Phương pháp

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ CẤP TIỂU HỌC


19-10-2020
Tác giả: TS. Phùng Thị Thanh Đại học Tân Trào

Trong các môn học ở trường Tiểu học (TTH), môn Tiếng Việt có vị trí trung tâm và giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học. Đối với học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số (HSDT), học tiếng Việt chính là học ngôn ngữ thứ hai (L2). Hiện nay, việc sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH) cho học sinh người Việt (HSV) học tiếng Việt như ngôn ngữ thứ nhất (L1) để dạy cho HSDT là chưa phù hợp và khó có thể đưa lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, đổi mới PPDH phát âm để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho HSDT là việc làm quan trọng và cấp thiết.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ                                          

Trong các môn học ở  trường Tiểu học (TTH), môn Tiếng Việt có vị trí trung tâm và giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học. Đối với học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số (HSDT), học tiếng Việt chính là học ngôn ngữ thứ hai (L2). Hiện nay, việc sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH) cho học sinh người Việt (HSV) học tiếng Việt  như ngôn ngữ thứ nhất (L1) để dạy cho HSDT là chưa phù hợp và khó có thể đưa lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, đổi mới PPDH phát âm để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho HSDT là việc làm quan trọng và cấp thiết.

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Việc đổi mới PPDH phát âm tiếng Việt cho HSDT cần có cơ sở lí luận và thực tiễn. Đối với mỗi người, bộ máy phát âm chính là tiền đề vật chất để sản sinh âm thanh ngôn ngữ. Rèn luyện chuẩn mực âm thanh ngôn ngữ là rèn luyện cách phát âm đúng và là việc làm cần thiết. Muốn rèn luyện chuẩn mực âm thanh của một ngôn ngữ thì không thể không quan tâm đến các đặc điểm ngữ âm – âm vị học (NÂ-ÂVH) của ngôn ngữ đó. Các đặc điểm này được tìm hiểu bởi các chuyên ngành nghiên cứu ngôn ngữ là Ngữ âm học và Âm vị học. Âm tiết tiếng Việt (ÂTTV) là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất, có khả năng mang thanh điệu, trọng âm và ngữ điệu, là đơn vị ngữ âm mang tính ổn định về hình thức. Trong tiếng Việt, âm tiết không chỉ thuần tuý là đơn vị ngữ âm (đơn vị một mặt) mà phần lớn đều mang nghĩa (4, tr. 11 - 19). Trong ngữ âm học tiếng Việt, lấy âm chính (nguyên âm) làm mốc để xét, ÂTTV được phân loại dựa vào thành phần mở đầu thành các loại âm tiết: nhẹ, hơi nhẹ, hơi nặng, nặng và được phân loại dựa vào thành phần kết thúc thành các loại âm tiết: mở, hơi mở, hơi đóng, đóng (4, tr. 110). Âm vị là đơn vị đoạn tính nhỏ nhất có chức năng phân biệt nghĩa, nhận diện từ. Hệ thống âm vị tiếng Việt gồm: hệ thống phụ âm đầu, âm đệm, hệ thống âm chính, hệ thống âm cuối và hệ thống thanh điệu. Âm vị  phụ âm đầu (PÂĐ) là thành phần ở vị trí đầu của ÂTTV, được miêu tả theo phương thức cấu âm (PTCÂ) và vị trí cấu âm (VTCÂ). Tiếp sau PÂĐ là một bán âm u làm âm đệm. Sau âm đệm là âm chính, được miêu tả theo tiêu chí cấu âm là vị trí của lưỡi, độ mở của miệng và hình dáng của môi. Âm cuối đứng ở cuối vần (cuối âm tiết), kết thúc âm tiết, được miêu tả theo các tiêu chí: đặc điểm cấu âm, phẩm chất âm học, qui tắc kết hợp với âm chính và biến thể ngữ âm. Phần vần là do thành phần của âm đệm, âm chính, âm cuối ghép với nhau tạo thành. Để phát âm đúng ÂTTV, cần ghi nhớ một số đặc điểm chung của âm cuối như: phân biệt các cặp phụ âm đầu lưỡi (t, n), mặt lưỡi (ch, nh), cuối lưỡi ( c, ng), môi (p, m); bán âm cuối u và đều là âm vang, có phẩm chất âm học gần giống với nguyên âm u và i. Thanh điệu là đơn vị siêu đoạn tính, có chức năng khu biệt nghĩa, gắn với toàn bộ ÂTTV (5, tr. 29).

Trong lĩnh vực nghiên cứu tiếng Việt, việc miêu tả đặc điểm NÂ-ÂVH tiếng Việt đã được thực hiện và công bố (12). Đây chính là cơ sở để thực hiện những bước nghiên cứu tiếp theo, như miêu tả và phân tích đối chiếu đặc điểm ngữ âm – âm vị học tiếng Việt với tiếng dân tộc bằng phương pháp nghiên cứu ngữ âm học thực nghiệm để đề xuất giải pháp khắc phục lỗi phát âm tiếng Việt cho HSDT  một cách có hệ thống (7, 8, 9, 10, 12). Giải pháp chữa lỗi trong giảng dạy kĩ năng nói cho sinh viên Đại học Ngoại ngữ cũng đã từng được đề cập (13). PPDH truyền thống và đổi mới với những kiến giải khoa học cũng đã được công bố (14). Việc nghiên cứu, sưu tầm và biên soạn tài liệu tập huấn về PPDH tiếng Việt như là ngôn ngữ thứ hai cho HSDT đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm nghiên cứu và thực hiện (2).  Về vấn đề luyện và sửa lỗi phát âm cho giáo sinh (GS) – sinh viên (SV) ở trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP), chương trình Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên có đề cập đến các phương pháp luyện phát âm đúng theo 3 vùng phương ngữ tiếng Việt (Bắc Bộ - các tỉnh phía Bắc đồng bằng sông Hồng, Trung Bộ - các tỉnh phía Bắc Trung Bộ từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân và Nam Bộ - từ đèo Hải Vân đến các tỉnh cực Nam của Tổ quốc) đã được đề cập là: phát âm theo những phân biệt đã được ghi nhận ở nền tảng chính tả thống nhất trên phạm vi quốc gia của tiếng Việt hiện nay. Để luyện phát âm có hiệu quả, ngoài việc khắc phục tư tưởng tự ti, địa phương chủ nghĩa và tư tưởng ngại khó, người học còn phải có ý thức rèn luyện thường xuyên và lâu dài cách phát âm theo các hướng: luyện phát âm theo phương thức cấu âm; luyện phát âm trong từ, cụm từ, trong bài, trong câu; luyện phát âm trong khi nói và ngay cả khi nghe người khác nói (4, tr. 112 – 135);  (6, tr. 110 – 112). Các giáo trình này đều có đề cập đến một số yêu cầu cần phải luyện phát âm tiếng Việt đối với người học, như: phát âm đúng (cả âm lẫn thanh); chú ý các dấu hỏi, ngã, nặng; chú ý phân biệt các phụ âm đầu được thể hiện bằng các con chữ: ch, tr; s, x; b, p; l, n; r, d, gi;…; chú ý các vần: au, âu, ui (màu, mầu, mùi) (4, tr. 135 – 151); (6, tr. 110 – 116). Luyện và sửa lỗi phát âm trong dạy học cũng là sửa lỗi trong giảng dạy kĩ năng nói. Quá trình này đã được Richards và Lockharts (1996) xem là sự phản hồi cả về mặt nội dung (nghĩa) lẫn hình thức ngôn ngữ trong phát ngôn của sinh viên. Các kiểu lỗi ngôn ngữ cần sửa gồm:  lỗi cản trở giao tiếp hiệu quả; lỗi về dạng chính xác của ngôn ngữ; lỗi về khả  năng diễn đạt trôi chảy; lỗi trong các phương diện ngôn ngữ: ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng,... Về đối tượng tham gia sửa lỗi, Edge (1989) đã phân thành ba loại: giáo viên sửa lỗi, bạn học sửa lỗi và người học tự sửa lỗi. Thời điểm sửa lỗi được Richards (1998) chia thành: việc sửa lỗi có thể tiến hành  sau khi hoạt động nói kết thúc (sửa lỗi trì hoãn) hoặc ngay khi phát hiện lỗi trong khi người học đang nói (sửa lỗi lập tức)Sửa lỗi trì hoãn được khuyến khích vì sẽ khiến người học không bị xen ngang, không bị mất tự tin và mạch ý không bị đứt đoạn (13, tr 261 - 262).

Tuy nhiên, các phương pháp và biện pháp đã được công bố cũng mới chỉ dừng lại ở việc dạy trẻ phát âm thông qua các hoạt động cụ thể mà chưa đi sâu đề cập tới cơ chế của việc tạo ra âm thanh ngôn ngữ. Vấn đề đổi mới PPDH phát âm tiếng Việt cho HSDT hầu như chưa được nghiên cứu và công bố. Vì vậy, báo cáo khoa học này của chúng tôi có thể được coi là bước thử nghiệm để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt như là ngôn ngữ thứ hai cho HSDT. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng PPDH cho giáo viên tiểu học (GVTH) vùng DTTS ở các tỉnh miền núi, vùng cao, trong giai đoạn hiện nay.

Do tiếng Việt và tiếng DTTS có nhiều đặc điểm khác nhau, việc sử dụng các PPDH cho HSV để dạy cho HSDT hiện nay còn nhiều điểm bất cập nên khi đặt vấn đề nghiên cứu thực trạng và giải pháp đổi mới PPDH để rèn kĩ năng phát âm tiếng Việt cho HSDT, chúng tôi hướng tới mục đích: Phản ánh đúng thực trạng, phân tích, chỉ ra nguyên nhân dẫn tới lỗi phát âm tiếng Việt của HSDT. Từ đó, đề xuất giải pháp đổi mới PPDH phát âm tiếng Việt cho HSDT, từng bước nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt như là ngôn ngữ thứ hai cho HSDT. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng GVTH vùng DTTS ở các tỉnh miền núi, vùng cao.

Để đạt được mục đích đã đề ra, chúng tôi xác định các nhiệm vụ khoa học cụ thể  cần thực hiện là: phản ánh đúng thực trạng mắc lỗi phát âm tiếng Việt của HSDT,  phân tích nguyên  nhân của mắc lỗi. Từ đó, đề xuất một số  giải pháp đổi mới PPDH phát âm tiếng Việt cho HSDT, như đã trình bày.

Đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi hướng đến là thực trạng mắc lỗi phát âm tiếng Việt; các nguyên  nhân gây lỗi; đề xuất một số  giải pháp đổi mới PPDH phát âm tiếng Việt cho HSDT.

Phạm vi nghiên cứu mà bài viết này quan tâm trình bày là khảo sát thực trạng mắc lỗi phát âm tiếng Việt của 50 HSDT  các TTH trên địa bàn một số tỉnh, miền núi, vùng cao, như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng và Thanh Hóa.

Trên cơ sở thực trạng của việc dạy học tiếng Việt cho HSDT  các TTH trên địa bàn một số tỉnh thuộc phạm vi tư liệu khảo sát (TLKS), phân tích, chỉ ra nguyên nhân của những mặt hạn chế và đề xuất giải pháp đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho HSDT. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng GVTH vùng DTTS ở các tỉnh miền núi, vùng cao.

Để thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát thực trạng, thu thập, thống kê, phân tích, xử lí các tư liệu đã thu thập được và phương pháp phân tích lỗi.

Tư liệu nghiên cứu được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu là các lỗi phát âm tiếng Việt của 50 HSDT mà chúng tôi đã thống kê và phân loại thuộc phạm vi tư liệu khảo sát (TLKS) trong học kì I, năm học 2015-2016.

Qua việc khảo sát khả năng phát âm ÂTTV của 50 HSDT tại các TTH thuộc phạm vi TLKS, trong học kì I, năm học 2015 - 2016, chúng tôi nhận thấy một thực trạng: phần lớn HSDT còn mắc lỗi phát âm ÂTTV trong quá trình học các phân môn tiếng Việt. Cụ thể: có tới 39/50 (78%) HSDT trong phạm vi TLKS còn mắc lỗi phát âm ÂTTV nhưng chỉ có 11/50 (22%) HSDT trên tổng số HSDT không mắc lỗi. Các lỗi phát âm cơ bản của HSDT như phát âm sai thanh điệu, PÂĐ, âm đệm, âm chính, âm cuối trong ÂTTV có ảnh hưởng tiêu cực tới việc thể hiện âm thanh, dẫn đến nhận diện không đúng, hiểu sai ý nghĩa của từ và mắc lỗi chính tả tiếng Việt. Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày các xu hướng mắc lỗi phổ biến của HSDT trong phạm vi TLKS.

Đối với HSDT, thanh hỏi và thanh ngã tiếng Việt là hai thanh có cấu tạo phức tạp. Việc thể hiện thanh ngã với đường nét gãy ở giữa khiến HSDT khó phát âm. Để giải quyết khó khăn này, 54% (27/50) HSDT đã lựa chọn giải pháp tiêu cực là thay thế nó bằng cách phát âm đơn giản hơn - phát âm thanh ngã thành thanh sắc; 23/50 (46%) HSDT phát âm thanh hỏi tiếng Việt như thanh nặng.

Về phụ âm đầu, các PÂĐ bị 45/50 (90%) SVDT phát âm chưa chuẩn là: l và n; tr  ch; s  x; r  d, gi. Lỗi phát âm chưa chuẩn các PÂĐ tr  ch; s  x; r  d, gi  của HSDT là do chịu ảnh hưởng thói quen phát âm không uốn lưỡi các phụ âm quặt lưỡi tr, s, r. Lỗi phát âm chưa chuẩn các phụ âm l và là do HSDT chưa phân biệt được sự khác nhau về PTCÂ và VTCÂ của các PÂĐ này.

Về âm đệm, các lỗi phát âm thiếu âm đệm trong ÂTTV tồn tại trong cách phát âm của  31/50 (62%) HSDT có nguyên nhân là do âm đệm chỉ được đọc lướt nên SVDT khó ghi nhận âm chính dễ bỏ qua âm đệm; do ảnh hưởng từ đặc điểm NÂ-ÂVH TMĐ của một số HSDT. Đây cũng là loại lỗi gây nên sự lệch chuẩn nghiêm trọng, dẫn tới hiểu sai nghĩa của từ và viết sai chính tả tiếng Việt.

Về âm chính, xu hướng mắc lỗi âm chính trong ÂTTV thể hiện rõ khi có tới 37/50 (74%) HSDT phát âm sai các nguyên âm đôi ươ, iê làm âm chính trong ÂTTV. Lỗi này có nguyên nhân là do tập quán của địa phương hoặc do trong hệ thống ngữ âm TMĐ của các em không có các nguyên âm đôi tương ứng.

Về âm cuối, để thể hiện thành phần kết thúc ÂTTV, 41/50 (82%) HSDT phát âm sai hoặc lẫn lộn cách phát âm của các âm tiết hơi đóng kết thúc bằng các phụ âm n và m . Trong đó, có trường hợp mắc lỗi phát âm các âm tiết dạng này thành ÂTTV hơi đóng kết thúc bằng phụ âm ng. Đặc biệt, ÂTTV đóng, kết thúc bằng các phụ âm p, t, c hoặc ch bị HSDT phát âm sai theo xu hướng hiện thực hoá các ÂTTV kiểu loại đóng thành âm tiết mở (không có âm cuối) hoặc thành ÂTTV hơi đóng, kết thúc bằng phụ âm ng. Thực trạng này có nguyên nhân từ sự khác biệt giữa kiểu loại âm tiết hơi đóng tiếng Việt và TMĐ của các em.

Muốn đổi mới PPDH phát âm tiếng Việt cho HSDT cấp Tiểu học chúng tôi đề xuất một số giải pháp đổi mới PPDH như: sử dụng phương pháp trực quan hành động (PPTQHĐ), sử dụng đặc điểm ngữ âm – âm vị học tiếng Việt  và phương pháp phiên dịch (sử dụng TMĐ) để luyện và sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho HSDT.

Giải pháp sử dụng phương pháp trực quan hành động (PPTQHĐ): PPTQHĐ được thực hiện theo 3 bước như sau: Bước 1Hướng dẫn: GVTH nói một số từ/ngữ mới và thực hiện hành động thể hiện nghĩa của từ/ngữ mới; Bước 2 Làm mẫuGVTH nói một số từ/ngữ mới và cùng với vài HSDT thực hiện hành động thể hiện nghĩa của từ/ngữ mới; Bước 3 Thực hànhGVTH thực hành theo nhóm hoặc cá nhân: lúc đầu, HSDT phát âm từ /ngữ mới và trẻ hành động. Sau đó, trẻ vừa phát âm, vừa thực hiện hành động.

            - HSDT có thể chưa đáp lại bằng lời nói ngay được nhưng dần sẽ quen và có thể đưa ra yêu cầu để bạn khác thực hiện.

             Nguyên tắc của phương pháp này là 3 x 3, tức là thực hiện 3 lần cho một từ mới và học 3 từ trong một buổi học. Phân bố thời gian: 25% hướng dẫn và làm mẫu; 75% thực hành.

            PPTQHĐ được áp dụng để dạy học tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai cho HSDT ở vùng DTTS có 4 loại cơ bản: PPTQHĐ với cơ thể; PPTQHĐ với đối tượng (đồ vật, cây cối, con vật); PPTQHĐ với hình ảnh; PPTQHĐ với các câu chuyện [2, tr.16 - 26].                                                 

Các loại của PPTQHĐ nêu trên được sắp xếp theo mức độ khó dần đối với việc học tiếng Việt của HSDT. Nghĩa là, GVTH cần sử dụng các loại PPTQHĐ trên sao cho phù hợp với từng giai đoạn học tập và khả năng tiếng Việt của HSDT.          

`           Dạy tiếng Việt cho HSDT vùng cần được đưa vào trong kế hoạch dạy học hằng ngày, với số lượng từ ngữ mới xuất hiện trong các giờ học cụ thể của tất cả các môn học trong chương trình.

Giải pháp sử dụng đặc điểm ngữ âm – âm vị học tiếng Việt để luyện và sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho TEDT.

Từ thực trạng lỗi phát âm tiếng Việt, có thể đề xuất và áp dụng một số giải pháp luyện và sửa lỗi phát âm âm tiết tiếng Việt cho HSDT dựa trên cơ sở các đặc điểm ngữ âm – âm vị học tiếng Việt.

  Sử dụng đặc điểm ngữ âm – âm vị học tiếng Việt để luyện và sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho HSDT là giải pháp được đề xuất nhằm giúp GVTH hiểu được cơ chế phát âm căn cứ vào đặc điểm ngữ âm – âm vị học tiếng Việt. Từ đó, có định hướng đúng về ý nghĩa thực tiễn của bộ môn, có phương pháp luyện tập phát âm cho HSDT đạt hiệu quả cao và bền vững hơn.

Nội dung của phương pháp sử dụng đặc điểm ngữ âm – âm vị học tiếng Việt để luyện và sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho HSDT bao gồm các biện pháp: luyện và sửa lỗi phát âm thanh điệu, phụ âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối tiếng Việt.

Sử dụng đặc điểm ngữ âm – âm vị học tiếng Việt để luyện và sửa lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt: Đối với HSDT, việc phát âm thanh ngã tiếng Việt đặc biệt khó khăn hơn cả. Ngoài ra, thanh hỏi cũng có đường nét phức tạp và thường được các em thể hiện như thanh nặng. Để sửa lỗi phát âm hai thanh này, GVTH cần hiểu rõ nguyên nhân mắc lỗi (như đã trình bày) và lưu ý cho các em luyện tập thể hiện rõ đặc điểm ngữ âm – âm vị học của các thanh này: Thanh hỏi và thanh nặng tiếng Việt cùng là các thanh thấp, khi phát âm đều có sự tác động vào thanh quản. Tuy nhiên, thanh hỏi tiếng Việt có đường nét gãy, có sự tác động vào thanh quản ở giữa rồi đi lên, còn thanh nặng thì lại có đường nét không gãy và đi xuống, có hiện tượng tắc họng ở giai đoạn kết thúc âm tiết. Thanh ngã và thanh sắc tiếng Việt cùng là các thanh cao, khi phát âm đều có sự tác động vào thanh quản. Tuy nhiên, thanh ngã tiếng Việt có đường nét gãy, có sự tác động vào thanh quản ở giữa rồi đi lên đến hết cao độ phát âm, còn thanh sắc thì lại có đường nét không gãy và đi lên đến hết cao độ phát âm, có hiện tượng tắc họng ở giai đoạn kết thúc âm tiết [8, tr. 51 - 53]. GVTH căn cứ trên cơ sở này để phát âm mẫu âm tiết có chứa các thanh điệu kể trên cho HSDT nghe và luyện tập theo. GVTH nghe, nhận xét, sửa lỗi cho người học và yêu cầu các em luyện tập theo nhóm. Các thành viên trong nhóm nhận xét và sửa lỗi cho nhau. Giảng viên luôn phải theo dõi, trợ giúp và uốn nắn cho các nhóm khi cần thiết. Việc sử dụng giải pháp này giúp HSDT dễ hình dung qua khẩu hình khi cô phát âm mẫu, phân biệt, để giúp trẻ luyện tập phát âm đúng thanh hỏi và thanh ngã  tiếng Việt.

Sử dụng đặc điểm ngữ âm – âm vị học tiếng Việt để luyện và sửa lỗi phát âm phụ âm đầu tiếng Việt: Việc lẫn lộn cách phát âm của các phụ âm đầu l và ntr  ch; s  x; r  d, gi là do HSDT chịu ảnh hưởng thói quen phát âm không uốn lưỡi nên đã phát âm không đúng các phụ âm quặt lưỡi như: tr, s, r. Các lỗi này dẫn đến sự vi phạm chuẩn rất nặng. Để sửa lỗi, GVTH cần giúp HSDT tập phát âm bằng cách cho các em trực tiếp quan sát bằng khẩu hình về  phương thức cấu âm và vị trí cấu âm của các phụ âm đầu này trong quá trình hướng dẫn luyện và sửa lỗi phát âm. Cụ thể: Phụ âm đầu l được phát âm theo phương thức xát, vang bên, vị trí cấu âm đầu lưỡi bẹt. Khi phát âm phụ âm đầu này, phải đầu lưỡi vào mặt bên trong của hàm trên, để luồng hơi thoát ra qua kẽ hở ở hai bên lưỡi. Ví dụ: lo lắng, lăn lội, lăm le, lành lặn, lơ lửng,...

Khi phát âm phụ âm đầu n, luồng hơi phát ra đằng mũi. Muốn phát âm đúng phụ âm đầu n, cần đặt đầu lưỡi vào hàm trên sát với chân răng rồi mới phát âm Ví dụ: nuôi nấng,... Phụ âm đầu n được phát âm theo phương thức tắc, vang mũi, vị trí cấu âm đầu lưỡi bẹt.

Muốn phát âm đúng phụ âm tr, phải uốn lưỡi, đặt đầu lưỡi vào khoảng giữa mặt bên trong của hàm trên. Ví dụ: trái, trưa,... Phụ âm đầu tr được phát âm theo phương thức tắc, ồn, không bật hơi, vô thanh, vị trí cấu âm đầu lưỡi quặt.

Khi phát âm phụ âm đầu ch, không uốn lưỡi mà để mặt lưỡi áp vào mặt trong của hàm trên. Ví dụ: cho, cháu,..   Phụ âm đầu ch được phát âm theo phương thức tắc, ồn, không bật hơi, vô thanh, vị trí cấu âm mặt lưỡi.

Khi phát âm phụ âm đầu r, phải uốn lưỡi . Ví dụ: ra, rồi,..... Phụ âm đầu r được phát âm theo phương thức xát, ồn, hữu thanh, vị trí cấu âm đầu lưỡi quặt.

Khi phát âm phụ âm đầu được thể hiện bằng hai con chữ d, gi, phải đặt đầu lưỡi chạm vào chân răng. Ví dụ: duyên dáng, giữ gìn,.... Phụ âm đầu được thể hiện bằng hai con chữ d, gi được phát âm theo phương thức xát, ồn, hữu thanh, vang bên, vị trí cấu âm đầu lưỡi bẹt.

Để phát âm chính xác phụ âm đầu s, phải uốn lưỡi . Ví dụ: sẵn sàng, sâu sắc,.... Phụ âm đầu s được phát âm theo phương thức xát, ồn, vô thanh vang bên, vị trí cấu âm đầu lưỡi quặt.

Khi phát âm phụ âm đầu x, không được uốn lưỡi. Ví dụ: xa xôi, xuề xoà,... Phụ âm đầu x được phát âm theo phương thức xát, ồn, vô thanh vang bên, vị trí cấu âm đầu lưỡi bẹt.

Sau khi xác định rõ phương thức cấu âm và vị trí phát âm như đã trình bày, GVTH phát âm mẫu các âm tiết có chứa các phụ âm đầu kể trên cho HSDT nghe, quan sát khẩu hình và luyện tập theo. GVTH nghe, nhận xét và sửa lỗi cho trẻ. GVTH luôn phải theo dõi, trợ giúp và uốn nắn cho các em khi cần thiết. Việc sử dụng biện pháp này giúp HSDTdễ hình dung qua khẩu hình khi cô phát âm mẫu, phân biệt, để luyện tập phát âm đúng các phụ âm đầu l và ntr  ch; s  x; r  d, gi  trong  âm tiết tiếng Việt.

Sử dụng đặc điểm ngữ âm – âm vị học tiếng Việt để luyện và sửa lỗi phát âm âm đệm trong âm tiết tiếng Việt: Lỗi phát âm âm đệm trong âm tiết nặng tiếng Việt cũng là loại lỗi gây nên sự lệch chuẩn nghiêm trọng, dẫn tới hiểu sai nghĩa của từ và viết sai chính tả tiếng Việt. Để tìm cách khắc phục loại lỗi này, cần giúp HSDT thấy được cách phát âm tròn môi của các âm tiết tiếng Việt có bán âm u làm âm vị âm đệm. GVTH cũng cần hiểu rằng bán âm u có đặc điểm gần giống như nguyên âm /u/. Trên  chữ viết, âm đệm có hai hình thức thể hiện: viết là o khi đứng trước các nguyên âm có độ há hơi rộng và rộng. Ví dụ: oảnhoàng, hoen, ngoằn ngoèo; viết là u khi đứng trước các nguyên âm có độ há hơi hẹp và hẹp hoặc đứng sau phụ âm /q/. Ví dụ: huệ, huy, huấn, quang. Âm đệm không kết hợp (hoặc kết hợp hạn chế) với các phụ âm môi đứng trước nó và các nguyên âm tròn môi đứng sau nó. Để phát âm đúng các âm tiết có âm đệm, ngoài động tác cấu âm phụ âm đầu cần thiết, GVTH nên lưu ý hướng dẫn HSDT thực hiện thêm động tác cấu âm phụ - tròn môi trong suốt giai đoạn phát âm phụ âm đầu và phần đầu của nguyên âm làm âm chính (đối với âm tiết nặng và âm tiết hơi nhẹ), sao cho khởi đầu âm tiết xuất hiện một âm đệm và âm sắc của các âm tiết (thuộc cả hai kiểu loại trên) sau lúc mở đầu trầm hơn bình thường [9 , tr. 25].

Sau khi xác định rõ cách thức luyện tập phát âm như đã trình bày, GVTH phát âm mẫu các âm tiết có chứa các phụ âm đầu kể trên cho HSDT nghe, quan sát khẩu hình và luyện tập theo. GVTH nghe, nhận xét và sửa lỗi cho trẻ; luôn phải theo dõi, trợ giúp và uốn nắn cho các em khi cần thiết. Việc sử dụng biện pháp này giúp HSDT dễ hình dung, phân biệt, để luyện tập phát âm đúng âm đệm trong âm tiết tiếng Việt

 Sử dụng đặc điểm ngữ âm – âm vị học tiếng Việt để luyện và sửa lỗi phát âm chính trong âm tiết tiếng Việt: Đặc điểm của các nguyên âm đôi ươ  iê làm âm chính trong âm tiết tiếng Việt thường bị HSDT thể hiện sai. Để giúp HSDT luyện phát âm đúng các nguyên âm này, GVTH cần được trang bị các kiến thức ngữ âm – âm vị học về các phụ âm đó. Cụ thể: nguyên âm đôi ươ là nguyên âm được phát âm luyến từ độ nâng cao xuống trung bình, hàng lưỡi sau, không tròn môi; nguyên âm đôi  là nguyên âm được phát âm luyến từ độ nâng cao xuống trung bình, hàng lưỡi trước, không tròn môi. Sau đó, GVTH phát âm mẫu các âm tiết có chứa các nguyên âm đôi  này cho HSDT nghe, quan sát khẩu hình và luyện tập theo. GVTH nghe, nhận xét và sửa lỗi cho trẻ; luôn phải theo dõi, trợ giúp và uốn nắn cho các em khi cần thiết. Việc sử dụng giải pháp này giúp HSDT dễ hình dung qua khẩu hình khi cô phát âm mẫu, phân biệt, để luyện tập phát âm đúng các nguyên âm đôi ươ  iê trong âm tiết tiếng Việt.

 Sử dụng đặc điểm ngữ âm – âm vị học tiếng Việt để luyện và sửa lỗi phát âm âm cuối trong âm tiết tiếng Việt: Để giúp HSDT luyện phát âm đúng các âm tiết tiếng Việt hơi đóng kết thúc bắng phụ âm nm và các âm tiết tiếng Việt  đóng kết thúc bằng các phụ âm p, t, c, ch, GVTH cần nhận thức rõ rằng: các phụ âm cuối  làm nhiệm vụ đóng âm tiết - thực hiện giai đoạn cuối của quá trình phát âm một âm tiết - nên đặc điểm chung là được thể hiện không rõ bằng phụ âm đầu và âm đệm; phân biệt các âm cuối ồn (p, t, c, ch) và các âm cuối vang (m, n, nh, ng); phân biệt các cặp phụ âm đầu lưỡi (t, n), mặt lưỡi (ch, nh), cuối lưỡi ( c, ng), môi (p, m). GVTH cũng cần nhận thức rõ là: Biến thể ngữ âm của các âm vị âm cuối đều do đặc điểm của chính âm (nguyên âm) qui định. Hai phụ âm cuối n và m trong các ÂTTV kiểu loại hơi đóng tuy cùng là các phụ âm vang – mũi, hữu thanh, nhưng n là phụ âm đầu lưỡi còn m lại là phụ âm môi. Bốn phụ âm cuối p, t, c, ch trong các kiểu loại âm tiết đóng tuy cùng là các phụ âm tắc – miệng, vô thanh, nhưng, p là phụ âm môi, t là phụ âm đầu lưỡi, c  là phụ âm cuối lưỡi còn ch lại là phụ âm mặt lưỡi. Đặc biệt, GVTH cần nhận thức rõ điểm khác biệt về phương thức cấu âm của các phụ âm khi chúng đứng ở cuối âm tiết tiếng Việt so với phương thức cấu âm của chính các phụ âm này khi chúng đứng ở đầu âm tiết. Cụ thể: Khi các phụ âm này đứng ở đầu âm tiết thì chúng được phát âm ở đúng các vị trí cấu âm, sau đó, lưỡi rời khỏi vị trí cấu âm để tạo độ mở cho sự kết hợp với các yếu tố đứng sau chúng. Còn khi các phụ âm này đứng ở cuối âm tiết thì quá trình phát âm lại cần có thêm thao tác: khi là các phụ âm cuối,  tuy chúng vẫn được phát âm ở đúng các vị trí cấu âm nhưng ngay sau khi lưỡi rời khỏi vị trí cấu âm để tạo độ mở cho sự hình thành phụ âm thì lập tức lại trở về đúng vị trí phát âm lúc ban đầu để đóng lại phát âm và kết thúc âm tiết. Chính vì vậy, nếu muốn phát âm đúng các âm tiết tiếng Việt hơi đóng và đóng kết thúc bằng các phụ âm môi p và m thì lúc khởi đầu cũng như khi kết thúc âm tiết, cần hướng dẫn HSDT điều khiển các bộ phận tham gia cấu âm là hai môi đều phải ở tư thế khép lại. Ví dụ: Để phát âm các âm tiết nam, mầm tiếng Việt  thì lúc khởi đầu, GVTH hướng dẫn HSDT để hai môi khép lại, sau đó mở ra để thực hiện tiếp cấu âm của phần vần và ngay sau đó lại lập tức khép hai môi lại để đóng lại, kết thúc âm tiết. Đây chính là điểm khác biệt trong cách cấu âm của các phụ âm cuối - môi so với cách cấu âm cũng của các phụ âm này, khi đứng ở đầu âm tiết. Vì thế,  nếu chỉ quan tâm đến việc luyên tập cho trẻ phát âm đúng các phụ âm đầu hoặc phát âm các phụ âm cuối một cách độc lập, không nằm trong âm tiết tiếng Việt thì khi phát âm cả âm tiết, HSDT sẽ gặp nhiều khó khăn. Tương tự, các phụ âm cuối còn lại trong âm tiết tiếng Việt đều được phát âm theo phương thức như vậy. Chẳng hạn: Để có thể phát âm đúng các âm tiết tiếng Việt hơi đóng và đóng kết thúc bằng các phụ âm đầu lưỡi n và t thì lúc khởi đầu cũng như khi kết thúc âm tiết, các bộ phận tham gia cấu âm của người phát âm đều phải được đóng lại ở vị trí đầu lưỡi và chân răng. Vì vậy, GVTH phải nắm được cơ chế phát âm này để giúp HSDT phát âm đúng các âm tiết tiếng Việt hơi đóng và đóng kết thúc bằng các phụ âm mặt lưỡi ch và nh bằng cách hướng dẫn các em điều khiển bộ máy phát âm sao cho lúc khởi đầu cũng như khi kết thúc âm tiết, các bộ phận tham gia cấu âm đều phải được đóng lại ở vị trí mặt lưỡi và  ngạc cứng. Trong trường hợp muốn phát âm đúng các  âm tiết tiếng Việt hơi đóng và đóng kết thúc bằng các phụ âm cuối lưỡi c và ng thì GVTH cần hướng dẫn HSDT điều khiển bộ máy phát âm sao cho lúc khởi đầu cũng như khi kết thúc âm tiết, các bộ phận tham gia cấu âm đều phải được đóng lại ở vị trí cuối lưỡi và ngạc mềm. Việc hướng dẫn HSDT hiểu được phương pháp phát âm phụ âm cuối trong ÂTTV đã thực sự trở nên hữu ích hơn so với việc chỉ yêu cầu các em luyện tập phát âm phụ âm đầu hoặc phát âm các phụ âm cuối một cách độc lập, không nằm trong âm tiết tiếng Việt. Bởi như vậy thì khi phát âm cả âm tiết, HSDT sẽ bớt gặp khó khăn hơn.

Sử dụng đặc điểm ngữ âm – âm vị học để luyện và sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho HSDT là phương pháp mà nếu được áp dụng thì GVTH và HSDT sẽ có cơ sở nhận thức và phương pháp luyện tập hữu hiệu, góp phần giúp cả hai đối tượng này giảm bớt những khó khăn trong phát âm và sự lệch chuẩn trong việc thể hiện chính âm tiếng Việt. Ngoài thời gian luyện tập ở trên lớp, HSDT còn phải được hướng dẫn thường xuyên tự luyện tập ở mọi nơi, mọi lúc, nếu điều kiện cho phép. Có như vậy, phương pháp này mới đảm bảo được độ bền và đem lại hiệu quả thiết thực. Việc sử dụng đặc điểm NÂ-ÂVH tiếng Việt để luyện và sửa lỗi phát âm tiếng Việt là giải pháp có thể được GVTH áp dụng trong các hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho HSDT ở các TTH vùng DTTS và miền núi.

Sử dụng phương pháp phiên dịch (sử dụng tiếng mẹ đẻ) để luyện và sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho HSDT: Phương pháp sử dụng TMĐ là phương pháp vận dụng kiến thức, kĩ năng TMĐ để dạy học ngôn ngữ thứ hai. Trong dạy học tiếng Việt cho HSDT, nhiều trường hợp cần phải sử dụng TMĐ của HSDT. Giáo viên sử dụng TMĐ khi: Đưa ra các chỉ dẫn bằng TMĐ để HSDT hiểu được nội dung, nhiệm vụ của bài học rồi mới chuyển sang thực hiện các yêu cầu của bài học bằng tiếng Việt; Giải thích nghĩa của các từ ngữ tiếng Việt chỉ khái niệm, hoặc có nghĩa trừu tượng hoặc các từ ngữ tiếng Việt không có từ ngữ tương ứng trong TMĐ của HSDT; Giải thích ý nghĩa / nội dung của đoạn truyện khi HSDT chưa hiểu rõ. HSDT có thể sử dụng TMĐ khi: Nêu nghĩa của từ  / ngữ tiếng Việt mà không thể nói ra bằng cách khác; Nói / trao đổi suy nghĩ, ý tưởng của mình về tranh ảnh, nội dung câu chuyện; nêu câu hỏi hoặc đề nghị giáo viên giải thích về nội dung học.

            Mục tiêu sử dụng TMĐ trong dạy học tiếng Việt là để HSDT học tiếng Việt tốt hơn. Do vậy, cần phải lựa chọn đúng trường hợp, đúng thời điểm và thời lượng sử dụng cho phù hợp với từng nội dung học và giai đoạn học tập của HSDT, tránh lạm dụng sử dụng tiếng mẹ đẻ. Chẳng hạn, GVTH chỉ dùng TMĐ để giải thích nghĩa của từ/ngữ khi dạy các từ tiếng Việt khó giải thích nghĩa,...

Việc cung cấp cho GVTH và HSDT  những kiến thức sơ giản về đặc điểm NÂ-ÂVH  tiếng Việt sẽ giúp các em có những hiểu biết về phương pháp học tập, có cơ sở vững chắc để dựa vào đó mà rèn kĩ năng phát âm  tiếng Việt đạt hiệu quả hơn. Trong quá trình dạy tiếng Việt cho HSDT, GVTH cũng nên thiết lập ngân hàng lỗi phát âm tiếng Việt của HSDT, định hướng cách khắc phục để luyện và sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho HSDT ở các khoá học tiếp sau, thực hiện chiến lược giáo dục ngôn ngữ lâu dài cho HSDT ở các TTH vùng DTTS và miền núi. Chương trình giảng dạy cần được xây dựng sao cho dung lượng  và nội dung phù hợp hơn với năng lực học tập của HSDT. Đây là những việc làm thiết thực nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện HSDT theo hướng tiếp cận năng lực người học ở các TTH vùng DTTS và miền núi; xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; phục vụ đắc lực cho sự nghiệp dựng xây và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.

3. KẾT LUẬN

Đối với công việc giảng dạy, giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt và song ngữ Việt -DTTS, việc đổi mới PPDH phát âm tiếng Việt là rất cần thiết. Ngoài việc sử dụng các PPDH tiếng Việt truyền thống, việc sử dụng các PPDH mới như PPTQHĐ, sử dụng đặc điểm NÂ –ÂVH tiếng Việt, phương pháp phiên dịch (phương pháp sử dụng TMĐ) để luyện và sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho HSDT trong các hoạt động giáo dục ngôn ngữ ở TTH có ý nghĩa thiết thực và hữu ích. Phương pháp này được áp dụng và nhân rộng phạm vi sẽ giúp người dạy và người học có giải pháp để tháo gỡ những khó khăn trong việc tiến hành các hoạt động học tập và giảng dạy. Việc cung cấp cho GVTH những kiến thức sơ giản về đặc điểm NÂ –ÂVH của tiếng Việt sẽ giúp họ có những hiểu biết về phương pháp giảng dạy, có cơ sở vững chắc để dựa vào đó mà hướng dẫn HSDT luyện  và sửa lỗi phát âm  tiếng Việt đạt hiệu quả cao hơn, giúp HSDT nói tiếng Việt tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt ở các TTH vùng DTTS và miền núi. Trong quá trình dạy tiếng Việt cho HSDT, GVTH cũng nên thiết lập ngân hàng lỗi phát âm tiếng Việt của HSDT, định hướng cách khắc phục để luyện và sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho HSDT ở các khoá học tiếp sau, thực hiện chiến lược giáo dục ngôn ngữ lâu dài cho HSDT ở các TTH vùng DTTS và miền núi. Chương trình giảng dạy cần được xây dựng sao cho dung lượng  và nội dung phù hợp hơn với năng lực học tập của HSDT. Đây là những việc làm thiết thực nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện HSDT theo hướng tiếp cận năng lực người học ở các TTH vùng DTTS và miền núi; xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; phục vụ đắc lực cho sự nghiệp dựng xây và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.

.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.             Lê A – Thành Thị Yên Mĩ – Lê Phương Nga – Nguyễn Trí – Cao Đức Tiến, Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Giáo trình chính thức đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP 12+2, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo viên,  NXB Giáo dục.

2.             PGS.TS. Nguyễn Thúy Hồng – TS. Nguyễn Thị Phương Thảo – ThS. Đặng Văn Bình, Tài liệu tập huấn Phương pháp dạy học tiếng Việt như là ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học (Dùng cho giảng viên, sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học thuộc các cơ sở đào tạo giáo viên và cán bộ quản lí, giáo viên tiểu học vùng dân tộc thiểu số), Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục Việt Nam.

3.             Đỗ Việt Hùng, Dạy - học tiếng Việt trong nhà trường theo hướng phát triển năng lực. nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/Ngon ngu/tabid/100…/Dafault.aspx.

4.             Đặng Thị Lanh – Bùi Minh Toán – Lê Hữu Tỉnh (2001), Tiếng Việt, tập một (Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP 12+2), NXB Giáo dục.

5.             Nguyễn Quang Ninh - Bùi Kim Tuyến - Lưu Thị Lan - Nguyễn Thanh Hồng (1996), Tiếng Việt và Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ em, Tài liệu chính thức đào tạo giáo viên Nhà trẻ - Mẫu giáo hệ sư phạm 12+2, NXB Giáo dục.

6.             Phạm Trung Thanh (Chủ biên) - Nguyễn Thị Lí, Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, NXB Đại học Sư phạm.         

7.             Phùng Thị Thanh. Hệ thống thanh điệu tiếng Mông Lềnh vùng Sa pa, Lào Cai – Tonal System of HMong Lenh in Sapa area – Lao Cai. Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế Ngôn ngữ học Liên Á lần thứ VI – The 6th. Pan-Asiatic International Symposium on Linguistic, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội - 2005, tr. 249 – 258.

8.             Phùng Thị Thanh. Phân tích đối chiếu hệ thống ngữ âm - âm vị học tiếng Việt với tiếng Mông và các lỗi phát âm tiếng Việt của học sinh dân tộc Mông. (Luận án tiến sĩ Ngữ văn). Viện Ngôn ngữ học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2007.

9.             Phùng Thị Thanh, Một số giải pháp khắc phục lỗi phát âm vần tiếng Việt cho học sinh người dân tộc MôngTạp chí Giáo dục (Tạp chí Lí luận - Khoa học Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Journal of Educational Science - Ministry of Education and Training), Số đặc biệt, tháng 10/2013, tr: 80 - 82; 85.

10.        Phùng Thị Thanh, Một số biện pháp khắc phục lỗi phát âm phụ âm đầu tiếng Mông cho học viên Trường Cao đẳng Sư phạm Lào CaiTạp chí Giáo dục (Tạp chí Lí luận - Khoa học Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Journal of Educational Science - Ministry of Education and Training), Số đặc biệt, tháng 10/2014, tr: 49 - 51.

11.        Nguyễn Thị Phương Thảo (chủ biên), Tạ Văn Thông, Tôn Thị Tâm, Nguyễn Như Sang, Trần Thị Yên, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phương pháp dạy học song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ, Tài liệu tập huấn giáo dục truyền thông, H., 2008.

12.        Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.

13.        Nguyễn Dương Nguyên Trinh - Nguyễn Ngọc Nhật Minh, 07SPA02, Sử dụng kĩ thuật ghi âm để chữa lỗi trong việc giảng dạy kĩ năng nói cho sinh viên năm 1 Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà NẵngTạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 3 (44). 2001, tr. 261 – 262.

14.        Thái Duy Tuyên, Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới (Tái bản lần thứ nhất), NXB Giáo dục.

Post by: Vu Nguyen HNUE
19-10-2020