Phương pháp

THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH TÍNH CHUYÊN NGHIỆP SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI


19-10-2020
Tác giả: Mai Quốc Khánh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

1.     Mở đầu

Đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và chất lượng nguồn nhân lực xã hội nói riêng. Cùng với sự phát triển của thế giới hiện đại, quá trình đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với đội ngũ giáo viên, đặc biệt về tính chuyên nghiệp sư phạm. Bởi lẽ, tính chuyên nghiệp sư phạm - một phẩm chất của người giáo viên được đặc trưng bởi phong cách nghề nghiệp dựa trên nền tảng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp sẽ là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo cho giáo viên thực hiện có chất lượng hoạt động nghề nghiệp của mình nói riêng và hoàn thành mục đích giáo dục và đào tạo của nhà trường nói chung. Hình thành tính chuyên nghiệp sư phạm cho sinh viên (SV) là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong đào tạo đội ngũ giáo viên có chất lượng cao. Sở dĩ như vậy vì người giáo viên bằng lao động sư phạm chuyên nghiệp của mình thực hiện chức năng dẫn dắt sự phát triển cá nhân và phát triển xã hội. Quá trình hình thành tính chuyên nghiệp sư phạm cho SV là một quá trình diễn ra lâu dài và có sự cộng hưởng của nhiều tác động.

Thực tiễn đào tạo giáo viên tại các trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội cho thấy, quá trình hình thành tính chuyên nghiệp sư phạm cho SV từng bước nhận được quan tâm của các cán bộ quản lí (CBQL) nhà trường, giảng viên (GV), SV và bước đầu đã đạt được một số kết quả, tuy nhiên, quá trình này vẫn còn nhiều hạn chế cần được giải quyết. Chính vì vậy, việc quan tâm, nghiên 

cứu một cách toàn diện các vấn đề của thực trạng hình thành tính chuyên nghiệp sư phạm cho SV trường ĐHSP Hà Nội, tạo cơ sở thực tiễn quan trọng để nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng của quá trình này là vấn đề có tính cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.

Trong những năm qua, vấn đề hình thành tính chuyên nghiệp sư phạm cho SV trường ĐHSP đã nhận được sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu, điều này được thể hiện qua các công trình nghiên cứu của các tác giả tiêu biểu như: Phạm Thị Kim Anh [1]; Nguyễn Hữu Dũng [2]; Nguyễn Đình Chỉnh[3]; Nguyễn Thị Hường [4]; Nguyễn Thị Kim Dung [5], Chữ Xuân Dũng [6]; Bùi Minh Đức [7]; Phạm Đỗ Nhật Tiến [8]; Mai Quốc Khánh [9-12]. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ đề cập đến những khía cạnh có liên quan đến tính chuyên nghiệp sư phạm hay chỉ mới đề cập đến việc hoàn thiện khung lí luận của quá trình hình thành tính chuyên nghiệp sư phạm cho SV. Chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu thực trạng quá trình hình thành tính chuyên nghiệp sư phạm tại một trường Đại học Sư phạm.

1.       Nội dung nghiên cứu

1.1.   Thông tin chung về tổ chức nghiên cứu thực trạng

Mục đích khảo sát nhằm thu thập những thông tin về thực trạng quá trình hình thành tính chuyên nghiệp sư phạm cho SV trường ĐHSP Hà Nội.

Nội dung khảo sát bao gồm thực trạng nhận thức về quá trình hình thành tính chuyên nghiệp sư phạm cho SV trường ĐHSP Hà Nội; thực trạng thực hiện quá trình hình thành tính chuyên nghiệp sư phạm cho SV trường ĐHSP Hà Nội và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành tính chuyên nghiệp sư phạm cho SV trường ĐHSP Hà Nội.

Khách thể khảo sát bao gồm 360 sinh viên (90 sinh viên/khóa); 120 CBQL và GV. Ngoài khảo sát bằng phiếu hỏi còn tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số khách thể của mỗi nhóm.

Phương pháp và công cụ khảo sát: Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến để thu thập các thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu thực trạng. Chúng tôi xây dựng 02 mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho SV và dành cho CBQL,GV. Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp SV, CBQL, GV trường ĐHSP Hà Nội với các câu hỏi chuẩn bị trước nhằm xác định thêm nhận thức của nhóm khách thể này về các vấn đề có liên quan đến các nội dung khảo sát.

Bảng 1. Thang đo khoảng theo giá trị trung bình

Giá trị xt

1 - 1.80

1.81 - 2.60

2.61 - 3.40

3.41 - 4.20

4.21-5.00

Mức độ tán thành

Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng ý

Phân vân

Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

Mức độ quan trọng

Không quan trọng

Ít quan trọng

Phân vân

Quan trọng

Rất quan trọng

Mức độ cần thiết

Không cần thiết

Ít cần thiết

Phân vân

Cần thiết

Rất cần thiết

Mức độ thực hiện

Chưa thực hiện

Ít thực hiện

Thường xuyên

Khá thường xuyên

Rất thường xuyên

Mức độ kết quả

Kém

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

Mức độ ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng

Bình thường

Ảnh hưởng

Ảnh hưởng nhiều

Cách xử lí số liệu và thang đánh giá: Các thông tin định tính được phân tích, tổng hợp để đưa ra đặc điểm chung. Các thông tin định lượng được xử lí theo các công thức thống kê toán học. Sử dụng công thức tính giá trị phần trăm và công thức tính giá trị trung bình để xử lí số liệu thu được từ thực trạng của vấn đề nghiên cứu:

Công thức tính phần trăm % = m*100

Trong đó, m là số khách thể trả lời, n là tổng số khách thể được khảo sát.

Trong đó: Xi: là điểm số trong thang điểm; ai: số SV đạt điểm tương ứng với Xi; N: là tổng số SV thực hiện bài kiểm tra

Thang đo khoảng được sử dụng trong các câu hỏi về mức độ, tần suất có giá trị từ nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 5 và giá trị khoảng cách là 0.8. Ý nghĩa của giá trị trung bình Xt đối với thang đo khoảng được liệt kê ở Bảng 1.

Xem thêm: 

Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4, pp. 48-59

Post by: Vu Nguyen HNUE
19-10-2020