Lý luận văn học

Thơ Tố Hữu- kho kí ức thể loại của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa phần 2


15-10-2020
Tác giả: Lã Nguyên

Là hiện tượng văn hóa – lịch sử, thơ Tố Hữu đã kiến tạo ba bức tranh thế giới bằng ba loại ngôn ngữ thế giới quan

Văn học là hiện tượng tư tưởng hệ, diễn ngôn văn học “nói” bằng ngôn ngữ thế giới quan. Tôi hiểu ngôn ngữ thế giới quan là hệ thống kí hiệu, là cấu trúc biểu nghĩa của một cộng đồng ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi để kiến tạo bức tranh thế giới qua lăng kính giá trị của nó trong giao tiếp. Đó là bức tranh thế giới bằng ngôn từ [1]. Bức tranh này không đối lập, nhưng cũng không đồng nhất với bức tranhthế giới phân vai của chiến lược giao tiếp, vì nó thuộc về một cấp độ khác: cấp độ tư tưởng hệ. Có bao nhiêu nhiêu lĩnh vực giao tiếp lời nói, có bấy nhiêu ngôn ngữ thế giới quan. Có bao nhiêu ngôn ngữ thế giới quan, có bấy nhiêu bức tranh thế giới bằng ngôn từ. Tôi đã từng chứng minh, rằng người Việt Nam hiện nay đang dùng ngôn ngữ thương trường để dựng nên bức tranh thế giới giống như một thương trường[2]. Hồ Chí Minh trong bài Học đánh cờ và Nguyễn Đình Chiểu trong bài Chạy Tây đã vẽ ra bức tranh về tình thế cách mạng và thế nước qua lăng kính của ngôn ngữ cờ thế. Trong Hamlet của W. Shakespeare, nhìn thế giới qua ngôn ngữ nhà tù, Hamlet gọi Đan Mạch là một “nhà tù lớn”. Với ý nghĩa như thế, ngôn ngữ thế giới quan và các bức tranh thế giới bằng ngôn từ thể hiện nhãn quan giá trị mang ý nghĩa văn hóa - lịch sử. Là hiện tượng văn hóa – lịch sử, thơ Tố Hữu đã kiến tạo ba bức tranh thế giới bằng ba loại ngôn ngữ thế giới quan:

III. BA BỨC TRANH THẾ GIỚI

Văn học là hiện tượng tư tưởng hệ, diễn ngôn văn học “nói” bằng ngôn ngữ thế giới quan. Tôi hiểu ngôn ngữ thế giới quan là hệ thống kí hiệu, là cấu trúc biểu nghĩa của một cộng đồng ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi để kiến tạo bức tranh thế giới qua lăng kính giá trị của nó trong giao tiếp. Đó là bức tranh thế giới bằng ngôn từ [1]. Bức tranh này không đối lập, nhưng cũng không đồng nhất với bức tranh thế giới phân vai của chiến lược giao tiếp, vì nó thuộc về một cấp độ khác: cấp độ tư tưởng hệ. Có bao nhiêu nhiêu lĩnh vực giao tiếp lời nói, có bấy nhiêu ngôn ngữ thế giới quan. Có bao nhiêu ngôn ngữ thế giới quan, có bấy nhiêu bức tranh thế giới bằng ngôn từ. Tôi đã từng chứng minh, rằng người Việt Nam hiện nay đang dùng ngôn ngữ thương trường để dựng nên bức tranh thế giới giống như một thương trường[2]. Hồ Chí Minh trong bài Học đánh cờ và Nguyễn Đình Chiểu trong bài Chạy Tây đã vẽ ra bức tranh về tình thế cách mạng và thế nước qua lăng kính của ngôn ngữ cờ thế. Trong Hamlet của W. Shakespeare, nhìn thế giới qua ngôn ngữ nhà tù, Hamlet gọi Đan Mạch là một “nhà tù lớn”. Với ý nghĩa như thế, ngôn ngữ thế giới quan và các bức tranh thế giới bằng ngôn từ thể hiện nhãn quan giá trị mang ý nghĩa văn hóa - lịch sử. Là hiện tượng văn hóa – lịch sử, thơ Tố Hữu đã kiến tạo ba bức tranh thế giới bằng ba loại ngôn ngữ thế giới quan:

1. Ngôn ngữ nhà binh. Chắc chắn đây là một trong những ngôn ngữ đầu tiên được con người sử dụng như một ngôn ngữ thế giới quan để tri nhận thế giới. Bởi vì, ở thời viễn cổ, với xã hội công xã nguyên thủy, dường như toàn bộ hoạt động sinh tồn của con người là chiến đấu mở rộng địa bàn cư trú và giành giật thức ăn. Sự tồn tại lâu dài của các hệ thống triết học nhất nguyên với cách kiến tạo bức tranh thế giới theo nguyên tắc bổ đôi là bằng chứng về ý nghĩa quan trọng của ngôn ngữ nhà binh như một thứ ngôn ngữ thế giới quan. Tôi nghĩ, với người Việt, trong việc kiến tạo bức tranh thế giới, hình như ngôn ngữ nhà binh càng có vai trò quan trọng hơn. Chả thế mà cho tới tận bây giờ, hễ các các cơ quan, đoàn thể phát động làm một việc gì, người ta đều gọi nó là “chiến dịch”, “ra quân”. Lạ nhất là những kết hợp từ có các từ “đánh”, “đá”, “đấu”, “trận”. Chẳng hạn, “Đang “mây mưa”, cựu sao Juve bị HLV bắt tại trận” (Nhan đề bài báo), hoặc: “Trận đấu/đá bóng siêu kinh điển” (Nhan đề bài báo). Ngoài nghĩa chính là “đánh” như “đánh người”, “đánh nhau”, “đánh trận”, với người Việt, “đánh” còn là“chơi”: “đánh quay”, “đánh khăng”, “đánh đáo”, “đánh đàn”, “đánh cờ”; “đánh” là “ăn”: “đánh chén”; “đánh” là “kết giao bằng hữu”: “chúng nó đánh bạn với nhau”; thậm chí, “đánh” là “ngủ”: “đánh một giấc”; lại còn cả những thứ “đánh” rất lạ: “đánh đĩ”, “đánh đực”… Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của đấu tranh cách mạng. Tố Hữu là chiến sĩ cách mạng, ông làm thơ trước hết để phục vụ cách mạng. Thơ ông là tiếng nói của hệ tư tưởng quốc gia thời chiến.  Tất cả những điều đó khiến không ai ngạc nhiên, khi trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa nói chung, trong thơ Tố Hữu nói riêng, ngôn ngữ nhà binh trở thành ngôn ngữ thế giới quan để kiến tạo các bức tranh thế giới bằng ngôn từ.

Mảng tạo hình quan trọng nhất của một bức tranh thế giới bao giờ là hình tượng không gian. Có lẽ Tố Hữu là nhà thơ sử dụng sớm nhất và rộng rãi nhất mảng từ vựng nhà binh để gọi tên toàn bộ không gian sinh tồn của con người. Trong thơ ông, đời người được gọi là “đời cách mạng” (“Đời cách mạng, từ khi tôi đã hiểu”). Với ông, “đời cách mạng” là “trường dông tố”“Trường dông tố mấy năm trời vật lộn”), “trường giao chiến” ( “Trường giao chiến không một giờ phút lặng”), “trường đấu tranh” (“Trường đấu tranh là một bản hùng ca”)... Trong thơ ông, chỉ có “đường cách mạng”. Lịch sử đường cách mạng” chính là lịch sử đất nước: “Đường cách mạng chân ta bước gấp” .  Những con đường ngược xuôi, vào Nam ra Bắc cũng được gọi là “đường cách mạng”, “đường kháng chiến”“Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên. Đường cách mạng dài theo kháng chiến”. Hàng loạt từ nhà binh khác, như “chiến lũy”, “pháo đài”, “chiến khu”, “chiến trường”, “mặt trận”, cũng được Tố Hữu huy động để mô tả không gian. Ruộng đồng là “mặt trận”: “Hãy xem đồng ruộng cũng chỉnh tề thế trận. Lúa đứng thẳng hàng, quyết tâm năm tấn”. Lịch sử dân tộc là lịch sử hành quân ra “trận”: “Bốn mươi thế kỉ cùng ra trận”. “Quê hương” là “chiến trường”“Rộn ràng thay cảnh quê hương. Nửa công trường, nửa chiến trường xôn xao…”. Trên “chiến trường” ấy, “Mỗi góc núi xây thành chiến lũy. Mỗi đầu thôn thành một pháp đài”. Nước ta là “chiến khu”: “Cả đất nước chiến khu vĩ đại”. Trời đất của ta cũng là một chiến khu: “Mênh mông bốn mặt sương mù. Đất trời ta cả chiến khu một lòng”.

Trên bức tranh thế giới trong mô tả nghệ thuật, không gian luôn gắn chặt với thời gian. Tố Hữu có những câu thơ rất hay, thể hiện sự gắn bó giữa ý niệm thời gian với ý niệm không gian, kiểu như: “Đời trẻ lại. Tất cả đều cách mạng”, hoặc: “Ôi sáng xuân nay, như lưỡi gươm trần sáng quắc”. Quan trọng hơn, ngay ở đây, thời gian cũng được mô hình hóa bằng mảng từ vựng nhà binh. Ứng với không gian “cách mạng”, “chiến trường”, “chiến khu”, “mặt trận”, Tố Hữu thường sử các từ “trận”, “chiến dịch”“phong trào”để nói về thời gian. Trong thơ ông, đất nước và con người Việt Nam trưởng thành sau mỗi “trận” đánh: “Và mỗi trận, mỗi mùa vui thắng lợi. Ta lớn cao lên, bay bổng diệu kì…”. Tố Hữu viết: “Đảng ta con của phong trào”. Trong thơ ông, “phong trào”, “chiến dịch” trở thành những mốc giới của thời gian lịch sử: sử Đảng và sử nước. Ôngthường bắt đầu câu chuyện lịch sử từ“Trống Xô-viết Nghệ An vang động”.  Ở những bài thơ viết theo lối diễn ca của ông, sau “Trống Xô - viết Nghệ An”, thường có một loạt “phong trào” được liệt kê tuần tự, làm thành cái sườn của câu chuyện lịch sử: “Khắp năm châu, trận tuyến bình dân” – “Bắc Sơn phất ngọn cờ đầu”’ – “Nam Kỳ khởi nghĩa bắc cầu tiến lên” – “Mùa thu cách mạng thành công” – “Chín năm kháng chiến thánh thần” – “Chín năm làm một Điện Biên” - “Đường thống nhất chân ta bước gấp” –“Dân có ruộng dập dìu hợp tác” …. Quy luật vận động lịch sử được nhà thơ đúc kết thành công thức: “Phong trào tạm lắng, phong trào lại lên”.

Nằm ở vị trí trung tâm của bức tranh thế giới bằng ngôn từ là hình tượng con người. Trong không gian “mặt trận” và thời gian “phong trào”, “chiến dịch”, mọi người đều chung một danh xưng: “chiến sĩ”. Với Tố Hữu, một em bé hát rong cũng có “tâm hồn chiến sĩ”: “Ôi chú bé mang hồn người chiến sĩ. Ngạo nghễ cười trong nắng sớm sương đêm”. Bà má Hậu Giang, mẹ Tơm, mẹ Suốt là “chiến sĩ”, bé Lượm là “chú đồng chí nhỏ…Sợ chi hiểm nghèo”. Ngay cả Bác Hồ cũng được Tố Hữu gọi là Người lính già”, là Tên quân cảm tử”. Đoàn tàu chạy vào Nam được nhà thơ hình dung như một “đạo quân”:  “Trên đường sắt, chuyến tàu trưa hối hả. Chạy về Nam. Như một đạo quân. Chuyển rầm rầm trên miền Bắc mùa xuân”. Trong bài Chào xuân 67, Tố Hữu hân hoan: “31 triệu nhân dân. Tất cả hành quân. Tất cả thành chiến sĩ”.

Cuối cùng, vạn vật sinh tồn trong không gian “mặt trận” đều được gọi là “vũ khí”. Tôi cho rằng, trong nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa của chúng ta, thơ Tố Hữu là nơi thể hiện rõ nhất ý thức sử dụng ngôn ngữ nhà binh để kiến tạo hình tượng không – thời gian. Ông có nhiều câu thơ mang sức nặng khái quát về kho vũ khí vô tận của “31 triệu nhân dân …thành chiến sĩ”. Trong thơ ông,“lưỡi lê, lưỡi mác”, “tên lửa, tên tre”, “và thuyền, và xe”, “với cách mạng đều là vũ khí”. Cả “đất trời” là “chiến khu”. Rừng cây là “vũ khí”. Núi đá cũng là “vũ khí”: “Nhớ khi giặc đến giặc lung. Rừng cây, núi đá ta cùng đánh Tây. Núi dăng thành luỹ sắt dày.Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Mênh mông bốn mặt sương mù. Đất trời ta cả chiến khu một lòng”.

2. Ngôn ngữ dòng tộc. Chắn chắn, giống như ngôn ngữ nhà binh, loại ngôn ngữ này cũng được biến thành ngôn ngữ thế giới quan từ thời xa xưa. Cách mạng vô sản dương cao khẩu hiệu: “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!”, “Bốn phương vô sản đều là anh em”. Cho nên, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa lấy ngôn ngữ dòng tộc làm ngôn ngữ thế giới quan cũng là điều dễ hiểu.

Ngôn ngữ nhà binh lấy các chữ “chiến trường”, “mặt trận” làm nền tảng để kiến tạo hình tượng không gian trên bức tranh thế giới bằng ngôn từ. Trên bức tranh thế giới được nhìn qua lăng kính của ngôn ngữ dòng tộc, nền tảng để kiến tạo hình tượng không gian là chữ “nhà”. Trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, nói chung, trong thơ Tố Hữu, nói riêng, nó là ngôi “nhà thế giới”, “nhà vũ trụ”, nó gợi ra nét nghĩa về sự thống nhất và quan hệ “ruột thịt”, “huyết thống” của các thành viên trong dòng tộc thuộc “giai cấp ta”, “nước ta”, “phe ta”. Việt Nam là “một nhà”: “Chúng ta, con một cha, nhà một nóc. Thịt với xương, tim óc dính liền”. Việt Nam, Triều Tiên, Trung Hoa, Liên Xô cùng chung một “nhà”: “Việt Nam với Triều Tiên <…> Hai chúng ta là một. Qua Trung Hoa. Chúng ta liền một khúc ruột. Với Liên Xô. Ta chung một mái nhàThời gian trong “nhà” được tính bằng các từ chỉ “ngày”, “buổi”, “mùa” của lịch biểu sinh hoạt tự nhiên. Việt Nam và Triều Tiên “Nhìn nhau nhớ lúc gian nguy. Những ngày bom giội, những khi giặc tràn”. Trong Việt Bắc, “Ta” gợi lại với “Mình” những kỉ niệm sâu đậm qua các dấu mốc thời gian “Mình đi có nhớ những ngày. Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù”, hoặc mùa “trám bùi”, “măng mai”, buổi “trăng lên đầu núi”“nắng chiều lưng nương”, nhất là những lúc  “Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”.

Phe ta là “một nhà”, Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô, Cu Ba là “anh em”. Trong thơ Tố Hữu, ngôn ngữ nhà binh và ngôn ngữ dòng tộc hoàn toàn thống nhất với nhau: “Triều Tiên với Việt Nam. Ta là hai anh em. Sinh đôi cùng một mẹ”. “Việt Nam với triều Tiên. Ta thành hai đồng chí. Ta Thành hai chiến sĩTôn ti là đặc điểm của cấu trúc không gian gia tộc. Trên bức tranh thế giới của Tố Hữu, các đại từ chỉ tôn ti như “Ông”, “Cha”, “Mẹ”, “Con” được huy động để mô tả tôn ti của xã hội. Trong trật tự ấy, Liên Xô là “Anh”, Việt Nam là “Em”: “Ơi người Anh dũng cảm. Lũy thép sáng ngời ngời. Đây Việt Nam tháng Tám. Em Liên Xô tháng Mười”. Cũng trong trật tự ấy, như đã nói, Hồ Chí Minh là sẽ “là Cha, là Bác, là Anh. Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”. Mẹ Tơm, mẹ Suốt, bà Bủ, bà Bầm là “mẹ Tổ quốc”. “Chiến sĩ đồng bào” là “Con Cháu” của Bác Hồ. Đảng ta là con của “Mẹ Tổ quốc”:“Ơn người như mẹ, như cha. Lòng dân yêu Đảng như là yêu con”.

3. Ngôn ngữ hội hè. Tố Hữu gọi cuộc kháng chiến chống Mĩ là “Cuộc diễu binh hùng vĩ” của “31 triệu nhân dân”. “Diễu binh”, hay “diễu hành” đều là nghi lễ của lễ hội, của “Quốc lễ”. Với ông, cuộc sống mới là “ngày hội”: “Xuân ơi Xuân em mới đên dăm năm. Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội. “Hội” trên núi rừng Việt Bắc: “Áo em thêu chỉ biếc hồng. Mùa xuân ngày hội lùng tùng thêm tươi”. Ở đồng bằng, ngày nào cũng mở “Hội”: “Vui thế, hôm nay ngày mở hội. Bốn phương đưa bạn tới cùng ta”. Nhìn nông dân “Đi ra đồng chống hạn”, Tố Hữu thốt lên: “- Bà con đi đâu vậy. Vui hơn cả hội hè?”. Ông nói: “Tôi muốn viết cho đời ta bài ca Đại hội. Chữ “đại hội” ở đây cần hiểu theo nghĩa rộng, là “Biển sống trào lên thành đại hội. Muôn màu vũ trụ kết hoa đăng”. Quả thật, từ sau 1945, bắt đầu từ những bài Huế tháng Tám, Xuân nhân loại, Vui bất tuyệt, trong thơ Tố Hữu, ngôn ngữ hội hè trở thành ngôn ngữ thế giới quan có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc kiến tạo bức tranh thế giới bằng ngôn từ. Có ba nhóm từ cơ bản góp phần vẽ ra bức tranh ấy.

Trước hết là nhóm từ môt tả không gian lễ hội. Lễ hội bao giờ cũng diễn ra trên không gian quảng trường và kì đài. Hô ngữ chào hỏi làm thành động tác trữ tình được lặp đi lặp lại trong thơ Tố Hữu giống như một lễ nghi gợi ra hình ảnh đoàn diễu hành đang tiến bước dưới kì đài, trên quảng trường, ví như: Chào xuân đẹp! có gì vui đấy”. “Chào 61! Đỉnh cao muôn trượng”. “Chào xuân 67”.Chào anh công nhân làm ra ánh sáng”.…”.Chào cô dân quân vai súng tay cày <…>. Chào các cụ Bạch đầu quân trồng cây chống Mĩ. Chào các mẹ già run tay vá may cho chiến sĩ. Chào các em, những đồng chí của tương lai”...

Nhưng không gian quảng trường và kì đài được mô tả chính xác nhất, nổi bật nhất qua cặp danh từ đạo cụ: “Cờ” và “Trống”. Đảng ra đời cùng với “ngọn cờ”: “Lần theo bước đến khi hừng sáng. Mặt trời kia Cờ Đảng giương cao”. Phong trào Xô-viết Nghệ An nổ ra trong âm thanh của tiếng “Trống”: Trống Xô-viết Nghệ An vang động. Bắc Trung Nam tràn xuống đấu tranh”. Công nhân “phất cờ đỏ” “dẫn đầu” trong “trận tuyến bình dân”. “Bắc Sơn phất ngọn cờ đầu” để “Nam kỳ khởi nghĩa bắc cầu tiến lên”. “Cờ” tràn ngập mùa thu tháng Tám: “Mùa thu cách mạng thành công. Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao. Nhìn vào hình ảnh ngọn cờ trong thơ Tố Hữu, người đọc nhận ra ngay, “Cách mạng là ngày hội của quần chúng”: “Cờ tự do bay rợp chiến đài. Bốn phương cờ đỏ rực tương lai”. Cùng với “ngọn cờ” là “tiếng trống”. “Trống” rung trong tim khi Cách mạng thành công: Trống rung tim ta đập nhịp bồn chồn”. Ở miền Nam: “Trống cờ giải phóng vui đêm hội”. Ở miền Bắc, mọi hoạt động đời sống cũng diễn ra dưới “ngọn cờ” và “tiếng trống”. “Trống giong, cờ mở” khi nông dân đi chống hạn: Trống đánh cờ bay dậy. Sôi sục khắp đồng quê”. Phong trào hợp tác hóa cũng diễn ra giữa khung cảnh “cờ mở trống giong” như thế: “Dân có ruộng, dập dìu hợp tác. Lúa mượt đồng, ấm áp làng quê. Chiêm mùa cờ đỏ ven đê. Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn”. Ngày đón Bác Hồ về Hà Nội, cả đất nước hóa thành một rừng cờ đỏ sao vàng: “… Muôn cánh sao vàng tung nở. Cờ đỏ sông, đồng lúa, bờ tre. Cả đất nước tươi màu rực rỡ. Giữa mùa thu đón Bác hồ về”. Bác dẫn đường, đưa cả dân tộc tiến lên phía trước dưới ngọn cờ phấp phới: “Ngọn cờ đỏ trên đầu phấp phới. Bác Hồ đưa ta tới trời xa”. Và đây, “Cờ” Việt Nam tung bay giữa Thái Bình Dương lộng gió: “Trên bãi Thái Bình dương sóng gió. Phơi phới bay cờ đỏ sao vàng…”.

Thứ đến là nhóm từ mô tả sinh hoạt cộng đồng với những hành động nối tiếp, hoặc đan chéo thể hiện không khí tấp nập của lễ hội, ví như: “…Ai qua Phú Thọ. Ai xuôi Trung Hà. Ai về Hưng Hóa. Ai xuống khu Ba. Ai vào khu Bốn. Đường ta đó tự do cuồn cuộn…”, hay: “Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ. Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát…” , hoặc “Những đường Việt Bắc của ta. Đêm đêm rầm rập như là đất rung. Quân đi điệp điệp trùng trùng. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn. Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay”.

Cuối cùng là hình tượng “hớn hở” của người trẩy hội: “Hớn hở giữa mùa xuân. Rộn rực muôn màu sắc. Náo nức muôn bàn chân…”. Hình tượng này được khắc họa bằng nhóm từ “chìa khóa” đặc tả tâm trạng lễ hội“Vui” - “Chạy” - “Nhảy”-  “Bay” - “Cười” - “Hét”- “Hát” - “Đàn” …

Bài Vui bất tuyệt thể hiện tuyệt đối chính xác tâm trạng lễ hội thường trực trong thơ Tố Hữu. “Vui quá đêm nay” là niềm vui trong đêm hội Cách mạng thành công. Bé Lượm của Tố Hữu khoe: “- Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá. Thích hơn ở nhà”. “Vui” nhất là tin vui thắng trận: Tin vui chiến thắng trăm miền. Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui vềVui từ Đồng Tháp, An Khê. Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”. Đi chống hạn cũng Vui hơn cả hội hè <…> Vui sao tiếng nước lên đồng cạn. Vui sao tiếng hát trên đồng bừa”. Nhìn miền Bắc mà thấy: Sướng vui thay, miền Bắc của ta. Cuộc sống từng bừng đổi sắc thay da”. Trong thơ Tố Hữu, “sướng vui” là trạng thái nhân sinh làm nên hình hài của bức tranh thế giới: “Quê hương ta rộn rã cuộc vui chung”. Đời vui đó, hôm nay mở cửa. Như dãy hàng Bách hóa của ta”; “Đời vui đó, tiếng ca đoàn kết. Ta nắm tay nhau xây lại đời ta” …

Niềm vui lễ hội phải được thể hiện bằng những từ mô tả hành vi lễ hội, ví như “đi”, “đi tới”: Ta đi dưới bốn nghìn năm lịch sử”. “Ta đi đây, với thế kỉ XX”. Ta đi tới biết đâu là tuyệt đích? Người cuốn lôi ta, ta cuốn lôi người. Đi đi hoài, đi mãi, anh em ơi”. Nhập vào lễ hội, người ta không chỉ “đi”, mà còn “chạy”, “nhảy”“Ta hát huyên thuyên. Ta chạy khắp nhà”. “Tôi chạy trên miền Bắc. Hớn hở giữa mùa xuân”. “Vui quá đêm nay. Ta nhảy ta bay Trong lòng Hà Nội. Biển sống trào lên thành đại hội”. Trong thơ Tố Hữu, cả thế giới lúc nào cũng như đang “bay”, “bay lên”, “bay cao”. Cờ “bay”: “Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ”. “Một vùng trời đất trong tay. Dẫu chưa toàn vẹn đã bay cờ hồng. “Trên bãi Thái Bình Dương sóng gió. Phơi phới bay cờ đỏ sao vàng”.  Người cũng “bay”: “Yêu biết mấy những con người đi tới. Hai cánh tay như hai cánh bay lên”“Thẳng lưng mà bước. Ngẩng đầu mà bay. Liên Xô “bay cao” cùng với Cách mạng tháng Mười: “Kính chào Người cất cánh bay cao. Như thiên thần bay giữa trang sao”. Từ Cách mạng tháng Tám, Việt Nam ta cũng “bay lên”: “Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gẫy. Hãy bay lênSông núi của ta rồi!”Bay bay lên, hỡi đôi cánh thiên thần”.

Những từ được Tố Hữu sử dụng nhiều nhất, đắt nhất để khắc họa hình tượng con người hớn hở giữa hội hè là “cười”, “đàn”,“hát”, “ca”. Có tiếng cười của một Hỉ Nhi:“Hết khổ rồi, em nhỉ, Hỉ Nhi ơi! <…> Em nói em cười, má em đỏ thắm”.  Có tiếng cười “rúc rích” từ xa vọng lại: “Người con gái đi nhanh trên đê nhỏ <…> Tiếng máy cày reo đâu đó, xôn xao. Và rúc rích tiếng ai cười trong mía”.  Vui nhất là tiếng cười cất lên thành tiếng “réo”: “Nước mắt ta trào, húp mắt, tràn môi. Cổ ta réo trăm trận cười, trận khóc”. Và có cả một tiếng cười của Mùa “Xuân nhân loại”: “Lâu lắm rồi, khát lắm xuân ơi . Nhân loại vươn lên ánh mặt trời <…> Đang nghe xuân tới nở môi cười. Tố Hữu mời gọi “con cò trắng bay ngang”: “Xuống đây mà ngắm cùng anh. Ngón tay các chị cấy nhanh như đàn”. Trong thơ ông chỗ nào cũng có tiếng “hò”, tiếng “hát”. Có tiếng “hò” trên sông Lô: “Nắng chói sông Lô,  ô tiếng hát”. Có tiếng “hò”, tiếng “hát” trên đèo Lũng Lô: “Đèo Lũng Lô, anh , chị hát”. Lại có cả “những con đường ca hát”: “Yêu biết mấy những con đường ca hát. “Hát” khi chia xa, kẻ đi, người ở: “Cầm tay nhau hát vui chung. Hôm sau mình nhé, hát cùng thủ đô”. Cả nước cùng “hát” khi lên đường dựng xây: “Nào đi tới! Bác Hồ ta nói Phút giao thừa, tiếng hát đêm xuân <…> Tất cả dưới cờ, hát lên và bước!”. Với Tố Hữu, “Ca”, “Hát” cũng là trạng thái nhân thế, giống như “vui”, “cười”. Cho nên thơ cũng “hát”: “Thơ đã hát, mát trong lời chúc: Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh”. Với Tố Hữu, làm thơ tức là “ca”, là “hát”. Cho nên, có thể xem tất cả những bài thơ do ông viết sau 1945 là một chuỗi những bài hát kéo dài. Mỗi bài thơ của ông là một “Bài ca”: Bài ca lái xe đêm, Bài ca mùa xuân năm 1961Bài ca xuân 68Bài ca xuân 71, Một khúc ca xuân, Khúc ca vui, Bài ca quê hương…  Đọc thơ ông, đúng là ta nghe thấy: Nhạc trần gian cuồn cuộn bốc hồng trần”.

*

Ba bức tranh thế giới bằng ngôn từ được kiến tạo bằng ba loại ngôn ngữ thế giới quan - nhà binh, dòng tộc, hội hè -  tuy không đồng nhất, nhưng hoàn toàn thống nhất với nhau. Được lồng vào nhau, chúng tạo ra một mô hình thế giới, một cấu trúc biểu nghĩa như một hiện tượng văn hóa – lịch sử. Đó là mô hình thế giới bổ đôi, phân cực, không - thời gian được mở rộng, trải dài, nó xác lập trật tự tôn ti cao – thấp và xóa bỏ khoảng cách gần – xa. Mô hình thế giới ấy tạo ra một cấu trúc biểu nghĩa tự giới hạn các cung bậc tình cảm ở bốn dạng cơ bản: a) Căn hận, khinh ghét, b) Thiêng liêng cung kính, c) Thân thiết ấm áp và 4) Hớn hở tươi vui. Cho nên, ở đây, ba loại ngôn ngữ thế giới quan và bức tranh thế giới bằng ngôn từ thực ra là những bình diện khác nhau của chiến lược diễn ngôn lấy truyền thuyết làm nguyên tắc của phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa.

 

IV. BỐN MÔ THỨC TU TỪ

(Thệ - Hịch - Ca thi - Đại cáo)

Mọi loại hình văn học, - từ cổ đại, trung đại, đến hiện đại,- lấy truyền thuyết làm chiến lược diễn ngôn đều phải dựa vào một tự sự mà người kể và người nghe, người viết và người đọc cùng biết rõ như nhau. Cứ đọc lại Iliad và Odyssey của Homer ta sẽ nhận ra điều đó. Trong những pho sử thi ấy, Homer không sáng tạo truyện kể mới. Ông chỉ thuật lại thật hay, ca lại thật réo rắt những câu chuyện đã có sẵn trong kí ức cộng đồng. Phải dựa vào một tự sự như thế, truyền thuyết mới tạo ra được nguyên tắc đồng thuận, đồng ca cho chiến lược diễn ngôn truyền thụ tri thức. Nhìn từ góc độ ấy, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa thuộc loại hình văn học từ chương[3]. Thơ Tố Hữu không phải là trường hợp ngoại lệ. Khảo sát sáng tác của ông, tôi nhận ra bốn mô thức tu từ phổ quát của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa: ThệHịchCa thi và Đại cáo. Tôi dùng khái niệm “mô thức tu từ” để chỉ các thể loại diễn ngôn đã hoàn bị, bộ xương cấu trúc của nó đã đông chắc, đã hóa thành “hình thức thế giới quan” (thuật ngữ của G.D. Gachev), hay “hình thức quan niệm” (thuật ngữ của Trần Đình Sử). Chúng được văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa sử dụng như một công thức diễn ngôn nhằm biến thi pháp sáng tạo thành thi pháp của cái truyền thống, điển phạm, qua đó, làm cho phát ngôn của nó thực sự thành một quyền lực. Trong khuôn khổ của tiểu luận này, tôi chỉ có thể nhận xét sơ bộ về đặc điểm của từng mô thức nói trên qua các bình diện: Hệ chủ đề, vai phát ngôn và giọng điệu như là biểu hiện của phong cách lời nói.

1. Thệ. Là  “thề”, cũng có thể gọi là “diễn ngôn hứa hẹn”. Thơ Tố Hữu là một lời thề lớnTừ ấy của ông thực sự là tập thơ thề. Các bài Từ ấyNhư những con tàu, Giờ quyết định, Quyết hi sinh, Con cá chột nưa, Tâm tư trong tù, Trăng trối… đều là những bài thơ thề trong tập thơ này. Việt Bắc trong tập Việt Bắc, hay Theo chân Bác thuộc loại thơ thề trường thiên.  Có thể kể ra vô số bài thơ của Tố Hữu được viết theo các mô thức tu từ khác, nhưng chen vào đó vẫn có những câu thề. Chẳng hạn, Sáng tháng năm là bài lãnh tụ ca (ca thi), nhưng hai câu sau đây chắc chắn là thơ thề“Chúng con chiến đấu hi sinh. Tấm lòng son sắt đinh ninh lời thề”. Hoặc Ta đi tới, xét về thể loại, nó nửa như ca thi, nửa như đại cáo, nhưng ở giữa lại có mấy câu:“Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Dù ai rào dậu ngăn sân. Lòng đa vẫn giữ là dân Cụ Hồ”. Cho nên, thệ thực sự là mô thức tu từ quan trọng của thơ Tố Hữu. 

Ta nhận ra “thệ” là mô thức tu từ trong thơ Tố Hữu, vì ở đây chủ đề của nó đã được gói vào khuôn mẫu. Mọi lời thề trong sáng tác của ông chỉ xoay quanh một nội dung cốt lõi:“Dâng tất cả để tôn thờ chủ nghĩa”. Khái niệm “chủ nghĩa” này có nội hàm không thay đổi.  Nó là “Mác – Lênin”, là “mặt trời chân lí”: “Mặt trời chân lí chói qua tim”. “Mác – Lênin, vĩnh viến mặt trời”. Trong bài Ngẫu hứng viết năm 1984, Tố Hữu mời gọi: “Hãy hô một tiếng vang trời đất. Muôn năm, muôn năm Mác - Lênin!”. Hiện thân của “Mác – Lênin” là “Đảng chói lọi Hồ Chí Minh vĩ đại”. Cho nên, “Dâng tất cả để tôn thờ chủ nghĩa” trước hết là lời thề trung thành tuyệt đối với Bác, với Đảng: “Bác bảo đi là đi”. “Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi. Vững như muôn ngọn giải Trường Sơn”. “Sống cùng Đảng, chết không rời Đảng <…> Vững lòng quyết sống, không rời Đảng ta <…> Cắn răng thà chết, không xa Đảng mình”. Nhờ có “Đảng chói lọi, Hồ Chí Minh vĩ đại” mà “Trăm năm mất nước mất nhà. Hôm nay mới cất lời ca tiếng cười. Ta đã đứng nên người độc lập. Cao bằng người, nào thấp thua ai?”. Cho nên, lời thề “tôn thờ chủ nghĩa” còn là lời thề ơn nghĩa, “ơn dân”, “ơn Đảng”,  “ơn Bác”: “Con chim biết nhớ đàn, nhớ tổ. ta nhớ người đau khổ nuôi ta. Ơn người như mẹ, như cha. Lòng dân yêu Đảng như là yêu con” “Lòng ta ơn Bác đời đời <…> Còn đây ơn Bác nối dòng dài lâu <…> Đời đời ơn Bác càng sâu càng nồng”.

Chủ thể của lời thề được qui phạm hóa. Trong thơ Tố Hữu, nó xuất hiện ở những “ngôi” giao tiếp khác nhau. Nó có thể là “Tôi”: Tôi buộc lòng tôi…  <…> Tôi đã là con…”. “Tôi chưa chết, nghĩa là…”.  Nó cũng có thể là “Ta”, “Chúng ta”:  Ta bước tới...Chúng ta, con một cha…”Trong bài Việt Bắcnó là “Ta”, mà cũng là “Mình”: “Ta với mình, mình với ta”. “- Lòng ta ơn Bác…” … Có điều không nên quên, trên bức tranh thế giới “phân vai tượng đài”, dẫu phân thân vào “Mình” hay “Ta”, vào “Tôi” hay “Chúng ta”, thì vai phát ngôn của lời thề bao giờ cũng được trao cho “con”, “chúng con”. Nó là tiếng nói của “chiến sĩ đồng bào”: Chúng con chiến đấu hi sinh. Tấm lòng son sắt đinh ninh lời thề”Chúng con tin: Bác vẫn đi về. Nghìn năm xin trọn lời thề nước non!”.

Cuối cùng, trong thơ Tố Hữu, giọng điệu của lời thề luôn luôn được phong cách hóa. Hai cung bậc chủ đạo của nó là sục sôi nhiệt huyết và cung kính chân thành. Ta biết, hạt nhân ngữ nghĩa của “thề” là “hứa”. Nó chỉ khác “hứa” ở một điểm cốt lõi: thề là một nghi lễ. Nghi lễ này không thể thiếu hai nghi thức. Thứ nhất, “thề” phải thể hiện quyết tâm thực hiện lời “hứa” bằng cách viện ra những gì quí giá nhất mà nó chấp nhận hi sinh để đảm bảo “hứa” không thành “hão”. Chẳng hạn, lời thề “tiêu thổ kháng chiến”: “Bàn tay đã nắm lời thề. Ra đi quyết phá, ngày về sẽ xây”. Không chỉ thế, người chiến sĩ của Tố Hữu còn “hứa” sẵn sàng hi sinh sự sống cho lí tưởng cách mạng: “Sống đã vì cách mạng, anh em ta. Chết cũng vì cách mạng chẳng phiền hà”. Tinh thần sẵn sàng hi sinh sự sống, nguyện “dâng tất cả để tôn thờ chủ nghĩa” ấy thường được thơ Tố Hữu thể hiện qua thủ pháp điệp cú pháp, ví như: “Chúng ta đã quyết thì làm. Đã đi phải đến hoàn toàn thành công. “Đời cách mạng, từ khi tôi đã hiểu. Dấn thân vô là phải chịu tù đày. Là gươm kề tận cổ, súng kề tai. Là thân sống chỉ coi còn một nửa”. “Với cách mạng tôi không hề đùa bỡn. Và không hề dám chối một nguy nan”. Tôi sẽ chết bình yên không hối hận. Tôi sẽ chết như bao nhiêu số phận”. “Tôi sẽ chết tuy chưa về đến đích”. “Tôi chưa chết nghĩa là chưa hết hận. Nghĩa là chưa hết nhục của muôn đời. Nghĩa là còn tranh đấu mãi không thôi. Còn trừ diệt cả mộ loài thú độc”. Điệp cú pháp là một trong những thủ pháp tạo nên giọng nhiệt huyết của lời thề. Thứ hai, khi thề, bao giờ người ta cũng phải viện tới một sức mạnh siêu cá thể làm “trọng tài” giám sát. Người xưa thường thề nguyền giữa khói hương nghi ngút tế cáo trời đất, với sự chứng giám của “Hoàng Thiên, Hậu Thổ”, “quỉ thần hai vai”. Ở đây, sức mạnh siêu cá thể này là những đấng siêu nhiên.  Trong thơ Tố Hữu, lời thề của “con”,  “chúng con” cũng cất lên trước sự chứng giám của một sức mạnh siêu cá thể. Nhưng người cộng sản quả quyết: “Trời không có thiên thần. Đất không có thánh nhân”. Cho nên, sức mạnh chứng giám lời thề trong thơ Tố Hữu không phải là thánh thần, mà là những con người đã hóa thành thần thánh. Tố Hữu gọi đó là “đôi mắt thần chủ nghĩa”: “Từ khi chân dấn bước. Trên con đường đấu tranh. Tôi sẵn có trong mình. Đôi mắt thần chủ nghĩa. “Mắt thần chủ nghĩa” là “mắt Mác – Lênin”, “mắt Đảng”: “Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt”. “Cuộc sống lớn có đôi mắt Đảng. Mỗi bước đi gần, mỗi bước đi xa”. “Đôi mắt Đảng” soi xét mọi hành vi, chứng giám các lời “thề”. Ta hiểu vì sao, hình tượng Đảng và lãnh tụ bao giờ cũng được Tố Hữu mô tả bằng thủ pháp khoa trương, kì vĩ hóa, tạo thành khu vực gián cách giữa sức mạnh thiêng liêng với thế giới phàm tục: “Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt. Đảng ta đây, xương sắt da đông. Đảng ta muôn vạn công nông. Đảng ta muôn vạn tấm lòng, niềm tin”“Người đứng trên đài, lặng phút giây. Trông đàn con đó, vẫy hai tay. Cao cao vầng trán… Ngời đôi mắt”...  “Bác ngồi đó, lớn mênh mông. Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non”. Được đặt vào khu vực gián cách ấy tuyệt đối ấy, lời thề trong thơ Tố Hữu lúc nào cũng cất lên bằng giọng điệu cung kính, chân thành

2. Hịch. Là lời kêu gọi chiến đấu. Nó là diễn ngôn hiệu triệu. Thơ Tố Hữu về cơ bản là thơ tuyên truyền, kêu gọiTừ ấy không chỉ là lời thề tâm huyết, mà còn là lời kêu gọi thanh niên đứng lên phá gông xiềng của chế độ tù ngục thực dân - phong kiến. Việt Bắc, Ra trận là lời kêu gọi giết giặc lập công, thống nhất đất nước. Gió lộng là lời kêu gọi chinh phục thiên nhiên, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với Tố Hữu, cứu nước, hay xây dựng chủ nghĩa xã hội đều là làm Cách mạng. Đường Cách mạng là “đường thiên lí”. Ở tuổi hai mươi, nhà thơ kêu gọi thanh niên “Dậy mà đi”, “Đi, bạn đời ơi, đi! Cả cuộc đời”.  Ngoài thất thập (1992), ông vẫn không thôi cất lên tiếng thơ mời gọi “lên đường”, “đi tới”: “Ta đi tới, quyết không lùi bước. Cho đến ngày cạn sức, tàn hơi”. Xét cho đến cùng, bài nào của Tố Hữu cũng đều là tiếng gọi lên đường, là lời hiệu triệu đấu tranh, là tiếng kèn xung trận. Cho nên, có thể nói, “hịch” là mô thức tu từ cốt lõi, có vai trò trọng yếu trong thơ Tố Hữu. Đó cũng chính là hình thức diễn ngôn làm lộ rõ các khuôn mẫu diễn ngôn trong sáng tác của ông.

Hịch văn, từ Dụ chư tì tướng (cuối thế kỉ XIII) của Trần Quốc Tuấn, cho tới Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bao giờ cũng sử dụng một kiểu kết cấu, nhắm vào một chủ đề bất di bất dịch. Đó là kiểu kết cấu chia văn bản thành hai phần. Ngoài nội dung kêu gọi, hiệu triệu, phần quan trọng nhất của hịch văn là vạch tội kẻ thù. Có thể gọi “hịch văn” là văn kể tội. Tôi cho rằng, ở Việt Nam, không một nhà thơ nào có tài kể tội giặc như Tố Hữu. Phải vạch ra những tội ác “trời không dung, đất không tha” của kẻ thù và nỗi thống khổ khôn cùng của Tổ quốc, của nhân dân để chuẩn bị cho lời hiệu triệu tiêu diệt chúng. Lấy bài Hầm người trong Từ ấy, hay Bắn trong Việt Bắc  làm thí dụ. Hầm người có 7 khổ, sau khổ mở đầu, 4 khổ tiếp theo chỉ tập trung vẽ ra hình ảnh ngột ngạt của một xã hội ngục tù: “Nơi rộng mênh mông không giới hạn. Cơ chừng xây trải mấy muôn năm. <…> Ngổn ngang xương lạnh đầy ao huyết. Giữa lúc tầng cao, dội tiếng người”. Bốn khổ thơ vạch tội này truyền cho người đọc tâm trạng “uất nặng” và “khí hận rung hầm lặng” để chuẩn bị cất lên lời hiệu triệu: “Này phá, dô ta! Này ta phá. Dô ta! Cho mở cửa hầm sâu”. Bài Bắn cũng vậy, tất cả có 5 khổ, khổ cuối là lời kêu gọi, ba khổ giữa tố cáo tội ác của kẻ thù với hình ảnh man rợ: “Bao đồng chí của ta bay giết. Chặt đầu cắm cọc phơi khô. Chị em ta bay căng thịt lõa lồ. Con em ta, bay quăng thân vào lửa. Lúa ngô ta bay cướp về cho ngựa. Xóm làng ta bay đốt cháy tan hoang”. Hầu hết các bài thơ trong Từ ấy có kết cấu hai phần như thế. Nhiều bài thơ trong Việt BắcGió lộngRa trận cũng có kết cấu như vậy. Lối kết cấu hai phần, trước: vạch tội, sau: kêu gọi, còn được sử dụng rộng rãi ở nhiều đoạn, nhiều khổ trong các bài thơ trường thiên của Tố Hữu, như Ba mươi năm đời ta có ĐảngTrên đường thiên líTheo chân Bác

Cũng như “Thệ”, “Hịch” bao giờ cũng là tiếng nói cất lên trong không gian “tôn ti”. Chẳng hạn, trong Từ ấy, chủ thể phát ngôn của những lời hiệu triệu được trao vào vai người chiến sĩ đại giác ngộ. Người đại giác ngộ là người sở đắc chân lí. Đối tượng lắng nghe lời hiệu triệu của người sở đắc chân lí là những vú em, lão đầy tớ, đứa bé đi ở, cô gái giang hồ, những “trai quí, gái yêu” còn “Bâng khuâng đứng trước đôi dòng nước”, hoặc cả “Một khối người <…> Đang mải cuốc cày, cưa, kéo, đẩy. Như nhau, không biết một ngày vui”…Trong Bài ca mùa xuân năm 1961, cả nước lắng nghe lời hiệu triệu của Bác Hồ:

Nào đi tới! Bác Hồ ta nói

Phút giao thừa, tiếng hát đêm xuân

Kế hoạch năm năm. Mời những đoàn quân

Mời những bàn chân tiến lên phía trước

Tất cả dưới cờ, hát lên và bước.

Lời Bác Hồ là “lời non nước”. Tiếng nói của Bác là “Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau”. Ta hiểu vì sao, trong Bài ca xuân 68, lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vang lên như vậy:

Tiến lên!

                                      Toàn thắng ắt về ta!

Hệt như hịch văn, mọi lời hiệu triệu trong thơ Tố Hữu đều là lời của Cha già dân tộc nói với “chúng con”, lời của đất nước non sông, của lãnh tụ nói với “chiến sĩ đồng bào”. Nó là tiếng nói cất lên từ trên cao truyền xuống phía dưới, vang xa muôn phương:

Chào 61! Đỉnh cao muôn trượng .

Ta đứng đây, mắt nhìn bốn hướng

Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau

Trông Bắc trông Nam, trông cả địa cầu.

Với ý nghĩa như thế, “hịch” trong thơ Tố Hữu thực sự là lời nói phong cách hóa. Trong Thi pháp thơ Tố Hữu, đặt sáng tác của tác giả này vào bối cảnh thi ca trước 1945, Trần Đình Sử đưa ra nhận xét quan trọng: “Tố Hữu đã tạo ra một giọng thơ quyền uy duy nhất hấp dẫn lúc ấy…”[4]. Tôi cho rằng, “giọng thơ quyền uy” này chính là điệu giọng hịch văn như một phong cách lời nói trong sáng tác của nhà thơ. Từ trong bản chất, nó là giọng “độc thoại” được phong cách hóa với tham vọng vắt kiệt nghĩa đối tượng bằng một phát ngôn duy nhất.

Trong thơ Tố Hữu, giọng hịch văn đầy “quyền uy” thể hiện ngay ở cặp đại từ nhân xưng của ngôn ngữ nhà binh được sử dụng để chỉ quan hệ “địch – ta”: “Bay – Choa” (Choa đói choa rét, bay thù chi choa”. “Bay coi Tây – Nhật là cha”), “Chúng ta - Chúng nó, Chúng bay (Chúng nó là vật, ta đây là người”. “Chúng bay chui xuống đất. Chúng bay chạy đường trời”).  Giọng quyền uy được tăng cường bởi những cặp hình ảnh tượng trưng làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa “Chúng ta” với “Chúng nó”. Mỗi “chúng ta” là một “ngôi sao” (“Mỗi con người nhấp nhánh một ngôi sao”), ai cũng là “thiên thần” “Như thiên thần bay giữa trăng sao” ). “Chúng nó” là thú dữ, như “hổ”, “rắn” (“Cũng loài hổ báo ruồi xanh”. “Như hổ mang chực bắt được mồi”), hoặc súc vật bẩn thỉu, như “dê”, “chó”, “mèo” (“Lũ chúng nó rầm rầm rộ rộ. Mắt mèo hoang mũi chó, râu ). Xã hội “ta” là “Thiên đường” (“Miền Bắc, thiên đường của các con tôi”). Xã hội của “chúng nó” là “hố thẳm không cùng” (“…Biết bao thân tù hãm. Đọa đầy trong những hố thẳm không cùng), là “hầm người” (“Nơi rộng mênh mông không giới hạn <…> Nhô nhúc - trời ơi! Một khối người”) , là “lò sát sinh” (“Ôi nhân loại! Địa cầu cháy bỏng. Lò sát sinh ngập máu xương rơi. Lũ đế quốc như bầy quỉ sống. Nướng người ăn nhảy nhót reo cười”). “Ta nay” là “hoa” (“Ta làm sen thơm ngát giữa đầm”), là “ban ngày” (“Nay thêm sông biển, lại thêm ban ngày), là “vui và ánh sáng” (“Ngày mai đây tất cả sẽ là chung. Tất cả sẽ là vui và ánh sáng”). “Xưa”, dưới ánh thống trị của “chúng”, tất cả chỉ là “máu” (“Sân đình máu chảy…”. “Lò sát sinh ngập máu xương rơi” ), là “đêm”, là  “bóng tối” (“Ôi những đêm xưatối mịt mùng”. “Cảnh cơ hàn, trời đất tối tăm”, “Lần đêm bước <…> Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi” ).

Giọng “quyền uy” của phong cách hịch văn được cất cao trong thơ Tố Hữu bởi những lời kêu gọi hành động đáp trả quyết liệt tội ác man rợ của kẻ thù theo nguyên tắc: “Máu kêu trả máu, đầu van trả đầu”. Giặc “đốt nhà”, “giết người”, “cướp nước ta, cắt cổ dân ta”, thì “ta”:

Cầm dao, cầm súng xông ra phen này!

Đánh cho giặc Nhật tan thây.

Vằm cho nát mặt cả bầy Việt gian.

Diệt trừ phát xít Việt gian”.

Hoặc:

Ơi các anh xung kích dưới cỏ âm thầm.

Hãy sẵn sàng tay mác nhảy lên đâm.

Giết, bắt sống, không mống nào được thoát!

Anh đại bác gầm lên trong tiếng hát”

Cuối cùng, giọng hịch văn đầy “quyền uy” thể hiện rõ nhất qua hệ thống nhan đề tác phẩm, qua lớp từ và câu mệnh lệnh thức được sử dụng dầy đặc trong thơ Tố Hữu. Một loạt bài thơ của ông có nhan đề được đặt bằng các từ, hoặc các mệnh đề mệnh lệnh: Đi đi em, Liên hiệp lại. Giờ quyết định, Dậy lên thanh niên, Tranh đấu, Quyết hi sinh, Dậy mà đi, Đi, Giết giặc, Hãy đứng dậy  (Từ ấy), Bắn, (Việt Bắc) … Hai chữ “ra trận” giống như một mệnh lệnh được Tố Hữu sử dụng đặt tên cho cả một tập thơ, tập: Ra trận. Có thể tìm thấy nhiều hô ngữ hàm ý kêu gọi, hiệu triệu, như “hỡi”, “ơi”, trong vô số câu thơ của Tố Hữu: “Thi sĩ hỡi”. “Hỡi những tù nhân …!”. “Bạn đường ơi” “Kiêu hãnh chút, bạn đời ơi!”. “Hỡi người bạn! Vui lên đi! Ất Dậu”.“Hỡi những con khôn của giống nòi”.“Hỡi tất cả những người đang sống’.“Ơi các anh xung kích”… Đặc biệt, thơ Tố Hữu đầy ắp những câu mệnh lệnh: “Đi đi em!”. “Đi, bạn ơi, đi! Biệt tháng ngày!”. “Nào đi tới!”. “Đi ta đi! Khai phá rừng hoang!”. “Này hãy nghe cả lâu đài xã hội. “Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát”. “Hãy đứng dậy ta có quyền vui sống”. “Này phá, dô ta ! nào ta phá”. “Quyết chiến đấu nào ta liên hiệp lại!”. “Đứng lên đi, xây dựng cuộc đời chung”. “Tiến lên, quân giải phóng!”  “Tiến lên giành quyền sống”. “Hãy nhằm hướng phương đông mà tiến”. “Hãy nhớ lấy lời tôi”. “Anh chị em ơi! Hãy giương súng lên cao chào xuân 67”

Chính các cặp đại từ nhân xưng, những hình ảnh tượng trưng tương phản, các hô ngữ hàm ý kêu gọi, những câu mệnh lệnh thức được sử dụng trong thơ Tố Hữu đều là cấu trúc biểu nghĩa vốn có sẵn của hịch văn.  Những cấu trúc biểu nghĩa có sẵn này đã mang lại cho thơ ông giọng điệu đầy “quyền uy”, khi thì hào sảng, lúc quyết liệt, đanh thép. Nhưng nên nhớ, đây là đặc trưng của phong cách thể loại, chứ không phải là sản phẩm của ý thức sáng tạo cá nhân.

3. Ca thi. Khái niệm này có nội hàm tương đương với phạm trù “Tụng” trong mĩ học phương Đông, hoặc “Ode” của mĩ học phương Tây. Nó là thơ tán dương, ca ngợi. Tố Hữu bắt đầu viết ca thi từ năm 1946. Các bài Hồ chí Minh, Huế Tháng Tám, Vui bất tuyệt in trong Từ ấy là những tác phẩm ca thi đầu tiên của ông. So với Từ ấy, số lượng ca thi trong Việt Bắc nhiều hơn. Đêm xanh, Cá nước, Lên Tây Bắc, Sáng tháng năm, Ta đi tới, Việt Bắc… là những áng ca thi đặc sắc của thơ ca Cách mạng. Đặt nhan đề cho tập thơ được sáng tác sau ngày hòa bình lập lại là Gió lộng (1955 - 1961)  với câu đề từ rút từ bài Mẹ Tơm“Gió lộng đường khơi rộng đất trời!”, Tố Hữu đã hé lộ để người đọc nhìn thấy một thời đại ca thi thực sự đã được mở ra. Kể từ đây, cùng với “hịch”, ca thi trở thành mô thức tu từ chủ đạo trong sáng tác của ông.

Như đã nói, Tố Hữu làm thơ là để phục vụ và tuyên truyền Cách mạng. Thơ ông là thơ trữ tình chính trị[5]. Toàn bộ ca thi trong sáng tác của ông không vượt ra ngoài giới hạn của ba loại chính ca đã trở thành điển phạm: Đảng ca, Lãnh tụ ca và Cách mạng ca.

Đảng ca là thơ ca ngợi Đảng. Hai bài thơ đầu tiên của Tố Hữu lên tiếng ca ngợi Đảng là Từ ấy (1938) và Con cá chột nưa (1940). Hồi ấy, có lẽ do hoàn cảnh hoạt động bí mật, nhà thơ chỉ nói tới “Mặt trời chân lí” (“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ. Mặt trời chân lí chói qua tim”)  “Đôi mắt thần: chủ nghĩa”(“Tôi sẵn có trong mình. Đôi mắt thần: chủ nghĩa”). Phải đến sau Cách mạng tháng Tám, ông mới hô vang giữa chiến khu Việt Bắc: “Không gì vinh bằng chiến đấu dưới cờ. Đảng chói lọi Hồ Chí Minh vĩ đại”. Năm 1960, Tố Hữu viết trường ca Ba mươi năm đời ta có Đảng. Tác phẩm vừa là bản diễn ca Đảng sử,  vừa là màn hợp xướng ngợi ca “Đảng chói lọi”. Từ đây, ông trở thành thi sĩ hàng đầu của dòng Đảng ca trên bầu trời văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thơ ông chuyển tải không mệt mỏi tới người đọc một đại tự sự: Đảng là trí tuệ, là văn minh, là người phát động phong trào, tổ chức nên mọi thắng lợi, cứu dân, cứu nước, biến giấc mơ ngàn đời của những kẻ nô lệ thành hiện thực:

Nghìn năm giấc mộng đêm ngày

 Ba mươi năm Đảng, hôm nay có mình.  

Lãnh tụ ca là thơ suy tôn lãnh tụ. Năm 1946, Tố Hữu viết bài Hồ Chí Minh và trở thành thi sĩ Việt Nam đầu tiên sáng tác Lãnh tụ ca. Năm 1952, ông viết bài Sáng tháng năm nổi tiếng. Năm 1969, Tố Hữu khóc Bác bằng bài Bác ơi, một năm sau, ông cho ra đời trường ca Theo chân Bác. Ngoài Hồ Chí Minh, Tố Hữu còn viết về Stalin (Bài ca tháng Mười, Đời đời nhớ ông), Lênin (Trước Kremlin, Với Lênin, Lều cỏ Lênin). Tôi tin, ở Việt Nam, cho đến nay, chưa một nhà văn hay nhà thơ nào viết về lãnh tụ có sức lay động lòng người mạnh mẽ như Tố Hữu. Có điều, chỉ cần đọc qua, ai cũng thấy, những vần thơ suy tôn lãnh tụ của ông không nói với ta điều gì mới mẻ ngoài những tri thức một thời ta đã được học, đã được biết, ví như, Bác Hồ là “tinh hoa của dân tộc”, là bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng”, Bác vĩ đại, mà giản dị, suốt “một đời thanh bạch chẳng vàng son”, Người là “Ngọn đuốc thiêng <…> đi trước, nghìn sương muôn tuyết. Dắt dìu dân nước Việt Nam ta”. Nói như thế để thấy, không phải nội dung, mà chính là lớp tu từ đã tạo nên sức hấp dẫn cho những vần thơ suy tôn lãnh tụ của Tố Hữu.

Cách mạng ca là thơ ca tụng Cách mạng. Trong sáng tác của Tố Hữu, đây là bộ phận có khối lượng lớn nhất và nó thường dựa vào các tứ thơ được lặp đi lặp lại như những mô thức dễ nhận biết. Trước hết, phải kể tới một tứ lớn: “Biển sống trào lên thành đại hội”. Lần đầu nó được mở ra trong bài Vui bất tuyệt:

Biển sống trào lên thành đại hội

Muôn màu vũ trụ kết hoa đăng

Xôn xao mặt đất trăng là trăng

Chảy xiết Ngân hà, muôn sao vàng rực

Mặt trời đỏ huyền kì mọc lên, ôi náo nức

Nhạc trân gian cuồn cuộn bốc hồng trần!

Đây là tứ thơ lấy cảm hứng trực tiếp từ không khí của những ngày Tổng khởi nghĩa năm 1945 ở Huế và có nguồn cội từ luận điểm nổi tiếng của C. Mác: “Cách mạng là ngày hội của quần chúng”. Về sau, nó trở thành tứ thơ trung tâm, làm nên linh hồn của Cách mạng ca trong sáng tác của Tố Hữu. Về điểm này, có lẽ không cần nói gì thêm, vì trên kia tôi đã chứng minh: Tố Hữu không chỉ mô tả Cách mạng như ngày hội lớn của dân tộc, mà còn sử dụng ngôn ngữ hội hè để kiến tạo bức tranh thế giới, biến cả thế giới thành vũ hội Cách mạng.

Một tứ thơ khác: “Đời ta gương vỡ lại lành. Cây khô cây lại đâm cành nở hoa”. Đó là tứ thơ nói về sự hồi sinh của cả một dân tộc được Cách mạng cứu rỗi. Lần đầu tiên nó được thể hiện bằng cảm hứng sục sôi trong bài Huế tháng Tám:

Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gong xưa đã gẫy

Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi!

Nhà thơ đã sáng tạo ra một ẩn dụ độc đáo để thể hiện sự hồi sinh: suốt bốn nghìn năm dân tộc chỉ còn là lồng “ngực lép”, nay được “cơn gió mạnh … thổi phồng lên”:

Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gẫy

Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh

Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời.

Cái tứ nói về một dân tộc nô lệ, một thế giới đã “chết”, nay được Cách mạng “hồi sinh”, vụt đứng lên thành người tự do, cao lớn sẽ còn lặp đi lặp lại hàng mấy mươi lần bằng những ẩn dụ và các hình ảnh tượng trưng khác nhau trong nhiều bài thơ của Tố Hữu, ví như: Ta đi tới (“Mẹ ơi lau nước mắt. Làng ta giặc chạy rồi. Tre làng ta lại mọc. Chuối làng ta xanh chồi”), Lại về (“Hà nội ơi, Hà nội! Cay đắng tám năm ròng. <…> Bây giờ đây lại là đây. Quốc kì đỉnh tháp, sao bay mặt hồ…”), Xưa…nay (“Xưa là rừng núi là đêm. Giờ thêm sông biển, lại thêm ban ngày”), Quê mẹ (“Huế không buồn nữa, Huế ta ơi. Nước mắt trăm năm đã hé cười”), Quang vinh Tổ Quốc chúng ta (“Khổ trăm năm, cực mấy nghìn năm <…> Ta đứng dậy hai tay giải phóng”), Ba mươi năm đời ta có Đảng (“Thở nô lệ dân ta mất nước <…> Ta đã đứng nên người độc lập. Cao bằng người nào thấp thua ai?”). Cái tứ này còn được Tố Hữu sử dụng để nói về sự hồi sinh của Ba Lan: “…Vác-sa-va ấm nắng ban trưa. Nét vàng lịch sử vừa tươi lại. Trong cuộc hồi sinh tạnh gió mưa” (Em ơi…Ba Lan), của Trung Quốc: “Trung Quốc đó. Sức thanh xuân bừng dậy. Có phải chăng xưa nàng tiên nữ ấy. Mấy nghìn năm đầy đọa tháp Lôi Phong. Vươn mình lên rực rỡ dưới cờ hồng” (Đường sang nước bạn), của Liên Xô và cả nhân loại: “Thuở Anh chưa ra đời <….> Đêm ngàn năm man rợ <…> Từ khi Anh đứng dậy.Trái đất bắt đầu cười...” (Bài ca tháng mười), “Những xác chết nằm không nhắm mắt <…> Đã sống lại làm người được sống. Đã đứng lên vĩnh viễn là người” (Bay cao)… Có thể nói, đây là tứ thơ làm nên nội dung cốt lõi của Cách mạng ca trong sáng tác của Tố Hữu.

“Đời trẻ lại. Tất cả đều các mạng”. Có một thiên đường mặt đất ở quanh ta (“Miền Bắc thiên đường của các con tôi”). Đó là tứ thơ nổi lên trong Gió lộng. Nó ca tụng Cách mạng ở thời đại mới. Ở thiên đường này không còn đói nghèo (“Rũ sạch cô đơn, riêng lẻ, bần cùng”. “Hết khổ rồi, em nhỉ Hỉ Nhi ơi. Em mặc áo hoa, em đi hài ấm”), rất tự do, đầy hòa thanh hòa điệu (“Rất tự do nên tượi nhạc tươi vần”. “Người yêu người sống để yêu nhau” ), người hóa thành thiên thần (“Từ kiếp vượn hỗn mang nguyên thủy (…) Ta đứng trên trái đất làm người (…) Như thiên thần bay giữa trăng sao”), tương lai rộng mở, đời từ nay thế là có hướng đi: “Gió lộng đường khơi rộng đất trời”Ra trận ngợi ca Cách mạng bằng một tứ thơ khác: “Lịch sử chọn ta làm điểm tựa”, “31 triệu nhân dân” ào ào “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, phơi phới một niềm tin “làm người lính đi đầu”.

Bàn về Cách mạng ca trong sáng tác của Tố Hữu, không thể không nhắc tới có một loạt bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của các loại tình cảm cách mạng, ví như tình “tiền tuyến hậu phương – quân dân cá nước” (Cá nước), tình son sắt thủy chung giữa miền xuôi và miền ngược, người kháng chiến với chiến khu cách mạng (Việt Bắc). Ông cũng có nhiều bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quần chúng Cách mạng, như chú bé liên lạc (Lượm), anh bộ đội cụ Hồ thới kháng chiến chống Pháp (Giữa thành phố trụi), người chiến sĩ giải phóng quân thời chống Mĩ (Tiếng hát sang xuân), chị lao công (Tiếng chổi tre), hoặc các anh hùng liệt sĩ (Người con gái Việt Nam, Hãy nhớ lấy lời tôi). Nhưng có lẽ Tố Hữu thành công hơn cả trong việc dựng tượng đài cho các bà mẹ  Cách mạng Việt Nam, ví như Bà má Hậu Giang (Bà má Hậu Giang), bà bủ (Bà mẹ Việt bắcBà bủ), bà bầm (Bầm ơi), mẹ Suốt (Mẹ Suốt), mẹTơm (Mẹ Tơm) với nhiều hình ảnh giàu sức khơi gợi: “Nước non muôn quí ngàn yêu. Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang”; “Bầm ra ruộng cấy bầm run. Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non”; “Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung. Gió lay như sóng biển tung trắng bờ…”; “Buồng mẹ - buồng tim – giấu chúng con (…). Sống trong cát, chết vùi trong cát. Những trái tim như ngọc sáng ngời”  

Trong “Ca thi” của Tố Hữu, đối tượng ca tụng là Đảng, Lãnh tụ và Cách mạng. Chủ thể phát ngôn ở đây chỉ có thể là “con”, “chúng con”, hoặc là “ta”, “chúng ta” hiểu theo nghĩa là “chiến sĩ đồng bào”: “Con nghe Bác tưởng như lời non nước. Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau”. “Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta. Ta bỗng lớn ở bên người một chút”. “Ca thi” là tiếng nói hướng thượng. Giống như “Thệ” và “Hịch”, nó là tiếng nói của không gian “tôn ti”. Tuy nhiên, giữa chúng có một điểm khác biệt cơ bản.  “Thệ” và “Hịch”là những tiếng nói thể hiện xu hướng chính trị hóa văn nghệ.  Xu hướng thẩm mĩ hóa chính trị lại là đặc điểm quan trọng nhất của “Ca thi”. Nó sử dụng rộng rãi ngôn ngữ hình tượng để tác động vào trực cảm, trực giác. Ta hiểu vì sao “Ca thi” của Tố Hữu dồn mọi nỗ lực để kiến tạo hai loại hình tượng: hình tượng thị giác và hình tượng thính giác.

Vẽ tranh là cách tốt nhất để tạo ra hình tượng thị giác. Nhà thơ mời gọi: “Anh hoạ sĩ làng Hồ, lại đây anh, mà vẽ”. Ông trầm trồ: “Nước non mình, đâu cũng đẹp như tranh”. Đọc “Ca thi” của ông ta như được tận mắt nhìn thấy một bức tranh với mấy nét vẽ cơ bản.

Nét thứ nhất: vẽ động thái của đối tượng ca ngợi bằng cặp động từ “đi”, “đi tới” và “bay”, “bay lên”. Trong thơ Tố Hữu, ai cũng như đang “đi tới” (“Yêu biết mấy những con người đi tới), đôi tay hóa thành “hai cánh” (“Hai cánh tay như hai cánh bay lên), lòng người phấp phới “bay” (“Ta đi đây, lòng ta như bay), đất nước là “cỗ xe trăm mã lực khổng lồ” do “Bàn bàn tay thần diệu của Bác Hồ. Cầm chắc lái, bay trên đường vạn dặm, tất cả đều như đang “đi”, “đi tới”, “bay”, “bay lên”, “bay giữa trăng sao”. Về điểm này, tôi đã trình bày trong phần nói về “ngôn ngữ hội hè”, nên sẽ không bàn luận gì thêm.

Nét thứ hai: vẽ ra hình sắc của vũ trụ. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử nhận xét tinh tế về ngôn ngữ giàu hình ảnh và màu sắc trong thơ Tố Hữu. Ông phát hiện: “hình ảnh ngôn từ trong thơ Tố Hữu thể hiện một thế giới đang “bừng sáng, bốc cháy, nóng bỏng”. Tố Hữu “thích nói đến mặt trời chân lý, mặt trời lên, đỏ như sao hoả, sáng sao kim, chói lọi khối sao băng, cả địa cầu thành ngôi sao, muôn vạn vì sao dẫn đường”. Theo nhà nghiên cứu, Tố Hữu “thích dùng những hình ảnh nóng cháy - ngọn đuốc thiêng liêng, tim ta làm ngọn lửa…”, vì thế, “cả thế giới trong thơ Tố Hữu, ngoại trừ bọn phản động, tất cả đều phát sáng”[6].

Nét thứ ba: dùng các chi tiết ngoại hình “mặt”, “má”, “ngực”, “bàn chân”, “hai cánh tay” để vẽ ra một cơ thể cường tráng. Nó là cơ thể của “Cộng hòa ta nay tuổi mới mười ba”, của “Đất huy hoàng 25 tuổi trẻ”, của “các em”, “các anh”, “các chị”, của “những người trai, những cô gái yêu”.  Tất cả đều trẻ trung  “trẻ mãi không già”. Người già nua, tật nguyền không bao giờ xuất hiện trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa nói chung, thơ Tố Hữu nói riêng. Mẹ Suốt, hay “các cụ bạch đầu quân” trong thơ Tố Hữu đều “trẻ lại”, “thành cách mạng” để “Lớp cha trước, lớp con sau. Đã thành đồng chí chung câu quân hành”.  Ta hiểu vì sao, nhà thơ thường gắn cơ thể cường tráng của của “cộng hòa ta”, của “đất nước huy hoàng” với “xuân”, “mùa xuân”: xuân đất trời, xuân Tổ quốc và cả “xuân nhân loại”. Nổi bật trên cơ thể cường tráng kia là“mặt người rạng rỡ”, “Gương mặt người, ai cũng sáng long lanh”. Và trên gương mặt “rạng rỡ” ấy bao giờ cũng ửng lên đôi má “bồ quân” (“Ngơ ngác trông quanh lạ mấy lần. Hỏi thăm cô gái má bồ quân), “má hây hây” (“Hỡi em đi học, hây hây má tròn), “má hồng” (“Ga mới hồng đôi má. Cầu mới thơm mùi sơn”) “má đỏ dậy” (“… Có gì vui đấy. Hỡi em yêu? Mà má em đỏ dậy?” ) “má đỏ thắm” (“Em nói, em cười, má em đỏ thắm), “má hường” (Những sắc đẹp đã ửng hường đôi má. Cộng hòa ta nay tuổi mới mười ba”). Hấp dẫn nhất là các chi tiết nói về “lồng ngực” (Đường nở ngực. Những hàng dương liễu nhỏ”. “Giương ngực nở, đi đến bờ bến mới”. “Ngực dám đón những phong ba dữ dội”), “bàn chân”,  ( “Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn (…) Những bàn chân của Hóc Môn, ba tơ, cao Lạng (…) Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu…”. “Chân đạp bùn không sợ các loài sên”…), “bắp chân”, “bước chân”,  “đôi vai” (“Bước trường chinh, bắp chân đã vững. Gánh sơn hà vai cứng đảm đương”. “Bước chân ta vững như đồng như sắt”…). Chính những chi tiết như thế làm hiển hiện trước mắt người đọc một cơ thể trẻ trung, cường tráng, ngời ngời sắc xuân, hừng hực sức sống.

Hình tượng thị giác trong thơ Tố Hữu không chỉ là tranh vẽ, mà còn là tượng đài uy nghi, hoành tráng được khắc họa bằng ngôn ngữ khoa trương. Về điểm này, tôi cũng đã nói ở trên, nên không có gì phải bàn thêm.

Hình tượng thính giác cũng tác động mạnh mẽ tới trực giác, trực cảm. Cách tốt nhất để “Ca thi” tạo ra hình tượng thính giác là hô khẩu hiệu. Nhan đề nhiều bài thơ của Tố Hữu tự nó đã là một khẩu hiệu: Hoan hô chiến sĩ Điện BiênVinh quang Tổ quốc chúng ta!”. Người đọc có thể nghe thấy các khẩu hiệu được nồng nhiệt hô vang trong nhiều tác phẩm của ông: Huế tháng Tám (“Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn năm”), Hồ Chí Minh (“Hồ Chí Minh. Người trẻ mãi không già!”), Sáng tháng Năm (“Việt Nam phải tự do. Thế giới phải hòa bình!”), Hoan hô chiến sĩ Điện Biên (“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên!”.), Hai anh em ( “Giữ hòa bình, Tổ quốc chúng ta! …Ngàn năm Triều – Việt một nhà!”), Chào xuân 67 (“Mác – Lênin, vĩnh viễn mặt trơi!”), Bài ca xuân 68 (“Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!”), Theo chân Bác (“HỒ CHÍ MINH! HỒ CHÍ MINH!”)…

Dĩ nhiên, trong nghệ thuật, hiện thân của hình tượng thính giác là hình tượng âm nhạc. Cốt lõi cấu trúc của hình tượng âm nhạc là giọng điệu. Trong nghệ thuật ngôn từ, nền tảng của giọng điệu là ngữ điệu. Năm 1921, trong một công trình nghiên cứu nổi tiếng, dựa vào cú pháp giọng điệu, lấy ngữ điệu làm bản vị, B.M. Eikhenbaum đã chia câu thơ trữ tình Nga thành ba loại phong cách: điệu ca, điệu ngâm và điệu nói[7]. “Ca thi” trong sáng tác của Tố Hữu chủ yếu thuộc điệu ngâm và điệu ca. Có thể nhận ra ba đặc điểm cốt yếu về tổ chức ngữ điệu của điệu ca trong “Ca thi” của Tố Hữu.

Thứ nhất: Câu cảm thán và câu nghi vấn tu từ với từ đánh dấu giọng. Nhiều bài thơ của Tố Hữu sử dụng dày đặc các câu cảm thán, câu chỉ định và câu nghi vấn tu từ hàm ý thán phục, ngưỡng mộ, tự hào với những từ đánh dấu giọng, như “ôi” ( Ôi ta biết cảm ơn ai đã sáng tạo cái tên người dũng ĩ!”.“Ôi sức trẻ! Xưa trai phù Đổng”.“Ôi hạnh phúc! Ta yêu vô tận” ), “đó (“Lênin đó. Muôn triệu lần nảy nở (…) Lênin đó. Ngời ngời chân lí”. “Đời vui đó hôm nay mở cửa. Đời vui đó, tiếng ca đoàn kết”…), “biết bao” ( “Đẹp biết bao, cuộc chiến đấu anh hùng”), “sao” (“Đáng yêu sao, những mảnh đất bạc màu. (…) Nghe Đảng khuyên, bỗng thấy mình giàu”), “vì sao” ( Vì sao nhỉ, anh em ơi có lúc. Ta vẩn vơ mơ tưởng trên đường”), “có thấy” ( “Này các chị các anh, đi trên đường có thấy. Nước non mình đâu cũng đẹp như tranh?” ), “phải không” (Phải không vậy, Trong tay ta, tất cả?” ), “phải chăng” ( Phải chăng có những khúc đường nóng lạnh”). Quan trọng hơn, trong điệu ca, các từ đánh dấu giọng thường được đặt vào những vị trí xác định, ví như đầu câu, hoặt đầu mỗi nhịp thơ. Chẳng hạn:

Yêu biết mấy, những dòng sông bát ngát

Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non

Yêu biết mấy, những con đường ca hát

Qua công trường mới dựng mái nhà son!

Yêu biết mấy, những bước đi dáng đứng(…)

Yêu biết mấy, những con người đi tới …

Hoặc:

Vì sao ngày một thanh tân?

Vì sao người lại mến thân hơn nhiều?

Vì sao cuộc sống ta yêu.

Mỗi giây, mỗi phút, sớm chiều thiết tha?”

Vì sao mỗi hạt mưa sa?...

Thứ hai: Hơi thơ liền mạch. Tố Hữu triệt để sử dụng sức mạnh của tất cả các loại gieo vần, vần lưng, vần chân, vần thông, vần gián cách, vần ngay trong nội bộ dòng thơ, gây ấn tượng không có sự ngưng giọng hay ngắt giọng, tạo ra hơi thơ liền mạch trong suốt toàn bài. Để bạn đọc hình dung, xin dẫn đoạn mở đầu bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên:

Tin về nửa đêm

Hỏa tốc hỏa tốc

Ngựa bay lên dốc

Đuốc chạy sáng rừng

Chuông reo tin mừng

Loa kêu từng cửa

Làng bản đỏ đèn, đỏ lửa

Một đoạn khác trong bài Ta đi tới:

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! 
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt 
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát 
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca... 

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu phân tích kĩ tổ chức vần điệu và hơi thơ liền mạch trong sáng tác của Tố Hữu, nên tôi thấy không cần nói gì thêm về đặc điểm này.

Thứ ba: Điệu giọng réo rắt. Như đã nói, Tố Hữu bắt đầu viết “Ca thi” từ các bài Hồ Chí Minh, Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt trong tập Từ ấy. Đem so sánh cú pháp giọng điệu trong Từ ấy với Việt Bắc và các tập thơ về sau của ông, ta thấy có sự khác biệt hết sức cơ bản. Từ ấy có 34 bài thơ viết theo thể 8 tiếng, 18 bài thất ngôn, 9 bài ngũ ngôn, 11 bài lục bát và song thất lục bát. Như vậy ở đây, câu thơ 8 tiếng là sự ưu tiên lựa chọn hàng đầu của Tố Hữu. Không cần phải thống kê chi tiết như thế, ai cũng có thể đoán được, từ Việt Bắc, đặc biệt là ở những tác phẩm quan trọng nhất của Tố Hữu, ưu tiên lựa chọn hàng đầu của ông chắc chắn sẽ là câu thơ lục bát và song thất lục bát. Ta biết, câu thơ 8 tiếng là hình thức câu thơ cơ bản của Thơ mới lãng mạn. Nó vốn là câu hát nói, viết theo lối cú pháp liên tục, làm thành câu thơ điệu nói hiện đại. Thơ thất ngôn và song thất lục bát là sản phẩm của thơ ca trung đại. Lục bát là thể thơ dân gian. Câu thơ thất ngôn được tổ chức theo nguyên tắc cú pháp song hành, tạo ra vẻ đẹp trang nghiêm. Trong sáng tác của Tố Hữu, ngay cả lục bát cũng cũng được viết bằng cú pháp song hành như vậy. Chẳng hạn, hầu hết các câu 8 tiếng trong bài Việt Bắc đều được chia thành hai vế đăng đối với nhau:

Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ// những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối// mối thù nặng vai

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng// măng mai để già

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám //đậm đà lòng son

Mình về còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật// thuở còn Việt Minh

Nhưng về cơ bản, thơ lục bát được tổ chức theo qui tắc cú pháp trùng điệp  hồi hoàn. Qui tắc này thể hiện ở cách gieo vần: vần lưng (chữ cuối của câu lục vần với chữ thứ 6, hoặc chữ thứ tư của câu bát) và vần chân (chữ cuối của câu bát vần với chữ cuối của câu lục ở cặp thơ tiếp theo).  Cú pháp hồi hoàn, trùng điệp là nền tảng của điệu ru. Cú pháp đăng đối, song hành là cơ sở của điệu ngâm. Xét từ phong cách giọng điệu, hành trình thơ của Tố Hữu bắt đầu từ điệu nói (Từ ấy), rồi chuyển qua điệu ngâm và điệu ru (Các tập Việp Bắc, Gió lộng, Ra trận. Máu và hoa). Điệu ngâm, điệu ru cùng với tổ chức vần điệu linh hoạt, đa dạng đã mang lại cho câu thơ của ông một giọng điệu cực kì réo rắt.

Có thể nói, Sáng tháng năm, Việt bắc, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Bài ca mùa xuân năm 1961, Mẹ Suốt, Kính gửi cụ Nguyễn du, Theo chân Bác, Nước non ngàn dặm là những bản Lãnh tụ ca, Đảng ca và Cách mạng ca thuộc loại réo rắt nhất trong lịch sử thi ca đương đại.

4. Đại cáo. Tôi dùng khái niệm này trước hết để chỉ những tác phẩm ví như Huế tháng tám, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Ta đi tới, Ba mươi năm đời ta có Đảng, hay Nước non ngàn dặm. Đó là những tác phẩm được Tố Hữu viết ra để đánh dấu một sự kiện, kết thúc một giai đoạn lịch sử, công bố một thắng lợi. Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa nói chung, thơ Tố Hữu nói riêng, là văn học của thắng lợi. Cho nên, quá già nửa sáng tác của Tố Hữu mang dáng dấp, hơi hướm của “Đại cáo”. Xin đọc đoạn mở đầu bài Chào xuân 67:

Đất nước ta ơi 
Xin bắn hai mươi phát đại bác vang trời 
Chào xuân 67! 
Xuân của chúng ta 
Nam Bắc hai miền chiến công lừng lẫy! 
Báo cho anh em bè bạn gần xa 
Tin vui của chiến trường chống Mỹ!                              

Đó là phần mở đầu của một văn bản mang phong cách “Đại cáo”. Nó chẳng khác gì cái mở đầu của bài Ba mươi năm đời ta có Đảng :   

Anh chị em ơi! 
Ba mươi năm đời ta có Đảng 
Hôm nay ôn lại quãng đường dài... 
Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay 
Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm 
Mùa xuân đó, con chim én mới 
Rộn đồng chiêm, chấp chới trời xanh 
Đời ta gương vỡ lại lành 
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.                                

Cho nên, “Đại cáo” cũng là một khuôn mẫu từ chương có vị trí quan trọng  trong sáng tác của Tố Hữu. Chủ thể phát ngôn của nó là “Ta”, “Chúng ta”. Nó nhân danh đất nước, Tổ quốc để nói với “Chúng con”, với “Chiến sĩ đồng bào”. Cũng như “Hịch”, tiếng nói của nó bao giờ cũng cất lên từ trên cao, vang xa giữa một không gian công cộng. Nền tảng cấu trúc của nó là một câu chuyện lịch sử. Trong Hoan hô chiến sĩ Điện Biên có câu chuyện “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”. Trong Ta đi tới có câu chuyện “Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ. Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân”. Ở Vinh quang Tổ quốc chúng ta, nhà thơ “Trông lại quãng đường qua máu đỏ” để kể chuyện “Trải mười năm chiến đấu gian lao. Trông mình nay đã lớn cao…”.  Trong hàng loạt tác phẩm khác, như Đường sang nước bạn, Em ơi…Ba Lan, Theo chân Bác, Nước non ngàn dặm, Đường của ta đi… cũng có những câu chuyện trường thiên lịch sử như vậy. Rất dễ nhận ra, câu chuyện lịch sử trong thơ Tố Hữu bao giờ cũng có hai nội dung chính: lập cáo trạng tội ác kẻ thù và liệt kê chiến công nối tiếp chiến công, mở ra một cục diện mới. Đây là cặp chủ đề tạo thành khuôn mẫu nội dung của thể “Cáo”. Cũng chính cặp chủ đề ấy đã biến “Đại cáo” trong sáng tác của Tố Hữu thành một mô thức tu từ tổng hợp. Chẳng hạn đây là đoạn “Ca thi” với tất cả những đặc trưng cơ bản của nó trong Ba mươi năm đời ta có Đảng:

Máu áo mới nâu non nắng chói 
Mái trường tươi roi rói ngói son 
Đã nghe nước chảy lên non 
Đã nghe đất chuyển thành con sông dài 
Đã nghe gió ngày mai thổi lại 
Đã nghe hồn thời đại bay cao... 
Núi rừng có điện thay sao 
Nông thôn có máy làm trâu cho người 
Đời hết kẻ sống lười ăn bám 
Đời của ai dũng cảm hy sinh 
Những người lao động quang vinh 
Chúng ta là chủ của mình từ đây... 
Nghìn năm giấc mộng đêm ngày 
Ba mươi năm Đảng, hôm nay có mình 

Nhưng trong Ba mươi năm đời ta có Đảng còn có cả “Thệ”:

 Dù khi tắt lửa tối trời

Vững lòng quyết sống không rời Đảng ta”

 lẫn “Hịch”:

Hỡi quốc dân, hỡi đồng bào! 
Có gươm, có súng, có dao hãy dùng 
Quyết kháng chiến đến cùng cứu nước! 
Toàn dân trông phía trước, tiến lên! 

Nhìn chung, từ Việt Bắc, nhất là ở các tập Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, thơ Tố Hữu là hình thức tổng hợp của các mô thức tu từ. Trong sáng tác của ông vừa có tiếng nói hướng thượng cung kính của “chúng con”, của “chiến sĩ đồng bào”cất lên từ phía dưới, vừa có tiếng nói trang trọng, “quyền uy” của “ta”, “Chúng ta”, của Đảng, Lãnh tụ, của Tổ quốc vang lên từ ở bên trên. Bốn mô thức tu từ Thệ - Hịch - Ca thi - Đại cáo tương ứng với tương quan cấp độ của các chủ thể trong sự kiện giao tiếp và hệ thống phân vai trên bức tranh thế giới như những thẩm quyền diễn ngôn trong sáng tác của Tố Hữu. Chúng thực sự biến thi pháp sáng tạo thành thi pháp của cái điển mẫu, mang lại vị thế quyền lực cho diễn ngôn văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.

V. KẾT

Tôi chỉ rút ra hai kết luận để khép lại bài viết này:

Thứ nhất: Sáng tác của Tố Hữu bao trùm một thời kì rất dài, với nhiều bước ngoặt thăng trầm trong lịch sử dân tộc. Ông sáng tác từ năm 1937 đến 1992, đời thơ của ông liền một mạch, gắn chặt với quá trình phát triển của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ khi hình thành, cho đến lúc nở rộ, quy phạm hoá, rồi giải qui phạm, trở thành hiện tượng văn hóa - lịch sử được bảo quản kĩ trong ‘kho lưu trữ” của thời gian. Lịch sử sáng tác của ông là một phần lịch sử văn học dân tộc. Ông tạo ra cả một hệ thống điển phạm cho nền văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa. Không cần kể nhan đề những tác phẩm rất rõ nghĩa, kiểu như Người thay đổi đời tôi, người thay đổi thơ tôi (thơ Chế Lan Viên), Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng (nhạc Phạm Tuyên), ai cũng thấy, toàn bộ nội dung những sáng tác ưu tú nhất của văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ văn xuôi, như Con trâu (Nguyễn Văn Bổng), Vùng mỏ (Võ huy Tâm), Xung kích, Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), Đất nước đứng lên, Rừng xà nu (Nguyên Ngọc), Truyện Tây Bắc, Miền Tây (Tô Hoài), Cửa biển (Nguyên hồng), Dấu chân người lính (Nguyễn minh Châu), Bão biển, Đất mặn (Chu Văn), qua thơ, như Ngọn quốc kì, Hội nghị non sông, các tập Riêng chung, Một khối hồng, Hai đợt sóng, Hồn tôi đôi cánh (Xuân Diệu), Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời (Huy Cận), Hoa ngày thường-Chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc, Đối thoại mới, Ngày vĩ đại, Hoa trước lăng Người (Chế Lan viên), cho tới kí, như Ở Rừng (Nam Cao), Sông Đà (Nguyễn Tuân)… đều không vượt ra ngoài khuôn khổ của chiến lược diễn ngôn, ngôn ngữ thế giới quan và các mô thức tu từ của thơ Tố Hữu. Chẳng những thế, trong số các nhà văn, nhà thơ cùng thế hệ với Tố Hữu và những cây bút sau ông vài thế hệ, không một ai đủ sức phân thân vào tất cả các chủ thể giao tiếp, nhập vào tất cả các “vai truyền thuyết” trên bức tranh thế giới của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa để tạo ra những sáng tác có thể cất lên tiếng nói sang sảng đầy quyền uy của “Hịch Văn” và “Đại Cáo”. Từ Xuân Diệu, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc, Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Phan Tứ, Nguyễn Minh Châu…, cho tới sau này, Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Vũ Quần Phương…, tất cả bọn họ chỉ có thể viết “Thệ văn”, hay ‘Ca thi”, cất tiếng nói về “Mẹ Tổ quốc”, hoặc “chúng con anh hùng”. Tức là cho đến nay, trong nghệ thuật ngôn từ, Tố Hữu vẫn là tác gia hàng đầu của những tác phẩm Đảng ca và Lãnh tụ ca ưu tú nhất. Với ý nghĩa như thế, sáng tác của Tố hữu thự sự là bức tranh thu nhỏ của nền văn học hiện thực hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ hai:  Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước chuyển đổi cực kì quan trọng của lịch sử văn hóa của nhân loại. Đến đây, trên một phạm vi rộng lớn, nghệ thuật hiện đại có xu hướng quay về với các truyền thống từ chương. Sáng tác của M. Gorki, V.V. Maijakovski, A.N. Tolstoi, A.A. Fadeev, D. Furmanov, A.X. Xerafimovich, F. Gladkov, L. Leonov, K. Fedin (Nga), E. Jones (Anh), G. Herwegh, G. Weerth, F. Freilligrath (Đức), E. Pottier (Pháp), Lỗ Tấn (Trung Quốc) và nhiều nhà văn, nhà thơ Việt Nam cung cấp nguồn tư liệu vô giá để ta suy ngẫm về hệ thống lí thuyết của các lí luận gia văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Các lí luận gia của Liên Xô, Cộng hòa dân chủ Đức, Trung Quốc và cả ở Việt Nam trước đây đều khẳng định hiện thực xã hội chủ nghĩa là phương pháp sáng tốt nhất, nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa là con đẻ của thời đại mới, của một thế giới quan và hệ tư tưởng mới. Nhưng sáng tác của những nhà văn nói trên lại chứng tỏ, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa gắn rất chặt với quá khứ văn hóa của nhân loại. Những gì tôi trình bày trong tiểu luận này cũng chỉ nhằm chứng minh: là lá cờ đầu của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thơ Tố Hữu trở thành kho “kí ức thể loại” (M.M. Bakhtin), nơi lưu giữ vững chãi hệ thống điển phạm - từ chiến lược diễn ngôn, ngôn ngữ thế giới quan, cho tới các mô thức tu từ - của nghệ thuật từ chương truyền thống phương Đông.

                  LN

Đồng Bát. Tháng 3/2015.                     


[1] Về vấn đề này xin xem: A.A. Gvozdeva.- Bức tranh thế giới bằng ngôn từ - đặc điểm di truyền và ngôn ngữ văn hóa (Dựa trên tư liệu lấy từ những tác phẩm văn học của các tác giả viết bằng tiến Anh và tiếng Nga).- Krasnodar, 2004.

[2] Xem: Lã Nguyên.- Vị thế của văn học trên sân chơi văn hóa trong tiến trình lịch sử//”Nghiên cứu văn học”, 2009, số 7, tr.3-20.

[3] Về bản chất từ chương của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, xin xem: E. Chernoivanhenko.- Tiến trình văn học trong ngữ cảnh văn hoá - lịch sử. Sự phát triển và thay đổi các loại hình văn học và các loại hình ý thức văn học - nghệ thuật trong văn chương Nga từ thế kỉ XI đến thế kỉ XX.- Nxb “Majax”, Odessa, 1997, tr. 487 – 688.

[4] Trần Đình Sử.- Thi pháp thơ Tố Hữu.- Nxb “Tác phẩm mới”, 1987, tr. 51.

[5] Về xu hướng trữ tình chính trị của thơ Tố Hữu, xin đọc: Trần Đình Sử.- Thi pháp thơ Tố Hữu.- Nxb “Tác phẩm mới”, 1987, tr. 24-40.

[6] Trần Đình Sử.- Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Tác phẩm mới, H., 1987, tr.256 – 257.

[7] Xem: B.M. Eikhenbaum.- Nhạc điệu câu thơ trữ tình Nga – Những vấn đề phương pháp luận//Tạp chí “Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật”, số 4, tháng 12/2012, tr. 57 - Nhạc điệu câu thơ trữ tình Nga - Những vấn đề phương pháp luận//Tạp chí “Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật”, số 4, tháng 12/2012, tr. 57 – 68.

Post by: Vu Nguyen HNUE
15-10-2020