Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã xác định giao tiếp là một trong 9 năng lực chung cần phát triển cho học sinh, trong đó giáo dục ngôn ngữ và văn học giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và những phương tiện giao tiếp khác như hệ thống các hình ảnh, biểu tượng, ký hiệu, công thức, sơ đồ, đồ thị, bảng biểu, động tác cơ thể,... trong những lĩnh vực khác nhau.
Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã xác định giao tiếp là một trong 9 năng lực chung cần phát triển cho học sinh, trong đó giáo dục ngôn ngữ và văn học giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và những phương tiện giao tiếp khác như hệ thống các hình ảnh, biểu tượng, ký hiệu, công thức, sơ đồ, đồ thị, bảng biểu, động tác cơ thể,... trong những lĩnh vực khác nhau. Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục đó, quan niệm về “văn bản” trong nhà trường cũng cần được mở rộng: văn bản có thể được viết, được nói hoặc đa phương thức; có thể ở dạng in ấn, kĩ thuật số hoặc trên mạng internet...
Bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đang tác động hết sức mạnh mẽ đến các quốc gia, đến đời sống của cả cộng đồng nhân loại, cũng như đến cuộc sống của từng người. Những biến đổi mạnh mẽ và không ngưng nghỉ của mọi yếu tố cấu thành xã hội đặc biệt là khoa học kĩ thuật và công nghệ đã tạo ra môi trường học tập khác hẳn truyền thống. Để tham gia vào một thế giới phẳng, chúng ta cần mở rộng các cách thức giao tiếp. Do đó, mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông ở nhiều nước trên thế giới hiện nay được xác định là: giúp HS phát triển năng lực giao tiếp ở tất cả các hình thức: nghe, nói, đọc, viết. Ngoài ra, chương trình cũng cần chú ý giúp HS phát triển năng lực giao tiếp bằng các phương tiện nghe nhìn hay phương tiện phi ngôn ngữ (tranh ảnh, biểu đồ, phim…). Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (5/2015) đã khẳng định giáo dục ngôn ngữ và văn học giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và những phương tiện giao tiếp khác như hệ thống các hình ảnh, biểu tượng, ký hiệu, công thức, sơ đồ, đồ thị, bảng biểu, động tác cơ thể,... trong những lĩnh khác nhau. Để đạt được mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh, quan niệm về “văn bản” (text) trong nhà trường đã được mở rộng.
Xin xem thêm trong: Tạp chí giáo chức Việt Nam, số 119 (thán 03/2017)