Văn hóa

Về lịch sử tự nhiên của các thần linh và anh hùng


15-10-2020
Tác giả: Joseph Campbell

VỀ LỊCH SỬ TỰ NHIÊN CỦA CÁC THẦN LINH VÀ ANH HÙNG

Nét đặc trưng của một khoa học mới (1)

Joseph Campbell (2)

       Nghiên cứu so sánh thần thoại của thế giới bắt buộc chúng ta phải nhìn nhận lịch sử văn hoá của loài người như là một thành tố mà trong đó chúng ta thấy rằng chỉ những chủ đề như việc ăn trộm lửa, cơn đại hồng thủy, thế giới âm phủ, sự sáng tạo thế giới và sự phục sinh của các anh hùng có một sự phổ biến khắp thế giới - xuất hiện khắp mọi nơi trong những dạng kết hợp mới khi được kể lại, như là dạng cấu trúc của kính vạn hoa, chỉ là một vài yếu tố và luôn giống nhau. Hơn nữa, trong khi truyện kể để giải trí với những chủ đề thần thoại được tiếp thu một cách nhẹ nhàng - trong cảm xúc, ước mơ và giải trí - chúng cũng xuất hiện trong những môi trường tôn giáo, nơi mà chúng được chấp nhận không chỉ như là chứng cớ lịch sử mà hơn nữa như là sự bộc lộ của những chân lí với tổng thể văn hoá là một bằng chứng sống động và từ đó nó tìm thấy cả quyền lực thần thánh và sức mạnh thế tục của nó. Không một xã hội loài người nào chưa được tìm thấy mà trong đó những môtip thần thoại này lại không được kể trong các nghi thức tế lễ; lời giải thích của các bậc tiên tri, nhà thơ, nhà thần học hay các triết gia; được biểu hiện trong các nghệ thuật; được tán dương trong âm nhạc; và sự trải nghiệm không rõ ràng trong khả năng cho phép của cuộc sống. Thực vậy, sử biên niên của chúng ta, từ những trang đầu tiên, hoàn toàn không phải là một bản kê về sự phát triển của sự chế tạo công cụ của con người; nhưng- bi kịch hơn- là một lịch sử phô bày trí tưởng tượng rõ ràng trong trí tuệ các bậc tiên tri và những cố gắng của những cộng đồng nguyên thủy để thể hiện những thoả ước siêu phàm. Mọi người đều nhận được những dấu hiệu của những tên gọi siêu nhiên, truyền đạt đến các vị anh hùng và chứng tỏ hàng ngày trong cuộc sống và trải nghiệm trong dân gian. Mặc dù nhiều người cúi chào kính cẩn (nhắm mắt) ở những nơi linh thiêng do truyền thống cẩn thận rất cơ bản của họ và loại ra những lời cầu nguyện của những người khác, một sự so sánh trung thực ngay lập tức tiết lộ mà tất cả được xây dựng từ một kho môtip thần thoại- sự lựa chọn, sắp xếp, diễn xuất, hành lễ khác nhau theo nhu cầu của địa phương, nhưng được mọi người trên thế giới tôn trọng.

          Một tâm lí học tuyệt vời cũng như sử  học, vấn đề cũng được đưa ra như vậy. Con người, hình như không thể tự bảo vệ được bản thân mình trước thế giới mà không tin vào một số sự sắp đặt của sự thừa kế chung từ thần thoại. Trong thực tế, sự no đủ của đời sống con người còn có thể chịu đựng một tỉ lệ tuyệt đối sâu sắc và loại không phải suy nghĩ đúng mực của anh ta mà là của thần thoại đại phương. Từ đâu mà có đề tài những sức mạnh phi thường, qua đó họ đươc phép khích động dân chúng, tạo nên những cuộc cách mạng của họ, mỗi cái đều với một số phận đẹp đẽ và tự nguyện ? Và tại sao có thể bất cứ khi nào con người tìm kiếm một vài cơ sở để họ tìm thấy cuộc sống của mình, họ không lựa chọn những sự kiện mà thế giới có thừa, nhưng những thần thoại của trí tưởng tượng xa xưa- thích đưa ra vấn đề làm cho cuộc sống địa ngục đối với bản thân họ và những người xung quanh, ở tên của những vị thần hung dữ, chấp nhận vui vẻ những tặng vật mà thế giới ban cho?

      Có phải cuộc cách mạng hiện đại vẫn luôn bế tắc tinh thần từ mỗi người trong quan niệm của họ về ý thức truyền thống chung; hoặc có thể chúng ta không vượt qua quan điểm cơ bản một cách sâu sắc hơn và đối âm của trí tuệ con người ? Mặc dù đó là một thực tế mà những thần thoại của một số nền văn hoá của chúng ta tác động đến chúng ta, dù có ý thức hay không có ý thức, như sự giải thoát năng lực, thúc đẩy cuộc sống và những tác nhân trực tiếp; đến mức mặc dù trí tuệ hữu hạn của chúng ta có thể bằng lòng, những thần thoại của thời chúng ta đang sống hoặc cha ông ta đã sống- có thể được điều khiển chúng ta ở ngay lúc, các phần hoàn toàn khác nhau.

        Không ai, đến chừng mực mà tôi biết, có thể cố gắng sáng tác một bức tranh đơn lẻ với luật phối cảnh xa gần mới mà được bắt đầu ở các lĩnh vực của chủ nghĩa tượng trưng so sánh, tôn giáo, thần thoại, và triết học bởi các trường phái những năm gần đây. Thành tựu phong phú của những cuộc nghiên cứu khảo cổ học mấy thập kỉ trước đây; những sự chọn lọc dễ hiểu đến ngạc nhiên, những sự đơn giản hoá, và sự phân loại đã đạt được bởi những cuộc nghiên cứu chuyên sâu trong các lĩnh vực triết học, dân tộc học, lịch sử nghệ thuật, văn hoá dân gian và tôn giáo; sự hiểu biết sâu sắc gần đây trong nghiên cứu tâm lí học; và những sự đóng góp vô giá cho khoa học của chúng ta của các học giả, các thầy tu và các nhà văn châu Á, đã kết hợp để đưa ra một ý tưởng mới về nguồn gốc thống nhất lịch sử thánh thần của nhân loại. Không có sự biến dạng vượt ra ngoài khối lượng bằng chứng có trong tay ở sự mở rộng các ngành trong các môn, bởi vậy cuộc họp đơn giản của họ nhan đề “menbra disjuncta” của một khoa học thần thoại duy nhất, trong các trang tiếp theo, tôi cố gắng phác thảo về lịch sử tự nhiên của các thần linh và các anh hùng, tất cả những cái mà dạng cuối cùng của nó có thể bao gồm tất cả hiểu biết về những tồn tại thiêng liêng- như động vật hoạc bao gồm tất cả những con thú và thực vật học gồm tất cả cây cối- không lưu ý đến bất kì cái gì như bất khả xâm phạm hay vượt qua lĩnh vực khoa học của nó. Mặc dù, trong thế giới hữu hình của vương quốc cây cỏ và thú vật, cũng như thế giới huyền ảo của các thần linh: có một lịch sử, một sự phát triển, hàng loạt biến đổi, được tổ chức bằng luật lệ; và sự biểu hiện của những luật lệ đó chỉ nhằm mục đích khoa học.

            Thomas Mann đã viết mở đầu tác phẩm bộ bốn về thần thoại học “ Joseph và những người anh” là “nguồn gốc của quá khứ là rất sâu sắc. Chúng ta có thể gọi đó là không hữu hạn?” Và sau đó ông phát biểu: “ Chúng ta càng tìm hiểu sâu hơn, thì thế giới thấp hơn chúng ta cần thiết thăm dò  càng xa hơn, chúng ta tìm thấy nhiều hơn nguồn gốc sớm nhất của nhân loại, về mặt lịch sử, văn hoá, khám phá những cái bản thân chúng không tìm hiểu được”.

       Nhiệm vụ ban đầu của chúng tôi là phải tìm hiểu nếu đó là sự thật. Và kết thúc, chúng ta sẽ khảo sát tỉ mỉ trước tiên khía cạnh tâm lí học của vấn đề, để nghiên cứu dù hệ thống thần kinh của con người đã được phát hiện đầy đủ về mặt cấu trúc hay những xu hướng chức năng mà những nguồn gốc của thần thoại và nghi lễ được đề cập đến; và sau đó trở lại với những bằng chứng khảo cổ học và dân tộc học, để nghiên cứu hình mẫu tư tưởng thần thoại sớm nhất có thể có.

        Tuy nhiên, như Mann đã cảnh báo, liên quan đến nguồn gốc mà chúng ta đang tìm kiếm: “ Bất kể cái gì mạo hiểm chúng ta đặt ra ngoài giới hạn thì họ rút lui hơn nữa rời xa hơn những nguồn gốc đó”. Nguồn gốc trước tiên ấy là những nền văn sớm nhất-nhưng đó là sự lạc hậu nổi bật gần thời tiền sử  của loài người- còn lại hàng thế kỉ, thiên niên kỉ, quả thực hàng thiên niên kỉ của con người nguyên thủy, những người săn bắn hùng mạnh, người hái lượm cổ xưa hơn, trở lại hơn nửa triệu năm. Và đó là một lớp thứ ba, còn sâu hơn và lạc hậu hơn, dưới tầng dưới cùng của nhân loại. Mặc dù chúng ta tìm thấy nghi lễ nhảy múa từ các loài chim, cá, loài khỉ và ong bướm. Và do đó điều được đặt ra là không biết con người cũng giống như các thành viên khác của thế giới, không có bất cứ xu hướng bẩm sinh nào để đối phó lại, trong phương diện hình mẫu chủng tộc nghiêm ngặt, với dấu hiệu chắc chắn được phô bày trong môi trường loại của nó.

         Khái niệm về một khoa học tự nhiên của các thần linh, phù hợp với phạm vi tư liệu đã được phân loại trong những tư liệu khoa học thích hợp, cho nên bao gồm sự hiểu biết về thời nguyên thủy và thời tiền sử cũng như những lớp văn hoá gần đây của kinh nghiệm con người; và không chỉ đơn giản và sơ lược như một loạ mệnh đề điều kiện của chủ đề chính. Mặc dù những căn rễ của văn minh đều rất sâu sắc. Những thành phố của chúng ta không được nghỉ ngơi, như là những tảng đá trên bề mặt. Chương đầu tiên, lớn phong phú và ghê gớm trong công trình này sẽ được phát triển không hoàn toàn đầy đủ như chương 2, 3 và 4. Phạm vi đó sẽ vô cùng lớn so với các phần khác, mặc dù nó mở rộng về thời xa xưa và lạc hậu mà đó là bản sao chủng tộc của tâm lí vô thức được phô bày ra một cách lạ thường-bên trong mỗi cá nhân....

NVH

-------------------------------

(1): Trích lời nói đầu công trình The Masks of God: Primitive Mythology. Các phần tiếp theo chúng tôi sẽ công bố sau.

(2). Joseph John Campbell (1904 – 1987) là nhà thần thoại học người Mỹ. Ông được biết đến như nhà thần thoại học so sánh nổi bật nhất của thế kỉ XX.  Hai tác phẩm kinh điển của ông là The Hero with a Thousand Faces và The Masks of God.

Trong đó, ông đưa ra thuật ngữ menomyth cũng được gọi là cuộc hành trình của người anh hùng, đề cập đến một mô hình cơ bản được tìm thấy ở nhiều truyện kể khắp thế giới. Mô hình phổ biến rộng rãi này được mô tả đầy đủ lần đầu tiên trong công trình The Hero with a Thousand Faces (1949). Ông là người tin tưởng một cách mạnh mẽ vào sự thống nhất ý thức của con người và sự thể hiện đầy chất thơ điều đó qua thần thoại, qua thuật ngữ monomyth mà Cambell giải tích ý tưởng đó là toàn bộ nhân loại có thể được xem như một câu chuyện đơn lẻ có tầm quan trọng lớn về tinh thần. và trong lời nói đầu The Hero with a Thousand Faces ông chỉ ra đó là mục tiêu của mình để chứng minh sự tương đồng giữa các tôn giáo phương Đông và phương Tây. Theo thời gian tiến hóa, câu chuyện được chia nhỏ thành các hình thức địa phương, với lớp vỏ bên ngoài khác nhau (mặt nạ), tùy thuộc vào những nhu cầu cần thiết và cơ cấu xã hội của nền văn hóa mà diễn giải nó. Ý nghĩa tối hậu của nó liên quan đến tìm kiếm của con người đối với một dạng thức cơ bản, một yếu tố không rõ ràng, mà từ đó tất cả mọi thứ bắt đầu, mà trong đó tất cả mọi thứ hiện đang tồn tại, và tất cả mọi thứ sẽ trở lại và được coi là "bất khả tri" bởi vì nó đã tồn tại trước ngôn ngữ và sự hiểu biết của nhân loại. Trong giai đoạn này Campbell dựa nhiều vào quan điểm của Carl Jung cấu trúc tâm lí con người,  ông thường sử dụng thuật ngữ “ý thức bản ngã”. Ông khẳng định sự tồn tại của cấu trúc tâm lí nhất định và điều đó ảnh hưởng vào cấu trúc của thần thoại.

Từ 1962-1968, Campbell cho xuất bản bộ bốn tác phẩm The Masks of God: Primitive MythologyOriental MythologyOccidental Mythology, and Creative Mythology. In Occidental Mythology. Công trình đã bao quát thần thoại khắp thế giới, từ cổ đại đến hiện đại. Nếu như công trình The Hero with a Thousand Faces tập trung vào tính phổ biến của thần thoại (ý tưởng cơ bản) thì The Masks of God hướng tới những biến thể lịch sử và văn hóa của hành trình các thần linh. Như vậy công trình đầu tiên dựa vào những yếu tố tâm lí học thì công trình sau dựa vào những tư liệu sử học và nhân chủng học.

(Hiện nay, tại khoa Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội có đầy đủ 4 tập này)

Post by: Vu Nguyen HNUE
15-10-2020