BÔ MÔN HÁN NÔM VÀ CỞ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ảnh chụp các thầy cô:
cô Trần Phương Thi, cô Đoàn Thị Mai, cô Phạm Thị Hảo,
cô Lê Thanh Bình, thầy Lê Văn Sơn, thầy Phan Hữu Nghệ, thầy Phạm Anh Tuấn, thầy Đặng Đức Siêu, thầy Phạm Văn Liệu

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Bộ môn Hán Nôm - Cơ sở văn hóa Việt Nam có tiền thân là Nhóm Cổ văn, Tổ Cổ văn, Tổ Hán Nôm, thuộc Khoa Ngữ văn, trải qua lịch sử 70 năm của Trường Đại học Văn học, Đại học Văn khoa, Đại học Sư phạm Hà Nội I, Đại học Sư phạm Hà Nội.

1. Giai đoạn đầu
(những năm 1963 - 1975)

Cách đây gần 60 năm, được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Ban lãnh đạo Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã quyết tâm tổ chức một nhóm nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn Hán Nôm (lúc đó mang tên Nhóm nghiên cứu giảng dạy Cổ văn) gồm các cán bộ Phạm Thị Hảo, Nguyễn Ngọc San, Đặng Đức Siêu, Phan Hữu Nghệ. Từ năm 1965 đến năm 1967, bộ môn được bổ sung các cán bộ: Nguyễn Văn Thiệu, Phạm Anh Tuấn, Trần Phương Thi, Huỳnh Văn Trứ, Lê Văn Sơn, Lê Tiến Sơn, Đoàn Thị Mai, Phạm Văn Liệu. Từ năm 1970 đến 1975, bộ môn có thêm các cán bộ Phạm Thuý Nghi, Lê Thị Bình, Vương Mộng Bưu, Bùi Thanh Hùng... Khoảng năm 1969- 1975, trong hoàn cảnh chiến tranh, một số giảng viên dạy ngoại ngữ cho Khoa (gồm tiếng Nga và tiếng Trung) gồm các thầy cô Nguyễn Thái Vân, Nguyễn Thái Nghi, Nguyễn Thị Nam, Kiều Lục... được “biên chế” sinh hoạt hành chính và chuyên môn tại Tổ. Phụ trách Nhóm trong khoảng giai đoạn đầu này là các thầy cô: Phạm Thị Hảo, Đặng Đức Siêu.

Bộ môn được giao nhiệm vụ đào tạo Cử nhân Văn khoa Sư phạm cho tất cả sinh viên học tập tại Khoa. Cử nhân Văn khoa lúc đó chỉ đào tạo hai năm. Năm 1965, do yêu cầu mới, bộ môn bắt đầu tham gia đào tạo hệ Cử nhân ba năm và bồi dưỡng cho hệ Cử nhân hai năm (thêmmộtnămgọilàhệ2+1).Tiếpđó, năm 1968, bộ môn bắt đầu đào tạo hệ CửnhânbốnnămvàhệCửnhân3+1 (bồi dưỡng thêm một năm cho hệ Cử nhân ba năm).

Trong quá trình chuyển từ đào tạo hệ Cử nhân hai năm lên hệ Cử nhân bốn năm, đội ngũ cán bộ giảng dạy của Tổ luôn gắn quá trình đào tạo với tự đào tạo, gắn giảng dạy với nghiên cứu khoa học. Bộ Giáo trình Cổ văn (2 tập) đầu tiên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng là bộ giáo trình cổ văn đầu tiên của nền giáo dục Việt Nam mới do PGS Đặng Đức Siêu biên soạn đã được ra mắt bạn đọc.

Do khoa học ngày càng phát triển và đòi hỏi cơ cấu tổ chức cần được sắp xếp lại nhằm đáp ứng nhu cầu mới, bộ môn được bổ sung lực lượng với yêu cầu mọi thành viên của bộ môn phải làm luận văn bước I (tương đương với trình độ Thạc sĩ hiện nay).

2. Giai đoạn thứ hai (từ năm 1975 - 1990)

Sau khi đất nước thống nhất và hòa bình, nhiệm vụ mới được đặt ra. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Tổ một mặt chi viện cho các trường khu vực từ Huế trở vào, bổ sung và chi viện cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II (Xuân Hòa - Vĩnh Phúc); mặt khác, được các trường đại học trong cả nước mời giảng. Tổ Cổ văn được chuyển thành bộ môn Ngữ văn Hán Nôm từ năm 1976 do GS Lê Trí Viễn làm Trưởng Bộ môn. Một thời gian ngắn sau đó, bộ môn Ngữ văn Hán Nôm đã hoàn thành bộ giáo trình Cơ sở Ngữ văn Hán Nôm (4 tập, NXB Giáo Dục 1984 - 1987) đặc biệt công phu và có giá trị khoa học do GS Lê Trí Viễn chủ biên, được những người ng- hiên cứu, giảng dạy và học tập Hán Nôm đánh giá cao. Sau này, khi GS Lê Trí Viễn chuyển vào miền Nam công tác, PGS Đặng Đức Siêu - Trưởng nhóm Cổ văn ngày trước được cử làm Trưởng Bộ môn. Cũng từ năm 1976, bộ môn bắt đầu được giao nhiệm vụ đào tạo Nghiên cứu sinh trong nước với luận án Tiến sĩ Hán Nôm đầu tiên của Việt Nam được bảo vệ năm 1979 (Luận án của TS Nguyễn Danh Đạt, là cán bộ của Cao đẳng Sư phạm Hà Nội sau này).

3. Giai đoạn thứ ba (từ sau 1990 - nay)

Sau năm 1990, nhiều cán bộ lần lượt nghỉ hưu. Đội ngũ được bổ sung có Hà Văn Minh, Dương Tuấn Anh; từ sau năm 2000 lại được bổ sung thêm một số cán bộ trẻ có năng lực và nhiệt huyết với việc nghiên cứu và giảng dạy Hán Nôm và Cơ sở văn hóa Việt Nam là Nguyễn Thị Tú Mai, Nguyễn Thị Thanh Chung, Vũ Huy Vĩ, Đỗ Thị Thu Hà, Phùng Diệu Linh, Lê Tùng Lâm.

Từ năm học 2000 - 2001, theo quyết định của Trường ĐHSP Hà Nội, Bộ môn Hán Nôm được lấy làm nòng cốt để xây dựng Nhóm nghiên cứu và giảng dạy Cơ sở văn hoá Việt Nam trực thuộc trường. PGS Đặng Đức Siêu được cử kiêm nhiệm Nhóm trưởng của nhóm này. Ngoài một số cán bộ của bộ môn, một số cán bộ của bộ môn khác như PGS.TS Lê Trường Phát, PGS.TS Trần Lê Bảo, GS.TS Vũ Anh Tuấn, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng... đã được bổ sung vào nhóm để giảng dạy môn Cơ sở văn hóa Việt Nam cho các hệ đào tạo của trường.

Như vậy, đến nay, Bộ môn Hán Nôm thực tế là một bộ môn kép, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy ở 2 lĩnh vực: Hán Nôm học và Văn hóa học - văn hóa Việt Nam. Nhóm nghiên cứu và giảng dạy Cổ văn, tiền thân của Bộ môn Ngữ văn Hán Nôm sau này, và bây giờ là Bộ môn Hán Nôm - Cơ sở văn hoá Việt Nam gồm những giáo sư, những cán bộ đầu ngành có công rất lớn trong việc xây dựng đội ngũ giáo viên vừa có phẩm chất đạo đức vừa có năng lực chuyên môn.

Ngoài ra, Bộ môn Ngữ văn Hán Nôm cũng đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Giảng dạy Hán Nôm trực thuộc Trường ĐHSP Hà Nội (1990). Hàng năm Trung tâm đào tạo và cấp chứng nhận và chứng chỉ Hán Nôm cho hàng trăm học viên đồng thời tham gia các công tác nghiên cứu, công tác chuyên môn thuộc lĩnh vực Hán Nôm. Kế nhiệm PGS Đặng Đức Siêu, PGS.TS Hà Văn Minh kiêm nhiệm làm Giám đốc Trung tâm, TS Nguyễn Thị Tú Mai làm Phó giám đốc.

Về nhân sự của bộ môn, kế tục PGS Đặng Đức Siêu, GVC Bùi Thanh Hùng làm Trưởng Bộ môn từ 2004; tiếp đó từ năm 2008 là PGS.TS Hà Văn Minh; từ năm 2021 là PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Chung. Trong những năm vừa qua, một số cán bộ của bộ môn đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác. Đội ngũ hiện tại gồm 3 PGS.TS (Hà Văn Minh, Dương Tuấn Anh, Nguyễn Thị Thanh Chung), 2 TS (Nguyễn Thị Tú Mai, Phùng Diệu Linh), 1 NCS (Đỗ Thị Thu Hà).

Các cán bộ đương nhiệm và thầy cô du xuân - Xuân Bính Thân 2016

II. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Qua gần nửa thế kỉ tồn tại và phát triển, Bộ môn Hán Nôm - Cơ sở văn hóa Việt Nam thuộc Khoa Ngữ văn Trường ĐHSPHN đã đạt được một số thành tựu sau:

1. Đào tạo

- Giảng dạy môn Ngữ văn Hán Nôm, Cơ sở văn hóa Việt Nam cho khối đại học từ năm 1960 đến nay. Trung bình mỗi năm học, mỗi cán bộ trong tổ bộ môn giảng dạy khoảng trên 350 tiết;

- Giảng dạy chuyên đề Lịch sử văn hoá tư tưởng phương Đông, Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa cho khối sau đại học của Khoa; Từ năm 2004, bộ môn đảm nhiệm việc giảng dạy các chuyên đề thuộc chuyên ngành Hán Nôm cho khối sau đại học Hán Nôm.

- Xây dựng chương trình Ngữ văn Hán Nôm thuộc các hệ đào tạo Cử nhân Sư phạm Ngữ văn và Cử nhân Văn học; Xây dựng chương trình Cơ sở văn hoá Việt Nam thuộc các hệ đào tạo Cử nhân Sư phạm Ngữ văn và Cử nhân Văn học; Xây dựng chương trình Ngữ văn Hán Nôm sau đại học hệ đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ.

- Biên soạn nhiều bộ giáo trình phục vụ đào tạo đại học và sau đại học, như: Cổ văn (2 tập), Ngữ văn Hán Nôm (3 tập), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Cơ sở Ngữ văn Hán Nôm (4 tập), Văn bản Hán văn Việt Nam, Văn bản Hán văn Trung Hoa... và nhiều tài liệu khác; Biên soạn ngân hàng đề thi các học phần thuộc ngành Ngữ văn Hán Nôm và Cơ sở văn hóa Việt Nam cho các hệ chính quy, tại chức và từ xa.

- Đào tạo trên 25 Tiến sĩ chuyên ngành, chuẩn hoá được 30 Thạc sĩ chuyên ngành, đào tạo trên 100 Thạc sĩ Hán Nôm. Đã cộng tác với Trường ĐHSP Hà Nội II, Trường Đại học KHXH & NV, Trường Quản lí Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Nghiên cứu văn hóa, Học viện Khoa học xã hội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)... trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Bộ môn đã góp phần đào tạo, bổ sung lực lượng cán bộ nghiên cứu và giảng dạy nòng cốt cho nhiều Viện nghiên cứu và trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước.

2. Nghiên cứu khoa học

- Tổ chức hàng năm hội nghị khoa học cấp bộ môn, cấp liên bộ môn, cấp toàn quốc. Tiêu biểu như Hội thảo khoa học toàn quốc Nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn Hán Nôm trong nhà trường Đại học và Cao đẳng Sư phạm (2005), Nghiên cứu văn bản thi tuyển chữ Hán Việt Nam (2013)...

- Tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. (Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc...).

- Tham gia các chương trình nghiên cứu khoa học cấp Trường, cấp Bộ, cấp Quốc gia về Hán Nôm học, di sản văn hoá tư tưởng, về văn học nghệ thuật. Các cán bộ trong tổ đã viết trên 100 cuốn sách, trên 500 bài báo khoa học, đã hoàn thành trên 30 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp về Ngữ văn Hán Nôm và văn hoá Việt Nam, văn hoá Phương Đông.

- Xuất bản giáo trình, các chuyên luận nghiên cứu, sách tham khảo chuyên ngành, kỉ yếu hội thảo khoa học, sách dịch thuật, sách tham khảo cho nhà trường phổ thông... để phục vụ kịp thời cho công tác đào tạo và nghiên cứu. Có thể kể tên các công trình tiêu biểu như: Đặng Đức Siêu (1962), Giáo trình Cổ văn (2 tập), NXB Giáo dục, H.; Lê Trí Viễn (Chủ biên) (1984 - 1987), Cơ sở Ngữ văn Hán Nôm (4 tập), NXB Giáo dục, H.; Đặng Đức Siêu (1982), Chữ viết trong các nền văn hóa, NXB Văn hóa, H.; Đặng Đức Siêu - Nguyễn Ngọc San (1995), Ngữ văn Hán Nôm (Tập 1, Tập 2), NXB Giáo dục, H.; Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, H.; Nguyễn Ngọc San (2002), Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, NXB Từ điển - Bách khoa, H.; Nguyễn Ngọc San (2003), Lý thuyết chữ Nôm - văn Nôm, NXB Đại học Sư phạm, H.; Phan Hữu Nghệ (2003), Phân tích văn bản một số tác phẩm Hán Nôm tiêu biểu, NXB Đại học Sư phạm, H.; Hà Minh (Chủ biên), Dương Tuấn Anh, Nguyễn Thanh Chung, Nguyễn Tú Mai, Phùng Diệu Linh, Nguyễn Thanh Tùng, Hà Đăng Việt (2018), Văn bản tác phẩm Hán Nôm trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, H.; Barnard, Alan (Dương Tuấn Anh, Đỗ Thị Thu Hà dịch) (2015), Lịch sử và lý thuyết nhân học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, H.;2015...

Hiện nay, đáp ứng chương trình học chế tín chỉ (bắt đầu thực hiện từ K59, khóa học 2009 - 2013), bộ môn tiếp tục đảm nhiệm các chương trình đào tạo của Khoa, gồm:

1. Cử nhân: gồm Cử nhân chính quy
(4 năm), Cử nhân chất lượng cao (4 năm) Cử nhân tại chức (Vừa làm vừa học), Cử nhân văn bằng hai, Cử nhân từ xa, Cử nhân Lưỡng quốc (Việt - Hàn),...

2. Thạc sĩ: Cao học hệ chính quy (2 năm).

3. Nghiên cứu sinh: tập trung (4 năm cho Cử nhân, 3 năm cho Thạc sĩ); không tập trung (5 năm cho Cử nhân, 4 năm cho Thạc sĩ).

Đến đầu thế kỉ 21 này, các môn học Ngữ văn Hán Nôm và Cơ sở văn hóa Việt Nam đã có được vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo giáo viên Ngữ văn trong các trường Cao đẳng và Đại học Sư phạm của cả nước. Với những thành tựu như trên, bộ môn đã góp phần khẳng định vai trò không thể thiếu của môn học đối với những người giảng dạy, học tập và nghiên cứu các ngành thuộc khoa học xã hội.

III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUYÊN NGÀNH

Điểm nổi bật của bộ môn là tinh thần đoàn kết, ý chí phấn đấu vươn lên, không ngừng nỗ lực tự hoàn thiện về mọi mặt. Truyền thống đoàn kết và truyền thống tự lực là hai giá trị cơ bản đã được tạo dựng, trao truyền, gìn giữ từ thế hệ đầu tiên đến các thế hệ tiếp theo. Tiếp nối những thành tựu đó, bộ môn xác định hướng nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên ngành như sau:

- Định hướng phát triển nghiên cứu chuyên sâu về Hán Nôm học, Văn hóa học ở các hướng tiếp nhận như văn bản học, văn tự học, nhân học... Đồng thời, phát triển hướng nghiên cứu liên ngành Hán Nôm, Văn học, Văn hóa, Lịch sử, Ngôn ngữ...

- Định hướng nghiên cứu chuyên sâu về khoa học cơ bản gắn với giáo dục phổ thông. Hướng nghiên cứu này nhằm giúp cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể vận dụng được những tri thức Hán Nôm, hướng tiếp cận và vận dụng tri thức chuyên ngành Văn hóa trong dạy học Ngữ văn tại nhà trường phổ thông.

- Định hướng xây dựng và phát triển nhóm nghiên cứu mạnh về Hán Nôm, Văn hóa với những đặc thù trong nghiên cứu và giảng dạy. Những thành viên trong các nhóm nghiên cứu đồng thời kết hợp, hỗ trợ nhau trong nghiên cứu và giảng dạy

DANH SÁCH CÁN BỘ CỦA BỘ MÔN HIỆN ĐANG CÔNG TÁC

PGS.TS Hà Văn Minh

- Phó Bí thư
Đảng ủy Khoa; Phó Trưởng Khoa;
Ủy viên Hội đồng biên tập Tạp chí Hán Nôm. - Nguyên: Trưởng Bộ môn (2008 - 2017);
Phó Trưởng Bộ môn (2004 - 2008); Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Giảng dạy Hán Nôm - ĐHSPHN (2008 - 2018); Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Giảng dạy Hán Nôm - ĐHSPHN (2004 - 2008); Bí thư Chi bộ Ngôn ngữ - Hán Nôm (2012 - 2017); Bí thư Đoàn Thanh niên (1998 - 2001); Bí thư Chi đoàn Cán bộ (1998 - 2001)

PGS.TS Dương Tuấn Anh - Phó Trưởng Khoa,
Chủ tịch Công đoàn Khoa, Bí thư Chi bộ Ngữ văn 3

- Nguyên Phó Trưởng khoa Việt Nam học

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Chung
- Trưởng Bộ môn
- Nguyên: Phó Trưởng Bộ môn (2010 - 2020); Bí thư Chi đoàn Cán bộ

TS. Đỗ Thu Hà

- Nguyên Bí thư Chi đoàn Cán bộ

TS Nguyễn Thị Tú Mai
- Nguyên: Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Giảng dạy Hán Nôm - ĐHSPHN (2017 - 2018);
Bí thư Chi đoàn Cán bộ

GVC.TS Phùng Diệu Linh

- Nguyên Bí thư Chi đoàn Cán bộ

PGS.NGƯT Đặng Đức Siêu (1934 - 2008)
Nguyên quán:
Hành Thiện, Xuân Trường, Nam Định

Thầy thuộc thế hệ đầu tiên của nhóm Cổ văn (tiền thân Bộ môn Hán Nôm, sau là Bộ môn Hán Nôm - Cơ sở văn hóa Việt Nam), giữ cương vị Trưởng Bộ môn từ năm 1978 đến 2004. Thầy là người có công mở mã ngành đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Hán Nôm đầu tiên trên cả nước tại Khoa Ngữ văn từ năm 1976.

Thầy là người tiên phong của Khoa Ngữ văn Trường ĐHSPHN trong việc nghiên cứu và giảng dạy môn Cơ sở văn hóa Việt Nam. Năm 1992, thầy được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo giao kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam mới thành lập. Năm 1996, thầy cùng các nhà nghiên cứu danh tiếng Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Thêm... triển khai đưa môn Cơ sở văn hóa Việt Nam vào dạy học trong các trường Đại học và Cao đẳng.

CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU:

Giáo trình cổ văn (1970), Sổ tay văn hoá Việt Nam (1978), Chữ viết trong các nền văn hoá (1982), Thực hành ngữ văn Hán Nôm (1990), Việt Nam di tích và thắng cảnh (1991), Ngữ văn Hán Nôm (1995), Tổng tập văn học Việt Nam (tập 14, 1997), Ngữ liệu văn học (1998), Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông (2001), Hành trình văn hóa Việt Nam: Giản yếu (2002), Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam (2003), Văn hóa cổ truyền phương Đông: Trung Quốc (2004), Văn hóa Trung Hoa: Giản yếu (2005), Giáo trình ngữ văn Hán Nôm (2007), Tinh hoa văn hoá Phương Đông: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản (2007)....

DANH HIỆU, GIẢI THƯỞNG

Thầy được phong danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1997, tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2001.

DANH SÁCH CÁN BỘ TỪNG CÔNG TÁC TẠI BỘ MÔN

1  GS.NGND Lê Trí Viễn Nguyên Trưởng Khoa; Bí thư Đảng ủy Khoa; Trưởng Bộ môn;
Giảng viên Đại học Sư phạm TP.HCM (Mất năm 2012)

2  Nhà giáo Phạm Thị Hảo Nguyên Phụ trách Nhóm Cổ văn,
Giảng viên Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (Mất năm 2012)

3  PGS.NGUT Đặng Đức Siêu Nguyên Trưởng Bộ môn; Phó Trưởng Bộ môn Văn hóa học (ĐHQG Hà Nội);
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Giảng dạy Hán Nôm - ĐHSPHN (Mất năm 2008)

4  GS.TS.NGND Nguyễn Ngọc San Nguyên Trưởng nhóm ngoại ngữ kiêm biên dịch Trung văn, Phó Trưởng Bộ môn; Giải thưởng Nhà nước (Hưu trí)

5  Nhà giáo Đoàn Thị Mai Nguyên Phó Chủ tịch Công đoàn; Bí thư Chi bộ (Hưu trí)

6  Nhà giáo Bùi Thanh Hùng Nguyên Trưởng Bộ môn (Hưu trí)

7  Nhà giáo Lê Thanh Bình Hưu trí

8  Nhà giáo Vương Mộng Bưu Hưu trí

9  Nhà giáo Phạm Văn Liệu Giáo viên Ngữ văn, Ninh Bình (Hưu trí)

10  Nhà giáo Kiều Lục Hưu trí

11  Nhà giáo Phan Hữu Nghệ Hưu trí

12  Nhà giáo Phạm Thuý Nghi Hưu trí

13  Nhà giáo Lê Văn Sơn Hưu trí

14  Nhà giáo Lê Tiến Sơn Hưu trí

15  Nhà giáo Trần Phương Thi Hưu trí

16  Nhà giáo Nguyễn Văn Thiệu Hưu trí

17  Nhà giáo Phạm Anh Tuấn Hưu trí

18  Nhà giáo Huỳnh Văn Trứ Hưu trí

19  NCS Vũ Huy Vĩ Giảng viên Đại học Thủy Lợi (Giảng viên Khoa Ngữ văn - ĐHSPHN, 2010 - 2015)

20  ThS Lê Tùng Lâm Cán bộ nghiên cứu ĐHQG Hà Nội (Giảng viên Khoa Ngữ văn - ĐHSPHN, 2013 - 2016)