Phương pháp

SỬ DỤNG CHIẾN THUẬT “ĐỌC SUY LUẬN” VÀO DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG


19-10-2020

Chiến thuật Đọc suy luận được đề cập đến trong các cuốn sách “Khi trẻ em không thể đọc” (When kids can’t read); Các kĩ năng và chiến thuật đọc - tiếp cận những độc giả miễn cưỡng” (Reading skills and strategies: reaching reluctant readers) của tác giả Kylene Beers, nữ giáo sư nghiên cứu về đọc trường đại học Houston (Mĩ). Kylene Beers cảnh báo: “Một trong những vấn đề về việc hiểu, đó là trẻ em không thể suy luận”. Bà cũng quan tâm đến việc làm thế nào để những độc giả học sinh từng bị đánh giá là không thể suy luận có thể tiếp cận và thuần thục được kĩ năng quan trọng này. Vì thế chiến thuậtđọc suy luận được đề xuất và nó nhanh chóng được vận dụng vào quá trình dạy đọc hiểu văn bản ở nhà trường phổ thông.

SỬ DỤNG CHIẾN THUẬT “ĐỌC SUY LUẬN” VÀO DẠY HỌC

 ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

                                               

TS Phạm Thị Thu Hương

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

 

1. Chiến thuật Đọc suy luận được đề cập đến trong các cuốn sách “Khi trẻ em không thể đọc” (When kids can’t read); Các kĩ năng và chiến thuật đọc - tiếp cận những độc giả miễn cưỡng” (Reading skills and strategies: reaching reluctant readers) của tác giả Kylene Beers, nữ giáo sư nghiên cứu về đọc trường đại học Houston (Mĩ).  Kylene Beers cảnh báo: “Một trong những vấn đề về việc hiểu, đó là trẻ em không thể suy luận”. Bà cũng quan tâm đến việc làm thế nào để những độc giả học sinh từng bị đánh giá là không thể suy luận có thể tiếp cận và thuần thục được kĩ năng quan trọng này. Vì thế chiến thuật đọc suy luận được đề xuất và nó nhanh chóng được vận dụng vào quá trình dạy đọc hiểu  văn bản ở nhà trường phổ thông.

2.Suy luận là một kĩ năng quan trọng trong việc đọc hiểu văn bản. Một khi mà quan niệm phản ánh hiện thực đời sống của người nghệ sĩ là “khám phá sự vật ở bề chưa thấy, ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa” (Chế Lan Viên) và “Nhà văn quan tâm đến chuyện khám phá cuộc đời này hơn là việc đưa ra những lời đánh giá” (Maugham) thì suy luận giúp độc giả từ những thông tin hiển ngôn mà đọc thấy phía sau đó lớp ý nghĩa hàm ngôn, đọc ra những điều mới mẻ bằng kiến thức đời sống phong phú, sự trải nghiệm nghệ thuật và tích luỹ kinh nghiệm thẩm mĩ. Nhà văn không bao giờ nói hết. Trong văn bản còn vô số những điểm bỏ ngỏ, những đầu mối quan trọng, những mạch ngầm cần khám phá bằng nhiều cách thức, con đường khác nhau. Nếu hiểu như Hê-minh-uê rằng tác phẩm văn học là một tảng băng trôi bảy phần chìm một phần nổi, lại càng thấy điều quan trọng trong quá trình đọc là khám phá tiềm văn. Tác phẩm văn học, theo đó, được định nghĩa ngắn gọn là văn bản+ sự đọc của độc giả.

Đọc suy luận thực ra là đọc thấy những điều nằm giữa các dòng chữ, thậm chí vượt ra bên ngoài từng dòng chữ mà nắm lấy thần thái của văn bản. Suy luận trong đọc ít nhiều có mối liên quan với thực tiễn đời sống của độc giả nói chung, bạn đọc học sinh nói riêng. Trước khi thực sự đọc suy luận văn bản văn học, học sinh đã là những người khá sắc sảo, tinh tế, chặt chẽ,... trong những suy luận của cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên suy luận trong đời sống và suy luận trong đọc hiểu văn bản, nhất là văn bản văn chương thuộc về những mức độ, chất lượng và sự phát triển năng lực khác nhau. Đó là điều chúng ta cần lưu ý. Thực tế đọc của học sinh cho thấy nhiều khi suy luận của họ trở thành suy diễn. Từ suy diễn đến áp đặt, quy chụp vô lối thật ra khoảng cách cũng chẳng bao xa. Họ cũng có thể có những suy luận phi văn chương, thuần tuý tuân thủ các nguyên tắc rất chặt chẽ, rành rẽ,... mà cuộc sống hàng ngày dạy họ. Nhưng thế giới trong văn bản văn học không đơn thuần chỉ như vậy. Nó còn tuân theo quy luật của cái đẹp, quy luật về sự sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật nữa.

Về mặt hiệu quả, chiến thuật đọc suy luận giúp học sinh:+ Gợi lại những tri thức có trước trong quá trình đọc văn bản.+ Biết cách suy luận, đọc ra những điều không được thể hiện trực tiếp trên văn bản.+ Bổ sung, tái tạo, làm sống dậy thế giới nghệ thuật trong cảm nhận của độc giả.+ Hiểu rõ ảnh hưởng của quan điểm, tình cảm, vốn sống, trải nghiệm ở cá nhân người đọc đối với việc kiến tạo ý nghĩa của văn bản đọc hiểu.

3.Làm thế nào để dạy cho học sinh kĩ năng phức tạp này? Trong cuốn sách của mình Kylene Beers đã cung cấp hai nguồn tài nguyên thông tin giúp giáo viên và học sinh thực hành chiến thuật đọc suy luận. Danh sách thứ nhất, tác giả cung cấp 13 dạng suy luận mà bạn đọc có kĩ năng thường tạo lập. Danh sách thứ hai là một loạt các lời bình luận, dẫn dắt, định hướng,... giáo viên có thể sử dụng để trợ giúp học sinh tạo nên các suy luận trong quá trình đọc hiểu văn bản.  Cụ thể :

Mẫu suy luận những độc giả có kĩ năng thường sử dụng:

1)Hiểu yếu tố xuất hiện trước đại từ thay thế (ví dụ khi Hê-minh-uê viết : “Với cái miệng mím chặt, cái đuôi nhịp nhàng, chúng ta lái thuyền đi như thể hai anh em” (Ông già và biển cả) thì “chúng ta” chỉ ông lão và con cá kiếm)

2)Đoán nghĩa của các từ không biết bằng đầu mối ngữ cảnh

3) Đoán chức năng ngữ pháp của những từ không biết

4)Hiểu giọng điệu của ngôn ngữ nhân vật

5)Nắm bắt ý chí, niềm tin, tình cảm, động cơ, tính cách của nhân vật

6)Hiểu mối quan hệ giữa nhân vật này và nhân vật khác

7)Bổ sung các chi tiết về hoàn cảnh, bối cảnh

8)Đưa ra lời giải thích cho sự kiện hoặc ý kiến, quan điểm được giới thiệu trong văn bản

9)Chi tiết hoá các sự kiện và giải thích tại sao có thể miêu tả cụ thể như vậy

10)Hiểu cái nhìn về hiện thực đời sống của tác giả

11)Hiểu thiên kiến, thái độ, cách đánh giá của tác giả

12)Kết nối những điều xảy ra trong văn bản và tri thức của độc giả về hiện thực đời sống

13)Đưa ra kết luận của độc giả về những điều được thể hiện trong văn bản

Những định hướng của giáo viên trợ giúp học sinh đọc suy luận:

1)Hãy nhìn vào đại từ và đoán xem yếu tố nào kết nối với nó

2)Đoán xem điều gì giải thích cho sự kiện này

3)Tưởng tượng về bối cảnh câu chuyện và quan sát xem độc giả có thể thêm vào những chi tiết nào

4)Gợi lại những gì bạn đã biết về điều này và quan sát xem điều bạn biết phù hợp hoặc không phù hợp như thế nào với điều văn bản đang thể hiện

5)Sau khi đọc phần này, thử lí giải xem tại sao nhân vật lại hành động như vậy

6)Nhân vật đã nói điều này (trích dẫn ngôn ngữ nhân vật) với thái độ, giọng điệu, cử chỉ, nét mặt,... như thế nào. Có thể phỏng đoán xem nếu được nói thêm, nhân vật sẽ nói gì

7)Quan sát các từ bạn không biết và những từ ngữ, câu văn xung quanh đã giúp bạn đoán nghĩa của từ đó như thế nào

8)Sau khi đọc phần này, hãy tìm xem tác giả định nói gì với chúng ta, dựa vào đâu mà bạn trả lời như vậy

Từ danh sách của Kylene Beers có thể qui về một số hướng suy luận chính:

1)Suy luận về nhân vật:+giọng điệu, thái độ, cảm xúc,... gắn liền với ngôn ngữ nhân vật; +Tình cảm, động cơ, tính cách,... của nhân vật; + Quan hệ với các nhân vật khác; +Giải thích hành động của nhân vật; +Tưởng tượng sáng tạo những điều nhân vật có thể suy nghĩ, phát ngôn, hành động,... dựa trên điều tác giả phản ánh về nhân vật đó,...

2)Suy luận về bối cảnh: +Miêu tả chi tiết hoàn cảnh; + Miêu tả chi tiết sự kiện; + Lí giải nguyên nhân tác giả lựa chọn bối cảnh đó, mối quan hệ giữa bối cảnh và tính cách,... của nhân vật,...

3)Suy luận về tác giả: + Cách nhìn, cách khám phá đời sống của tác giả; +Thiên kiến, nhiệt tình khẳng định, phủ định,...; +Giọng điệu, cảm xúc,... của tác giả,...

          Nhà văn luôn ngỏ ra những cánh cửa đón đợi tâm hồn độc giả bước vào. Rõ ràng không có người viết nào để độc giả suy luận về những điều mình định thể hiện từ một môi trường “chân không” cả. Có những căn cứ, đầu mối nhất định để người đọc nương theo trong quá trình luôn muốn đi đến tận cùng “những tâm tình ẩn sau tâm tình”. Nói như Kylene Beers thì tác giả là người cung cấp thông tin (đó là một thứ văn bản bên ngoài - external text); độc giả sử dụng các thông tin ấy trong những cách thức phong phú để sáng tạo ra văn bản bên trong (tác phẩm) của chính họ (internal text). Người đọc suy luận (infer) còn tác giả thì ngụ ý (imply), và cũng có thể nói ngược lại, nhà văn ngụ ý, bởi vậy độc giả cần suy luận trong quá trình đọc. Nhiều khi suy luận của độc giả lại là một phát hiện bất ngờ với chính tác giả bởi đọc là cộng hưởng, đồng sáng tạo. Tuy nhiên không có nghĩa là có thể thoải mái muốn đọc như thế nào thì đọc, muốn suy luận như thế nào thì suy. Văn bản là đầu vào, là nguồn quan trọng, là cơ sở, là căn cứ để bạn đọc tạo suy luận. Mọi suy luận trên văn bản, ngoài văn bản đều có nguy cơ trở thành suy diễn, khiên cưỡng, áp đặt, thậm chí xuyên tạc thông điệp nghệ thuật. Từ văn bản, phương diện vật chất của tác phẩm văn học, độc giả phải dựa vào ngữ cảnh, văn cảnh để tạo suy luận.    

4. Ví dụ minh hoạ         

 Giáo viên h­ớng dẫn học sinh sử dụng chiến thuật đọc suy luận để phân tích tâm trạng nhân vật Rô-mê-ô qua lời độc thoại nội tâm. (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét)

- Giáo viên đặt câu hỏi : Nhìn thấy Giu-li-ét bên cửa sổ, Rô-mê-ô đã thốt lên : Đấy là ph­ơng đông và nàng Giu-li-ét là mặt trời.

 Tại sao trong đêm trăng nh­ng Rô -mê-ô lại so sánh Giu-li-ét với mặt trời ?

- Học sinh ghi vắn tắt cách lí giải vào sơ đồ, sau đó trình bày :

  Không gian thổ lộ tâm tình của các nhân vật là bầu trời đêm thanh tĩnh có “mảnh trăng thiêng liêng kia đ­ơng dát bạc trên những ngọn cây trĩu quả”, một thiên nhiên rất thơ mộng, trữ tình, chở che cho đôi lứa. Theo thói th­ờng hẳn Rô-mê-ô phải ví bà chúa của lòng mình với mặt trăng. Thế nh­ng chàng lại thốt lên : “Đấy là ph­ơng đông và nàng Giu-li-ét là mặt trời”. Mặt trời Giu-li-ét hiện ra, trăng lập tức trở nên héo hon, nhợt nhạt, xanh xao, “Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình”. Trăng đêm nay đã đẹp nh­ng ánh sáng của mặt trời rực rỡ và chói loà hơn nhiều. Cách so sánh ấy tạo ra ấn t­ợng bất ngờ, mạnh mẽ đối với ng­ời đọc, ng­ời xem và cả ng­ời trong cuộc.

->Vả lại cách so sánh cũng rất hợp lí. Ng­ời yêu nhau th­ờng tìm đến những nguồn sáng vĩnh hằng của vũ trụ với nhiệt tình, tin t­ởng tình yêu cũng bất tử và cao đẹp nh­ vậy. Hơn nữa nơi Rô-mê-ô nhìn thấy Giu-li-ét hiện ra là cửa sổ phía trên cao tr­ớc mặt chàng. Một nguồn ánh sáng từ ph­ơng đông đột ngột loé lên nh­ vậy chỉ có thể là mặt trời rực rỡ.

-> Những lời nói của chàng về Mặt trăng còn giúp chúng ta hiểu vì sao chàng từ chối ví ánh sáng ấy cho ng­ời mình yêu. Theo thần thoại La Mã, Trăng là nữ thần Đi-a-na sống trinh bạch suốt đời. Nh­ng Rô-mê-ô đang rạo rực khát vọng yêu đ­ơng, thứ tình yêu trần thế của con ng­ời thời Phục H­ng chứ không phải tình yêu mà th­ợng đế ban phát, làm sao lại có thể đồng tình với thứ ánh sáng “đồng cốt, xanh xao nhợt nhạt” ấy.

-> Mặt trời gọi bình minh thức dậy sau đêm dài, phải chăng điều đó thật giống với tâm trạng của Rô-mê-ô trong lúc này. Chàng t­ởng nh­ đã chối bỏ ánh sáng khi bị thất bại trong tình yêu với Rô-da-lin, từ chối “những tia nắng hồng t­ơi đẹp” để giam mình trong đêm tối âm u. Giờ đây ánh sáng từ mặt trời Giu-li-ét đã làm tan chảy vết th­ơng lòng trong một hạnh phúc ngọt ngào, chàng lại mong chờ ánh sáng, khát khao đón đợi cái giây phút vừng d­ơng t­ơi đẹp hiện ra ở ph­ơng đông.

->Và nếu nói mặt trời là hình ảnh của sự toàn thắng, của sức mạnh t­ơi sáng, của ngày mới nảy nở xanh chồi, thì quả thực đi hết đoạn trích và cả tác phẩm, chúng ta thấy nó đã tiếp thêm sức mạnh cho Rô-mê-ô. Sự xuất hiện của vừng d­ơng nơi cửa sổ ph­ơng đông đã khiến ng­ời ta quên đi sự tồn tại của thời gian khuya khoắt, đêm tối và không gian khu v­ờn, “nơi tử địa”, làm cho Rô-mê-ô sẵn sàng đ­ơng đầu với sự bắt gặp của họ hàng nhà Ca-piu-lét, làm hồi sinh tâm hồn chàng khắc khoải chờ đợi giây phút bừng tỉnh của vũ trụ để hoà mình vào đó.

***

 

Đọc suy luận đòi hỏi độc giả phải tích cực hoạt hoá và sử dụng những tri thức có trước của họ về cuộc sống, con người, về những trải nghiệm trong cuộc đời, những kinh nghiệm thẩm mĩ trong nghệ thuật. Bởi lẽ suy luận trong văn chương không bao giờ là chuyện thuần lí, một chiều, còn có những lô-gíc khác của đời sống, của nghệ thuật, đôi khi tưởng là nghịch lí, hoá ra lại nói được cái thăm thẳm, bí ẩn còn khuất lấp đâu đó trong đời sống. Do vậy khi hướng dẫn HS vận dụng chiến thuật này, GV cần lưu ý: +Nên cẩn trọng với những suy luận phi văn chương; +Cần tôn trọng tính chỉnh thể của văn bản nghệ thuật khi đọc suy luận; +Đọc suy luận không mâu thuẫn với các yếu tố khác như rung động, trực giác,... trong quá trình cảm thụ nghệ thuật.

 

Tài liệu tham khảo

1.Nguyễn Thanh Hùng -Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, NXB GD, H.2008

2. www allamericareads.org

Post by: Vu Nguyen HNUE
19-10-2020