh thần và nhờ đó trở nên đầy sức mạnh. Lớp sau rất đặc thù, chứa đựng những bằng chứng rõ ràng cho thấy chúng có thể là nguồn gốc gần nhất; chúng dựa hoàn toàn trên các tác phẩm dân gian của người da đỏ qua các truyện tu luyện thành giám hộ tinh thần sau khi trải qua thời gian dài ăn kiêng và tẩy trần. Giám hộ tinh thần do tổ tiên tu hành trở thành truyền thống, và các tác phẩm cận biên cũng theo qtr đó gia nhập vào hệ thống tác phẩm của một bộ tộc. Và không nghi ngờ rằng những tác phẩm dân gian này, liên hệ chặt chẽ với bộ phận thần thoại cơ yếu của bộ tộc, là dựa trên những hiện tượng tu hành thực tế và sự đạt đến chức giám hộ tinh thần của tổ tiên trong khu vực hiện tại. Và nếu vậy, chúng ta phải kết luận rằng nguồn gốc của thần thoại có thể có liên hệ nào đó với nguồn gốc của những niềm tin ảo tưởng của những người da đỏ tu hành, và điều này bắt đầu từ gợi ý, rằng những tình tiết được cung cấp từ các truyện cổ tích của các bộ tộc da đỏ khác (và tác phẩm dân gian) ám chỉ đến thế giới tưởng tượng mà những người tu hành da đỏ từng nghe. Do vậy, trong trường hợp này có một lý do tâm lý mạnh mẽ cho sự vay mượn vô tình các thần thoại mà mỗi cá nhân từng nghe, bất kể việc chúng là từ nguồn nào. Sự hợp nhất hệ thần thoại của các bộ tộc là do sự kiện ghép nhập cộng đồng một cách lạ thường. Sự kiện này đã ủng hộ cho quá trình trao đổi bất cứ thần thoại nào mà nhân vật của nó góp phần nâng cao địa vị xã hội của khu vực - quê hương mới của nó.
Một gợi ý khác tương tự mà tôi muốn nói đến ở đây thì lại được hình thành một cách có lý do từ niềm tin vào thế giới tương lai. Tất cả các thần thoại mô tả thế giới tương lai đều nói về việc con người chết như thế nào, làm thế nào mà linh hồn của anh ta đến được thế giới ma quỷ rồi lại trở về vì một vài lý do nào đó. Những gì mà một người kể lại sau phút "gần đất xa trời" là căn cứ của niềm tin vào thế giới sau cái chết ấy. Có căn cứ để nói rằng, con mắt nhìn của một người ốm yếu chịu ảnh hưởng hoàn toàn của những câu chuyện mà anh ta từng được nghe kể về thế giới bên kia, và sự giống nhau phổ biến về nhân vật của những câu chuyện dọc theo vùng đất Bắc bờ Thái Bình Dương chứng minh rằng một quan niệm luôn được gợi ý bởi một quan niệm khác.
Hơn nữa, truyền thống của một bộ tộc là coi hôn nhân như công cụ để bộ tộc của người chồng trẻ tiếp thụ được vùng truyền thuyết cận biên của người vợ, và các chiến binh giết chết được một kẻ thù trong số những người anh ta đã giết. Theo cách này một lượng lớn các tác phẩm dân gian của các bộ tộc lân bang đã được sát nhập vào hệ thần thoại của bộ tộc Kwakiutl.
Lý do tâm lý của hiện tượng vay mượn thần thoại; những thần thoại không liên quan đến thần thoại về con quạ, nhưng là liên quan đến các hành tinh và các hiện tượng thiên nhiên; không dễ có thể tìm ra được. Không nghi ngờ rằng cái ấn tượng tạo bởi thiên nhiên hùng vĩ đối với trí tuệ của người xưa là nguyên nhân cơ bản vì sao thần thoại xuất hiện; nhưng, tuy thế mà, những mẫu hình trong đó chúng tôi tìm thấy các tác phẩm dân gian này thì hầu hết lại ảnh hưởng nhiều từ việc vay mượn. Và cũng vì ảnh hưởng trên mà trong rất nhiều trường hợp những kiến giải về các hành tinh lại hoàn toàn mâu thuẫn nhau. Như bộ tộc Nawittee có toàn phần thần thoại miền Bắc về câu chuyện Quạ giải phóng mặt trời, nhưng, đồng thời, mặt trời cũng được truyền là cha của loài chồn, và chúng tôi tìm ra một tác phẩm nói về cuộc viếng thăm của chồn lên trời, nơi nó mang mặt trời trong đất của cha mình. Các mâu thuẫn khác, tương tự như mâu thuẫn vừa rồi, xảy ra khá thường xuyên. Có một bằng chứng nữa là một hoặc một vài câu chuyện được tìm thấy trong các bộ tộc lân cận nhau, - đôi khi cả những mẫu chuyện đã ổn định, - thì đều là vay mượn.
Những phát hiện này đưa tôi đến kết luận sau, mà tôi hy vọng nó sẽ giải quyết được khúc mắc mấu chốt. Kết quả phân tích một thần thoại cụ thể vùng Bắc Mỹ chỉ ra rằng thần thoại đó bao gồm những nhân tố từ tất cả các nơi trên lục địa. Nhân tố thuộc về các vùng phụ cận thì nhiều hơn, nhưng có nhiều nhân tố khác thuộc về những vùng rất xa, hoặc, nói cách khác, là sự lan truyền các câu chuyện đã diễn ra trên toàn lục địa. Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta có thể tìm ra cách thức mà các câu chuyện dân gian đã tồn tại, và chúng tôi nhận thấy rằng trong mỗi thần thoại của vùng Bắc Mỹ chúng ta phải lường được số lượng khổng lồ các nhân tố ngoại lai. Điều này dẫn ta tới kết luận rằng sự giống nhau về văn hóa trên lục địa chúng ta có vẻ do lan truyền nhiều hơn do tự phát sinh và phát triển. Khi chúng tôi trở lại Cựu thế giới, chúng tôi biết rằng cũng có những con đường lan truyền diễn ra trên toàn lục địa từ phía Tây châu Âu đến quần đảo Nhật Bản, từ Inđônêxia đến Sibêri, và từ Bắc đến Tây châu Phi. Căn cứ vào sự giống nhau trong các phát minh và trong các thần thoại, chúng ta phải mở rộng khu vực này dọc theo bờ Bắc Thái Bình Dương của châu Mỹ và tiến về phía Nam đến lưu vực sông Columbia. Đây là những sự thật không thể phủ nhận.
Nếu thực sự quá trình lan truyền các nhân tố văn hóa đã diễn ra trong khu vực rộng lớn này, chúng ta phải dừng lại trước khi bị dồn đến lúc thừa nhận điều có ảnh hưởng sâu rộng rằng sự giống nhau của hiện tượng dân tộc luôn là hệ quả của tương đồng tư tưởng và nếp nghĩ. Và tôi đã tranh luận rất rõ ràng, rất triệt để nhằm chống lại quan điểm của các nhà nhân loại học hiện đại, những người đã đi quá xa khi cho rằng họ, người coi tiếp bién văn hóa là nguyên nhân sự tương đồng văn hóa, đã nắm được bản chất của nhân loại học.
Khi khẳng định những điều trên, tôi mong tạo ra được một lập trường hoàn toàn rõ ràng. Tôi, tất nhiên, nhận thức được rằng có rất nhiều hiện tượng xã hội có vẻ do những nguyên nhân rất lạ kỳ và rối rắm mà chúng ta có căn cứ tốt để tin rằng những nguyên nhân ấy đã diễn ra độc lập, lặp đi lặp lại. Có những hiện tượng khác, ví dụ cụ thể như những hiện tượng liên quan đến đời sống tâm lý người - cái được tạo nên do cấu trúc tư tưởng. Phạm vi của chúng rộng và rất quan trọng. Hơn nữa, những tương đồng văn hóa mà có thể có hoặc không can hệ tới tiếp biến văn hóa thì đều chỉ ra rằng những quan điểm phân loại giống nhau bắt nguồn độc lập từ những nền tảng tư tưởng khác nhau, áp dụng cho những khu vực lớn hoặc nhỏ do đặc điểm của môi trường. Căn cứ của điều này là những mơ ước và tưởng tượng mà thậm chí trong nền văn minh hiện đại của chúng ta vẫn bị coi là viển vông trong một vài giai đoạn nhất định, và được phát ngôn bởi nhiều cá nhân, cho đến khi chúng nhập vào một dòng chảy lôi cuốn ý nghĩ của chúng ta theo một vài định hướng nhất định. Những điều này tôi biết và công nhận.
Nhưng tôi thực sự cho rằng giả thuyết hấp dẫn này dễ đưa chúng ta đi quá xa. Trước đây, các nhà nhân loại học quy về tiếp biến văn hóa hay thậm chí là sự lan truyền văn hóa ở bất cứ nơi nào họ thấy có hai hiện tượng giống nhau. Việc khẳng định rằng kết luận vừa rồi là sai lầm, rằng rất nhiều tương đồng dựa trên quy luật tâm lý diễn ra trong tiến trình phát triển của con người, đã đưa chúng ta ra ngoài mục tiêu chính thống, và chúng ta giờ đây bắt đầu với niềm tin thái quá rằng mọi sự tương đồng đều do những nguyên nhân trên, và rằng những nghiên cứu của họ là lãnh địa hợp pháp của các nghiên cứu nhân loại học. Tôi tin rằng quan điểm này chỉ đúng như sự sai lầm của quan niệm trước kia mà thôi. Chúng ta không được kết tội những nhà nghiên cứu mà đã nghi ngờ mối liên hệ giữa nền văn hóa châu Á và châu Mỹ như là thiếu hụt trong kiến thức của họ về nguồn gốc thực sự của nhân loại học. Không ai công nhận rằng sự giải thích về mặt tâm lý đứng vững được trong mọi trường hợp. Ngược lại, chúng ta biết rất nhiều trường hợp lan truyền văn hóa kéo qua cả những khu vực vô cùng lớn. Phản ứng chống lại tác dụng thuần nhất của sự tương đồng trong việc chứng minh mối quan hệ và những liên hệ mang tính lịch sử là vượt quá mục tiêu của tham luận. Thay vì yêu cầu một khảo sát nghiêm khắc về nguyên nhân của sự tương đồng, chúng ta giờ đây nói về "một briori", chúng do những nguyên nhân tâm lý, và trong việc này chúng ta sai lầm về phương pháp cũng như phương pháp cũ đã sai. Nếu chúng ta muốn tiến hành trên những con đường đã định sẵn, ta phải đứng lên trên các phương pháp phản biện, không dựa vào cái phổ biến mà dựa vào từng trường hợp cụ thể. Trong nhiều trường hợp, kết luận sau cùng ủng hộ giả thuyết về nguồn gốc độc lập; trong các trường hợp khác lại ủng hộ giả thuyết về lan truyền. Nhưng tôi chắc chắn rằng chưa ai từng chứng minh đâu là giới hạn giữa hai kiểu nguồn gốc này, và chỉ đến khi điều này được sáng tỏ thì những phân tích tâm lý hiệu quả mới được phát huy. Chúng ta thậm chí không biết liệu các khảo sát phản đề có dẫn ta đến việc thừa nhận sức bền của các nhân tố văn hóa đã lan truyền trong thời đại con người di cư khắp địa cầu.
Rất cần làm rõ người Bastian gọi các nguyên tố cơ bản là gì, những nguyên tố mà ta biết là phổ biến toàn cầu, và nguồn gốc của những gì không gần gũi với các phương pháp dân tộc học. Những mẫu nghiên cứu mà các giả thiết này lấy trong các tộc người xa xưa ở các vùng khác nhau trên thế giới, mẫu "Volker-Gedanken", do một phần dựa vào môi trường địa lý, một phần dựa vào đặc trưng văn hóa của tộc người, và vào phạm vi lịch sử của chúng. Để hiểu được sự phát triển của đời sống tâm lý thì sự phát triển mang tính lịch sử của phong tục phải được nghiên cứu chặt chẽ, và phương pháp duynhất mà nhờ đó lịch sử được nghiên cứu là bằng phương pháp so sánh chi tiết giữa bộ tộc và các lân bang của nó. Đây là phương pháp cần thiết để tiến tới việc hiểu hơn về sự phát triển của nhân loại. Nghiên cứu này cũng sẽ dẫn chúng ta tìm hiểu về những vấn đề tâm lý học thú vị trong tiếp biến văn hóa, nghĩa là, điều kiện nào chi phối sự lựa chọn nguyên tố ngoại lai để nhập vào nền văn hóa một dân tộc, và sự tác động qua lại của nền văn hóa cũ với nguyên tố mới gia nhập.
Tóm lại, tôi khẳng định rằng toàn bộ câu hỏi được giải quyết chỉ khi nào ta biết sự phát triển độc lập cũng như sự lan truyền đã tạo thành mỗi nền văn hóa đặc thù như thế nào. Nó vẫn là "sub judice" trong việc hai nguyên nhân này đóng góp bao nhiêu cho sự phát triển của nó. Lập trường giúp ta nhìn nhận vấn đề đã được Otis T. Mason tạo lập một cách thuyết phục trong bài nói chuyện về tương đồng văn hóa. Để nghiên cứu những quy luật tâm lý của tư tưởng loài người mà hiện nay ta đang hiểu sơ sài do các dẫn chứng nghiên cứu của ta thô mộc và chưa được gạn lọc, ta phải nghiên cứu văn hóa người nguyên thủy bằng những phương pháp lịch sử nghiêm túc, chặt chẽ. Ta phải hiểu được quá trình mà từng nền văn hóa cụ thể đã phát triển trước khi chúng ta có thể nghiên cứu và chỉ ra những quy luật theo đó văn hóa của toàn nhân loại đã tiến triển.
Kết cục của những gì ta đang tiến hành đi xa hơn những phương pháp hiện đang rất thích hợp để được công bố, nhưng sự đấu tranh của chúng ta là xứng đáng.
(Race, language and culture, by Franz Boas Columbia University, The Macmillan Company, 1949
Bản gốc chúng tôi mượn TS Trần Văn Toàn, trân trọng cảm ơn)