Bạn đánh giá như thế nào về bức tranh này?
Chúng ta vẫn biết rằng nên thoát li khỏi ý hướng sáng tác của tác giả để bình giá về bức tranh, sự vật hoặc văn bản, nhưng trên thực tế điều này rất khó thực hiện. Quan sát một cách tỉ mỉ bức tranh sơn dầu ở trang trước, liên quan đến tác giả của nó có rất nhiều khả năng. Anh ta là người lớn hay vẫn là trẻ con? Hay là máy sáng tác? Có một điều có thể xác định là, nếu như chúng ta biết về thân phận tác giả sẽ ảnh hưởng đến việc bình giá của chúng ta về tác phẩm, bất luận sự ảnh hưởng này nên có hay không nên có.
Trên thực tế, tác giả của bức tranh này là một con tinh tinh tên là Công Gô. Một khi biết được điều này, chúng ta rất khó dùng cái nhìn như cũ để đánh giá về bức tranh. Gông Gô đã sáng tác chừng 400 bức tranh sơn dầu và tác phẩm phác họa. Nó là đối tượng nghiên cứu năng lực hội họa của loài vượn của nhà tâm lí học hành vi Desmond Morris. Morris cho rằng, cảm giác sáng tạo, mĩ cảm viết lách rõ ràng có trong quá trình sáng tạo hội họa của loài vượn (cho dù trình độ rất thấp).
Bây giờ, chúng ta thử nghĩ, vừa rồi chỉ là tôi nói dối. Giả thiết bức tranh đó do một danh họa vẽ ra, bạn có nghĩ rằng tác phẩm của nhà nghệ thuật (con người) có khả năng bán được với giá cao. Một khi chúng ta biết rằng tác giả là người chứ không phải là một con tinh tinh, chúng ta có dùng cái nhìn khác để đánh giá bức tranh đó hay không? Chúng ta liệu có thể đọc ra ý hướng và cảm nhận trước đó chưa hề tồn tại của nhân loại? Liệu có thể bắt đầu thấy giá trị mĩ học và giá trị hàng hóa chưa từng xuất hiện trước đó?
Bất luận bạn suy nghĩ như thế nào về tác phẩm này, bất luận bạn muốn phán đoán sáng tạo ra nó là người hay là vật, muốn bình giá nó mà không chịu ảnh hưởng của ý hướng tiềm ẩn trong bản thân chúng ta là điều vô cùng khó khăn.
(Đỗ Văn Hiểu dịch từ tiếng Trung, Bắc Kinh 11-2012)