Lý luận văn học

Kí hiệu học là gì?


15-10-2020
Tác giả: Triệu Nghị Hành

Tác giả: Triệu Nghị Hành, sinh năm 1956, Giáo sư văn học so sánh, chủ nhiệm trung tâm Kí hiệu học và truyền thông, học viện Văn học và báo chí, Đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc

          Tinh thần con người, xã hội con người, toàn bộ thế giới nhân loại chìm đắm trong một thứ mà rất ít người cảm nhận thấy sự tồn tại của nó nhưng không lúc nào có thể thoát khỏi nó, đó chính là kí hiệu.

          rất nhiều khái niệm quan trọng mà cuốn sách này sẽ sẽ đề cập đến, như ý nghĩa, hệ thống, tượng trưng, văn hóa, nghệ thuật, cái đẹp, hình thái ý thức… đều khổ vì định nghĩa quá nhiều và quá phức tạp, nhưng duy có kí hiệu và kí hiệu học lại dường như không có định nghĩa. Định nghĩa “kí hiệu học” của các trước tác phương Tây thường là: “kí hiệu học là học thuyết nghiên cứu kí hiệu” (Semiotics is the study of signs)[1]. Rất khó có thể coi đây là một định nghĩa, trong tiếng Trung, đây là một sự lặp lại của cùng một từ; trong tiếng phương tây, chỉ có giải thích gốc chữ Semiotics trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là gì, nếu có thể nói rõ điều gì về kí hiệu, thì miễn cưỡng có thể coi đây là một định nghĩa.

          Nhưng rất nhiều nhà kí hiệu học cho rằng, không thể định nghĩa kí hiệu. Có nhà kí hiệu học sau khi viết hàng nghìn chữ, dứt khoát nói: “kí hiệu học có nên định nghĩa “kí hiệu” không? Mọi người đều biết, khoa học không cần thiết phải định nghĩa thuật ngữ cơ bản của chúng: vật lí học không cần thiết phải định nghĩa “vật chất”, sinh học không cần thiết phải định nghĩa “sinh mệnh”, tâm lí học không cần thiết phải định nghĩa “tinh thần”[2]. Nhưng kí hiệu học với tư cách là sự tìm tòi về quy luật tư duy phổ biến, mục đích của nó là làm rõ phương thức con con người biểu đạt và nhận thức ý nghĩa, vì thế trước hết không thể không xử lí định nghĩa cơ bản của mình. Bàn luận một cách nghiêm túc nhất thiết cần phải xuất phát từ định nghĩa, người viết tình nguyện mạo hiểm giản đơn hóa đề xuất một định nghĩa rõ ràng về kí hiệu.

          Kí hiệu là cảm tri được cho rằng mang theo ý nghĩa: ý nghĩa phải dùng kí hiệu mới có thể biểu đạt, mục đích là biểu đạt ý nghĩa. Nói ngược lại, không có ý nghĩa có thể không cần kí hiệu biểu đạt, cũng không có kí hiệu không biểu đạt ý nghĩa.

          Định nghĩa này, xem ra có vẻ giản đơn và rõ ràng, trở đi trở lại là quan hệ chặt chẽ giữa kí hiệu và ý nghĩa. Trên thực tế, định nghĩa này đã đã chạm đến vấn đề đến nay vẫn khó có thể trả lời, thậm chí có thể thu được một loạt các kết luận đáng kinh ngạc, cuốn sách này cần phải dùng vài chưng mới có thể thảo luận rõ vấn đề chi tiết mà câu này chạm đến.

          Trước tiên, đã là bất kì hoạt động ý nghĩa nào đều là quá trình kí hiệu, ý nghĩa không thể thoát li kí hiệu, thì kí hiệu là điều kiện của ý nghĩa: có kí hiệu mưới có thể tiến hành hoạt động ý nghĩa.

          Do đó, chúng ta phải định nghĩa “ý nghĩa”. Muốn nói ra bất kì ý nghĩa gì, phải dùng một ý nghĩa khác; phán đoán một sự vật là có ý nghĩa, chính là nói nó cái gợi sự giải thích, cái có thể giải thích. Nhưng tất cả những sự vật có thể giải thích ra ý nghĩa đều là kí hiệu, vì thế, ý nghĩa cũng có một định nghĩa giản đơn, rõ ràng như sau: ý nghĩa chính là tiềm lực một kí hiệu có thể được một kí hiệu khác giải thích, giải thích chính là hiện thực của ý nghĩa.

          Jakobson nói: “Cái biểu đạt phải khả cảm khả tri, cái được biểu đạt phải có thể dịch”. Cách nói này cô đúc và rõ ràng, “tính có thể dịch” là “có thể dùng ngôn ngữ giải thích”, cũng bao gồm “có thể dùng một kí hiệu khác để tái hiện”, hoặc là “dùng một ngôn ngữ khác để phiên dịch”. “Có thể dịch” chính là dùng một ki shieuej thay thế một kí hiệu khác, nhưng kí hiệu này vẫn cần một kí hiệu khác để giải thích.

          Vì thế, định nghĩa trên có thể tiến thêm một bước nữa: Ý nghĩa phải dùng kí hiệu mới có thể giải thích, kí hiệu dùng để giải thích ý nghĩa. Ngược lại, không có ý nghĩa có thể không cần kí hiệu giải thích, cũng không có kí hiệu không thể giải thích ý nghĩa. Câu nói này nghe có vẻ luẩn quẩn, nhưng trên thực thế ý tứ của nó rất đơn giản: mọt ý nghĩa bao gồm hai khâu cơ bản là phát ra (biểu đạt) và tiếp thu (giải thích), hai khâu này đều phải dùng kí hiệu mới có thể hoàn thành, mà kí hiệu phát ra khi được tiếp thu  và được giải thích phải được thay thế bằng một kí hiệu khác, vì thế, giải thích chính là khởi điểm của một quá trình kí hiệu khác, nó chỉ có thể tạm thời gác lại trước một quá trình kí hiệu khác, mà không thể kết thúc bản thân sự tiếp tục phát triển của ý nghĩa. Định nghĩa này nhất trí với “ý nghĩa sản sinh vô tận” sẽ được thảo luận ở phần sau của cuốn sách.

          Do đó, chúng ta có thể trả lời vấn đề mở đầu của cuốn sách này: kí hiệu học là gì? Nói “kí hiệu học là học thuyết nghiên cứu kí hiệu”, bản thân học giả phương Tây đã vô cùng không hài lòng[3]; Định nghĩa “Kí hiệu học nghiên cứu tất cả những sự vật có thể được coi là kí hiệu” của Umberto Eco”[4], cũng dường như không có gì đổi mới. Cũng có người nói kí hiệu học “nghiên cứu đặc điểm của hoạt động kí hiệu (semiosis) của nhân loại, cũng chính là “năng lực kí hiệu nguyên” của con người”[5]. Điều này vẫn không thoát khỏi định nghĩa theo kiểu trùng điểm từ đồng nghĩa. Người viết cho rằng, xuất phát từ lí giải kí hiệu, chúng ta có thể nói kí hiệu học là học thuyết nghiên cứu hoạt động ý nghĩa của con người.

          Vì sao có thể tóm tắt định nghĩa vắn tắt giản đơn, có lí như vậy, cần gì phải đợi cuốn sách này mới có thể nói ra được? Các nhà kí hiệu học đương nhiên đã nghĩ đến phương hướng này, nhưng học thuyết nghiên cứu ý nghĩa rất nhiều, ví dụ như Nhận thức luận, Ngữ nghĩa học, Logic học, Hiện tượng học, Giải thích học. Một số nhà lí luận cho rằng trọng điểm nghiên cứu của kí hiệu học là “biểu ý’ (signification, tức là articulated meaning)[6]. Foucautl cũng nói: “Chúng ta có thể gọi “thuyết thoại’ kí hiệu  và toàn bộ tri thức về phát triển ý nghĩa của nó là giải thích học; gọi nhận biết kí hiệu, hiểu toàn bộ tri thức về quy luật liên kết là kí hiệu học”[7]. Ý ông muốn nói là kí hiệu học và giải thích học mỗi thứ chiếm một nửa, hỗ trợ bổ sung cho nhau. Quan điểm này đã không chính xác, trên twhcj tế hiện nay kí hiệu học đã vươn đến đầu tiếp thu của ý nghĩa kí hiệu, tức là toàn bộ hoạt động nghiên cứu và  ý nghĩa liên quan: kí hiệu chính là ý nghĩa, không có kí hiệu tức là không có ý nghĩakí hiệu học chính là ý nghĩa học. Nếu cuốn sách này đọc lên giống với “kí hiệu học trùng với tri nhận giải thích” hơn, cuốn sách này là hình thái nên có của kí hiệu học.

          Sự móc nối liên tục giữa kí hiệu và ý nghĩa là xuất phát điểm cơ bản nhất của kí hiệu học. Định nghĩa trên của người viết nghe ra có vẻ giống với “tuần hoàn giải thích” (hermeneutical circle), trên thực tế cũng chính xác là một loại tuần hoàn giải thích: kí hiệu biểu đạt sự giải phóng ý nghĩa để thu hút giải thích kí hiệu, giải thích kí hiệu thông qua theo đuổi ý nghĩa tiếp cận biểu đạt kí hiệu. Học giả phương Tây không bàn luận vấn đề từ góc độ này, có thể là vì từ đồng nghĩa significance của ý nghĩa (meaning) có gốc cấu thành từ kí hiệu (sign), hai từ có cùng gốc, điều này rất rõ ràng. Nhưng họ thông qua định nghĩa thông dụng “kí hiệu học là học thuyết nghiên cứu kí hiệu” cũng chỉ là dùng một từ gốc lating (sign có gốc là signum) để giải thích gốc từ Hy Lạp đồng nghĩa (semiotics có gốc từ từ Semeion). Cuốn sách này dùng một định nghĩa theo kiểu tuần hoàn giải thích còn hơn dùng “định nghĩa trùng điệp” đơn hướng, có thể sẽ tiếp cận hạt nhân của vấn đề hơn.

          Umberto Eco đã phát hiện ra giữa văn bản và giải thích có một sự tuần hoàn, điều này gần gũi với sự lí giải của người viết về kí hiệu. Ông nói “văn bản không chỉ là công cụ dùng để phán đớn lí giải tính hợp pháp, mà là một khách thể của giải thích dần dần được xây dựng trong quá trình luận chứng tính hợp pháp của bản thân”. Cũng chính là nói, văn bản là giải thích được kiến lập để luận chứng cho tính hợp pháp của mình, ý nghĩa của nó vốn không có tính đầy đủ. Umberto Eco thừa nhận đây là một tuần hoàn giải thích: “thứ được chứng minh trở thành tiền đề của chứng mình”[8]. Có ý nghĩa, mới có sự theo tìm kiếm ý nghĩa, có giải thích mới cấu thành văn bản kí hiệu.

          Định nghĩa về ý nghĩa kí hiệu này của người viết có trong chương 8, tiết 3 của cuốn sách bàn về ý nghĩa của kí hiệu của “kí hiệu học ứng dụng” (sử dụng kí hiệu): quá trình sử dụng kí hiệu cũng chính là quá trình giải thích kí hiệu. Ý nghĩa của đèn đỏ có thể dùng ngôn ngữ, thế tay, động tác, giảm tốc độ…biểu thị “dừng xe” để giải thích, sự sử dụng kí hiệu đèn đỏ (chuẩn bị dừng xe, hoặc là tăng tốc độ vượt ngã tư) là sự lí giải đối với tín hiệu dừng xe. Nhiều chỗ của cuốn sách này (“Kí hiệu học ứng dụng” tiết 3 chương 8, “tượng trưng hóa’ tiết 7 chương 9…” sẽ thảo luận kĩ về tác dụng lớn của “sử dụng” trong việc hình thành ý nghĩa kí hiệu.

          Để khẳng định sự tồn tại của bản thân, nhân loại phải tìm kiếm ý nghĩa của tồn tại, vì thế, kí hiệu là điều kiện bản chất của tồn tại của con người. Alfred North Whitehead nói: “Nhân loại tìm kí hiệu để biểu hiện bản thân, trên thực tế, biểu hiện chính là kí hiệu”[9]. Câu nói này đúng một nửa: không có kí hiệu, con người không thể biểu hiện, cũng không thể lí giải bất kì ý nghĩa nào, từ đó không thể là sự tồn tại của con người. Tiến thêm một bước nói, không có ý nghĩa, con người không chỉ thể tồn tại, thế giới “nhân hóa” không thể tồn tại, tư tưởng của con người cũng không thể tồn tại, vì chúng ta chỉ có thể dùng kí hiệu mới có thể tư tưởng, hoặc nói, tư tưởng cũng là một quá trình sản xuất và tiếp thu kí hiệu.

          Mục đích của thảo luận như vậy là xác định phạm vi mà kí hiệu học can thiệp. Rất nhiều người cho rằng kí hiệu học chính là khoa học nghiên cứu văn hóa nhân loại, phạm vi nghiên cứu thực tế của kí hiệu học, văn hóa quả thực là một lĩnh vực rộng lớn nhất, nhưng kí hiệu học còn nghiên cứu hoạt động tri nhận, hoạt động tâm linh, tất cả các hoạt động có liên quan đến ý nghĩa của cá nhân, thậm chí còn bao gồm tất cả các hoạt động tâm linh và tri nhận của những vật hữu linh.

          Chính vì nhân sinh cần ý nghia hỗ trợ, cuốn sách này mở đầu bằng cách nói lạ của Pierce, hi vọng đến khi kết thúc cuốn sách, có thể chứng minh được cái lí cách nói này. Pierce cho rằng bản thân con người là một kí hiệu mà con người sử dụng: “Mỗi tư tưởng là một kí hiệu, mà sinh mệnh là một hệ thống của tư tưởng, liên kết hai sự thực lại, từ mà con người dùng hoặc kí hiệu mà con người dùng chính là bản thân con người”[10]

          Nếu tư tưởng của con người cũng phải dùng kí hiệu mới có thể tiến hành, vậy thì, khi ta một mình tư duy, chính là kí hiệu mà giao lưu dùng, cũng là nội hóa thành tư tưởng cá nhân. Như vậy, vốn thuộc về thế giới cá nhận – hoạt động tâm lí trầm tư, hoan giác, mộng cảnh…- tuy về nội dung là cực đoan cá nhân hóa, bí ẩn hóa, bị áp chế mà không bước vào biểu đạt, nhưng về hình thức lại có thể được người khác lí giả: đây chính là vì sao kí hiệu học có thể bàn luận nhân sinh.

          Nếu tư tưởng là kí hiệu hóa bản chất con nguoiwf, vậy thì bản chất của con người cũng là “bản chất mang tính kí hiệu”. Sau bước ngoặt ngôn ngữ, giới học thuật đều đồng ý khái niệm cũ “người nói nói ngôn ngữ” nên được lí giải là “ngôn ngữ nói người nói”[11]. Vấn đề này sẽ bàn kĩ ở chương 16 của cuốn sách.

          Bàn luận ở trên có vẻ rất trừu tượng, Kenneth Burke đã lí giải vấn đề này rất rõ ràng. Năm 1966 ông đưa ra một “định nghĩa của con người”, ông cho rằng con người theo Ernst Cassirer là “động vật sử dụng kí hiệu” vẫn chưa đủ, ông cho rằng, tư tưởng của con người thực sự là “màn hình cuối” của kí hiệu (terministic creen), thế giới thông qua nó mới “có ý nghĩa’(makes sense), cũng chính là nói, do sử dụng kí hiệu, chúng ta trở thành một phần của thế giới trong sự lí giải của chúng ta. Ví dụ như không có  bản đồ, sách địa lí, vĩ tuyến kinh tuyến, những thứ này dường như là công cụ kí hiệu thuần túy, chúng ta không thể có bất kì nhận thức nào về cục diện địa lí thế giới. Vì thế, con người có hệ thống kí hiệu địa lí hoàn toàn khác nhau, thế giới sẽ hoàn toàn khác nhau. Kenneth Burke kết luận: “không có hệ thống kí hiệu, thế giới sẽ không có hình thái ý nghĩa”[12]. Nếu chúng ta dựa vào “trời tròn đất vuông” để lí giải thế giới, chúng ta không chỉ sống trên một thế giới vô cùng khác, trên thực tế chúng ta là người hoàn toàn khác.

          Thế giới địa lí như vậy, tất cả những gì con người sống trên thế giới phải xử lí, bao gồm gia đình, quan hệ nhân tế, tín ngưỡng, hình thái ý thức, thậm chí sống chết cũng như vậy. Thế giới và nhân sinh của chúng ta chính là sự tổ hợp của những nhân tố này. Vì thế, rất có lí khi nói, không có thế giới do kí hiệu mang lại ý nghĩa, chúng ta không thể tồn tại với tư cách là con người trên thế giới: kí hiệu chính là sự tồn tại của chúng ta. Cách nói này, dường như hơi quá một chút, nhưng rất nhiều nhà lí luận đã có kết luận tương tự, ví dụ như Susan Langer từng nói: “không có kí hiệu, con người không thể tư duy, chỉ có thể là một động vật, vì thế kí hiệu là bản chất của con người… Kí hiệu đã sáng tạo ra thế giới của con người rời xa cảm giác”[13].

          Quan niệm của các nhà kí hiệu trước kia về vấn đề “bản chất kí hiệu của con người” là quan điểm vô cùng mạnh dạn. Coi hoạt động nội tâm của chúng ta là lĩnh vực không hoàn toàn cá nhân, không phải không thể lí giải, trên thực thế đã mở cửa cho kí hiệu học hướng tới lí luận hình thái ý thức của chủ nghĩa MÁc, hiện tượng học, phân tâm học. Tư tưởng của chúng ta, cho dù là ý thức xã hội và hoạt động văn hóa mang tính tập thể xã hội, hoặc là tư tưởng, ý chí, dục vọng cá nhân, hay là vô thức bị cự tuyệt biểu hiện, đều là sự vận tác theo phương thức kí hiệu.

          Cuốn sách này còn nhiều lần nhắc đến luận điểm này, chứng minh thêm tính quan trọng của xuất phát điểm này. Chúng ta tổ hợp tạo thành thế giới này như thế nào, đến nay chúng ta biết vẫn chưa nhiều, vì thế giới con người có thể lí giải không phải là thế giới tự tại bên ngoài sự lí giải của con người. Một khi lí giải của con người tham dự vào, thế giới sẽ không còn là thế giới tự tại nữa, mà là thế giới nhân hóa. Thế giới một khi nhân hóa, sẽ biến thành hỗn hợp của kí hiệu và vật. Dương nhiên, coi thế giới là thế giới kí hiệu của tồn tại, lại là sự tự tự cao tự đại của con người. Chúng ta chỉ có thể nói, thees giưới ngoài phạm vi nhận thức của con người rất lớn rất phức tạp, trong khi con người chỉ có thể nhận thức nó căn cứ trên cảm tri và lí giải, vì thế, mở đầu cuốn sách này trong vài chương cần phân tích bàn luận kĩ vấn đề kí hiệu và vật làm thế nào hỗn hợp trong thế giới mà con người sinh tồn và tìm ý nghĩa.

          Một số nhà lí luận tiến thêm một bước cho rằng thế giưới ngoài con người cũng do kí hiệu tổ hợp thành. Peirce cho rằng: “toàn bộ vũ trụ… cho dù không hoàn toàn do kí hiệu tổ hợp thành, thì cũng đầy kí hiệu”[14]. Đoạn văn này được nhiều người tán đồng, ví dụ như Hoffmeyer, ông miêu tả toàn bộ lịch sử vũ trụ bắt dầu từ vụ nổ lớn, miêu tả thành lịch sử đầy ý nghĩa kí hiệu”[15]. Ông chỉ ra, dấu vết của vụ nổ lớn (như quang phổ, bối cảnh phóng xạ), trở thành kí hiệu của lịch sử vũ trụ.

          Người viết không muốn tán đồng với quan điểm có vẻ lớn mà không xác đáng này: kí hiệu chỉ xuất hiện khi con người tìm kiếm ý nghĩa trong thế giới, thế giới hiện thực (bất luận là “thế giới vật lí” hoặc “thế giới kinh nghiệm) sau khi trở thành thế giới nhân hóa mới có tính chất bản thể của tồn tại. Nên nói là, ngoài phạm vi vượt qua kinh nghiệm của con người, thế giới này cho dù như Peirce nói đầy kí hiệu, cho dù lịch sử của vũ trụ hoàn toàn là lịch sử của kí hiệu như Hoffmeyer nói, phần lớn chúng cũng chỉ là kí hiệu tiềm tại. Muốn lí giải “ý nghĩa đang ở dạng khả năng” ẩn tàng trong vũ trụ, có lẽ là sự ngạo mạn của “nhân loại trung tâm luận” điển hình. Chí ít, nhiệm vụ của kí hiệu học chỉ là tìm cách lí giải ý nghĩa và vật làm thế nào có thể hỗn hợp trong phương thức lí giải của con người.

(Triệu Nghị Hành, Kí hiệu học, Nhà xuất bản Đại học Nam Kinh, 2012, tr1-7

Đỗ Văn Hiểu dịch từ tiếng Trung, Dương Nội, ngày 29 – 04 - 2016


[1] Paul Cobley, “introduction”, The Routledge Companion to Semiotics, New York: Routledge, 2010, p3. Định nghĩa này trên thực tế có nguồn gốc từ việc Sausure sớm nhất kiến nghị xây dựng một môn khoa học gọi là “Kí hiệu học”, nó sẽ là một môn khoa học có tác dụng nghiên cứu kí hiệu học với tư cách là một bộ phận của đời sống xã hội’ (Perdinand de Saussure, Course in General Linguistics, Newyork: McGraw-Hill, 1969, p14).

[2] David Lidov, “sign”, in Paul Bouissac (ed), Encyclopedia of Semiotics, Oxford University Press, 1998, p 575.

[3] Daniel Chandler trong “Sơ cấp kí hiệu học” (Semiotics for Begimers) trên website có ảnh hưởng rất lớn, mở đầu là đoạn ngắn định nghĩa về Kí hiệu học, sau đó nói: “nếu bạn không phải là người đó, nhất định muốn bám vào vấn đề đau đầu, tì xin xem phần dưới…”. Câu nói này tỏ ra nhẹ nhàng một cách miễn cưỡng, nghe có vẻ rất bất lực.

[4] Umberto Eco, A Theory of Semiotics, Bloomington, Indiana University Press, 1976, p7

[5] Susan Petrilli, “Semiotics”, in Paul Cobley (ed), The Routledge Companion to Semiotics, Newyork: Routledge, 2010, p322

[6] Martin Bronwen and Felizitas Rinham, Key Terms in Smiotics, Continuum, 2008, p119.

[7] Michel Foucault, The Order of Things: An Archeology of Human Sciences, London: Routledge, 2002, p33

[8] Umberto Eco, “Giải thích và giải thích quá độ’, Bắc Kinh, Tam liên thư quán, 1997, tr78

[9] Alfred North Whitehead, Symbolism: Its Meaning and Effect, Cambridge: Cambridge university Press, 1928, p62

[10] Dẫn theo “Pierce”, Bắc Kinh, Trung Hoa Thư cục, 2003, tr 116

[11] Xem thêm “Ngôn ngữ, chủ thể, giới tính: bước đầu tìm hiểu mê cung của Judith Buler “Giới tính phiền phức: Chủ nghĩa nữ quyền và sự điên đảo căn cước”, Thượng hải, Tam liên thư quán, 2009, tr 2.

[12] Kenneth Burke, Language as Sybolic Action: Essays on Life literature and Method, Berkeley & Los Angeles: University of California Press, 1966, pp3-6

[13] Susan Langer: “Giới thích mới về triết học”, Bắc Kinh, Nhà xuất bản học viện truyền thanh Bắc Kinh, 2002, tr 28

[14] The Essential Peirce, Bloomington: Uniersity of Indiana Preses, 1992 – 1998, Vol 2, p. 394

[15] Jesper Hoffmeyer, Signs of Meaning in the Universe, Bloomington: University of Indiana Press, 1996

Post by: Vu Nguyen HNUE
15-10-2020