Lý luận văn học

GIÁO TRÌNH LÍ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY ĐƯƠNG ĐẠI MỚI NHẤT


15-10-2020
Tác giả: Vương Nhạc Xuyên

Lời tựa

          Các trường phái lí luận văn nghệ phương Tây thế kỉ 20 vô cùng phong phú, đại thể có thể phân thành: chủ nghĩa hình thức, phân tâm học, hiện tượng học, giải thích học, chủ nghĩa hiện sinh, tiếp nhận phản ánh, chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa Mác mới, chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ nghĩa hậu thực dân, chủ nghĩa tân lịch sử, nghiên cứu văn hóa, lí luận phê bình sinh thái.

          So sánh với lí luận văn nghệ trước thế kỉ 20, lí luận phương Tây thế kỉ 20 có sự khác biệt rất lớn, biểu hiện rõ nhất ở những xu thế như sau:

          Lí luận văn học đã không còn bó hẹp ở nghiên cứu bên trong tự thân văn học, mà đã có cái nhìn văn hóa rộng mở, và có quan hệ mật thiết với lí luận xã hội học, tâm lí học, triết học, chính trị học, văn hóa học, sinh thái học, hấp thu cội nguồn văn hóa học thuật của nó, khiến nó tự thân đạt đến cảnh giới học thuật tiên phong đồng bộ phát triển cùng các ngành khoa học xã hội nhân văn khác; thực hiện được bước ngoặt diễn ngôn của lí luận và phê bình, cho dù là vấn đề tính hiện đại hay hậu hiện đại thì đều thâm nhập vào trong diễn ngôn phê bình và tư duy văn nghệ, ý thức vấn đề làm cho lí luận văn nghệ trong thời đại không ngừng biến động đã phản ánh một cách đa chiều đa hướng thời đại này, vì thế đã xuất hiện cục diện rất nhiều trường phái, trào lưu; lấy cái nhìn mang tính quốc tế để nhìn sự phát triển lí luận văn học thế giới, bất luận là lí luận phương tây hay phương đông đều không thể bó hẹp ở một khu vực, một quốc gia, mà trở thành hoạt động lí luận có tính hiện đại và hậu hiện đại mà cộng đồng nhân loại cùng đối diện, vì thế, lí luận văn nghệ đã trở thành diễn ngôn tiên phong có tính quốc tế trong trào lưu tư tưởng đương đại, thành thước đo lí luận quan trọng trong việc lí giải tính cách văn hóa, tinh thần văn học dân tộc; từ “thế giới lớn” đến “thế giới nhỏ”, từ “lịch sử lớn” đến “lịch sử nhỏ”…, con đường học thuật từ “lớn” đến “nhỏ” được thể hiện rõ nét trong chủ nghĩa hậu cấu trúc, chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ nghĩa hậu thực dân, chủ nghĩa tân lịch sử, nghiên cứu văn hóa…; xuất hiện sách lược văn hóa chuyển từ tư duy lí tính sang ngôn ngữ học và nghiên cứu văn hóa, đồng thời khiến phương thức biểu hiện của diễn ngôn và phương thức ngôn thuyết vươn lên một địa vị quan trọng trong lí luận văn nghệ, làm cho lí luận văn nghệ thế kỉ 20 mang tính phi hệ thống, tính tiêu giải, tính hình thức, tính phi chủ thể, phi lí tính hóa và chuyển hướng ngôn ngữ, chuyển hướng văn hóa; nhấn mạnh xem xét các vấn đề cơ bản của văn nghệ, vấn đề cơ bản này thường có quan hệ mật thiết với chính sách quốc gia, dân tộc, chủng tộc, giới tính, lối viết, văn bản, đọc hiểu, phê bình và văn hóa, điều này đã cấu thành lên phẩm chất mở rộng của lí luận văn nghệ thế kỉ 20 và không gian rộng mở thẩm thấu vào lĩnh vực văn hóa.

          Đối với lí luận văn nghệ, thế kỉ 20 không chỉ là thời đại của phê bình văn nghệ, mà còn là thời đại của việc xây dựng lí luận văn nghệ. Vì thế, chúng tôi có thể từ ngữ cảnh xây dựng nền lí luận văn học đương đại Trung Quốc để xem xét lí luận văn học phương tây đương đại mà chúng ta đối mặt, đồng thời thông qua nghiên cứu sự phát sinh phát triển của lí luận phương tây đương đại làm mới tư duy lí luận văn nghệ cũng như phương thức ngôn thuyết diễn ngôn của mình.

          Trong ngữ cảnh hậu hiện đại và ngữ cảnh thực dân, khi chúng ta nghiên cứu các loại “chủ nghĩa” tây học, cần phải làm rõ ngữ cảnh văn hóa tư tưởng của nó, tức là điều chúng ta đối diện là vấn đề phương pháp luận hay là vấn đề bản thể luận? những vấn đề này đã xuất hiện như thế nào? Thuộc về vấn đề tầng diện diễn ngôn nào? Là vấn đề mới hay là vấn đề cũ thậm chí là vấn đề cũ mới xuất hiện? là vấn đề của phương tây hay là vấn đề chung của nhân loại? là vấn đề bản thổ của dân tộc quốc gia hay là vấn đề có tính toàn cầu? là vấn đề lí luận hiện đại hay là vấn đề lí luận hậu hiện đại.

          Chỉ quan tâm đến vấn đề văn hóa đương đại chưa đủ, còn phải tìm ra được “địa cơ” tư tưởng của lí luận văn nghệ đương đại, tìm ra chỗ đứng triết học bản thể luận của vấn đề lí luận, tiến tới nắm được góc độ mới về phương pháp luận trong việc phân tích vấn đề văn nghệ đương đại. Trên thực tế, lí luận văn nghệ phương tây đương đại không chỉ là biểu trưng của vấn đề mới trong sự phát triển học thuật tư tưởng phương tây, mà còn là quan hệ mật thiết của các diễn ngôn giữa các bên của nhân loại, đồng thời còn là cảnh ngộ chung đối diện với sự phát triển tương lai của nhân loại trên vấn đề tính hiện đại và hậu hiện đại.

          Vì thế, chúng ta phải quan tâm đến một số vấn đề sau: từ một thế kỉ nay, đặc biệt là cuối thế kỉ 20, lí luận phương tây xuất hiện vấn đề gì? Chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa cấu trúc có sự chuyển đổi mang tính kết cấu như thế nào? Phân tâm học trong phê bình văn nghệ có độ sâu và điểm sai lầm nào? Hiện tượng học, giải thích học có tính ý hướng và vĩ độ giải thích ý nghĩa như thế nào? Chủ nghĩa hiện sinh và lí luận tiếp nhận phản ứng nhấn mạnh tính chủ thể văn học như thế nào? Chủ nghĩa Mác mới và chủ nghĩa nữ quyền đã triển khai phê phán văn hóa của mình từ góc độ thi học chính trị như thế nào? Sự xuất hiện của lí luận văn hóa và lí luận văn học chủ nghĩa thực dân mang đến vấn đề tiền cảnh liên quan đến bá quyền văn hóa, diễn ngôn quyền lực, văn hóa thế giới thứ ba…, tính khả năng ứng đáp học thuật của nó nằm ở đâu? “lịch sử” trong chủ nghĩa tân lịch sử là chủ quan hay là sự thật lịch sử? Trong sự giải thích, lịch sử bị hiểu sai một cách vô ý hay là hữu ý? Bị đọc hiểu thành lịch sử hình thái ý thức chính trị, lịch sử diễn ngôn quyền lực hay là “dã sử” văn hóa? Phê bình sinh thái liệu có sáng tạo ra một hệ thống tương đối độc lập tự thân? Hình thức sexy hóa của văn nghệ làm thế nào để tìm được đường đi liên thông tương đối tốt giữa việc quan tâm đến thế tục và quan tâm đến ý nghĩa cuối cùng? Nó vừa không thể “thay tôn giáo”, cũng không thể trở thành thời “biểu trưng của dục vọng”, làm thế nào để xác lập được bản thể của mình? Vấn đề truyền thông đại chúng, văn hóa thẩm mĩ của thời đại “nghiên cứu văn hóa, và khó khăn của nó nằm ở đâu? Những vấn đề này đều cần phải xem xét thêm một cách nghiêm túc.

          Đối với nghiên cứu lí luận văn nghệ phương tây, nếu nói diễn ngôn logic triết học là linh hồn của nghiên cứu lí luận văn nghệ và thể hiện tính chung trong nghiên cứu văn nghệ thì mô hình lí luận văn nghệ thông thường lại là sự vận dụng đương đại của phương pháp nghiên cứu văn nghệ, thể hiện ra cá tính tư tưởng của những trọng điểm khác nhau trong nghiên cứu văn học, nghiên cứu lí luận văn nghệ cụ thể lại là phương pháp luận trung gian giữa mô thức lí luận văn nghệ đương đại và nghiên cứu lí luận văn nghệ cổ đại, có thể mượn một số phương pháp mới để bổ sung cho nghiên cứu văn học. Tóm lại. “mô hình lí luận” là bộ phận chủ thể của nghiên cứu lí luận phương tây đương đại, một mặt nó chịu sự chỉ đạo và chế ước của phương pháp logic triết mĩ, mặt khác nó lại không ngừng tiếp thu nguồn tư tưởng mới trong các ngành khoa học khác, và trong nghiên cứu hiện tượng văn học cụ thể không ngừng hoàn thiện bản thân. Vì thế, khi tiến hành nghiên cứu các mô hình lí luận văn học khác nhau, cần phải làm rõ cội nguồn lí luận và bối cảnh lịch sử của nó, làm rõ tư tưởng chủ yếu của nhân vật đại diện quan trọng, chỉ ra đặc trưng phương pháp luận lí luận của nó, và thông qua vận dụng thực tiễn cụ thể của lí luận thấy được ý nghĩa đương đại và cả những hạn chế của nó, đó chính là nguyên tắc phương pháp luận khi biên soạn cuốn sách này.

          Lí luận văn nghệ phương tây đương đại là một chỉnh thể hữu cơ, nó nằm trong sự vận động phát triển không ngừng. Phương pháp lí luận cuối cùng chỉ là cách thức nghiên cứu văn hóa nghệ thuật mang tính hiện đại hoặc hậu hiện đại phương tây, mà không phải là mục đích của nghiên cứu. Nghiên cứu lí luận văn nghệ phương tây chỉ là hình thức trung gian để tìm hiểu bí mật văn học nghệ thuật thế kỉ 20. Không có mô hình nghiên cứu lí luận văn nghệ cố định bất biến, cũng không có hệ thống lí luận là chân lí cuối cùng, phương pháp phê bình lí luận văn nghệ thực sự có sức sống là phương pháp phát triển cùng với sự tiến lên không ngừng của thực tiễn và tư duy. Vì thế, nghiên cứu lí luận văn nghệ phương tây hiện đại tất yếu phải nắm được một số vấn đề có tính mấu chốt sau:

          Trên tầng diện lí luận văn hóa, nắm bắt một cách tổng thể tính ý hướng của lí luận phương tây đương đại. Trong thời đại văn hóa mở và tìm kiếm đối thoại, nghiên cứu văn nghệ hấp thu tài nguyên tinh thần trong diễn ngôn tư tưởng học thuật đương đại, làm cho bản thân có được tầm nhìn và cái nhìn học thuật rộng mở. Trong toàn bộ thời kì chuyển đổi diễn ngôn văn hóa nghệ thuật, vận dụng phương pháp mới phân tích vấn đề kết cấu tác phẩm, tâm thái nhân vật, kí hiệu ngôn ngữ, bổ sung thêm ý nghĩa… có ý nghĩa quan trọng của “chuyển đổi hệ hình”. Nghiên cứu lí luận thời kì chuyển đổi diễn ngôn làm tăng thêm tính phân tích cụ thể và phê phán học thuật đối với “lí luận mới” phong phú đa dạng, trên tiền đề thúc đẩy việc không ngừng đổi mới và phát triển tiến lên của nghiên cứu lí luận, phát huy điểm mạnh của các loại lí luận, tiến hành nghiên cứu có tính tổng hợp từ nhiều góc độ, nhiều tầng diện, có thể làm cho nghiên cứu lí luận có được tầm nhìn vĩ mô.

          Phân tích lí luận văn nghệ hiện đại cần chú ý ngữ cảnh triết học và đặc trưng thi học của nó. Mục đích của nghiên cứu phương pháp lí luận văn nghệ và phương pháp phê bình không phải là vận dụng một cách máy móc mô hình diễn ngôn phương tây hoặc trực tiếp cấy nó vào trong nghiên cứu văn học Trung Quốc, mà là cố gắng mở rộng tư duy truyền thống, đem lại sự gợi mở mới cho văn học đương đại. Nếu chỉ thỏa mãn phân tích một số danh từ mới, thuật ngữ mới, mà bỏ qua tìm hiểu yêu cầu giá trị mang đặc trưng văn học của nó, thì sẽ coi nhẹ đặc tính của văn học, mà chỉ coi trọng tính chung của nó so với khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thông thường. Chỉ khi nghiên cứu thống nhất đối tượng và mô hình lí luận cụ thể mới có thể có được hiệu quả giải thích ý nghĩa mà các mô hình lí luận khác không thể thay thế, từ đó làm nổi bất quy luật đặc thù hàm chứa trong đối tượng của văn học trong một tầm nhìn mới.

          Chú trọng tính hiệu quả và tính tương hỗ giữa các phương pháp nghiên cứu lí luận văn nghệ của các trường phái. Cái mà lí luận văn nghệ nghiên cứu là chỉnh thể văn nghệ, khi đối diện với chỉnh thể này, vận dụng các phương pháp khác nhau để tiến hành nghiên cứu, một mặt phải xuất phát từ mô hình lí luận cụ thể để tăng thêm sự hiểu biết về nó, mặt khác cũng nên thấy văn nghệ với tư cách là chỉnh thể hữu cơ, cần phải có sự bổ sung lẫn nhau, tác động lẫn nhau giữa các phương pháp mới có thể chạm tới đặc trưng giá trị của văn nghệ. Một chức năng quan trọng của nghiên cứu lí luận văn nghệ hiện đại là làm rõ trung gian giữa độc giả và đối tượng phê bình, thông qua tham tố góc độ hoàn toàn mới, thấy những điểm mà người khác không nhìn thấy, nói những điều mà người khác chưa nói. Nghiên cứu lí luận văn nghệ và phê bình văn hóa một cách hiệu quả là làm cho phương pháp phê bình lí luận mới đã được làm sáng rõ, đã tiêu hóa thành hạt nhân tinh thần bên trong của mình, và dốc hết khả năng có thể truyền đạt một cách chính xác linh hồn tư tưởng và hiểu biết về hiện tượng văn nghệ, đạt đến sự đọc hiểu đa tầng đa nguyên ý nghĩa đối với tác phẩm, hiện tượng, trào lưu văn học đương đại.

          Tóm lại, tư tưởng phương tây nhấn mạnh tính tham chiếu khách quan của chân lí được xếp hàng đầu; tư tưởng của Trung Quốc lại nhấn mạnh nghiên cứu tính hoàn chỉnh của sinh mệnh. Lương tri là siêu việt đối với tri thức luận, nghệ thuật là thể nghiệm sâu sắc về nhân sinh, trên con đường thẩm mĩ nhân loại, kinh điển nghệ thuật lấy niềm tin tìm lại và giải phóng của nó, dẫn dắt cá nhân từ cảnh giới công lợi, từ cảnh giới nghệ thuật hồi quy cảnh giới thiên địa, mà sau tranh chấp đông tây, sự xung đột mô hình thể nghiệm sinh mệnh xuyên suốt từ tiền hiện đại – hiện đại đến hậu hiện đại.

          Tuy nhiên vấn đề vẫn cứ tồn tại, vì sao trong thời đại tính hiện đại đã phát triển cao độ, nghệ thuật lại xấu đi? Vì sao cùng với việc nhân loại lên trời xuống đất khắp nơi tìm chân lí, lại có rất nhiều nghệ thuật gia, thi nhân, triết gia lạm dụng triển khai sự truy vấn đầy thống khổ về chân lí, dùng đầu đầy máu me để húc vào cánh cổng lớn của chủ nghĩa lí tính? Vì sao tri thức trung tâm chủ nghĩa lạnh lùng sáng tạo ra của cải vật chất phong phú đếm không hết cho nhân loại nhưng cùng với nó nghệ thuật lại mất đi gia viên của mình? Tính hoạt cảm sinh mệnh và tính ý hướng thẩm mĩ của nhân loại bị che phủ và chìm trong cảnh quan ưu chuộng hình thức của xã hội tiêu dùng? Tôi không kìm được tự hỏi: nghệ thuật còn có thể đảm nhiệm sứ mệnh tìm kiếm và cứu rỗi? Người bị bỏ rơi trong không gian mênh mông, còn có thể cầu cứu một thứ nghệ thuật đã bị đẩy ra bên lề, để kháng cự sự nô dịch và dị hóa của cơ giới lí tính đối với cảm tính?

          Trong sự mở rộng của tư tưởng thế kỉ 20 và trong sự tìm kiếm giá trị luận dễ dàng phát hiện ra sức hấp dẫn của kinh điển không vì số nhiều mà mất di. Lịch sử là phép trừ, thổi hết cát vàng, sau khi ngôn ngữ đời thường khô cạn, chỉnh thể nhân loại giống như lạc đà bước vào hoang mạc văn hóa lâu dài, tất yếu có thể quay lại con đường thi tứ và triết tính, ngôn ngữ nghệ thuật sẽ lại rung lên hồi chuông vàng.

          Trong thời đại toàn cầu hóa, thời đại phổ thế hóa tây hóa, làm thế nào trong thời đại phiến đoạn hóa tính hiện đại sáng tạo con người, lại một lần nữa thúc đẩy hồi phục lương tri cá thể, dùng lí tưởng giá trị để chống lại sự lạnh lùng của lí tính trung tâm chủ nghĩa, làm rõ những vấn đè văn hóa độc đáo của xã hội hậu hiện đại, từ đó dùng phương pháp hồi quy kinh điển đề xuất lập trường của bản thân, đây là điều quan trọng và bức thiết. Điều này cần chú ý: lí tưởng của nghệ thuật nằm ở sự siêu việt, nghệ thuật mất đi lí tưởng sẽ trở thành sản phẩm tiêu dùng kiêm giá, và ánh sáng sinh mệnh nhân loại cũng sẽ giống như ngọn nến trước gió. Nhân sinh tiên thiên bị kịch hóa, nếu lại mất đi hi vọng theo kiểu Nietzsche dùng cảm tính nghệ thuật đối kháng với hoang lạnh, tất yếu không còn nghi ngờ gì nữa sẽ rơi vào hư vô.

          Cùng với nhân loại từ xã hội hiện đại bước vào xã hội hậu hiện đại, văn học nghệ thuật cũng trải qua sự giảm sút từ  thời đại của thơ ca – tiểu thuyết – tản văn – đọc hình, cùng với việc ngôn ngữ hướng tới thế tục hóa, tính thơ khô cạn, giá trị thất lạc, lương tri cũng bị che phủ. Với ý nghĩa này, sự khô cạn của ý thơ không thể lại là sự đóng gói xa xỉ, mà là sự cố chấp bước vào mảnh đất hư vô, tức là trong thời đại lí tính sự truy vấn và nghi ngờ của nghệ thuật không phù hợp, tức là sự phân mảnh vỡ vụn hóa của không gian và thời gian làm cho cá thể rơi vào Antisthenes làm mất đi gương mặt của mình thay vào đó là mặt nạ, nhưng chỉ cần sự tồn tại nghệ thuật vĩ đại, đặc sắc của nó soi chiếu kết cấu tất yếu sẽ thổi bay bụi trần phủ trên ngôn từ thơ ca, đưa chúng ta trở về với gia viên thẩm mĩ văn hóa của kinh điển.

(Đương đại tây phương tối tân văn luận giáo trình)

Nxb Đại học Phúc Đán, 2008)

(Đỗ Văn Hiểu dịch, Busan 2015)

Post by: Vu Nguyen HNUE
15-10-2020