Lý luận văn học

Ý thức thân thể và Mĩ học thân thể


15-10-2020
Tác giả: Richard Shusterman

Đỗ Văn Hiểu dịch Do sức chú ý phân tán, vấn đề do áp lực và kích động quá mức ngày một tăng, chúng càng ngày càng gây rối nghiêm trọng cho văn hóa đương đại. Hàng loạt các ý tượng thân thể đầy tính lừa dối đã dẫn kéo theo nhiều điều đáng tiếc cho xã hội và cá nhân, chúng không ngừng tăng, hơn nữa dày vò chúng ta ngày một nghiêm trọng.

            Do sức chú ý phân tán, vấn đề do áp lực và kích động quá mức ngày một tăng, chúng càng ngày càng gây rối nghiêm trọng cho văn hóa đương đại. Hàng loạt các ý tượng thân thể đầy tính lừa dối đã dẫn kéo theo nhiều điều đáng tiếc cho xã hội và cá nhân, chúng không ngừng tăng, hơn nữa dày vò chúng ta ngày một nghiêm trọng. Đặc điểm cơ bản của cuốn sách này là: ý thức thân thể sau khi thay đổi không những giúp chúng ta làm dịu những vấn đề này, mà còn giúp chúng ta nâng cao ý thức, tăng cường thêm thành tựu và tăng niềm vui. Nếu như chủ đề về ý thức thân thể này không thỏa mãn ý vị triết học thông thường, thì nguyên nhân của nó không giống như những gì mà phần đông những người cổ xúy cho thân thể oán trách: triết học từ trước đến nay đều bỏ qua vấn đề thân thể. Trên thực tế, cho dù triết học từ trước đến nay kiên trì ưu tiên cho tinh thần, tâm linh, thì thân thể vẫn phát huy vai trò vô cùng to lớn – mặc dù thông thường chỉ là tác dụng phụ diện. Ý tượng phụ diện nổi bật nhất của thân thể là nó bị coi là gông cùm của tâm linh, là đồ chơi làm con người mất đi ý chí, là nguồn gốc của tội lỗi, là gốc rễ của sa đọa. Ý thức phụ diện như vậy có thể được phản ánh ra trong thiên kiến của chủ nghĩa quan niệm, đồng thời cũng bị cường điệu hóa bởi thiên kiến này. Vì thế các nhà triết học phương tây thường coi nhẹ việc tu dưỡng thân thể.

Nhưng chúng ta nhất định không được quên: triết học cổ đại từng bị coi là phương thức thân thể hóa của sinh mệnh. Trong phương thức thực tiễn này, rèn luyện thân thể thường trở thành một phần quan trọng, tích cực, cho dù những rèn luyện này có lúc phá hủy thân thể. Một số quan niệm triết học cho rằng: thông qua khổ hành thân thể khắc nghiệt, tâm linh và linh hồn có thể thu được sức mạnh lớn hơn, tự do nhiều hơn. Ví dụ như Porphyry viết, “Truyện Plotinus” rất đáng tin, Plotinus “vô cùng tủi nhục trong nhục thể”, khát vọng cực độ muốn vượt qua nhục thể. Vì thế, anh ta không chỉ hạn chế nghiêm khắc việc ăn uống của bản thân, mà còn “không bao giờ tắm”. Ngày nay, triết học đã không còn là nghệ thuật cuộc sống phổ biến nữa, nó đã thu lại trong vòng diễn ngôn học thuật nhỏ bé, thân thể vẫn chẳng qua chỉ là một khái niệm lí luận rất trừu tượng (có lúc là khái niệm chính trị hữu hiệu). Thông qua tu dưỡng thân thể có thể nâng cao ý thức, tăng cường quan sát triết học. Nhưng, phần lớn các nhà triết học hoặc cho rằng cách nghĩ này là cách nói mơ. Tôi hi vọng cuốn sách này có thể làm thay đổi thiên kiến đó.

Khác với các nhà triết học, các nhà nghệ thuật luôn yêu sâu sắc thân thể, sùng bái thân thể, tôn kính thân thể. Họ nhận thức được, sự biểu hiện thân thể của chúng ta có thể triển thị mãnh liệt và tinh xác đời sống nội tâm; họ đã chứng minh: sự khác biệt tinh vi nhất, nhỏ nhất giữa tín niệm, dục vọng và tình cảm không thể không được biểu lộ ra qua những tư thế chỉ trỏ hoặc biểu hiện của nét mặt của chúng ta. Nhưng, nhà nghệ thuật khi thần tượng hóa nó trong tình yêu thân thể của nhân loại, lại thường thiên vị miêu tả thân thể là đối tượng hấp dẫn ý thức của người khác. Thực ra, thân thể hóa bản thân của chủ thể thân thể tự mình có ý thức tìm tòi, thân thể chính là sự biểu hiện tinh tế của ý thức này. Nhưng nhà nghệ thuật lại coi nhẹ sự miêu tả thân thể này. Phụ nữ, thực ra là phụ nữ trẻ đẹp, thường là đối tượng mà các nhà nghệ thuật thích miêu tả. Nhà nghệ thuật thường miêu tả người phụ nữ thành tuyệt phẩm khêu gợi sự dâm dục của người quan sát. Nghệ thuật luôn ca ngợi vẻ đẹp thân thể là thứ khiến người khác khát them, khuynh hướng này thường dẫn đến phong cách nghệ thuật mang tính khoa trương, miêu tả thân thể an nhàn mà tao nhã, từ đó truyền đi ý tượng thân thể đầy tính lừa dối.

Vấn đề nói ở trên có thể được nói rõ thông qua phân tích bức tranh “The Bather of Valpincon” của danh họa Ingres. “The Bather of Valpincon” là một trong những bức tranh Ingres vẽ nữ tì khỏa thân trong phòng tắm. Cuốn sách này đã chọn bức tranh đó làm tranh bìa. Trong tranh vẽ một thiếu nữ trẻ tuổi dịu dàng ngồi bên mép giường hoa lệ, rèm cửa cạnh giường buông thấp; vẻ đẹp tươi non của ngọc thể vừa tắm xong, sự chuẩn bị cho ân ái đã hoàn tất. Lưng trần của cô quay ra phía người xem, thơm tho mê người và sáng láng; nhưng từ tư thế yên tĩnh của cô, phần đầu màu tối hơi ngoảnh lại và cái nhìn chăm chú cũng như biểu cảm trên nét mặt không thể nào nhìn thấy được, chúng ta không thể phán đoán được bất kì ý thức tích cực và giàu tư tưởng của cô. Thậm chí cô dường như khong ý thức được người quan sát tiềm tại ở ngay bên cạnh, đang quan sát nhục thể gần như hoàn toàn khỏa thân của cô. Khăn đội đầu kiểu đạo Hồi sát đầu của cô, khăn trải giường quấn trên tay làm người ta liên tưởng đến tình cảnh cô bị nô dịch nhiều hơn là để che đậy nhục thể. Hơn nữa, để nhấn mạnh vẻ đẹp thị giác và vẻ mê người của thiếu nữ này, Ingres đã vẽ tư thế ngồi của cô vô cùng đẹp: hai chân thon dài, sống lưng hơi cong, đầu hơi nghiêng. Tư thế này không còn nghi ngờ gì nữa đã nhấn mạnh vẻ đẹp thân thể của thiếu nữ; nhưng trên thực tế, từ góc độ giải phẫu, ngồi như vậy không hề thoải mái dễ chịu, càng không thể thuận lợi cho hoạt động. Khi tôi biết bộ phận makettin chọn bức tranh này làm bìa, tôi cảm thấy vô cùng kinh ngạc. Bức tranh người đẹp này mặc dù đẹp, nhưng nó lại là một ý tượng thân thể mang tính dẫn dắt lầm lạc; cuốn sách lại muốn nghiên cứu thảo luận ý thức thân thể, dùng nó làm bìa quả thực làm tôi vô cùng đau khổ! Tôi từ lâu đã phê phán sự miêu tả mang tính lừa dối của văn hóa truyền thông đối với thân thể, đồng thời với tư cách là người luyện tập theo phương pháp Feldenkrais, tôi mẫn cảm nhận thấy sự vặn vẹo và khổ sở mà tư thế của thiếu nữ đó pjhari chịu. Tôi từng giao thiệp với nhà xuất bản, cự tuyệt sử dụng nó làm tranh bìa; nhưng bị thông báo quyết liệt là: phần lớn độc giả tiềm tại của cuốn sách chỉ bị thu hút bởi vẻ đẹp của bức tranh của Ingres, không bao giờ quan tâm đến hậu quả xã hội không tốt và ảnh hưởng thân thể của nó. Nếu quả thực như vậy, hi vọng người đọc cuốn sách lưu ý hơn đến hình thức khác của ý thức thân thể và vẻ đẹp thân thể, xin đừng bao giờ căn cứ vào bìa sách để phán đoán cuốn sách này.

Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ dàng hiểu và tán tưởng: vì sao nhà nghệ thuật thích quan tâm đến hình thái bên ngoài của thân thể, vì sao nhà triết học lại chuyên chú đến tâm hồn và tình nguyệt coi ý thức thân thể là thứ làm cho con người bất an. Vì thế, đối với phần lớn chúng ta, ý thức thân thể chủ yếu là các tình cảm không đầy đủ, cũng có nghĩa là chúng ta lí tưởng chủ đạo về đẹp, khỏe mạnh và thành tựu. Điểm này cũng cho thấy: ý thức thân thể vĩnh viễn vượt qua ý thức thân thể của một cá nhân nào đó. Hơn nữa, mặc dù ý thức thân thể có thể có sự vui vẻ mãnh liệt, nó có lẽ cũng có thể có cả sự thể nghiệm thống khổ mãnh liệt nhất, sắc nhọn nhất. Như thế, nhục thể hóa ám thị nhược điểm hoặc tội ác làm cho con người bất an, giống như St. Paulus từng tuyên xưng: “nhục thể của tôi không có bất kì cái gì là thiện cả”. Từ đó có thể thấy tu dưỡng của ý thức thân thể kjhoong ngừng bị công kích, luôn bị công kích là căn nguyên nguy hại đến tâm lí, nhận thức và đạo dức, mặc dù triết học cũng xác nhận thông qua rèn luyện tăng cường ý thức thân thể để nâng cao nhận thức tự ngã. Không ngần ngại lấy Kant làm ví dụ. Mặc dù Kant xác nhận phản tỉnh tự ngã là trách nhiệm vô cùng quan trọng (mặc dù bản thân ông vô cùng quan tâm đến các vấn đề nhỏ như ăn uống, rèn luyện), nhưng ông lại công khai lên án sắc bén sự kiểm điểm thân thể, cho rằng kiểm điểm thân thể sẽ dẫn đến trầm uất và sự sa đọa khác. William James cũng cảnh báo: tăng cường ý thức thân thể có nghĩa là một loại hoạt động, mà loại hoạt động này sẽ làm chúng ta thất bại trong quá trình đạt đến mục đích dự định.

Chúng ta có thể rất coi nhẹ thân thể của chúng ta, cũng có thể dụng tâm nỗ lực dẫn đạo công năng của nó. Thực sự ở tình huống thứ nhất, thân thể của chúng ta mới có thể phát huy được công năng tốt nhất của nó? Giữa động cơ không hề suy nghĩ này và lí tưởng phản tư có tính phê phán triết học có sự xung đột, chúng ta nên hòa giải như thế nào? Nếu không có ý thức thân thể mang tính phê bình, làm thế nào có thể chỉnh đốn lại thói quen không tốt của chúng ta, làm thế nào nâng cao dược sự sử dụng tự ngã của thân thể chúng ta? Nếu triết học tiếp tục ra sức thực hiện cách ngôn “nhận thức bản thân”, thì, làm thế nào để nhận thức tốt hơn tự ngã thân thể, cảm tri thân thể và hành vi thân thể của chúng ta? Đồng thời, nếu triết học tiếp tục ra sức nâng cao tự ngã và quan hoài tự ngã, thì các loại kĩ xảo làm mạnh hơn ý thức thân thể, liệu có thể cung cấp một số phương pháp dùng để cải thiện sự quản chế và chỉ đạo hành vi của chúng ta, xử lí hoặc giảm thiểu đau khổ của chúng ta, làm tăng sự vui vẻ của chúng ta một cách hiệu quả?

Làm thế nào để phân biệt hình thức ý thức thân thể có ích và hình thức ý thức thân thể vô ích? Làm thế nào để kết hợp lại sự ngưng thân thân thể mang tính phê bình và nhu cầu đối với động tác tự phát, trôi chảy? Liệu có những nguyên lí và phương pháp phản tỉnh đặc thù có thể nâng cao ý thức thân thể, có thể khiến chúng ta dùng những ý thức thân thể được nhấn mạnh hóa đó cải thiện nhận thức và vận động của cảm giác? Có một số người thân thể của họ phục vụ ở địa vị xã hội thấp, vậy thì những phương pháp này và phương pháp đấu tranh sinh tồn của họ có tương quan như thế nào? Liên quan đến cảm quan và công năng của nó trong nhận thức và hành động điều hòa, chúng ta có những quan niệm truyền thống; cảm thụ bản thể của thân tmở rộng quan niệm truyền thóng của chúng ta? “ý thức thân thể” thực sự chẳng qua là một thuật ngữ ngu ngốc, chỉ là dùng để truyền đạt ý thức phản tư của tâm linh đối với thân thể với tư cách là đối tượng bên ngoài? Hoặc là, liệu có tồn tại hình thức thân thể của ý thức và tính chủ thể tồn tại, tính ý hướng?

Cuốn sách sẽ nghiên cứu bàn luận các vấn đề này và các vấn đề liên quan với ý thức thân thể khác. Người viết đã nghiên cứu ít nhất 10 năm về lí thuyết và thực tiễn liên quan đến vấn đề này, cuốn sách chính là sự tổng kết công việc của 10 năm gần đây.Mặc dù tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu, cuốn sách này vẫn là sự đánh dấu bước phát triển rõ ràng trong hạng mục mĩ học thân thể của người viết. Mĩ học thân thể vốn xuất phát từ chủ nghĩa thực dụng triết học trước đó của người viết. Tôi coi triết học thực dụng của bản thân là triết học đời sống, nó đặt thể nghiệm vào trung tâm triết học, cho rằng thân thể đầy sức sống và nhạy bén khi tổ hợp thể nghiệm sẽ phát huy được công năng hạt nhân. Chính vì tính đến công năng thiên bẩm trong sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật?, “Mĩ học chủ nghĩa thực dụng”(1992) của tôi cũng đã thảo luận nghệ thuật phong cách hóa tự ngã. Bản thân không chỉ là thể tài vật chất căn bản của quan niệm giá trị các loại khí chất mà chúng ta bồi dưỡng và triển thị, nó còn là thể tài của kĩ xảo biểu diễn và cảm tri của chúng ta. Những kĩ xảo này thông qua rèn luyện, có thể nâng cao nhận thức của chúng ta, tăng cường đức tính và hạnh phúc của chúng ta. Trong ngữ ngày này, chuyên luận “Triết học thực tiễn: chủ nghĩa thực dụng và đời sống triết học” (1997) đã bước đầu giới thiệu quan iệm mĩ học thân thể, coi nó là một lĩnh vực mới của lí luận và thực tiễn. Cuốn sách bây giờ mang đến cho người đọc chính là sự phát triển của hạng mục mĩ học thân thể, nó đã nghiên cứu cụ thể hơn vấn đề ý thức thân thể, đồng thời cũng phân tích bình luận nghiên cứu thảo luận của một số nhà triết học thế kỉ 20 về vấn đề ý thức thân thể. Tôi thường thích sử dụng từ “thân thể” chứ không phải từ “nhục thể”, mục đích là nhấn mạnh “thân thể” giàu sức sống và cảm quan, nhạy bén và có khuynh hướng mục đích, chứ không chỉ là “nhục thể” có tính vật chất đơn thuần được hình thành từ xương thịt. Thực ra, nếu như tôi không lo tiêu đề cuốn sách vô cùng ngốc nghếch, có lẽ tôi sẽ đặt tên cuốn sách là “ý thức thân thể” hoặc “ý thức thẩm mĩ về thân thể”, như vậy có lẽ sẽ tránh được liên tưởng phụ diện do thuật ngữ “nhục thể” mang lại.

…………..

(Lời nói đầu cuốn Ý thức thân thể và Mĩ học thân thể, Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh, 2011)

Dương Nội, 27-01-2016

(Đỗ Văn Hiểu trích dịch)

Post by: Vu Nguyen HNUE
15-10-2020