Phương pháp

VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY VIẾT VĂN BẢN THÔNG TIN CỦA SÁCH GIÁO KHOA LITERATURE (MCDOUGAL LITTELL - HOA KÌ) VÀO DẠY VIẾT VĂN THUYẾT MINH CHO HỌC SINH LỚP 8 (VIỆT NAM)


07-04-2021
Từ trước đến nay, những nghiên cứu tại Việt Nam về việc rèn luyện kĩ năng viết văn bản thông tin cho học sinh còn chưa nhiều hoặc chưa được trình bày một cách có hệ thống và đầy đủ. Trong bài viết này, trên cơ sở tìm hiểu sách giáo khoa Literature (Văn học) của McDougal Littell (Hoa Kì), phần dạy viết cho học sinh lớp 6, chúng tôi nghiên cứu cách vận dụng hai kĩ thuật viết báo cáo nghiên cứu là sử dụng sơ đồ và thiết kế thẻ thông tin vào dạy viết văn thuyết minh cho học sinh lớp 8 ở nhà trường Việt Nam.

1Trịnh Thị Lan, 2Nguyễn Thu Thủy

1 Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

2 Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

  1. Mở đầu

Văn bản thông tin (VBTT) (Informational text) là khái niệm được sử dụng trong tương quan với khái niệm văn bản văn chương (Literary text). VBTT “là những văn bản mà mục đích chủ yếu của nó là cung cấp thông tin.” [1; 106]. VBTT “rất quan trọng trong xã hội và có giá trị về mặt nội dung thông tin, như một kho tri thức và những giá trị của nó như một phần của cuộc sống hàng ngày.” [1; 106] Tại Hoa Kì, theo Khung Đọc năm 2009 trong Tiến trình đánh giá Giáo dục Quốc gia năm 2009 (Reading framework for the 2009 National Assessment of Educational Progress), số lượng VBTT cân bằng với số lượng văn bản văn học ở những cấp học thấp, và ngày càng tăng ở những lớp cao hơn. Bên cạnh đó, với bài viết Văn bản thông tin và trẻ em: Khi nào, tại sao, cái gì, ở đâu và như thế nào, trên cơ sở mục đích và các đặc điểm riêng, nhà nghiên cứu Nell K.Duke (Hoa Kì) chia VBTT gồm các loại sau: văn bản giải thích (Expository Text), văn bản thuyết phục (Persuasive Text), văn bản quy trình (Procedural Text) và tường thuật phi hư cấu (Nonfiction Narrative) [2]. Ở Singapore, Đề cương chương trình Ngôn ngữ Anh 2010 (English Language Syllabus 2010 - Primary (Foundation) & Secondary (Normal [Technical]) khẳng định VBTT là loại văn bản đa dạng mà học sinh (HS) chắc chắn sẽ tiếp xúc nhiều trong quá trình học tập [4]. Tại Úc, theo Khung chương trình Tiếng Anh (The Australian Curriculum - English), VBTT là một trong ba loại văn bản chủ yếu HS được tìm hiểu, bên cạnh văn bản hư cấu (Imaginative texts) và văn bản thuyết phục (Persuasive texts) [1]. Qua các tài liệu, có thể nhận thấy, ở nhiều nước trên thế giới, VBTT được sử dụng phổ biến và có vai trò quan trọng trong hệ thống văn bản của chương trình dạy học.

Ở Việt Nam, trong chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2000 tồn tại khái niệm “văn bản thuyết minh”. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống “nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân. . . của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.” [11; 117] Có thể nói, mặc dù khái niệm văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ văn Việt Nam và khái niệm VBTT trong chương trình giáo dục của Hoa Kì, Singapore và Úc không đồng nhất nhưng vẫn có điểm giao thoa ở chức năng biểu đạt và cung cấp thông tin, ở nội dung là những vấn đề hiện thực, không sử dụng những yếu tố hư cấu, tưởng tượng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sử dụng khái niệm văn thuyết minh (VTM) như là một dạng của VBTT.

Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, để viết một bài VTM, người viết phải đồng thời giải quyết nhiều vấn đề. Trước tiên, VTM đòi hỏi lượng thông tin lớn, người viết VTM cần có tri thức đầy đủ về đối tượng thuyết minh. Đó cần phải là những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích, được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn. Người viết cần thu thập và sắp xếp, xử lí tất cả những thông tin đó theo một lô gic phù hợp. Nghĩa là những thông tin được đưa ra trong bài VTM phải vừa đầy đủ, vừa chất lượng. Nhưng không chỉ ở vấn đề thông tin, người viết còn phải làm chủ một kĩ năng viết mang tính tổng hợp [9].

Mặt khác, theo tinh thần dạy học lấy người học là trung tâm, hướng tới người học chủ động, tích cực, sáng tạo, trong các hoạt động học tập, HS cần được trực tiếp hoạt động để tự tìm kiếm kiến thức và kĩ năng cần thiết. Người học cần biết cách vận dụng những kiến thức và kĩ năng của mình vào thực tiễn cuộc sống, phân tích thông tin, lên những ý tưởng mới, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và tự đưa ra kết luận. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học VTM, vẫn còn nhiều HS chưa biết cách học, chưa có phương pháp ghi nhớ kiến thức, xử lí và vận dụng kiến thức vào hoạt động viết. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những tài liệu và cách thức hướng dẫn HS sử dụng các kĩ thuật viết để nâng cao hiệu quả học tập VTM nói riêng và VBTT nói chung.

Sách giáo khoa (SGK) Văn học của McDougal Littell (Hoa Kì) khi dạy học sinh lớp 6 viết báo cáo nghiên cứu (research report) - một dạng VBTT - đã trình bày một số những kĩ thuật viết nhằm giúp HS sắp xếp và xử lí được các thông tin từ những nguồn tài liệu khác nhau. Chúng tôi nhận thấy những kĩ thuật này có thể áp dụng hiệu quả vào dạy học giúp người học VTM tạo lập văn bản đạt hiệu quả cao hơn.

Chúng tôi tập trung giới thiệu hai kĩ thuật dạy viết VBTT là kĩ thuật sử dụng sơ đồ và kĩ thuật thiết kế thẻ thông tin cùng cách thức vận dụng vào dạy học sinh lớp 8 ở Việt Nam viết VTM.

  1. Nội dung nghiên cứu

2.1. Vận dụng kĩ thuật Sử dụng sơ đồ

Từ điển Oxford Learner's Dictionary định nghĩa “sơ đồ” (graph) như sau: một bản vẽ được lên kế hoạch, bao gồm một hay nhiều đường thẳng, thể hiện cách hai hoặc nhiều tập hợp con số có liên quan với nhau” [6, 676]. Vì vậy, có thể hiểu sơ đồ là hình thức ghi chép thông tin kiến thức nhằm hệ thống hóa một chủ đề hoặc một mạch kiến thức, . . . bằng cách kết hợp đồng thời hình ảnh, màu sắc, đường nét, hình khối. . .

Sử dụng sơ đồ là một biện pháp giúp người học tóm tắt, khái quát và sắp xếp những thông tin mà bản thân đã phát hiện được trong quá trình tìm tài liệu, đặc biệt là với những đối tượng thuyết minh phức tạp, bao gồm nhiều phương diện, khía cạnh. Người viết có thể sử dụng sơ đồ trước hoặc trong khi tạo lập văn bản. Khi bản thân tự xây dựng được sơ đồ, người viết sử dụng ngôn ngữ, kí hiệu riêng, phù hợp với mục đích sử dụng sơ đồ trong quá trình tạo lập văn bản. Ưu điểm của việc thiết kế sơ đồ chính là phát huy tối đa năng lực tự học, năng lực sáng tạo của học sinh khi người học có thể tự xây dựng sơ đồ để thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của bản thân [13]. Việc vận dụng sơ đồ trong dạy học tạo lập văn bản thuyết minh sẽ hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, ý thức tìm tòi, khám phá vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách khoa học, có hệ thống.

Tuy nhiên, thiết kế sơ đồ cũng là một thử thách đối với người học. Bởi lẽ, việc xây dựng sơ đồ còn phụ thuộc vào những đặc điểm của sơ đồ, nội dung tri thức cần được tái hiện trong sơ đồ và tri thức nền cùng khả năng tiếp nhận của người đọc.

SGK Văn học lớp 6 của McDougal Littell đã hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ khi thực hành viết một báo cáo nghiên cứu “Bạn có thể tóm gọn hoặc thể hiện thông tin bằng cách tạo ra một đồ thị và đưa nó vào trong báo cáo của bạn. Ví dụ, bạn có thể đưa vào một biểu đồ được ghi nhãn, một biểu đồ nguyên nhân - kết quả, một đồ thị, hay một tiến trình. Chắc chắn cần bao gồm một đường nguồn thể hiện nơi bạn tìm được những thông tin trong đồ thị của bạn.” [3; 961]. Dưới đây là ví dụ về sơ đồ được sử dụng trong bài nghiên cứu “Loài mèo ở Ai Cập cổ đại” (“Cats in Ancient Egypt”).

Những

Mèo hoang                                      Mèo trở thành                 Thần Sự“?4g                                        Mèo không còn

..                                          mèo                  mới                                            thiènp liênp

bắt chuột                                            Vật nuôi                     mèo đạt đỉnh vàoAiCập                                                                           g g

<------ 1---------- 1------------ 1--------- 1----------- 1---------- 1------------ 1-------- -4------------- 1-------- -4------- 1---------- >

4000                    3000                       2000                           1000                                           AD.

B.c.                      B.c.                         B.c.                             B.C.                                           1000

Nguồn: “Ai Cập”; Trumble 39-40; Bisno [3;956]

Sử dụng sơ đồ là một biện pháp hiệu quả khi người viết muốn trình bày một cách làm hay quy trình, như vậy, có thể cung cấp thông tin và hướng dẫn người đọc một cách khoa học và dễ hiểu. Với dạng bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) ở SGK Ngữ văn 8 (tập 1), việc sử dụng sơ đồ để miêu tả một tiến trình là hoàn toàn phù hợp. Ví dụ: Giáo viên có thể hướng dẫn HS tự xây dựng sơ đồ theo bảng trò chơi (board game) phục vụ cho việc viết bài thuyết minh về cách làm món bún thang:

 

2.2. Vận dụng kĩ thuật Thiết kế thẻ thông tin

Thiết kế thẻ thông tin được vận dụng trước khi tạo lập văn bản, bao gồm hai bước: Làm thẻ thông tin về nguồn tư liệu và làm thẻ ghi chú về các thông tin thu thập được.

  1. Làm thẻ nguồn tư liệu

Việc làm thẻ nguồn tư liệu là một trong những biện pháp giúp học sinh có thể quản lí được những thông tin đã thu nhận trong quá trình tìm hiểu. Thẻ nguồn tư liệu giúp người học nhận biết nguồn của các trích dẫn và ý kiến muốn sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, với những đối tượng thuyết minh phức tạp, thẻ nguồn tư liệu hỗ trợ người học lưu giữ nguồn của các thông tin để tránh nhầm lẫn và thất lạc. Trong quá trình tạo lập văn bản, người viết có thể tìm lại tài liệu một cách dễ dàng và khoa học.

SGK Văn học của McDougal Littell (Hoa Kì) đã hướng dẫn HS làm thẻ nguồn tư liệu như sau:

“Viết những thông tin dưới đây vào mỗi tấm thẻ. Sau đó đánh số từng tấm thẻ vào góc trên

bên phải.

Bộ sách giáo khoa trên mạng

- Tác giả (nếu được cung cấp) và nhan đề của bài báo

- Ngày mà thông tin được xuất bản (nếu được cung cấp)

- Tên nhà xuất bản

- Ngày bạn tiếp cận với bài báo

- Địa chỉ đầy đủ trang mạng, còn được gọi là URL

Bản in hoặc bộ sách giáo khoa CD-ROM

- Tác giả (nếu được cung cấp) và nhan đề của bài báo

- Tên và năm của bộ sách giáo khoa - Nếu một CD-ROM, khái niệm “CD-ROM,” cộng với nhà xuất bản và nơi xuất bản

Trang mạng

- Tác giả (nếu được cung cấp) và nhan đề của trang hay bài báo

- Ngày trang mạng (nếu được cung cấp)

- Tên của tổ chức đã tài trợ hoặc tạo ra trang mạng (nếu được cung cấp)

- Ngày bạn tiếp cận với bài báo

- Địa chỉ đầy đủ trang mạng

  • Nếu trang mạng từ một xuất bản phẩm in, liệt kê nhà xuất bản, nơi xuất bản và năm xuất bản

    Sách

  • Tác giả hoặc biên tập
  • Nhan đề
  • Nhà xuất bản, nơi xuất bản và năm xuất bản
  • Số điện thoại của thư viện” [3;960]
  • HS lớp 8 có thể áp dụng để thiết kế các thẻ nguồn tư liệu khi tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu khác nhau về món bún thang:

    Mẫu thẻ nguồn tư liệu dành cho bài báo mạng

     

    Mẫu thẻ nguồn tư liệu dành cho sách

     

    Thẻ nguồn tư liệu được thiết kế với nhiều thông tin cụ thể, từ đó, học sinh sẽ dễ dàng tìm kiếm các tài liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Thẻ nguồn tư liệu đòi hỏi ở người học sự cẩn thận để ghi lại chi tiết những thông tin về tài liệu đã tìm kiếm được, như vậy, HS cũng đã tự mình xây dựng một cơ sở dữ liệu để phục vụ quá trình tạo dựng văn bản.

 

 

Xem thêm: Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 98-105

Post by: admin
07-04-2021