Phương pháp

BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ ĐIỀU CHỈNH TRONG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG Ở MÔN NGỮ VĂN


19-10-2020
Tác giả: TS. Đoàn Thị Thanh Huyền Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Kĩ năng tự điều chỉnh là một kĩ năng quan trọng giúp bạn đọc phát triển năng lực đọc hiểu, có khả năng đọc độc lập và hiệu quả các văn bản. Bài viết chỉ ra vai trò của kĩ năng tự điều chỉnh thông qua việc phân tích mối quan hệ của nó với các thành tố trong cấu trúc bề sâu của năng lực đọc hiểu văn bản.

1.     Mở đầu

Một trong những đích đến của các chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực là năng lực tự chủ, tự học của người học, hướng tới việc học tập suốt đời ngay cả khi đã rời khỏi nhà trường phổ thông để bước ra thế giới đời sống. Với dạy học đọc hiểu, mục tiêu cuối cùng cần đạt tới cũng là khả năng đọc độc lập, hiệu quả của bạn đọc trước vô vàn những văn bản phong phú ngoài thực tiễn. Thành tố quan trọng của năng lực tự chủ, tự học chính là kĩ năng tự điều chỉnh bản thân. Trong đọc hiểu, nó cũng được xem xét như một chìa khóa giúp bạn đọc học sinh vượt qua những khó khăn, giới hạn tạm thời của cá nhân, phát triển tối đa năng lực của mình. Do vậy, để đạt được những mục tiêu chiến lược trong dạy học nói chung, dạy học đọc hiểu nói riêng, cần quan tâm rèn luyện kĩ năng tự điều chỉnh cho người học.

Tại Việt Nam, trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục nói chung và chương trình môn học Ngữ văn nói riêng, đã có nhiều công trình nghiên cứu vận dụng các thành tựu lí thuyết đọc hiểu của thế giới nhằm phát triển năng lực cho người học thông qua các mô hình dạy đọc, các hình thức dạy học, các hoạt động đọc hiểu, các chiến lược, chiến thuật đọc hiểu [1-4]… Trong đó, tự điều chỉnh ít nhiều đều được thể hiện qua các hành động đọc của người học, song chưa được bàn tới như một kĩ năng trong mối quan hệ với các thành tố của năng lực đọc hiểu và chưa được quan tâm rèn luyện với tư cách là một kĩ năng độc lập và quan trọng trong quá trình dạy học, đòi hỏi cần được tiếp tục nghiên cứu để góp phần vào việc đào tạo những bạn đọc học sinh có khả năng tự đọc và không ngừng tự trưởng thành trên hành trình đọc suốt đời.

2.       Nội dung nghiên cứu

2.1.    Tự điều chỉnh bản thân trong đọc hiểu

Theo các nhà nghiên cứu [5], tự điều chỉnh bản thân là một yếu tố thiết yếu để quyết định sự thành công của người học. Nó được biểu hiện qua cả một quá trình mang tính tích cực và kiến tạo, bao gồm các hành động: thiết lập mục tiêu học tập, nỗ lực làm chủ, điều chỉnh nhận thức, động cơ và thái độ của bản thân, biết bám sát định hướng của các mục tiêu đã đặt ra cũng như căn cứ vào đặc điểm của bối cảnh trong môi trường học tập để có hành động phù hợp.

Trong đọc hiểu, có thể xem xét kĩ năng này qua việc phân tích các thành tố tạo nên cấu trúc bề sâu của năng lực đọc hiểu văn bản.

Từ các thành tựu nghiên cứu về đọc hiểu và lí thuyết về năng lực theo hướng tiếp cận chức năng, chúng tôi quan niệm mô hình cấu trúc của năng lực đọc hiểu ở hai phương diện bề nổi và bề sâu như trong Hình 1.

 

Xin xem thêm bài báo trong Tạp chí Khoa học (Trường ĐHSP Hà Nội)

Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 12, pp. 76-83

Post by: Vu Nguyen HNUE
19-10-2020